1. Nga pháo kích dữ dội vào Kyiv để trả thù cho Tư Lệnh Cảnh Sát Nga có lẽ đã thiệt mạng

Nhiều vụ nổ đã được báo cáo ở Kyiv, Ukraine, vào tối thứ Hai 27 tháng Ba theo giờ địa phương, thị trưởng thành phố Vitaliy Klitschko đã cho biết như trên.

“Các vụ nổ ở thủ đô, ban đầu là ở khu dân cư Obolon và Sviatoshynskyi. Tất cả các dịch vụ đang được gửi đến hiện trường”, Klitschko nói.

Klitschko cho biết tại khu dân cư Sviatoshynskyi, các dịch vụ cứu hỏa và cấp cứu đang ứng phó với hiện trường vụ cháy tòa nhà.

“Sơ bộ, không có thương vong,” ông nói.

Cơ quan quản lý quân sự khu vực Kyiv cho biết trên Telegram rằng còi báo động không kích của thành phố đã được kích hoạt trước các vụ nổ.

“Mối nguy hiểm ở khu vực giáp ranh với thủ đô vẫn còn! Lực lượng phòng không đang trong tình trạng báo động”.

Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng vụ tấn công vào Kyiv là để trả thù cho vụ nổ bom nhằm lấy mạng Tư Lệnh Cảnh Sát Nga Mikhail Moskvin ở thành phố Mariupol.

Thị trưởng Vadym Boychenko của hội đồng thành phố Mariupol cho biết lúc 8:07 sáng ngày thứ Hai 28 tháng Ba, theo giờ địa phương, ở khu vực chợ Bakhchivanji ở quận Prymorskyi, trên đại lộ Budivelnykiv “Lực lượng kháng chiến Mariupol tấn công Mariupol bị xâm lược, làm nổ tung chiếc xe của một trong những sĩ quan hàng đầu,” là.

Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Moskvin còn sống vì ông ta đứng bên ngoài chiếc xe khi nó phát nổ. Tuy nhiên, Boychenko bác bỏ khả năng này vì quả bom được điều khiển từ xa. Lực lượng kháng chiến Mariupol không kích nổ trái bom khi Moskvin đã ra khỏi xe.

Vụ tấn công trả đũa vào Thủ đô Kyiv dường như cũng gián tiếp xác nhận cái chết của Moskvin.

2. Ukraine nhận xe tăng đầu tiên của Anh và các phương tiện bọc thép khác

Ukraine đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, cùng với các phương tiện bọc thép khác do phương Tây tài trợ, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov thông báo hôm thứ Hai.

“Hôm nay, tôi vinh dự được thử nghiệm thiết bị mới nhất bổ sung cho các đơn vị thiết giáp của chúng ta cùng với chỉ huy Lực lượng Dù, Thiếu tướng Maksym 'Mike' Myrhorodskyi và những người lính dù của chúng ta,” Reznikov cho biết như trên.

Ông xác định rằng họ đã nhận được Challengers là xe tăng chiến đấu chủ lực từ Vương quốc Anh, xe chiến đấu bộ binh Strykers, xe chuyển quân Cougars thuộc dòng xe tăng bảo vệ chống phục kích từ Hoa Kỳ, và xe chiến đấu bộ binh Marders từ Đức.

Reznikov đã cảm ơn các đồng minh vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

“Cách đây một năm, không ai có thể ngờ rằng sự hỗ trợ của các đối tác lại mạnh mẽ như vậy. Rằng toàn bộ thế giới văn minh sẽ khởi động lại và cuối cùng chống lại kẻ xâm lược đẫm máu, quốc gia khủng bố Nga,” ông nói. “Năm nay, mọi thứ đã thay đổi. Ukraine đã thay đổi thế giới. Sự kiên cường của người dân Ukraine và kỹ năng của quân đội chúng ta đã thuyết phục mọi người rằng Ukraine sẽ chiến thắng”.

Ông nói thêm rằng “thiết bị mới sẽ giúp đồng hành tốt với các 'anh em' của nó trên chiến trường.”

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức cũng đã giao xe tăng Leopard 2 mà Đức đang tìm kiếm cho Ukraine.

“Vâng, chúng ta đã giao xe tăng Leopard như chúng ta đã thông báo,” Scholz nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở Rotterdam hôm thứ Hai. Đức trước đó đã cam kết cung cấp 18 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Các xe tăng hiện đại được biết đến với tốc độ nhanh và tiết kiệm nhiên liệu.

“Đức và Hà Lan đã cùng chuyển giao pháo và đạn dược và đang chuẩn bị, cùng với Đan Mạch, chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 để hỗ trợ Ukraine,” Scholz nói, đồng thời cho biết thêm rằng xe tăng Leopard 1 mà Đức “sắp chuyển giao” cũng “rất hiện đại”.

Một số thông tin cơ bản: Sự xuất hiện của xe tăng Leopard 2 diễn ra sau nhiều tháng tranh luận. Các quan chức Đức do dự trong việc gửi xe tăng tới Ukraine, nói rằng họ đang đợi Mỹ gửi M1 Abrams của riêng mình tới Kyiv.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần kêu gọi các nước ngừng tranh cãi về việc gửi xe tăng.

“Chúng ta đã nói hàng trăm lần về tình trạng thiếu vũ khí,” ông nói trong một lần xuất hiện trực tuyến tại cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng Giêng. “Chúng ta không thể chỉ dựa vào động lực.”

3. Nhà phân tích Nga cho rằng Putin sẽ bị lấy mạng trước khi xảy ra bất kỳ phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh nào

Lệnh bắt giữ Putin của ICC đang tiếp tục gây ra những hậu quả kinh hoàng đối với cá nhân Putin và nỗ lực chiến tranh của ông ta. Phe đối lập Nga cho rằng Putin là một tên tội phạm bị quốc tế truy nã không có tư cách ra ứng cử tổng thống vào tháng Ba năm tới. Truyền thông Nga hôm Chúa Nhật cũng đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã cách chức chỉ huy quân khu phía đông, Trung tướng Rustam Muradov. Như thế, là chỉ mới 6 tháng, Trung tướng Rustam Muradov đã bị cách chức đến hai lần.

Tuy nhiên, theo một cựu chỉ huy Nga là Igor Girkin, Trung tướng Rustam Muradov tỏ ra rất vui khi bị cách chức lần thứ hai. Theo lập luận của Igor Girkin, Putin không chính thức tuyên chiến với Ukraine mà chỉ gọi cuộc xâm lược là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Các tướng lãnh, là những người có khả năng bị truy tố nhất ngay sau Putin, đang thấy mình đứng trước một tai họa kinh hoàng. Làm sao một tướng lĩnh có thể ra lệnh bắn chết những công dân của một quốc gia có chủ quyền khi chưa chính thức tuyên chiến? Điều này lập tức khiến anh ta trở thành tội phạm chiến tranh.

Các bloggers quân sự Nga chê Trung tướng Rustam Muradov đã phạm các sai lầm chiến thuật dẫn đến việc Nga mất hàng trăm xe tăng trong trận chiến ở thành phố Vuhledar. Gần đây, họ cáo buộc ông Trung Tướng bị khủng hoảng trước lệnh bắt giữ Putin của ICC đã để mặc cho các đơn vị Nga tùy nghi di tản.

Trong bối cảnh đó, tờ Newsweek vừa có thêm các chi tiết khác liên quan đến lệnh bắt giữ Putin của ICC trong bài tường trình nhan đề “Putin Will be Taken Out Before Any War Crimes Trial—Russia Analyst”, nghĩa là “Nhà phân tích Nga cho rằng Putin sẽ bị lấy mạng trước khi xảy ra bất kỳ phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể bị giới tinh hoa của đất nước “bịt miệng” trước khi ông có cơ hội đối mặt với công lý tại tòa án ở The Hague, một nhà phân tích Nga đã nhận định như trên.

Putin đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật toàn cầu vào ngày 18 tháng 3 khi bị Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, buộc tội bắt cóc bất hợp pháp trẻ em từ Ukraine sang Nga trong cuộc xâm lược toàn diện của ông ta vào quốc gia láng giềng.

Lệnh bắt giữ về mặt pháp lý bắt buộc 123 quốc gia thành viên của ICC phải thực hiện lệnh bắt giữ cả Putin và ủy viên tổng thống Nga về quyền trẻ em, Maria Lvova-Belova.

Tất cả các quốc gia ICC - bao gồm mọi thành viên của Liên minh Âu Châu, hầu hết các quốc gia Phi Châu, tất cả các quốc gia Latinh và Nam Mỹ ngoại trừ Cuba và Nicaragua, và thậm chí cả Tajikistan - đều được pháp luật yêu cầu bắt giữ Putin nếu ông bước chân vào lãnh thổ của họ, Trung tâm nghiên cứu Âu Châu Phân tích Chính sách, gọi tắt là CEPA, cho biết như trên.

Tuy nhiên, có khả năng nhà lãnh đạo Nga không đến được The Hague.

Vlad Mykhnenko, một chuyên gia về quá trình chuyển đổi hậu cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ tại Đại học Oxford của Vương quốc Anh, nói với Newsweek rằng Putin có thể bị siloviki, một nhóm ưu tú gồm các doanh nhân và lãnh đạo Nga, buộc phải im lặng.

Mykhnenko nói: “Với những mối quan hệ rộng rãi của Putin trên khắp Âu Châu và những gì ông ấy có thể nói với các thẩm phán về tham nhũng và những giao dịch mờ ám giữa Mạc Tư Khoa và các thủ đô lớn của phương Tây, sẽ có rất nhiều động lực để buộc ông ấy phải im lặng trước The Hague”.

Mykhnenko cũng nhận định rằng lệnh bắt giữ của ICC đã khiến nhà lãnh đạo Nga “cực kỳ dễ bị tổn thương” ở quê nhà.

Mạc Tư Khoa không công nhận quyền tài phán của ICC hoặc dẫn độ công dân của mình. Tuy nhiên, Mykhnenko lưu ý rằng Putin có thể bị bắt và đưa ra tòa tại The Hague nếu ông ta bị phế truất quyền lực, hoặc nếu giới tinh hoa của Nga gài bẫy để lật đổ ông ta khỏi quyền lực.

Nếu Putin mạo hiểm đến thăm các nước thành viên ICC và “gặp rắc rối”, thì đó có thể là kết quả của việc siloviki sắp đặt để bắt giữ ông ta “nhằm loại bỏ ông ta” hoặc để thiết lập lại mối quan hệ của Nga với phương Tây, Mykhnenko nói.

Ông nói: “Có thể dễ dàng tìm ra một người thay thế, người thậm chí có thể hứa hẹn 'trả thù' cho sự ra đi của nhà lãnh đạo kính yêu, nhưng chỉ để diễn xuất mà thôi.

Mykhnenko cho biết trong bối cảnh Điện Cẩm Linh đang cố gắng bác bỏ lệnh bắt giữ của ICC dưới sự phản đối của dư luận, ông nhận thấy những nhận xét gần đây của cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev là “khá bất thường” và để lộ thâm ý ông ta muốn làm tổng thống thêm một lần nữa.

Medvedev, người giữ chức phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga và cũng là thủ tướng trong 8 năm, đã cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm bắt giữ Putin theo lệnh của ICC sẽ dẫn đến một lời tuyên chiến chống lại Nga.

“Ông ấy nhảy vào để tuyên bố mình 'thánh thiện hơn cả Giáo hoàng', nồng nhiệt hơn cả Putin, như thể muốn ám chỉ rằng - bất kể điều gì xảy ra với Putin - tôi có thể trở lại vị trí số một, bạn có thể tin tưởng tôi, người cực kỳ yêu nước..” Mykhnenko nói.

“Trong cùng cuộc họp với những người đứng đầu tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, ông ta cũng cố gắng bắt họ phải làm việc chăm chỉ hơn, 'sản xuất 1.500 xe tăng trong năm nay và những năm sau', bằng cách trích dẫn hai bức điện đáng sợ trong Thế chiến thứ hai của Stalin gửi cho các giám đốc điều hành khác nhau của các nhà máy sản xuất xe tăng và máy bay, đe dọa giết chết 'những đồng chí lười biếng' trừ khi họ hoàn thành hạn ngạch sản xuất.

Mykhnenko nói thêm: “Vì vậy, Medvedev tiếp tục những nỗ lực không có kết quả cho đến nay của mình để thu hút siloviki, để tỏ ra cứng rắn và không khoan nhượng khi đối mặt với đối phương phương Tây của Nga.”

Hôm thứ Bảy, Vyacheslav Volodin, một đồng minh của Putin và là chủ tịch quốc hội Nga, đã đề xuất cấm các hoạt động của ICC.

“Cần phải sửa đổi luật cấm bất kỳ hoạt động nào của ICC trên lãnh thổ nước ta,” Volodin cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

4. Vụ nổ làm rung chuyển thành phố Melitopol do Nga xâm lược

Cả quan chức Ukraine và Nga đều thông báo về các vụ nổ vào sáng thứ Hai tại thành phố Melitopol bị xâm lược ở khu vực Zaporizhzhia phía nam Ukraine.

“Đã có một số vụ nổ trong thành phố...Chúng tôi đang tìm hiểu xem lần này đối phương đang bị đốt cháy thứ gì,” thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov, người không ở trong thành phố, cho biết trong cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí Kyiv.

Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy khói dày bốc lên ở giữa thành phố, nơi tập trung lực lượng xâm lược của Nga cách tiền tuyến gần 100 km.

Vladimir Rogov, một quan chức do Nga bổ nhiệm tại khu vực bị xâm lược của vùng Zaporizhzhia, cho biết có những tiếng nổ “ầm ĩ” trong thành phố vào khoảng 8:15 sáng giờ địa phương.

Rogov cho biết “hệ thống phòng không đã hoạt động” nhưng ông cũng đăng tải video về các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại địa điểm xảy ra vụ không kích. Ông cho biết “thông tin về thương vong và thiệt hại đang được làm rõ”.

Ông nói: “Các chiến binh của lực lượng vũ trang Ukraine đang cố gắng chống lại dân thường trong cơn thịnh nộ bất lực, khiến họ khiếp sợ bằng cách nã pháo vào họ bằng vũ khí hạng nặng.

Chính quyền địa phương do Nga chỉ định cho biết một tòa nhà ở trung tâm Melitopol “đã bị phá hủy một phần”.

“Theo thông tin sơ bộ, bốn người bị thương và một số tòa nhà bị hư hại.”

Rogov cho biết tòa nhà bị tấn công nằm gần một trường cao đẳng nơi các lớp học đang diễn ra. Nhưng Fedorov cho biết tòa nhà đã bị lực lượng an ninh Nga xâm lược dùng làm trại lính.

5. Zelenskiy cáo buộc Nga tống tiền bức xạ sau chuyến công du Zaporizhzhia và Dnipro

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy cảm ơn Tổng thư ký Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, vì sự hỗ trợ của ông và cáo buộc Nga tống tiền hạt nhân đối với việc kiểm soát một trong các Nhà máy điện hạt nhân của Ukraine. Các cáo buộc được đưa ra sau khi Zelenksy đến thăm các vùng Zaporizhzhia và Dnipro.

“Tôi đã gặp người đứng đầu IAEA, Rafael Grossi. Chủ đề rất rõ ràng: an ninh của ngành năng lượng, các nhà máy hạt nhân của chúng ta. Trước hết, Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà Nga vẫn sử dụng để tống tiền thế giới bằng bức xạ,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm từ Dnipro hôm thứ Hai. “Không có kẻ khủng bố nào khác đạt đến độ sâu trắng trợn như vậy, trong đó Nga không ngừng tìm kiếm và tìm thấy một mức độ mới.”

Zelenskiy cho biết việc Nga xâm lược nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đe dọa an ninh toàn cầu.

Ông nói: “Giữ một nhà máy điện hạt nhân làm con tin trong hơn một năm là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong lịch sử của Âu Châu và trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân toàn cầu nói chung. “Việc Nga tiếp tục chiếm đóng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia càng lâu thì mối đe dọa đối với an ninh của Ukraine, toàn bộ Âu Châu và thế giới sẽ càng lớn”.

“Tôi biết ơn các đối tác của chúng ta, biết ơn Grossi vì đã hiểu điều này và hỗ trợ Ukraine trong các vấn đề liên quan,” Zelenskiy nói.

Cuộc gặp của Zelenskiy với Grossi diễn ra trước chuyến thăm của Grossi tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vào cuối tuần.

Zelenskiy đã gặp gỡ các binh sĩ tiền tuyến, thăm một bệnh viện quân sự ở Zaporizhia và chứng kiến tác động của cuộc pháo kích của Nga ở Marhanets và Nikopol. Ông cũng tổ chức một cuộc họp Nội các ở Dnipro.

“Tôi vừa tổ chức một cuộc họp của Ban tham mưu - lần đầu tiên ở xa, ở Dnipro. Ngay tại đây - tại thành phố chiến lược của miền trung đất nước chúng ta, sau khi thăm Marhanets và Nikopol, Zaporizhzhia, các vị trí tiền tuyến của các chiến binh của chúng ta ở vùng Zaporizhzhia, “ ông nói. “Chỉ huy các khu vực tác chiến đã báo cáo tình hình thực tế.”

“Mọi chỉ huy đều hiểu rằng đối phương phải chịu trách nhiệm về mọi cuộc tấn công vào các thành phố và làng mạc của chúng ta, vào người dân của chúng ta. Vì Slovyansk, vì Kostiantynivka và Druzhkivka, vì Avdiivka và Toretsk, vì tất cả nỗi đau của người Ukraine – và không chỉ trong cuộc chiến toàn diện, mà còn kể từ năm 2014,” ông nói.

6. Zelenskiy thăm thành phố tiền tuyến Nikopol

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm thành phố tiền tuyến Nikopol, thuộc vùng Dnipropetrovsk, vào hôm thứ Hai.

Nikopol nằm trên bờ sông Dnipro và nằm đối diện với Enerhodar, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Thành phố liên tục bị pháo kích bởi lực lượng Nga từ bên kia sông.

“Nguyên thủ quốc gia đã quan sát tình hình ở quận Nikopol, hậu quả của các cuộc tấn công khủng bố của đối phương vào Nikopol, Marhanets và các khu định cư khác trong khu vực,” văn phòng của Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố. “Tổng thống được thông báo rằng gần 5.000 tòa nhà trong quận đã bị phá hủy, bao gồm cả các cơ sở y tế và giáo dục.”

7. Lãnh đạo phe đối lập Belarus: Quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus “vi phạm an ninh quốc tế”. Chừng nào ông ta chưa bị bắt, còn nhiều chiêu trò nguy hiểm.

Quyết định của Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước láng giềng Belarus “nhằm mục đích khuất phục Belarus và vi phạm hiến pháp của nước này”, lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm thứ Hai.

Tsikhanouskaya nói: “Điều đó vi phạm an ninh quốc tế và tất nhiên là đi ngược lại ý nguyện của người dân. Chúng tôi không phải là một quốc gia hạt nhân và chúng tôi không muốn triển khai vũ khí hạt nhân tại quốc gia của mình.”

Thảo luận về tình hình ở Ukraine, Tsikhanouskaya gọi nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko là “đồng lõa hoàn toàn trong cuộc chiến” và là người “thực hiện mọi mệnh lệnh của Putin”.

Cô ấy cũng tuyên bố rằng cho đến nay đúng là Lukashenko chưa gởi quân tham chiến ở Ukraine, nhưng không thể vì thế mà có thể tin tưởng được ông ta. Chừng nào Putin chưa bị bắt, ông ta còn nhiều chiêu trò nguy hiểm, với sự phụ họa của Lukashenko.

“Đó là lời kêu gọi của những người Belarus phản đối cuộc chiến này và những người lính của chúng ta, những người không có tâm trạng chống Ukraine. Họ không muốn giết hoặc bị giết trên chiến trường vì tham vọng của hai nhà lãnh đạo này.”

Theo Tsikhanouskaya, Lukashenko “chịu trách nhiệm về tội ác xâm lược Ukraine và phải được gọi là nhà tài trợ khủng bố.”

Nhà lãnh đạo phe đối lập lưu ý rằng tình trạng nhân quyền ở Belarus “đang bị bỏ qua” do xung đột ở Ukraine và “không phải tất cả các chính trị gia đều hiểu vai trò của Belarus đối với hòa bình và an ninh khu vực.”

Cô nhấn mạnh rằng người dân Belarus “không chỉ chiến đấu chống lại chế độ của Lukashenko mà còn chống lại sự xâm lược hỗn hợp của Nga ở Belarus.”

8. Tòa Bạch Ốc: Mỹ không thay đổi quan điểm nhưng giám sát chặt chẽ kể từ tuyên bố vũ khí hạt nhân của Putin

“Tư thế răn đe chiến lược” của Mỹ đối với Nga không thay đổi sau khi Tổng thống Nga Vladmir Putin tuyên bố kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

Hôm thứ Bảy, ông Putin nói với truyền hình nhà nước Nga rằng Nga sẽ hoàn thành việc xây dựng một cơ sở lưu trữ đặc biệt cho vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus vào đầu tháng Bảy.

Kể từ tuyên bố của Putin, Hoa Kỳ đã không quan sát thấy dấu hiệu của bất kỳ chuyển động cụ thể nào của vũ khí hạt nhân hoặc ý định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, theo điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia về truyền thông chiến lược John Kirby.

“Chúng tôi chưa thấy bất kỳ chuyển động nào của bất kỳ loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nào kể từ thông báo này, và chúng tôi chắc chắn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Putin đã đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, Kirby nói với các phóng viên.

Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi điều này rất, rất chặt chẽ. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy điều gì có thể khiến chúng ta thay đổi tư thế răn đe chiến lược của mình.”