Đối Thoại Trong Văn Học Việt Nam

Đối thoại theo nghĩa thông thường là nói qua nói lại. Có khi độc thoại (tự thán, nhắn nhủ, răn đời) hay có lúc hai người, hai phe. Ai đến trước nói trước, đến sau nói sau. Bâng quơ, điều cốt yếu trước là dò đường tìm hiểu. Đối thoại đòi hỏi óc sáng tạo. Trước lạ sau quen. Và lãnh vực nào cũng thành công, lúc nào không hay. Gặp gỡ không xong, dùng điện thoại cũng không xong. Thất bại. Quan trọng của đối thoại cần có nghệ thuật lựa lời khôn khéo và thời gian, kiên tâm bền chí. Đối thoại trở thành thông dụng trong văn hóa, văn chương VN

Đối thoại trong dân gian, hát hò tình cờ đi đường gặp nhau mục đích rất bâng quơ. Nhưng từ diễn đi diễn lại. Tạo cho qua dịp vui và gặp gỡ. Nội dung không ra cái gì, chỉ muốn gây thiện cảm, gợi chuyện, có thế thôi.

Hò khoan, bát cạy, hò khoan
Bắt cái, bắt cá, hò khoan
Tôi là con gái Kẻ Mô, hò khoan,
Tôi đi bán rượu, tình cờ gặp anh hò khoan
Bắt cái, bắt cá, hò khoan
Tôi là con gái Tràng Sinh hò khoan,
Tôi đi bán rượu qua dinh Ông Nghè, hò khoan

Đối thoại ‘im lặng’ như dòng nước trôi, con thuyền

Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá chảy ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trảy lên ngàn em ơi
Chèo ngược chèo xuôi, cũng có ngày gặp duyên lành
Đôi lứa mình đặng nở ba sinh
Cùng chèo một chiếc thuyền tình cho vui

Miền Huế có khu nhiều thú rừng đã làm trở ngại đời sống dân gian. Sợ thú rừng xuất hiện cả đêm lẫn ngày. Ngăn cản tình duyên hai bên. Kết quả trước mắt. Người con gái đã đưa ra lý lẽ, lo nghĩ thắc mắc đến sợ sệt :

Rừng rú thì có hươu mang
Khe suối thì có mang giang
Đò dọc thì có đò ngang
Chợ búa thì mợ bán hàng
Biết rằng cho em gặp được chàng?
Con trai trấn an trả lời:
Rú rừng thì trả cho hươu mang
Khe suối thì trả lại cho mang giang
Đò dọc thì trả lại cho đò ngang
Chợ búa thì trả lại cho mợ bán hàng
Ai mô rồi trả nấy
Thiếp với chàng duyên lại xe duyên

Đối thoại đôi lúc khó khăn, thân thưa giữa mẹ-con, trường hợp phân vân khó xử, biết hỏi ai. Đành thưa với mẹ, đầy kinh nghiệm, bảo ban.

Mẹ ơi! Ông chánh đòi hầu
Ông phó đòi vợ, biết nhận cau trầu nơi mô
Mẹ ơi! ông chánh đòi hầu
Mua chanh, chùm kết gội đầu cho tròn
Sau khi cân nhắc hơn thiệt, và có lời khuyên, đám cưới đơn giản
Người ta tuổi Tý tuổi Mùi
Còn em thì bùi ngùi tuổi Thân (phát âm = tủi thân)
Nhưng ‘‘sống với duyên mới’’ là hạnh phúc, đâu thua kém ai
Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi

Đối thoại qua câu đố, thú vị trong hội hè của làng

Anh về làm rể ăn cơm với cá
Em về làm dâu ăn rau má với mắm đồng (=con cá mặc má)
Trai trái đồng quê gặp nhau có nhiều thích thú, chẳng hạn chàng đề nghị
Bí môn, bí khoai, bí nữa

Nàng đáp ngay :

Cau khô, trầu héo, tái môi
Giai đáp : Môn, khoai, nữa (nữa, chỉ Bình Trị Thiên mới có), ba thứ ăn được. Riêng củ ‘nữa’ hơi ngứa, phải chấm với muối hay ớt thì mới khỏi ngứa. Nhưng có dưa nữa mà ăn với cá bống thì nhất đời.

Trầu cau là hai phẩm vật thông thường được nhìn nhận trong dân gian, không có không được trong đình đám lễ hỏi. Nó cũng để bắt đầu câu chuyện. Đối thoại trai-gái, mẹ-con, bên trai-gái…/

-Bánh cả mâm sao em kêu bánh ít?
Trầu cả chỗ sao em gọi là trầu không?
Trai nam nhi không bói rông
Xin gái má hồng thử bói xem

-Trái cau lửa, sao anh gọi là cau không nóng
Tóc gợn sóng, sao mà sóng không trào
Trai nam nhi mà đòi cõng
Gái má đào xin theo
-Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi Tàu
Giữa thêm cát cánh, hai đầu quế cay
-Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau trả lại cho nàng đôi trâm
-Ra đi mẹ có dặn rằng
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
-Đem em má bỏ vô nói
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Chuyến đò sông Hương gây bao tình tứ, thơ mộng thành dyên đôi lứa, như :

Nước chảy xuôi, con cá bơi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vược lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền em lại trẩy lên ngàn em ơi.

Đó là điều phái nói, ngược xuôi là đi đúng đường, thuyền bè ngay, là di chuyển, thất hẹn người chờ bên sông. Cuối chung đò chung lối

Đây được giàu sang có số
Kim Luông Nam Phú nước đi về đình
Đôi lứa mình nặng nợ ba sinh
Cùng chèo một chiếc thử tình cho vui.

Có mục đích, sau đối thoại phải giữ lời hứa?

Anh về, em nắm cổ tay
Em dặn câu này, anh chớ có quên
Đôi ta đã trót lời nguyền
Chớ xa xôi mặt, mà quên mảng lòng.
Một chờ, hai đợi, ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy, tám, chín mong, mười tìm
Sông sâu cá lội mây tìm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ

Đối thoại giáo huấn, tề gia bình thiên hạ, bài gửi Cụ Phan Bội Châu, có đối mà chưa thoại, trong tập Giác Quán Thư’’ có tên người với vạn vật, một bài giáo lý đầy đủ

Lồng lộng trời cao, thênh thênh bể rộng
Ý trong cao rộng, muôn giống nghìn hình
Có giống thai sinh, có loài trùng nở
Giống hay biến hóa, giống hay nổi chìm
Hai cánh loài chim, bốn chân loài thú
Giống rùa có vỏ, giống cá có vây
Giống cỏ có cây, đầu trên đuôi dưới
Giống run quá toi, không chân không tay
Giống giun thảm thay, không tai không mắt.
Xét trong văn vật qúi nhất loài người
Khác hết mọi loài, mọi là người có
(Thái Văn Kiểm. Việt Nam Gấm Hoa. Tr.184)

Tình yêu trang lứa thầm kín trong lòng, nhưng mãnh liệt mới thổ lộ. Lúc đó, phải có cưới hỏi họ hàng chứng dám

-Thương em tam tứ núi, anh cũng trèo
Thất bát giang, anh cũng lội
Cửu thập đèo, anh cũng qua
Anh đi ba bữa anh về
Rừng cao nước đục chớ hề ở lâu.
Có cưới mà không có cheo
Nhân duyên trắc trở, như kèo không đanh.
Quế càng già càng tốt
Mía càng đốt càng ngon.
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn
Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng leo.
Nước mắm ngon, chấm con cá liệt
Em có chồng rồi nói thiệt anh hay.
Có võng mà chẳng có đòn
Có chồng mà chẳng có con mà bồng

Đối thoại với người trẻ. Ý thức người trẻ là tương lai gia đình và xã hội. Có kinh nghiệm gì người lớn tuổi trao cho hết. Người trẻ khác nào loài động vật. Bay, hót, bơi, lội, mổ liên hồi. Biết nghỉ, kết đàn, hy vọng và hướng về tương lai.

Chim bay mỏi cánh chim ngơi
Đố ai bắt được chim trời mới ngoan
Chim bay về núi tối rồi
Không cây chim đậu, không mồi chim ăn
Gà cồ ăn vụng cối xay
Hát bảy đêm ngày cũng có một câu
Con cá mày ở dưới ao
Ta tát nước ra, mày chạy đàng mô.
Con mèo con chuột có long
Ống tre có mắt, nồi đồng có quai
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông xào với măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cần có việc làm để nuôi thân và giúp ích người khác. Có làm là có ăn có sống. Ngàn đời vẫn còn đúng. VN dân nông nghiệp, đôi khi chài lưới ven sông kiếm sống.

-Có vất vả mới thành nhân
Không dưng ai dễ cầm dù che cho.
-Ra đi anh có dặn dò
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau
-Bao giờ cho tới tháng hai
Con gái làm cỏ, con trai be bờ
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm
Cha chài mẹ lưới con câu
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nỏ
Có làm mới có mà ăn
Ngồi không ai dễ đem phần đến cho

Dân tộc VN coi trọng Đạo Hiếu, biết ơn
-Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau mà thờ
Tôm càng để vỏ để đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già
Ăn cam ngồi gốc cây cam
Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đêm xay giần sang
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

Tôn giáo là lẽ sống, lý tưởng cho đời, cùng đích khát vọng phải đeo đuổi. Bác ái yêu thương là căn bản nhân phẩm. Ngắm nhìn vũ trụ vận hành, nhận ra Đấng Tạo Hóa, mà tôn thờ kính tin.

Thương người khác thể thương thân
Ghét người khác thể vun phân cho người
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Còn trăng thời núi hãy còn
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ
Chim rừng ai dạy mà khôn
Cây suông ai uốn, trái tròn ai vo
Đêm khuya ra đứng giữa trời
Giơ tay ngoắt nguyệt, nguyệt dời phương nao
Đêm khuya thức xem trời
Thấy sao bên bắc đã dời bên nam.
Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.

Trong văn học Việt Nam
Bài ‘‘Hỏi Cô Bán Chiếu’’ của Nguyễn Trãi (Hà Nội 1380-1442), là áng văn chương tuyệt hào, ai cũng thuộc. Nội tung đề tài con nhà gia phong gặp nhau giữa đường.
Trên đường về, giữ đường gặp người đẹp, gánh chiều, Nguyễn Trãi đọc (đối) bài thơ dưới. Người con gái họa (thoại) Ông thấy người bán chiếu, hỏi tên và gia cảnh. Chỉ có 4 câu, xứng xanh tài cho mai sau.

Ở đâu nay bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu nay hết hay còn,?
Xuân thu nay đã bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa, được mấy con,

Bài họa (thoại)
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Nói chi ông hỏi hết hay sao?
Xuân Thu tuổi mới trăng tròn lẻ.
Chồng con chưa có, có chi con!

Thi sĩ Tú Xương (Trần Tế Xương) (Mỹ Lộc, 1871-1907) (độc thoại) răn đời theo lễ giáo: che dấu Tết nghèo.
Trong bài ‘‘Tết’’

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chưa lãnh tiêu
Rượu cúc nhịn đem hàng biếng quảy
Trà sen miễn hỏi, giá còn kiêu
Bánh thường sắp gói, e nồm chảy
Gìo lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thì thì thôi, đành Tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.

Nhà Văn Nguyễn Văn Vĩnh (Hà Nội, 1882-1936) có bài ‘Con ve và con kiến’, đối đáp kể tình cảnh lanh lợi, khôn ngoan
kính trọng nhau và khiêm tốn

Ve sầu kêu ve ve
Tới kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thực bối rối
Một miếng cũng chẳng còn
Rồi bị chàng mất con
Vác miệng chiu khúm núm
Sang chị kiến hàng xóm
Xin cùng chị cho vay
Răm ba hát qua ngày
Từ nay sang tháng hả
Em lại xin đem trả
Trước thu, thề đất Trời !
Xin cứ cả vốn lời’’
Tình kiến ghét vay cậy
Trăm thói, thói này vì :
Nắng ráo chú làm gì
Kiến hỏi ve như vậy
Ve rằng: ‘‘luôn đêm ngày
Tôi hát, thiệt gì bác’’
Kiến rằng: xưa chú hát?
Nay thử múa coi’’

Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Sơn Tây, 1888-1939) để lại nhiều bài thơ tự thuật coi như ‘độc thọai’. Xin trích dẫn :
Bức Dư Đồ Rách. Thật đau lòng nhìn Bản Đồ cũ ‘rách tả tơi’, không ai chăm sóc, chỉ bảo đâu là đâu, chỗ nào là chỗ…Ghi dấu lịch sử oai hùng của dân tộc.

Nọ bức đư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm ngơ
Thôi thôi có trách chi đàn con trẻ
Thôi để rồi ra ta sẽ liệu bồi.
Thề Non Nước. Tâm hồn người trẻ lúc nào cũng lo nghĩ, nên gióng lên lời ‘nguyện ước thề non’ phải làm gì cho núi sông đất nước. Cứ nói lên vang vọng (đối), sẽ có người đáp (thoại)

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời ‘nguyện ước thề non’
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết xương
Trời Tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù như sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề.
(x. Phạm Thanh. Thi Nhân VN Hiện Đại. Q.I. Ttr 15 và 20-21)

Thi sĩ Đông Hồ, tên thật là Lâm Tấn Phát (Hà Tiên, 1906-1969) trong Nhóm Nam Phong tạp chí (1923-1935). Ông nhà báo viết văn nhiều hơn thi văn. Ông còn là họa sỹ. Tranh Tết nổi tiếng của Đông Hồ, thời nào cũng đẹp và hợp thời. Có phòng triển lãm 50 bức tranh khắc gỗ hay vẽ treo tường ở 1007, Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội. Bài ‘Chuông Vang’ và ‘ Chinh Chiến’, đối thoại người với người, đánh thức những ai còn hững hờ đang tâm với anh em chung quanh : Đừng ‘giết nhau’, mau mau làm hòa đi.

Chuông Vang (1946)
Ngân nga hồi chuông chiều
Ngân nga hồi chuông sớm
Chiều sớm chuông ngân nga
Gieo khắp khôn gian trời ảm đạm
Không gian tràn ngập mênh mang
Mênh mang tràn ngập lòng bi thảm
Chuông tan trong không gian
Lòng tan theo chuông vang
Lòng tan trong không gian
Lòng tan theo mơ màng
Nhớ thương và Nhớ thương
Quê hương và Quê hương
Lòng tan theo thương nhớ
Lòng tan theo Quê Hương

Chinh Chiến (1947)

Đất mát, trời thơm, sông nhẹ nhẹ
Trăng hiền, mưa ngọt, gió vương
Đời nhìn âu yếm cười nhung lụa
Vạn vật ru nhau giấc ngọc vàng
Đất giận, trời nghiêm, sông lẳng lặng
Trăng buồn, mưa xót, gió thê lương
Đời nhìn bẽn lẽn cười chanh ớt
Vạn vật đưa nhau đến chiến trường
Đất lệch, trời nghiêng, sông cuồn cuộn
Trăng cuồng, mưa loạn, gió đau thương
Đời nhìn hằn học cười nanh vuốt
Vạn vật giành nhau miếng máu xương
Sự chết, giết nhau giành lấy sống
Giành nhau cho được sống huy hoàng
Yêu sống giết nhau không sợ chết
Giành nhau cho được chết vinh quang
Ôi ! Đến bao giờ chinh chiến hết
Hỏi làm chi nhỉ? Chuyện hoang đường?
Than làm chi nhỉ? Đời ly loạn?
Vạn vật từ xưa đã chủ trương.
(x. Phạm Thanh. Thi Nhân VN Hiện Đại. Q.I. Ttr 135 và 136)

Thi sĩ Vũ Đình Liên (Hà Nội, 1913-1945) nổi tiếng bài ‘Ông Đồ’, ngồi vỉa hè, viết câu đối Tết. Hình thức ‘đối thoại giáo dục’. Kiên tâm qua bao năm tháng. Có chí thì nên.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê mướn
Tấm tắc ngợi khen tài
‘Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay’
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(x. Phạm Thanh. Thi Nhân VN Hiện Đại. Q.II. Ttr 412 và 413)

Kết luận

Tới đây mới thấy nếp sống VN nơi dân quê, đơn sơ mộc mạc tự nhiên và chân thành. Tình yêu nên vợ nên chồng thành gia đình đều ngay lành, không vay mượn hay khách sáo. Thế mà lam lũ sống tới đầu bạc răng long. Mong sao thời nào cũng như vậy. Đẹp thay.

Tài liệu tham khảo
-Phạm Thanh. Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại. Q.I và II, Sài Thành, 1959. Sống Mới, Hoa Kỳ in lại)
- Trọng Toàn. Hương Hoa Hoa Đất Nước. Q I. Bốn Phương.