Úc Châu: Giáo hội phản bác đề xuất luật an tử
Đức Tổng Giám Mục Sydney lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chống lại một đạo luật được đề xuất hạn tuổi được trợ tử tự nguyện là 14 tuổi tại Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT).
(Tin Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Sydney đã cảnh báo rằng một khuôn khổ pháp lý mới được đề xét bởi Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT) cho phép trẻ em từ 14 tuổi được trợ tử tự nguyện (VAD) có thể khiến cho “bất kỳ ai muốn” đều được quyền trợ tử.
Trợ tử tự nguyện ở Úc
Trợ tử tự nguyện đã được giới thiệu ở các tiểu bang Úc Châu từ ngày 31 tháng 1 năm 2023, sau Nam Úc, Victoria, Queensland, Tasmania và gần đây là New South Wales (28 tháng 11 năm 2022) chấp thuận luật trợ từ sau khi Đạo luật về trợ tử của Úc năm 1997 bị bãi bỏ. Giờ đây luật trợ tử lại được các nghị viện tiểu bang và lãnh thổ thông qua.
Tất cả các tiểu bang đều đồng ý rằng người tự quyết đó phải ít nhất 18 tuổi và đang mắc bệnh, bệnh tật hoặc tình trạng khiến họ đau khổ và có khả năng đưa ra quyết định một cách độc lập.
Dự luật do chính phủ Thủ đô (ACT) đề xuất sẽ giảm số tuổi xuống là 14 trở nên và cũng sẽ loại bỏ yêu cầu về thời gian cho phép trợ tử dự kiến từ 6 đến 12 tháng người quyết định bị các chứng bệnh đau đớn quá sức chịu đựng!...
Bà bộ trưởng Nhân quyền của Thủ đô (ACT) là bà Tara Cheyne, người đứng đầu đề xuất, nói với truyền thông Úc rằng trẻ em nên có quyền lựa chọn giống như người lớn về cách chúng kết liễu cuộc đời vì 'những người trẻ dưới 18 tuổi cũng có thể trải qua giai đoạn cuối đời mà không thể chịu đựng được, trước những căn bệnh nan y'.
Đức Tổng Giám Mục Fisher: tiêu chuẩn ngày càng thấp
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đề xuất này. Ngài nói: “Thực tế là, mọi lãnh vực tài phán trên thế giới đã đi theo con đường trợ tử, đã dần dần tước bỏ mọi biện pháp bảo vệ cho mình. “Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu như đề xuất của Thủ đô (ACT), với tiêu chuẩn thấp, thì họ sẽ kết thúc mọi trường hợp mà không có gì ngăn cản nổi!”
Đức Tổng Giám Mục Sydney cũng đặt câu hỏi tại sao những đứa trẻ 14 tuổi được coi là quá trẻ để lái xe và bỏ phiếu nhưng lại đủ trưởng thành để “đưa ra quyết định sinh tử”.
Đức Tổng Giám Mục Sydney lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chống lại một đạo luật được đề xuất hạn tuổi được trợ tử tự nguyện là 14 tuổi tại Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT).
(Tin Vatican)
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher Sydney đã cảnh báo rằng một khuôn khổ pháp lý mới được đề xét bởi Lãnh thổ Thủ đô Úc (ACT) cho phép trẻ em từ 14 tuổi được trợ tử tự nguyện (VAD) có thể khiến cho “bất kỳ ai muốn” đều được quyền trợ tử.
Trợ tử tự nguyện ở Úc
Trợ tử tự nguyện đã được giới thiệu ở các tiểu bang Úc Châu từ ngày 31 tháng 1 năm 2023, sau Nam Úc, Victoria, Queensland, Tasmania và gần đây là New South Wales (28 tháng 11 năm 2022) chấp thuận luật trợ từ sau khi Đạo luật về trợ tử của Úc năm 1997 bị bãi bỏ. Giờ đây luật trợ tử lại được các nghị viện tiểu bang và lãnh thổ thông qua.
Tất cả các tiểu bang đều đồng ý rằng người tự quyết đó phải ít nhất 18 tuổi và đang mắc bệnh, bệnh tật hoặc tình trạng khiến họ đau khổ và có khả năng đưa ra quyết định một cách độc lập.
Dự luật do chính phủ Thủ đô (ACT) đề xuất sẽ giảm số tuổi xuống là 14 trở nên và cũng sẽ loại bỏ yêu cầu về thời gian cho phép trợ tử dự kiến từ 6 đến 12 tháng người quyết định bị các chứng bệnh đau đớn quá sức chịu đựng!...
Bà bộ trưởng Nhân quyền của Thủ đô (ACT) là bà Tara Cheyne, người đứng đầu đề xuất, nói với truyền thông Úc rằng trẻ em nên có quyền lựa chọn giống như người lớn về cách chúng kết liễu cuộc đời vì 'những người trẻ dưới 18 tuổi cũng có thể trải qua giai đoạn cuối đời mà không thể chịu đựng được, trước những căn bệnh nan y'.
Đức Tổng Giám Mục Fisher: tiêu chuẩn ngày càng thấp
Đức Tổng Giám Mục Fisher đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đề xuất này. Ngài nói: “Thực tế là, mọi lãnh vực tài phán trên thế giới đã đi theo con đường trợ tử, đã dần dần tước bỏ mọi biện pháp bảo vệ cho mình. “Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu như đề xuất của Thủ đô (ACT), với tiêu chuẩn thấp, thì họ sẽ kết thúc mọi trường hợp mà không có gì ngăn cản nổi!”
Đức Tổng Giám Mục Sydney cũng đặt câu hỏi tại sao những đứa trẻ 14 tuổi được coi là quá trẻ để lái xe và bỏ phiếu nhưng lại đủ trưởng thành để “đưa ra quyết định sinh tử”.