Xã hội học nói về hai loại đẳng cấp xã hội. Một là do sinh ra trong gia đình, dòng tộc giầu có, danh tiếng, hoặc quốc tịch. Hai là do khả năng cá nhân do cố gắng tạo thành. Bởi vị thế xã hội liên quan đến người khác nên đẳng cấp xã hội thay đổi khi cá nhân đó thay đổi địa điểm. Thí dụ, thầy giáo đóng vai trò quan trọng hơn khi nói chuyện với học trò, nhưng đồng đẳng cấp xã hội khi nói chuyện với đồng nghiệp, nhưng đẳng cấp lại nhỏ hơn khi nói chuyện với hiệu trưởng. Vị thế xã hội cần có trong xã hội bởi nó giúp người ta biết chỗ đứng của mình. Mình đang nói chuyện với ai? Người đó thuộc thành phần nào và ở giai cấp nào?. Không tuân thủ luật giao tế, chính cá nhân đó trở nên lạc lõng, trơ trẽn, và do đó tác hại phẩm giá của chính mình. Đức Kitô không hề phản đối về vị thế, địa vị cá nhân trong xã hội, bởi chính Ngài xác nhận 'có người có vị thế cao hơn cũng được mời'. Tuy nhiên Đức Kitô chỉ trích cách hành xử đẳng cấp xã hội về hai phương diện. Thứ nhất là cách lạm dụng, hành xử kiêu căng, phân biệt và coi thường người có vị thế đẳng cấp thấp hơn. Thứ hai là chọn bạn cùng giai cấp, chung thành phần sang giầu quyền thế, loại bỏ, coi thường thành phần nghèo khó. Chiếm đoạt, hoặc mua bán, hoặc tự phong nhờ danh người khác để có ưu thế xã hội thì không có chi đáng hãnh diện. Được xã hội tưởng thưởng mới là điều đáng hãnh diện.

Một người trong nhóm lãnh đạo Pharisiêu mời Đức Kitô đến nhà ông dự tiệc. Đức Kitô quan sát thấy phần đông khách được mời tranh nhau chiếm chỗ ngồi dành riêng cho khách danh dự. Họ tự phong cho mình vị thế xứng đáng ngồi ghế danh dự. Bởi ngồi ghế danh dự sẽ được nhiều người biết đến và rất có thể được phục vụ kĩ càng hơn và phẩm chất thực phẩm cũng cao hơn. Bởi lối hành xử kiêu căng, tự nâng mình lên như thế nên Đức Kitô lên tiếng cảnh báo họ. Tự nâng mình lên hàng thế giá như thế có thể bị hạ nhục và làm khó cho chủ nhà. Hạ nhục bởi nếu vị khách đến sau đóng vai quan trọng hơn được mời, lúc đó chủ nhà đành phải nói với bạn, xin ông nhường chỗ này cho vị khách kia. Điều này rất khó xử cho chủ nhà. Dù không muốn làm mất lòng khách, nhưng không còn chọn lựa nào khác.

Vấn đề thứ hai, Đức kitô cảnh báo chủ tiệc, nhưng thực ra Ngài nói với toàn thể quan khách, bởi Ngài quan sát thấy khách dự tiệc toàn là thành phần, kẻ ngang về tiền, kẻ ngang về tài, có vai vế trong xã hội. Những người này được mời bởi chính khách mời là thành phần sau này đóng vai trò quan trọng cho chủ hoặc là nới tay trong việc thương lượng ngầm với nhau về công ăn, việc làm, hay thiên tư trong việc cấp phép trong kinh doanh, thương trường. Đức Kitô dùng cơ hội này cảnh báo mọi người. Thứ nhất, lối hành xử vừa kiẹu căng, vừa thiếu công minh, phân biệt phe nhóm, bè phái, không tồn tại nơi tiệc Thiên quốc. Thứ hai, thành phần hành xử thiếu công minh, bè phái, thiên vị không được vào dự tiệc Thiên quốc. Đức Kitô dùng chữ 'kẻ lành' (c.14) được vào tiệc Thiên Quốc. Kiêu căng, tự cao, tự đại, phe nhóm, bè phái không phải là lối hành xử của 'kẻ lành'.

Tiệc trần gian chú trọng đến vấn đề ăn miếng trả miếng. Hôm nay tôi mời bạn, ngày khác bạn mời lại tôi. Ta vẫn nghe nói: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Có đi, có lại mới toại lòng nhau. Như thế mời dự tiệc ngầm ngụ í còn điều gì đó sau bữa tiệc. Vì thế khách được mời là thành phần có khả năng đáp trả bằng cách nào đó.

Tiệc Thiên quốc sẽ không có tình trạng cạnh tranh nhau về chỗ sang hèn và cũng không có tình trạng đáp trả. Không có cạnh tranh nhau về chỗ sang hèn vì người được tuyển chọn vào tiệc thiên quốc phải là thành phần khiêm nhường. Bởi họ khiêm nhường trong lối sống, lối hành xử, và khiêm nhường đến từ trong tâm hồn, nên không ai trông mong ngồi chỗ sang trọng. Hơn nữa không có gì cao trọng hơn tình yêu Thiên Chúa. Được vào dự tiệc Thiên Quốc là được hưởng nguồn tình yêu cao cả không gì trên trần gian có thể sánh bằng vì thế mọi người đều cảm thấy rất vui, tràn đầy hạnh phúc khi được vào dự tiệc Thiên quốc. Một khi tấm lòng no thoả, không còn thiếu thốn chi nên không có cạnh tranh, thèm khát, ước ao bất cứ thứ gì. Thứ hai tiệc Thiên Quốc do chính Thiên Chúa trao ban. Ngài là Đấng duy nhất quyết định ai ở vị trí nào. Mọi sự ta có đều do Chúa ban vì thế không ai có gì đáng giá để đáp trả lại lòng từ ái Chúa. Vì thế ngay cả tư tuởng đáp trả cũng không có, nói chi đến đáp trả. Đức Kitô nhắc đến trong tiệc Thiên quốc bao gồm đủ mọi thành phần, sang hèn, đui què, bởi họ cũng là con cái Thiên Chúa. Con người không có gì đáp trả lòng từ ái Chúa, vì thế con người chỉ biết diễn tả tấm lòng bằng tâm tình khiêm nhu và lời tạ ơn.

TiengChuong.org

Social Status

The field of sociology talks about two kinds of social status: the ascribed status and achieved status; the former is privileged by birth, wealth, position and citizenship; and the latter is achieved by talents or knowledge. Because social status is relative to others, it changes each time a person comes to a new social setting. For example, a teacher holds higher status than students, but equal to her fellow teachers and lower than the head of her department. This social status is needed for social interactions because it dictates how one should behave in public. Failing to observe these public expectations would bring not just shame, but damage one's reputation. Jesus had no trouble accepting the social status when he stated that 'A more distinguished person may have been invited', but rejected the exclusion and bias in its implementation. True honour is not seizing but rather rewarding.

One of the leaders of the Pharisees invited Jesus to have a party at his house. At the party, Jesus showed less interest in food but more in people and their behaviour. He observed that many guests loved to be seated at places of honour, which were prominent seats for everyone to see, and which enjoyed privileged service and better food. Coming to a social party became a show of power and superiority, which Jesus would not ignore. It is not power and superiority, but rather humility and obedience are the way of the kingdom. For Jesus, self -appointed for places of honour in public would cause shame to oneself and trouble to the host. Shame happens when the seat you have chosen, has been allocated to someone else who ranks before you. The host of the party is in trouble because he has no choice but must shame you.

The second problem was inclusiveness. Jesus noticed that all the guests invited were from the inner circle of the elite or rich neighbours. This practice implies that I invite you, you will return the favour in the future. Jesus corrected this favour - mentality. Instead of inviting prominent guests, the host should include others as well. He told the host,

'When you have a party, invite the poor, the crippled, the lame, the blind; that they can't repay back means you are fortunate, because repayment will be made to you when the virtuous rise again'. v. 14.

The teaching alludes to the eschatological banquet in God's kingdom. A social party is inclusive and for social purposes. The heavenly banquet is God's gift for everyone. The entry ticket to the heavenly banquet is not about social status, but humility at heart. Those who are humbly before God and love others entered the heavenly banquet. The Lord of hosts expects no favourable return from anyone. Everything we have comes from God and we have nothing worthwhile to repay God's favour. Humility and obedience are all we have to give thanks to God.

Because social status doesn't exist in the heavenly banquet; there will be no shame and no unhealthy competition for places of honour. Every seat in God's kingdom is a place of honour because God's love is superior to all human glory. Inviting the poor and the marginalized to a party implies that they too are God's children. Hospitality should be open to all. As we receive hospitality from God, we should learn to share it with others.