Từ lâu đời, trang sử Phát Diệm được tổ tiên và con cháu liên tục ghi lại những nét oai hùng vẻ vang. Đáng kính phục và ngưỡng mộ. Xưa, Phát Diệm chỉ là tên một làng thuộc Quận Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình được vua Minh Mệnh chính thức thành lập năm 1831.
Xét về địa dư, Phát Diệm đã được gần 200 năm (1831-2022). Ngày 15.4.1901, ĐGH Lêô XIII ban hành sắc lệnh thành lập giáo phận Thanh, gồm Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào. Ngày 8.2.1902, Phát Diệm gồm phần đất toàn Tỉnh Ninh Bình, có tòa Giám Mục do Đc Alexandre Marcou Thành, MEP quản trị. Nhà thờ chính tòa Phát Diệm được linh mục Trần Lục xây cất, 1891.
Tính về mặt Giáo Hội thì Phát Diệm được hơn 100 năm (1891-2022). (Bài này giới hạn theo con số niên biểu này). Cuộc đời Phát Diệm thăng trầm gắn liền với mảnh đất và sự nghiệp qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
THỜI CẤM ĐẠ0
Ngày 9.9.1659. ĐGH Alexandre VII ban hành sắc lệnh thành lập hai đầu tiên tại VN là Gp Đàng Trong vá Đàng Ngoài. Phát Diệm Ninh Bình thuộc Đàng Ngoài. Năm 1679, Đàng Ngoài được tách làm hai là Gp Đông Đàng Ngoài (Thái Bình) và Tây Đàng Ngoài (Hà Nội). Ninh Bình thuộc Hà Nội.
Thời Cấm Đạo. Phát Diệm thuộc Gp Hà Nội. Dưới thời Minh Mệnh, Phát Diệm,Ninh Bình đã cống hiến cho Giáo Hội các vị tử đạo sau :
-Thánh Linh Mục Phaolô Phạm Khắc Khoan (Duyên Mậu, 1771-1840. Lễ nhớ 28.4)
-Thánh Thày Giảng Gioan Nguyễn Văn Hiếu (Đồng Chuối, 1783-1840. Lễ 28.4)
-Thánh Thày Giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thành (Hảo Nho,1796-1840. Lễ 28.4)
-Thánh Thày Giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (Ninh Bình. 1811-1838. Lễ 10.7)
-Thánh Lý trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ (Hà Nội, 1804 -1838. Lễ 12.6)
-Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành (Phúc Nhạc, 1781-1841, Lễ 12.7)
Còn nhiều vị khác anh dũng chịu cực hình, tù đầy, bị xử, bị khắc hai chữ ‘Tả Đạo’ trên má… Hai linh mục chính xứ Phát Diệm là Cha Kỳ bị chém đầu, cha Dũng chết rũ tù. Chủng Sinh Bột bị voi cuốn và đạp nát thân mình. Thi hài chủng sinh Bột được chôn cất dưới tháp chuông Tcv Phúc Nhạc, Phát Diệm (1999 được bốc?). Chính cha Trần Lục khi còn thày Sáu (1858) bị bắt, nhốt, đánh đập bị nhốt bị kìm kẹp thịt ở Nho Quan.
Các Thánh anh hùng tử đạo tiền nhân Phát Diệm vẫn còn bên cạnh con cháu và hướng dẫn dìu dắt trên đường mở Nước Chúa. Cha Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, khi các quan hỏi sao Cha không ham sống. Ngài trả lời ‘Ai mà không thích sống… Nhưng chết vì Chúa sẽ được lãnh phần thưởng trên Trời qúy giá trăm lần sự sống trần giàn’. Thánh Nữ Lê Thị Thành dặn con gái Ngài và chúng ta : ‘Con về bảo anh em coi sóc việc nhà, chịu khó giữ đạo, sáng tối đọc kinh, xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác Thánh Giá theo Chúa đến cùng, chẳng bao lâu chúng ta sẽ gặp nhau trên Thiên Đàng’
Máu Tổ Tiên tử đạo Phát Diệm làm nảy nở hun đúc đức tin giáo dân Phát Diệm cho tới ngày nay. Để Phát Diệm từ 1000 giáo dân thời cha Trần Lục (1865) đến 2001 là 140. 791 giáo dân với 65 giáo xứ. Không kể con dân Phát Diệm tản mát trên thế, sau 1975.
LM. PHÊRÔ TRẦN LỤC (sinh 1825, chánh xứ Phát Diệm 1865-1899)
Cha Phêrô Trần Lục thường gọi là Cụ Sáu, sinh năm 1825 tại Mỹ Quan, Nga Sơn, Thanh Hóa. Nhưng quê ngoại ở Bạch Bát, Ninh Bình. Ở đây ngài nghe tiếng gọi của Chúa và đi tu dưới sự hướng dẫn của cha Tiếu chính xứ Bạch Bát. Ngày còn là chủng sinh, Phêrô tỏ ra thông minh, đạo đức, can đảm phi thường, đã từng bị bắt, bị đánh đập nhưng vẫn xưng đạo trước bạo lực vua quan. Ngài chịu chức linh mục năm 1860, phụ trách ba giáo đoàn : Lạng Sơ, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Năm 1865, được cử làm chánh xứ Phát Diệm. Sự nghiệp ngài để lại cho Phát Diệm qua hai giai đoạn :
-1865-1875 : Ổn định và cải tiến dân sinh.
Vào thời bấy giờ, Phát Diệm là phần đất xình lầy, lau sậy. Hơn nữa lại bị đe dọa bởi nước mặn từ biển tràn vào và nước lũ từ thượng du đổ xuống. Cụ Sáu bắt tay vào kế hoạch đắp đê ngăn nước, đồn thời khai thác, mở rộng đất canh tác. Nhiều đê chạy ngang khoảng cách theo diện tích, vừa là trục giao thông thuận lợi vừa giữ đất phù sa. Chẳng bao năm khu đất Phát Diệm trở thành màu mỡ, dân cư khắp nơi kéo về lập nghiệp sinh sống làm ăn.
-1880-1891 : Xây dựng giáo khu Phát Diệm.
Sau khi dân chúng có đất canh tác, Cha Trần Lục chuẩn bị xây cất giáo khu Phát Diệm ngay khu đất giữa làng Phát Diệm trên thửa đất rộng và phân chia cân đối, đẹp mắt gồm hai khu riêng biệt.
. Khu nhà chung có tòa giám mục ngay cổng bên mặt, phía sau gồm rẫy nhà cho các cha thuộc văn phòng tổ chức, nhà hưu dưỡng, kho dự trữ thóc gạo (theo tài liệu cũ, trước 1954)
. Khu thánh đường, từ ngoài vào có ao hồ, đến phương đình bằng đá mài nhẵn cao 25m. Trên tháp chính có qủa chuông (việt) nam, nặng 125 kg, cao 1,90m. Chuông này đúc tại chỗ bằng vàng và đồng do giáo dân quyên tặng. Khoảng sân rộng giữa tháp chuông và nhà thờ chính có mộ Cụ Sáu. Nhà thờ chính tòa được xây trên nền đất cao khoảng gần 2m với 3 bậc thềm đá. Nhà thờ dài 80m, rộng 24m và cao 16m. Cả nhà thờ, phương đình đều xây mái ngói cong theo kiểu cung điện đền vua chúa. Hai bên nhà thờ chính có 5 nhà nguyện nhỏ và hai núi đá. Một nhà nguyện bằng đá và một nhà nguyện khác bằng gỗ gụ. Điểm đáng chú ý là toàn khu giáo đường đều kiến trúc theo kiểu Á Đông, có mái cong rất mỹ thuật đẹp mắt cân đối. Vào thời ấy không có phương tiện chuyên chở dễ dàng. Vật liệu xây cất, gỗ đá vận tải bằng bè mảng thả theo dòng nước thủy triều chảy. Nhân công điêu khắc do giáo dân tình nguyện. Khuân viên giáo khu được lát bằng gạch và có nhiều cây cao bóng mát.
Song song với hai công trình trên, Cụ Sáu chú tâm đến truyền giáo, dạy giáo lý và phổ biến kinh sách. Các bài giáo lý của ngài được viết theo thơ lục bát in thành tập gọi là ‘CaVè Cụ Sáu’. Cha qua đời 7.7.1899, thọ 74 tuổi. Lời di chúc của Cụ Sáu : Linh hồn tôi và linh hồn các con chiên là một. Linh hồn của họ mà không có linh hồn tôi, cũng như linh hồn của tôi mà không có linh hồn của họ đều là mồ côi. Vì thế, để còn ở lại với họ, tôi sẵn sàng chết trên thềm Thánh đường này. Đó là danh dự lớn lao cho tôi. Anh chị em đừng ngăn cản tôi nhận danh dự ấy khi nó đến cho tôi. (Kỷ Yếu Phát Diệm 1891-1991. Tr.202)
GM. ALEXANDRE MARCOU THÀNH (1857, 1902-1932)
Đức Cha Thành sinh 1857 tại Montpelier, nam Pháp (miền 34). Năm 1879, mới 22 tuổi, ngài thụ phong linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris. Năm 1880, cha qua truyền giáo tại VN. Ngày 18.10.1895, được chọn làm giám mục phó Hà Nội. Ngài về và đặt tòa giám mục tại Phát Diệm, ngày 8.2.1902. Đc là vị truyền giáo chú trọng tới xây chủng viện và tu viện đào tạo các linh mục, tu sỹ VN. Các trung tâm được xây cất:
-1903 : Dòng MTG Lưu Phương
-1909 : Tcv Thánh Phaolô Phúc Nhạc
-1912 : Đcv Thánh Giuse Thượng Kiệm
-1913 : Y viện Trì Chính
-1915 : Trường Thày Giảng Tam Châu, sau rời về Trì Chính, rồi làm Trường Thử,
1947.
-1920 :Y viện Phú Vinh
-1932 : Trường La San Phát Diệm, sau thành trường Trần Lục
Đc Thành có nhiều công tuyển chọn đề cử Gm VN như Đc Nguyễn Bá Tòng (Phát Diệm,1933) và Đc Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu, 1935). Tháng 4.1928, Đc mở Đại Hội Thánh Thể trong giáo phận. Sau này, Đại Hội này được tổ chức tại Hà Nội (1931), Saigon (1934). Thời ấy chỉ các tỉnh lớn mới có trường công. Ngài đã xin chính quyền mở tại Phát Diệm tư thục Công Giáo. Để có điều kiện văn bằng hợp lệ làm hiệu trưởng, các cha xứ phải thi lại, lấy bằng của chính phủ.
Về mặt dân sinh, tiếp nối chương trình Cụ Sáu, Đc hô hào dân chúng đắp đập quai đê, nối tiếp 10 cây số đê Tân Khẩn. Mở lớp dạy thêu, cắt may cho phụ nữ. Phát động phong trào trồng đay, cói, dệt chiếu qui mô theo các đội, để dễ trao đổi buôn bán. Chợ Năm Dân được thành hình cho dịch vụ buôn bán chiếu, cói và đay sợi hay vê.
Năm 1935, Đc Thành về hưu ở Thanh Hóa và qua đời 7.11.1939, ở tuổi 83. Thi hài ngài được chôn cất tại nhà thờ Phát Diệm.
GM. GB NGUYỄN BÁ TÒNG (1868, 1935-1944)
Đức cha GB Nguyễn Bá Tòng sinh 7.8. 1868, tại Gò Công và thụ phong linh mục 19.9.1896. Ngày 11.6.1933, ĐGH Pio XI tấn phong tại Roma. Năm 1933, Phát Diệm hân hạnh có Đc GB Nguyễn Bá Tòng, giám mục tiên khởi VN. Đc GB Nguyễn Bá Tòng, 11. 1933, về Phát Diệm làm Đc Phó Đc Thành. Thời Đc Tòng, Phát Diệm là giai đoạn độc lập trưởng thành về cơ sở, điều hành tổ chức giáo sỹ VN. Đc đã viết 70 thư luân lưu về tổ chức, điều hành và giáo huấn.
Về tổ chức, sau Đc có cha Tổng Quản như Cha Phan Đình Phùng, 1935-1940, Cha Luca Mai Học Lý, 1940-1954. Thời Đc Tòng Phát Diệm có 9 hạt. Mỗi hạt có 5 hay 6 xứ kế cận theo địa dư. Mỗi giáo xứ có 4,5 họ tùy nhân số. Ban điều hành : chánh, phó trương, thư ký, tuần kiểm, quản giáo (GLV). Đứng đầu ho : Trùm họ. Phát Diệm có 52 xứ.
Các hội đoàn: Ảnh hưởng nhiều là Hướng Đạo Công Giáo, Nghĩa Binh, Trung Binh, Con Đức Mẹ, Ca Vịnh.
Đc Tòng xây cất nới rộng khu nhà Tập Dòng MTG Lưu Phương. Xây trường Thày Giảng ở Trì Chính. Xây hội quán Kim Thanh, chứa tới 2000 người. Lập Dòng Kín ở Trì Chính. Thu nhặt vật liệu xây khu chợ Năm Dân.
Đc Tòng mất 11.7.1949, tại bệnh viện Phú Vinh, tuổi thọ 81. Thi hài chôn cất trong cung thánh nhà thờ chính tòa Phát Diệm.
Tình hình giữa tha765
GM. GIOAN MARIA PHAN ĐÌNH PHÙNG (1891,1940-1944)
Đc Gioan Maria Phan Đình Phùng sinh 1891, tại Kiến Thái xứ Trì Chính. Ngày 2.6. 1940, ngài được bổ nhiệm làm Gm Phó Phát Diệm, quyền kế vị, thì ngày 28.5.1944, Đc đột ngột
vĩnh viễn ra đi, sau khi chủ lễ khấn tại Dòng Xitô Châu Sơn. Đc chỉ nhận việc cai quản Phát Diệm được 5 tháng.
GM. ANSELMO TADEO LÊ HỮU TỪ (1896, 1945-1954)
Đc Anselmo Tadeo Lê Hữu Từ sinh 28.10.1896 tại Quảng Trị. Từ đầu, ngài tu triều, đến chức Sáu xin vào tu dòng Xitô Châu Sơn và thụ phong linh mục 22.12.1928. Ngày 25.12.1929, ngài khấn trọn đời trong dòng mang tên. Anselmo. Ngày 29.10.1945, ngài thụ phong giám mục và nhận quyền giáo phận Phát Diệm, 1.11. 1945.
Cuối 1945, Phát Diệm chưa hoàn hồn về nạn đói năm Ất Dậu. Thì dồn dập chính trị và quân sự do Nhật và Việt Minh. Công việc đầu tiên, là Đc chỉnh đốn và thúc đẩy ban Cứu Tế được thành lập thời Đc Tòng, 4.1945. Hoạt động tích cực hơn, để giúp đồng bào nghèo. Cho thu nhận khoảng 300 trẻ em mồ côi, thành lập viện mồ côi ở Trì Chính do thầy Bảo coi sóc. 1954, cô nhi viện này chuyển vào Nam, ở Bảo Lộc, nuôi các em khôn lớn. Ngày 10.12.1948, Liên Đoàn Bác Ái Công Giáo thành lập, đáp ứng nhu cầu người tỵ nạn khắp nơi. Liên Đoàn này sau sát nhập Liên Đoàn Bác Ái Quốc Tế, 10.5.1949. Ngày 28.10.1945, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo Phát Diệm được thành lập, hoạt động theo Công Gíao Tiến Hành. Sau biến thành Liên Đoàn Cứu Quốc và tới 15.8.1947 biến thành Tự Vệ Công Giáo. Ngày 10.12.1947, Đc can thiệp với chính quyền tha thuế cho dân chúng…
Trên cương vị chủ chăn, Đc Từ luôn là người cha nhân từ, thương con chiên. Ngài viết 131 thư luân lưu, chỉ thị và thông báo để hướng dẫn toàn giáo phận. Năm 1946, nhà in Lê Bảo Tịnh được thành tập, in sách báo. Ngày 4.7.1947, Phát Diệm xuất bản báo Tiếng Kêu, 4 trang, 1 đồng. Tới 16.10.1949, Tiếng Kêu hai lần đổi thành Lượm Tin và Đời Sống, tới 1954.
Đc Từ cho tái lập và cổ võ hoạt động mạnh hơn “Hội các Thày Cả Chầu Mình Thánh”. Hội cổ động việc năng rước lễ. Hội Tông Đồ Cầu Nguyện. Hội Chục Hạt Trẻ Em. Thành lập Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể, Đức Mẹ Fatima. Ngài cho phép chầu Mình Thánh vào Thứ Bảy đầu tháng kính Trái Tim Đức Mẹ và chiều thứ Sáu kính Trái Tim Chúa Giêsu. Ngày 15.8.1947, lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngài dâng toàn thể giáo phận cho Đức Mẹ.
Ngày 27.11. 1948, Đc Hồ Ngọc Cẩn, Bùi Chu qua đời. Tòa Thánh chỉ thị Đc Từ giám quản Bùi Chu, 1.1949, cho tới khi Đc Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám Đốc Đcv Phát Diệm làm giám mục thay thế, 4.8.1950. Từ đó hai giáo phận như “an hem” sát cánh trong công tác mục vụ, kéo dài tới sau 1954 ở miền Nam.
Từ 1951, tình hình an ninh trong giáo phận gặp nhiều khó khăn. Quân Đội Pháp chiếm phân nửa Tcv Phúc Nhạc. Trường Thử Trì Chính bị chiếm hoàn toàn, phải rời qua Dòng Kín. Năm 1952, Phát Diệm mở trường Đạo Sỹ, thu nhận ơn gọi muộn. Cũng năm này, Đcv Thượng Kiệm gửi các thầy ra Hà Nội học chung với Xuân Bích. Để bảo toàn giáo dục và ơn gọi, Phát Diệm quyết định xây cơ sở giáo dục mới tại Hà Nội. Tháng 5.1954, Đc Từ làm phép nhà, lễ khánh thành và dự định mở khóa 1954, thì hiệp định Genève, chia đôi đất nước. Trong chúc thư Ngài viết: “Ngày đau nhất trong đời tôi là ngày đất nước chia đôi”. (LS GP PD. ĐÔ. Trần Ngọc Thụ, 2021, tr. 202). Cũng trong thời gian này Foyer Phát Diệm ở Roma được mở. Cuối 1954, quân đội Pháp rút. Ngày 29.6.1954, Đc cùng ban Giám Đốc chủng viện, dòng MTC, chủng sinh, tu sỹ vượt thuyền xuống Kim Đài ra Hải Phòng vào Nam, ngày 15.7.1954.
Bước đầu trong miền Nam, số người không đông. Nên từ Đc, các cha, các chủng sinh, dòng MTG đều tập trung ở Phú Nhuận. Sau này, nhân số gia tăng. Nên chia thành nhiều cơ sở khác nhau. Chỗ cũ để cho Tcv Phúc Nhạc cho đến khi hết huấn luyện chủng sinh. Chỗ này biến thành Trung Học Phát Diệm. Nay, nhà nước một nửa làm trường học, bên phải. Một nửa, giữa, của Phát Diệm.
Năm 1960, các chủng viện sát nhập vào các địa phận miền Nam. Đc chuyển qua Võ Duy Nghi, Phú Nhuận. Đcv ở 98 Chi Lăng, học chung với Bùi Chu, đường làng Gia Định. Nhà hưu dưỡng cho các cha và Dòng MTG ở Gò Vấp được mở. Giáo dân Phát Diệm di cư có khoảng 50.000, ở Phú Nhuận, Bình An, Gia Kiệm, Bảo Lộc và Cái Sắn.
Năm 1958, Đc Từ làm giám đốc Trung Tâm CG Tiến Hành ở Nguyễn Đình Chiểu, Tân Dịnh. Ngày 27.4.1967, Ngài qua đời tại bệnh viện Saint Paul, Saigon. Thọ 71 tuổi. Linh cữu chôn cất tại sân nhà hưu dưỡng Phát Diệm, Gò Vấp, Sài Gòn. Trong di chúc, 5.4.1967, Đc viết có câu: Về vật chất, tôi đã sống khó khăn và muốn chết khó nghèo. Tôi chẳng có gì để trối lại. (LS GP PD 1901-2021. Đô Trần Ngọc Thụ, tr.198)
GM. PHAOLO BÙI CHU TẠO (1909, 1959 -1998)
Đc Phaolô Bùi Chu Tạo sinh 1909, tại họ Tam Châu, xứ Phúc Nhạc, thụ phong linh mục năm 1928. Năm 1954, khi Đc Từ vào Nam thì đề cử Cha Tạo là giám quản giáo phận. Ngày 14.4.1959, Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm Gm Phát Diệm
Trước 1954, Phát Diệm có 160 cha, sau đó chỉ còn 26. Một số cha đã vào Nam lại xin trở về Bắc.
Ngày 13.3.1987, trong điện văn chúc mừng, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gửi Đc Tạo mừng 50 năm linh mục, đã xác nhận sự can đảm kiên trì của Phát Diệm mà Đc Tạo là chủ chăn đại diện : Trong thời gian qua, Đc không quản ngại khó khăn săn sóc và quản trị giáo phận với sự khôn ngoan và kiên nhẫn đáng kính phục…Xin Chúa củng cố Đc và các linh mục và giáo dân trong đức tin kiên trì và lòng trung thành với Giáo Hội
Năm 1991, Đc Tạo quyết định tổ chức kỷ niệm thánh đường Phát Diệm xây cất được 100 năm. Trong thư chung Đc viết: Nhà thờ Phát Diệm là hình ảnh Hội Thánh, và Giáo Phận. Muốn xây nhà thờ, thì phải có cột, xà, kèo, đá, gạch, ngói…Các vật liệu ấy phải đục, đẽo, cưa, bào, rồi mới lắp lại cho tất cả ăn khớp với nhau thành một cái gì vững chắc. Trong nhà thờ, hết mọi thành phần dù là những gì nhỏ nhất như viên đá, miếng ngói, hòn gạch, đều quan trọng và đều có một vai trò, vì có nó mới xây nên nhà thờ. Trong Hội Thánh và cách riêng Giáo Phận chúng ta cũng thế. Như lời Thánh Kinh: “Anh em là những viên đá sống động, bị người ta loại bỏ. Nhưng được Thiên Chúa chọn lựa và coi là qúi giá. Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh dâng những lễ tế thêng liêng đẹp lòng Người’ (1Ph 2,5). Hội Thánh trong Giáo Phận chính là đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa xây bằng những viên đá sống là mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống đức tin và đoàn kết với nhau thì chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, trong đó chúng ta dâng tế lễ thiêng liêng tức là bản thân mình và lễ tế này rất đẹp lòng Chúa… (Phát Diệm 25.10.1990) (Kỷ Yếu Phát Diệm. Ca. HK.1992, ttr. 258-259)
Nhân dịp giỗ mãn tang Đc, 5.5.2004, Ban Biên Soạn Phát Diệm phát hành ‘Thư chung Đc Phaolô Bùi Chu Tạo, Gm Phát Diệm, 1959-1998’, Gồm 79 thư chung. (303 trang)
Trong thư chung nhân dịp về hưu, 1.12.1998, Đc viết, mới thấy trách nhiệm Gm : Thánh Gm Tiến sỹ Augustino đã nói với các tín hữu: chức vụ giám mục quả là gánh nặng.Vì anh em chỉ phải thưa với Chúa về đời sống mình, còn tôi không những phải thưa với Chúa đời mình, mà còn phải thưa với Chúa về đời sống anh em nữa… (Phát Diệm 1.12.1998) (Thư chung…tr. 296)
Vì lý do sức khỏe, trong 40 năm, Đc đau nặng 3 lần, Đc Tạo xin bổ nhiệm các Đc Phó:
GM Phó Giuse Nguyễn Chí Thanh (1964-1974)
(x. Thư Chung, 28.5.1974)
GM Phó Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1971-1981)
(x. Thư chung 3.2.1982)
GM Phó Giuse Nguyễn Văn Yến (1988-2009)
(x. Thư chung, 18.11. 1988)
Khi làm Đc Phó, Đc Yến là người hợp tác đắc với Đức cha chính. Đc Phó Nguyễn Văn Yến đã tỏ ra tài ba, quán xuyến không quản ngại, khi được trao phó. Với thời gian, nhiều nhà thờ bằng gỗ, cũ, mối mọt, xiêu vẹo, đổ nát, hư hỏng :
- 1988, xây nhà nguyện trong khu tòa Giám Mục
- 1992, xây các nhà thờ Cồn Thoi, Quảng Phúc, Sào Lâm
- 1993, sửa các nhà thờ xứ Tùng Thiện, Tống Thị, Dưỡng Điềm
- 1994, sửa các nhà thờ xứ Xích Thổ, An Ngãi, Quy Hậu, Đường Quan
-1995, trùng tu các nhà thờ xứ Phú Thận, Uy Kỳ Đức, Tân Khẩn, Vô Hốt, Hiếu Nghĩa, Kim Đài, Duyên Khê. (LSPD, 2021.ttr, 222-223)
Công lớn là mặt đức tin, nâng đời sống cầu nguyện
-Phát động phong trào ‘dạy và học giáo lý’. Tuyển GLV. Có tới 1000 GLV cho cả Gp.
- In lại sách kinh, sách bổn.
- Chấn chỉnh lại tháng 5 và 10 tôn kính Đức Mẹ
- Tận tụy đến các xứ không có cha xứ, dâng lễ và giảng
Và Đc Tạo bổ nhiệm thêm các cha Tổng Đại Diện (cha Chính Địa Phận)
- Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1974-1980)
- Cha Guise Nguyễn Chí Thanh (1979-1974)
- Cha Phêrô Vũ Hiến Cúc (1980-1984)
- ĐÔ Giuse Phaolô Tịnh Nguyễn Quang Thiều (1984-1989)
(x. Kỷ Yếu Phát Diệm 1891-1991. Ttr.37-38)
Trong thời đầu làm giám mục Đc truyền chức linh mục cho hai linh mục già (đã qua đời) và 24 cha và 1 cha Dòng Châu Sơn, Đc cũng phong chức Ptvv cho thầy già Giuse Hiến ở Bình Sa.
Về chủng sinh, năm 1957, huấn luyện tại Cv Thượng Kiệm. Sau vì không có chủng viện (bị tịch thu, 1979) nên không thể huấn luyện. Mãi năm 1989, mới gửi được 8 thầy lên Hà Nội. 7 thầy được thụ phong linh mục. Trong những năm 1993 và 1996, đều gửi 8 thầy lên Hà Nội.
Về Dòng MTG, từ 1954, nhà Dòng di cư vào Nam gần hết, còn lại chừng 30 nữ tu coi nhà. cho nên mãi sau mấy năm Đc Tạo mới tổ chức lại nhà Dòng, nhận đệ tử và huấn luyện, vào nhà tập và cho khấn đơn. Ngày 11.10.1962, cho bầu lại Bề Trên. Bà Toàn (có em là cha Phạm Minh Đăng, chính xứ Bình Thái, Q7, Saigon) làm Bề Trên và bà Hiếu làm Phó.
Đầu năm 1958, lần đầu tiên Đc tổ chức tĩnh tâm cho các Cha trong địa phận (26 cha)
(VietCatholic News 5.5.2001)
GM. GIUSE NGUYỄN VĂN YẾN (1942, 1998 -2009)
Đc Tạo toại nguyện vì có người kế vị. Vì thiếu linh mục Đc Tạo phụ trách thêm các xứ Tôn Đạo, Phú Hậu, Hòa Lạc, Ứng Luật và Hướng Đạo. Đc Yến coi thêm mục vụ các xứ Văn Hải, Hóa Lộc, Tân Khẩn, Tân Mỹ, Như Tân, Tùng Thiện và Cồn Thoi.
Ngày 15.10. 1998, Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm Đc Giuse Nguyễn Văn Yến Giám Mục Phát Diệm. Đc Yến đốc công đã xây khu nhà nguyện, ở giữa, 1999, và khu nhà chung 3 tầng, có tòa giám mục, nơi cho khách hành hương, khu nhà xứ 2 tầng, 2001. Vì khu cũ rải rác đổ nát. Nhất là sau 1962 và 1972, khu nhà chung bị bom tàn phá.
Từ ngày có khu nhà chung, các phái từ khắp nơi, cả nước ngoài về thăm Phát Diệm. Kẻ ở người đến thăm, tình yêu thắm thiết mặn nồng :
(Gm Phó Giuse Nguyễn Văn Yến. Thư Chung, 25.1.1991)
Xuất ngoại. Cuối tháng 10.1994, Đc qua Roma, cùng với các tân Giám Mục yết ĐGH và dự khóa bồi dưỡng, theo lời mời của bộ Truyền Giáo. Năm 2000, Đc tham dự JMJ lần XV tại Roma, có mặt gần 2 triệu bạn trẻ. Ngày 21. 2. 2021, Đc qua Roma tham dự lễ vinh thăng Hồng Y của ĐTGM Nguyễn Văn Thuận.
Đc Tạo và Đc Yến, luôn nhắc nhớ con chiên bổn đạo gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ:
(Gm Phaolô Bùi Chu Tạo và Gm Phó Nguyễn Văn Yến. Thư Chung, 28. 5.1991)
Hai vị chủ chăn dạy cho con cháu hiểu biết hơn ‘Giáo Hội là Công Giáo Tông Truyền.Thư chung có 3 phần : 1) Người giáo dân trong Giáo Hội. 2) trong Giáo Xứ. 3) và các bổn phận trần thế. (Thư Chung, 6. 9.1991, mang tên “Địa vị và vai trò của người giáo dân’’. Gm Phaolô Bùi Chu Tạo và Gm Phó Nguyễn Văn Yến.
Từ ngày có Đc Năng về Phát Diệm (2009) Đc Yến về nghỉ hưu tại Sở Kiện, Hà Nội. Ngày 31.8.2021, Đc Yến về trung tâm Mục Vụ tòa GM Phát Diệm tĩnh dưỡng (x. Thư cám ơn của Đc Nguyễn Văn Yến, 31.8.2921)
GM GIUSE NGUYỄN NĂNG (1953, 2009-2018)
Đc Giuse Nguyễn Năng là người Tam Châu, con cháu Phát Diệm lại được bổ nhiệm coi sóc Phát Diệm. Thật qúi và hợp lý.
Ngày ra mắt sau 2 năm vắng bóng chủ chăn, 24.8.2009, của Đc Giuse Nguyễn Năng, có mặt
Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, ghi trong phim tư liệu, gồm 2 diễn văn chào-đáp và ghi lễ Tuyên Xưng Đức Tin của Đức Tân Giám Mục Phát Diệm.
Một mặt xây dựng vật chất. Xây nhà mục vụ nhờ vận dụng kế hoạch đóng góp tài chánh “3.000 đồng” của các gia đình, xây ‘nhà chung’ theo ‘Dự án mục vụ 10 năm’, 2017-2027. Nhà này dùng các hội đoàn họp, cho sinh hoạt của TN TT hay Giới Trẻ, lớp Giáo Lý.
Một mặt chăm sóc về mặt thiêng liêng qua các thư chung…
Khi còn ở Phát Diệm, 2017, Đc đã viết Lời Giới Thiệu ‘Hồi Ký Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô Phát Diệm, 1887-1967’
Hiện nay, Phát Diệm đón nhận hàng năm các thầy Thần Học năm thứ I của Đcv Hà Nội ăn học tại Trường Thử cũ, sửa chữa lại khang trang đẹp đẽ.
ĐỨC TGM GIÁM QUẢN GIUSE NGUYỄN NĂNG (2018-2023)
Thời gian làm Giám Quản, 22. 10. 2021, ĐTM Nguyễn Năng và Ban Truyền Thông Phát Diệm tái phát hành, có tu sửa, cuốn ‘Lịch Sử Giáo Phận Phát Diệm’ (1901-2001), của Đô Trần Ngọc Thụ. Sách này đã in 1ần đầu tại Paris 2001.
Ở đây ghi lại sinh hoạt mùa ‘thánh hiến’ của Phát Diệm (qua youtube) trong những tháng (7,8 và 9.2022) cuối năm mục vụ là kết quả của thời gian đào tạo huấn luyện lâu dài.
- 10.5 2022, Xứ Thiện Dưỡng, mừng kỷ niệm 130 năm thành lập, 1802-2022. Nghe kể lại, khi còn Cụ Sáu, có nhờ giáo dân Thiện Dưỡng vào rừng đem những cây gỗ hay phiến đá về xây quần thể Phát Diệm. Đáp lại, Cụ cho thợ đục đẽo lên giúp Thiện Dưỡng xây nhà thờ, có mái cong giống Phát Diệm
-5.7.2022. Linh mục đoàn tĩnh tâm (năm 2021 có 135 linh mục). Tại nhà nguyện Tòa Giám Mục. Đức Giám Quản, TGM Giuse Nguyễn Năng giảng phòng. Đề tài ‘Mục tử liên đới với dân Chúa’.
-6.7.2022, xứ Sào Lâm, đoàn TNTT mang tên Đa Minh Đạt, ra mắt giáo xứ.
Cùng ngày, xứ Hòa Lạc tổ chức kỷ niệm mừng 110 năm thành lập. Có ĐTGM Năng, Đc Yến đến tham dự.
- 25.7.2022, tại xứ Cách Tâm, các GLV : Cách Tâm (32 glv), Mông Hưu (20) và Quân Triêm
(16) hội thảo ‘GLV là trái tim của Hội Thánh’. Sau đó dự lễ kính CP Anrê Phú Yên
-11+12.7.2022, Ngày Lễ Sinh, chia 3 giai đoạn :1) Khai mạc, giao lưu thể thao giữa Fc. Clergy Phát Diệm và Thái Bính. 2) Gía trị ơn gọi. 3) Chia sẻ ơn gọi.
- 25.7. 2022, xứ Tôn Đạo có 60 em Dự Bị Huynh Trưởng, qua 3 ngày sa mạc
-1-29.7.2022, xứ Văn Hải, dành một tháng, Đoàn TNTT đã học hỏi về ‘Hiệp Hành trong Yêu Thương’
-31.7.2022, xứ Cách Tâm có 69 em lãnh phép Thêm Sức do cha Đại Diện Antôn Vũ Văn Tự trao ban.
- Ngày 18.8. 2022, xứ Uy Đức có 29 em lãnh phép Thêm Sức do cha Đại Diện Antôn Vũ Văn Tự trao ban.
- Ngày 19.8.2022, tổ chức huấn luyện và quàng khăn cho TNTT, thảo luận ‘Hiệp Hành cùng Chúa Kitô trên đồi Gongotha’
-25.8.2022 : tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm,11 tân Linh Mục chịu chức do Đức TGM Giám Quản Nguyễn Năng truyền chức. Được biết linh mục đoàn Phát Diệm có 135, luôn cả 11 cha mới. Dịp này tòa GM thuyên chuyển 41 cha trong giáo phận.
Đức TGM còn gửi thư hướng dẫn về mặt thiêng liêng :
- Ngày 1.10.2021, thư gửi gia đình giáo phận Phát Diệm (về Tháng Mân Côi)
- Thư mục vụ Mùa Chay, 2.3.2022 mang tên ‘Kinh nghiệm thiêng liêng trong đại dịch đến đời sống mới của Chúa Kitô phục sinh’
- Ngày 8.6.2022, Giảng lễ về ‘Hội Nghị Tiền HĐGM cấp giáo phận’
- 25.4.2023, dâng lễ tạ ơn, hết làm Giám Quản Phát Diệm
Phát Diệm trải qua hơn một thế kỷ lịch sử hào hùng vẻ vang và tự hào. Phát Diệm vượt mọi trở ngại, chông gai giữ lấy danh thơm tiếng tốt của tiền nhân, xứng đáng là con đầu lòng của Giáo Hội VN. Phát Diệm hãnh diện không phải xây dựng cho mình mà còn đóng góp nhiều nhân tài sinh trưởng tại Phát Diệm phục vụ khắp nơi.
-Đc Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, sinh tại Tôn Đạo, Giám Mục Bùi Chu (1950-54), Qui Nhơn (1957) và Đà Nẵng (1963)
-Đc Vinsơn Phaolô Phạm Văn Dụ, sinh tại Ninh Bình, Gm Cao Bằng Lạng Sơn, 1960. Ngày 30.11.2021, khi khai quật mộ lên thì thân xác Ngài và lễ phục còn nguyên. (Thư của Đc Châu Ngọc Tri. 2021)
-Đc Phêrô Phạm Tần, sinh tại Hàm Phu, Giám Mục Thanh Hóa (1959-1990)
- Đức HY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, sinh tại Bình Sa, Giám Mục Bắc Ninh (1963), Giám Mục Hà Nội (1990) Hồng Y (1994)
-Đc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, sinh tại Phú Vinh, Giám Mục Xuân Lộc (1975-2007). Chủ Tịch HĐGMVN (1989-1995)
-Đc Giuse Nguyễn Phụng Hiểu, sinh tại Hàm Phu,1921, Giám Mục Hưng Hóa (1991-1992)
-Đc Gioan Đỗ Văn Ngân, sinh tại Phát Diệm 1953, Giám Mục Xuân Lộc (2017 - nay)
-Đc Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh, sinh tại Cần Thơ 1955, Giám Mục Đà Lạt (2015 - nay).
Nhưng ông cố Phêrô Nguyễn Minh (+2020) người Phúc Nhạc, Bà cố Anna Phạm Thị Yên (+ 2005) người Dục Đức, Phát Diệm
-Đô Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, sinh tại Văn Hải, 1918, Thư Ký Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1998-2002). Cáo Thỉnh Viên Phong Hiển Thánh cho 117 vị Thánh, ở Roma, 1988.
-Đô Đa Minh Vũ Văn Thiện, sinh tại Dưỡng Điềm, Giám Đốc Foyer Phát Diệm, Roma (+ 2011)
-Đô Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, sinh tại Quân Triêm (1937-2017), Bộ Phụng Tự, Roma.
-Đô Phanxicô Phạm Văn Phương, sinh tại Tôn Đạo (1939- nay) du học Hoa Kỳ, 1972, hiện ở tiểu bang Atlanta, HK.
Ngày 25.3.2023, ĐGH Phanxicô tiến cử Cha Phêrô Kiều Công Tùng làm Gm chính tòa Phát Diệm. Khẩu hiệu : ‘Xin vâng can đảm bước đi’ (x. Gl 5,25). Ngày 16.5.2023, 7g, tại Phát Diệm thánh lễ phong chức và nhậm chức.
Xin tóm lược tiểu sử Tân Gm :
- Sinh 24. 3. 1964, Thủ Đức, xứ Cao Thái, Sài Gòn
- 1993- 1999 : Tu học Đcv Sài Gòn
- 30.6.1999 : Thụ phong linh mục tại nhà thờ Sài Gòn
- 1999-2003 : Phó xứ Bùi Phát, Sài Gòn
- 2004-2009 : Du học Boston, HK. Tốt nghiệp Thạc Sỹ Mục, Thánh Nhạc và Thần Học.
- 2009-2010 : Phụ Tá nhà thờ chính tòa Sài Gòn.
- 2010-nay : Giáo sư Đcv Sài Gòn
- 2016-nay : Chưởng ấn Sài Gòn
Kết luận
Sự trưởng thành trong đức tin và tồn tại của Giáo Hội Phát Diệm là nhờ ân sủng, với sức mạnh Thánh Linh mà chỉ ai sống ở Phát Diệm mới xác tín được. Thiên Chúa đã trao ban cho các vị chủ chăn sự khôn ngoan và giáo dân đức tin vững mạnh, cho Phát Diệm vượt sóng gió, ba đào tưởng như không thoát nổi để Phát Diệm còn mãi. Nhiều biến cố lịch sử qua đi, người Phát Diệm tin tưởng trong lo âu là ơn đặc biệt là ‘phép lạ’ Chúa dành cho. Hơn 100 năm tràn đầy Ơn Thánh, sự phù hộ của Đức Mẹ Mân Côi và trợ giúp của các Thánh Tử Đạo Phát Diệm.
Con cháu Phát Diệm hôm nay dù ở bất cứ nơi đâu đều mang nặng tình sâu nghĩa nặng đối với tiền nhân và mong đền đáp. Được biết thế hệ trẻ đàn em Phát Diệm ở hải ngoại sẵn sàng trở về quê hương. Nhân lực ưu tú thế hệ trẻ bắt đầu ghi vào trang sử đầu sau hơn 100 năm cho Trang Sử Phát Diệm với quyết tâm nếu không đẹp hơn thì ít nhất cũng bằng 100 năm đầu.
Thánh đường cổ kính Phát Diệm còn đó. Tiếng chuông từ phương đình Phát Diệm vẫn nhắc nhở mời gọi con cháu Phát Diệm ngày sum họp và giữ lấy ‘Truyền Thống Phát Diệm’ mãi mãi nối tiếp.
(Ns DCÂC số 108. 10. 1991. Ttr :7-11.
Bổ túc, Paris lễ Đức Mẹ Lên Trời, 15.8.2022)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Ns GXVN Paris, số 174, 1.6.2001. Ttr. 17-21 và DCÂC số 108. 10. 1991. Ttr :7-11
-Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Tân Việt.1954
-Lm. Phan Phát Huồn, CSSR. Việt Nam Giáo Sử. 1955, 1962
-Lm. Đoàn Độc Thư và Xuân Huy : Giám Mục Lê Hữu Từ và Phát Diệm
- P.J.B. Trương Vĩnh Ký : Voyage au Tokin en 1876. (bản tiếng Việt, 32 trang)
Saigon. Bản in nhà hàng C. Cuiliand et Martinon.
- Bernard Fall : Le Viet Minh. Azmend Colin, Paris, 1960
-‘L’avenir du Tonkin’. Compte rendu du 29 Septembre 1938 de S.E Mgr Tong :
LE PÈRE SIX
- Mgr Olichon, Le Père Six Curé de Phat-Diem Vice-roi en Annam. Librairie BLOUD &GAY. Paris-6e