1. Hội đồng Giám mục Brazil kêu gọi bình tĩnh

Trong một tweet vừa được công bố bằng tiếng Bồ Đào Nha, Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, bày tỏ sự “bối rối trước các sự kiện bạo lực và nghiêm trọng ở Brazil, yêu cầu sự thanh thản, hòa bình và chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công tội phạm nhằm vào Đảng Dân chủ Cánh hữu Nhà nước”. Trong một tweet thứ hai, Hội Đồng Giám Mục nói thêm rằng “những cuộc tấn công này phải được ngăn chặn ngay lập tức và những người tổ chức cũng như những người tham gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ở mức tối đa. Công dân và nền dân chủ phải được bảo vệ”.

Thông Tấn Xã Ansa của Ý trước đó đã báo cáo rằng “những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro, những người không chấp nhận chiến thắng của tổng thống mới Inacio Lula da Silva, đã xông vào các tòa nhà của các tổ chức hàng đầu của quốc gia trong một vụ tương tự như hai năm trước trên Đồi Capitol ở Washington bởi những người hâm mộ tổng thống Trump. Cảnh sát Brazil cũng giành lại quyền kiểm soát cung điện Planalto, trụ sở của tổng thống, sau đó là trụ sở của Tòa án Liên bang Tối cao.

Tờ O Globo đưa tin rằng lực lượng an ninh vẫn đang bận rộn đuổi những người ủng hộ Bolsonaro khỏi Quốc hội. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để cố gắng đẩy lùi hàng ngàn người nhưng họ đã vượt qua được hàng rào an ninh xung quanh quốc hội ở Brazil khi kết thúc cuộc biểu tình ủng hộ cựu tổng thống”.
Source:Sismografo

2. Phỏng vấn Đức Hồng Y Becciu

Đức Hồng Y Angelo Becciu bị sốc trước tin Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI qua đời. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ilGiornale.it, ngài kể lại ấn tượng của ngài về

Ngày nay có nhiều cuộc thảo luận về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Danh Dự. Đức Hồng Y đã ở Vatican vào ngày hôm đó với tư cách là Phụ Tá Quốc vụ khanh. Cảm nghiệm của Đức Hồng Y ra sao?

Đó là những vấn đề rất tế nhị và tôi có thể nói đó là những khoảnh khắc gây sốc. Tôi không thể hiểu những gì đang được nói với tôi và những gì có thể xảy ra trong văn phòng của chúng tôi và trên hết là trong Giáo hội! Đức Bênêđíctô đã đbáo cho tôi nhiều tháng trước khi ngài công bố chính thức bởi vì tôi được giao nhiệm vụ cung cấp, một cách bí mật nhất, việc cải tạo ngôi nhà nơi Đức Bênêđictô sẽ đến ở sau khi thoái vị. Tôi không thể tâm sự với ai. Tôi chỉ nói về điều đó với ngài vào buổi tối ngày 10 tháng 2. Ngài nhìn thẳng vào mặt tôi với nụ cười hiền lành “đã là ý Chúa thì phải thuận theo”!

Một viễn cảnh đang mở ra, khơi lại những bất đồng cũ và mới. Đức Hồng Y cảm thấy thế nào về thời điểm chia rẽ này trong Giáo hội?

Tất nhiên là tôi đang cầu nguyện! Chúng ta không thể bị cuốn vào đấu đá nội bộ. Nó sẽ là vô lý. Chúng ta không phải là một đảng phái chính trị, chúng ta là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô và Người đã đổ mồ hôi máu, Người đã hy sinh mạng sống của mình để các môn đệ của Người được hiệp nhất. Sự hiệp nhất của Giáo hội là dấu chỉ sự khả tín của chúng ta trước toàn thế giới. Ngoài việc xé bỏ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ làm thất vọng những đau khổ và khuyến cáo của Đức Bênêđictô khi ngài nói rằng chỉ có một Đức Giáo Hoàng; đó là Đức Phanxicô: với ngài, chúng ta phải hiệp nhất và hiệp thông!

Đức Hồng Y có tin rằng Đức Bergoglio cũng có thể từ chức không?

Mọi thứ đều có thể. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói rằng với Đức Bênêđictô, việc từ chức của một vị Giáo hoàng giờ đây đã trở thành một định chế. Nhưng tôi không muốn nghĩ đến khả năng đó. Là tín hữu, chúng ta có nguy cơ thất vọng nếu để mình bị cuốn vào trò chơi đoán già đoán non. Đức Giáo Hoàng ở đó và chúng ta yêu mến ngài. Chúa có thời điểm của Ngài, chúng ta hãy tôn trọng.

Người ta kêu gọi phong thánh ngay cho Đức Ratzinger. Đức Hồng Y nghĩ sao?

Tôi xúc động trước tiếng kêu vang lên giữa đám đông tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày tang lễ của Đức Bênêđictô: Santo Subito, tuyên thánh ngay lập tức! Người ta cảm nhận được tầm vóc phi thường về đạo đức và tinh thần của vị Giáo hoàng quá cố. Chúng ta đừng làm người ta thất vọng nhưng cũng đừng lừa dối họ, Giáo hội đã khôn ngoan đặt ra các tiêu chuẩn và thời gian cho việc tuyên thánh. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta muốn làm vui lòng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, chúng ta cũng phải nên thánh!


Source:ilGiornale.it

3. Nhận định của ký giả Sandro Magister về cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein

Sandro Magister, ký giả kỳ cựu về Vatican vừa có bài viết liên quan đến cuốn sách được phát hành vào ngày 12 tháng Giêng của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nhan đề “Il sinodo tedesco contagia l’intera Chiesa, senza che il papa lo freni”, nghĩa là “Xem trước. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh mất nền hòa bình Phụng Vụ do Đức Bênêđíctô hình thành khi nào và ra sao.”

Trong cuốn sách “Không có gì ngoài sự thật” trong đó Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein kể lại cuộc đời của ngài cùng với vị giáo hoàng quá cố, sắp được phát hành bằng nhiều thứ tiếng, người ta không tìm thấy chỗ nào có cái câu Đức Thánh Cha Phanxicô “làm tan nát trái tim” của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 với việc cấm nghi thức bằng tiếng Latinh cổ xưa. Nó không được viết ở bất cứ đâu, bằng những từ chính xác như thế, trong cuốn sách này.

Nhưng trong bốn trang của cuốn sách mô tả những gì đã xảy ra vào dịp đó, có tất cả sự cay đắng mà Đức Bênêđictô cảm thấy vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, khi “khi lật qua tờ báo Quan Sát Viên Rôma vào chiều hôm đó, ngài khám phá ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra tự sắc 'Traditionis custodes' về việc sử dụng phụng vụ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970,” theo đó ngài hạn chế gần như đến mức xóa sạch quyền tự do cử hành Thánh lễ theo nghi thức cổ xưa mà chính Đức Bênêđictô đã cho phép vào năm 2007 với tự sắc “Summorum Pontificum.”

Tổng Giám Mục Gänswein kể lại rằng Đức Bênêđíctô “đã đọc tài liệu một cách cẩn thận,” và “khi tôi hỏi ý kiến của ngài” – ngài nói rằng ngài coi đó là “một sự thay đổi tất nhiên mang tính quyết định và đánh giá đó là một sai lầm, vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho nỗ lực đạt được hòa bình mười bốn năm trước.”

Đức Giáo Hoàng danh dự “đặc biệt cho rằng thật sai lầm khi cấm cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ trong các nhà thờ giáo xứ, vì luôn rất nguy hiểm khi dồn một nhóm tín hữu vào một góc, khiến họ cảm thấy bị bách hại và truyền cảm hứng cho họ cảm giác phải bảo vệ căn tính của mình bằng mọi giá khi đối mặt với 'kẻ thù'.”

Và câu chuyện không kết thúc ở đó; mà ngược lại. “Sau một vài tháng, khi đọc những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vào ngày 12 tháng 9 năm 2021 trong cuộc trò chuyện với các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia ở Bratislava, vị giáo hoàng danh dự đã cau mày trước một trong những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô: 'Bây giờ tôi hy vọng rằng với quyết định ngăn chặn khả năng tự động cử hành các nghi thức cổ xưa chúng ta có thể trở lại với ý định thực sự của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Gioan Phaolô II. Quyết định của tôi là kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được đưa ra vào năm ngoái'.”

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói tiếp rằng “Sự đánh giá thấp hơn nữa đã được khơi dậy nơi ngài bởi giai thoại mà Đức Giáo Hoàng kể lại ngay sau đó.” Một giai thoại được tờ “La Civiltà Cattolica” hay “Văn Minh Công Giáo” chép lại như sau, và toàn bộ cuộc trò chuyện giữa Đức Phanxicô và các tu sĩ Dòng Tên người Slovakia đã được công bố:

“Một Hồng Y nói với tôi rằng hai linh mục mới được thụ phong đã đến gặp ngài để xin ngài cho phép học tiếng Latinh để cử hành lễ cho tốt đẹp. Với khiếu hài hước, ngài trả lời: 'Nhưng có rất nhiều người gốc Tây Ban Nha trong giáo phận! Hãy học tiếng Tây Ban Nha để có thể thuyết giảng. Sau đó, khi các cha đã học tiếng Tây Ban Nha, hãy quay lại với tôi và tôi sẽ cho các cha biết có bao nhiêu người Việt Nam trong giáo phận, và tôi sẽ yêu cầu các cha học tiếng Việt. Sau đó, khi các cha đã học được tiếng Việt, tôi sẽ cho phép các cha học tiếng Latinh’. Như thế, ngài đã làm cho họ 'đáp xuống', ngài đã đưa họ trở lại trái đất.”

Đức Cha Gänswein viết, đối với Đức Joseph Ratzinger, điều “có vẻ phi lý” –– trên hết là “sự ám chỉ đến 'ý định thực sự' của ngài,” mà Đức Phanxicô đã nói rằng ngài muốn đưa trở lại, trong khi trên thực tế, tự sắc “Traditionis custodes” đã hoàn toàn đi ngược lại mục đích của Đức Bênêđíctô, như được tóm tắt trong cuộc phỏng vấn dài thành sách năm 2010 “Ánh sáng của Thế gian”: “Lý do chính của tôi khi làm cho hình thức trước đây trở nên phổ biến hơn là để bảo tồn tính liên tục nội tại của lịch sử Giáo hội.” Điều này là bởi vì “trong một cộng đồng mà cầu nguyện và Thánh Thể là những điều quan trọng nhất, thì điều trước đây là cực kỳ thiêng liêng không thể hoàn toàn sai được. Vấn đề là sự hòa giải nội tâm với quá khứ của chính chúng ta, sự liên tục nội tại của đức tin và lời cầu nguyện trong Giáo hội.”

Ngoài ra, sau khi đọc rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biện minh cho quyết định của mình là “kết quả của một cuộc tham vấn với tất cả các giám mục trên thế giới được thực hiện vào năm ngoái,” đối với Đức Bênêđictô “việc tại sao kết quả của cuộc tham vấn không được tiết lộ vẫn là một điều bí ẩn”. Hơn nữa, kể từ khi ngài, với tư cách là giáo hoàng, sau khi công bố “Summorum Pontificum” vào năm 2007, “đã thường xuyên hỏi các giám mục, nhân các chuyến thăm 'ad limina' của họ, về việc áp dụng luật đó đang diễn ra như thế nào trong giáo phận của họ, và Đức Bênêđíctô luôn nhận được từ điều này một ấn tượng tích cực.

Điều đó kết thúc những gì cuốn sách của Đức Cha Gänswein nói về câu chuyện này. Nhưng cũng phải nhắc lại rằng vào năm 2009, hai năm sau khi công bố tự sắc “Summorum Pontificum”, Đức Bênêđictô XVI đã trải qua một trong những thời kỳ sóng gió nhất trong triều đại giáo hoàng của mình, khi ngài cố hàn gắn tình trạng ly giáo của Huynh Đoàn Thánh Piô X, một phần nhờ vào hòa bình phụng vụ giữa hai nghi thức cũ và mới, và được hoàn tất với việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của Huynh Đoàn này.

Trên thực tế, vạ tuyệt thông đã được dỡ bỏ. Nhưng khi tin tức xuất hiện - điều mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không hề biết trước - là một trong bốn giám mục đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái nặng nề, thậm chí còn đi xa đến mức phủ nhận biến cố diệt chủng người Do Thái thời Quốc Xã. Nỗ lực hòa bình đã thất bại và một làn sóng toàn cầu trút giận dữ lên Đức Bênêđictô XVI. Ngài chịu trách nhiệm nhưng đồng thời khẳng định lại lý do cho hành động của mình, trong một bức thư cảm động gửi cho các giám mục trên toàn thế giới.
Source:Sandro Magister