1. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chống lại sự phân cực trước cuộc họp lớn của Giáo hội
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng cuộc gặp gỡ toàn cầu sắp tới tại Vatican sẽ là thời điểm thuận lợi cho sự đoàn kết và tình huynh đệ và không gây ra sự phân cực hơn nữa trong Giáo Hội Công Giáo.
Vị Giáo hoàng 86 tuổi đã phát biểu tại buổi cầu nguyện đại kết với sự tham dự của các nhà lãnh đạo của nhiều Giáo hội Kitô giáo khác nhau tại Quảng trường Thánh Phêrô trước khi khai mạc vào hôm thứ Tư tới đây của cuộc họp lớn kéo dài một tháng ở Vatican, được gọi là thượng hội đồng, có thể vạch ra kế hoạch tương lai của Giáo Hội.
“Chúng ta hãy cầu xin cho Thượng Hội đồng trở thành một 'kairos' hay thời thuận lợi của tình huynh đệ, một nơi mà Chúa Thánh Thần sẽ thanh lọc Giáo hội khỏi những chuyện ngồi lê đôi mách, những ý thức hệ và sự phân cực,” ngài nói, sử dụng từ Đông Phương cổ đại ‘kairos’ khái có nghĩa là một thời điểm thích hợp hoặc quan trọng để làm một cái gì đó có ý nghĩa
Khoảng 18.000 người, hầu hết là các Kitô hữu trẻ từ khắp nơi trên thế giới, đã tham dự, đọc lời cầu nguyện cho các nạn nhân của chiến tranh, bất công và bạo lực tình dục cũng như kêu gọi bảo vệ môi trường. Hàng trăm người sau đó đã bắt đầu một cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày ở phía bắc Rôma trước khi khai mạc Thượng hội đồng.
Thượng hội đồng diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 đã được chuẩn bị trong hai năm, trong đó người Công Giáo trên khắp thế giới được hỏi về tầm nhìn của họ đối với tương lai của Giáo hội. Phiên họp cuối cùng thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2024 và tiếp theo là một tài liệu của Đức Giáo Hoàng được là một tông huấn sau Thượng Hội Đồng.
Thượng hội đồng đã gây tranh cãi kể từ khi Đức Phanxicô công bố lần đầu tiên vào năm 2020. Nhiều nhóm khác nhau đã đến Rôma để tổ chức các cuộc họp báo, thuyết trình và phản đối nhằm minh họa quan điểm, đề xuất và yêu cầu của họ.
Những người đề xuất đã hoan nghênh các cuộc tham vấn như một cơ hội để thay đổi động lực và quyền lực của Giáo hội; và mang lại tiếng nói lớn hơn cho giáo dân Công Giáo, bao gồm cả phụ nữ và những người ở bên lề xã hội. Cũng có những vị theo ý thực hệ cấp tiến như Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức kỳ vọng rằng Thượng Hội Đồng này sẽ xem xét việc chúc lành cho các cặp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ và thay đổi các giáo huấn về tính dục.
Những kỳ vọng quá lớn của những người cấp tiến, cố nhiên, gây ra những phản ứng nơi những người Công Giáo bảo thủ, cho rằng quá trình này là lãng phí thời gian, có thể làm xói mòn cơ cấu phẩm trật của Giáo hội gần 1,3 tỷ thành viên và về lâu dài có thể làm tan loãng giáo lý truyền thống.
Khoảng 365 “thành viên” có quyền biểu quyết sẽ tham dự, cùng với khoảng 100 người tham gia khác như quan sát viên và đại biểu từ các Giáo hội Kitô giáo khác. Phụ nữ sẽ được phép bỏ phiếu lần đầu tiên.
Buổi cầu nguyện có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Kitô giáo bao gồm Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby, nhà lãnh đạo tinh thần của hiệp thông Anh giáo trên toàn thế giới, và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô có trụ sở tại Istanbul.
Đức Phanxicô cũng nói về Thượng Hội đồng sắp tới vào sáng thứ Bảy khi ngài nâng 21 vị giám mục lên hàng Hồng Y, củng cố thêm di sản của ngài và nâng cao đáng kể tỷ lệ đại cử tri do ngài chọn sẽ có quyền bỏ phiếu cho người kế vị.
Trong bài giảng tại sự kiện đó, ngài đã kêu gọi “một Giáo hội hòa hợp và đồng nghị hơn bao giờ hết”.
Sử dụng phép ẩn dụ về một dàn nhạc, Đức Phanxicô dường như đề cập đến sự chia rẽ giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ trong Giáo hội, khi nói rằng một phần hoặc một nhạc cụ không thể chơi một mình hoặc át đi những phần khác.
Ngài nói, công việc của ngài, với tư cách là “người chỉ huy” là lắng nghe và cố gắng đạt được “sự trung thực sáng tạo”.
2. Ngoại trưởng Josep Borrell cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ tăng cường tài trợ cho Ukraine
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, cho biết hôm Chúa Nhật rằng khối sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tài trợ tạm thời vào cuối ngày thứ Bảy, trong đó chưa đề cập đến viện trợ cho Ukraine.
Borrell phát biểu trong một cuộc họp báo trong chuyến thăm Kyiv rằng trước “mối đe dọa hiện hữu đối với Âu Châu”, các đề xuất cho thấy Liên Hiệp Âu Châu muốn tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ông đã phát biểu như vậy sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, người vừa được bổ nhiệm vào tháng trước.
“Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ nhưng về phía chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường sự ủng hộ của mình,” Borrell nói khi được hỏi về cuộc bỏ phiếu ở Washington.
Ông nói: “Người Ukraine đang chiến đấu bằng tất cả lòng can đảm và năng lực của mình. Ông nói thêm, nếu Liên Hiệp Âu Châu muốn họ thành công hơn, “chúng ta phải cung cấp cho họ vũ khí tốt hơn và lớn hơn”.
3. Bộ Ngoại Giao Ukraine nhận định rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng”
Một quan chức Ukraine khác cho biết, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng” bất chấp tin tức rằng ngân sách tạm thời mà Quốc hội thông qua nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa không bao gồm hỗ trợ tài chính mới cho Kyiv.
Oleg Nikolenko, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine, cho biết việc đóng cửa có thể ảnh hưởng đến các chương trình viện trợ đang diễn ra nhưng ngân sách tạm thời sẽ không ảnh hưởng đến hàng tỷ Mỹ Kim hỗ trợ tài chính đã được các nhà lập pháp ở Washington cam kết.
Nikolenko nói: “Sự ủng hộ dành cho Ukraine vẫn mạnh mẽ không ngừng cả trong chính quyền Mỹ, ở cả hai đảng, trong lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ và quan trọng nhất là trong lòng người dân Mỹ”.
Việc chưa đề cập đến viện trợ bổ sung của Ukrainetrong dự luật tài trợ ngắn hạn nhằm duy trì chính phủ liên bang hoạt động cho đến ngày 17 tháng 11 đã làm dấy lên mối lo ngại đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga.
4. 'Không có thay đổi' trong việc hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine bất chấp nguồn viện trợ không có trong dự luật tạm thời
Một quan chức Ukraine cho biết, việc không có điều khoản viện trợ cho Ukraine trong dự luật tạm thời gần đây của Mỹ không nên được hiểu là có sự thay đổi trong sự hỗ trợ của quốc gia dành cho Ukraine.
Tổng thống Joe Biden đã ký dự luật vào hôm thứ Bảy để gia hạn tài trợ của chính phủ trong 45 ngày, ngăn chặn tình trạng đóng cửa liên bang vào giờ chót.
Dự luật không bao gồm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine, nhưng Andriy Yermak /an-dri de-mác/, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, hôm nay cho biết: “Không có thay đổi nào liên quan đến việc hỗ trợ cho Ukraine”.
Ông nói: “Tất cả các đối tác quan trọng của Ukraine đều quyết tâm hỗ trợ đất nước chúng tôi cho đến khi giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
“Đặc biệt, phái đoàn Ukraine trở về từ Hoa Kỳ với sự tin tưởng rõ ràng rằng không có thay đổi nào trong sự ủng hộ dành cho chúng tôi.”
“Trong chuyến thăm của Volodymyr Zelenskiy, có thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ phân bổ một gói hỗ trợ quốc phòng mới. Ngoài ra còn có những thỏa thuận rất quan trọng liên quan đến công việc chung nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí ở Ukraine.”
Ông nói thêm rằng lãnh đạo nhà nước Ukraine thường xuyên gặp gỡ đại diện của các đảng Dân chủ và Cộng hòa.
5. Tuyên truyền viên trên TV kêu gọi ra ngay tối hậu thư hạt nhân sau khi tư gia bị tấn công
Nhà tuyên truyền người Nga Margarita Simonyan hôm nay đã kêu gọi “tối hậu thư hạt nhân” sau khi một chiếc máy bay không người lái rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình cô ta ở Adler.
Chủ biên của mạng tin tức nhà nước Russia Today cho biết: “Tối nay, một máy bay không người lái tấn công đã rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình chúng tôi ở Adler, nơi tôi và mẹ tôi lớn lên cũng như nơi người thân của tôi và những đứa con nhỏ của họ vẫn sống”. “Các mục tiêu ngày càng xa hơn, táo bạo hơn, tối hậu thư hạt nhân ngày càng trở nên không thể tranh cãi”.
6. Theo The War Zone, hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang sơn hình ảnh máy bay ném bom trên đường băng và căn cứ không quân để làm mồi nhử.
Máy bay mồi nhử hai chiều Tu-95MS 'Bear H' đã được nhìn thấy tại Căn cứ Không quân Engels, được cho là được sơn trực tiếp lên đường băng hoặc được làm bằng vật liệu rẻ tiền như những miếng vải bạt.
Người ta không biết tại sao Nga lại làm điều này nhưng người ta suy đoán rằng những chiến đấu cơ giả được Nga tin tưởng sẽ đánh lừa các vệ tinh và gây nhầm lẫn cho những người điều khiển máy bay không người lái. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, nó khó có thể hoạt động vì các thiết bị radar hiện đại có thể phân biệt giữa vật thể 2 chiều và 3 chiều.
Cho đến nay, chưa có một trường hợp nào trong đó máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào các mồi nhử khôi hài này của Nga.
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng cuộc gặp gỡ toàn cầu sắp tới tại Vatican sẽ là thời điểm thuận lợi cho sự đoàn kết và tình huynh đệ và không gây ra sự phân cực hơn nữa trong Giáo Hội Công Giáo.
Vị Giáo hoàng 86 tuổi đã phát biểu tại buổi cầu nguyện đại kết với sự tham dự của các nhà lãnh đạo của nhiều Giáo hội Kitô giáo khác nhau tại Quảng trường Thánh Phêrô trước khi khai mạc vào hôm thứ Tư tới đây của cuộc họp lớn kéo dài một tháng ở Vatican, được gọi là thượng hội đồng, có thể vạch ra kế hoạch tương lai của Giáo Hội.
“Chúng ta hãy cầu xin cho Thượng Hội đồng trở thành một 'kairos' hay thời thuận lợi của tình huynh đệ, một nơi mà Chúa Thánh Thần sẽ thanh lọc Giáo hội khỏi những chuyện ngồi lê đôi mách, những ý thức hệ và sự phân cực,” ngài nói, sử dụng từ Đông Phương cổ đại ‘kairos’ khái có nghĩa là một thời điểm thích hợp hoặc quan trọng để làm một cái gì đó có ý nghĩa
Khoảng 18.000 người, hầu hết là các Kitô hữu trẻ từ khắp nơi trên thế giới, đã tham dự, đọc lời cầu nguyện cho các nạn nhân của chiến tranh, bất công và bạo lực tình dục cũng như kêu gọi bảo vệ môi trường. Hàng trăm người sau đó đã bắt đầu một cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày ở phía bắc Rôma trước khi khai mạc Thượng hội đồng.
Thượng hội đồng diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 đã được chuẩn bị trong hai năm, trong đó người Công Giáo trên khắp thế giới được hỏi về tầm nhìn của họ đối với tương lai của Giáo hội. Phiên họp cuối cùng thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2024 và tiếp theo là một tài liệu của Đức Giáo Hoàng được là một tông huấn sau Thượng Hội Đồng.
Thượng hội đồng đã gây tranh cãi kể từ khi Đức Phanxicô công bố lần đầu tiên vào năm 2020. Nhiều nhóm khác nhau đã đến Rôma để tổ chức các cuộc họp báo, thuyết trình và phản đối nhằm minh họa quan điểm, đề xuất và yêu cầu của họ.
Những người đề xuất đã hoan nghênh các cuộc tham vấn như một cơ hội để thay đổi động lực và quyền lực của Giáo hội; và mang lại tiếng nói lớn hơn cho giáo dân Công Giáo, bao gồm cả phụ nữ và những người ở bên lề xã hội. Cũng có những vị theo ý thực hệ cấp tiến như Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức kỳ vọng rằng Thượng Hội Đồng này sẽ xem xét việc chúc lành cho các cặp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ và thay đổi các giáo huấn về tính dục.
Những kỳ vọng quá lớn của những người cấp tiến, cố nhiên, gây ra những phản ứng nơi những người Công Giáo bảo thủ, cho rằng quá trình này là lãng phí thời gian, có thể làm xói mòn cơ cấu phẩm trật của Giáo hội gần 1,3 tỷ thành viên và về lâu dài có thể làm tan loãng giáo lý truyền thống.
Khoảng 365 “thành viên” có quyền biểu quyết sẽ tham dự, cùng với khoảng 100 người tham gia khác như quan sát viên và đại biểu từ các Giáo hội Kitô giáo khác. Phụ nữ sẽ được phép bỏ phiếu lần đầu tiên.
Buổi cầu nguyện có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Kitô giáo bao gồm Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby, nhà lãnh đạo tinh thần của hiệp thông Anh giáo trên toàn thế giới, và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô có trụ sở tại Istanbul.
Đức Phanxicô cũng nói về Thượng Hội đồng sắp tới vào sáng thứ Bảy khi ngài nâng 21 vị giám mục lên hàng Hồng Y, củng cố thêm di sản của ngài và nâng cao đáng kể tỷ lệ đại cử tri do ngài chọn sẽ có quyền bỏ phiếu cho người kế vị.
Trong bài giảng tại sự kiện đó, ngài đã kêu gọi “một Giáo hội hòa hợp và đồng nghị hơn bao giờ hết”.
Sử dụng phép ẩn dụ về một dàn nhạc, Đức Phanxicô dường như đề cập đến sự chia rẽ giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ trong Giáo hội, khi nói rằng một phần hoặc một nhạc cụ không thể chơi một mình hoặc át đi những phần khác.
Ngài nói, công việc của ngài, với tư cách là “người chỉ huy” là lắng nghe và cố gắng đạt được “sự trung thực sáng tạo”.
2. Ngoại trưởng Josep Borrell cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ tăng cường tài trợ cho Ukraine
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, cho biết hôm Chúa Nhật rằng khối sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tài trợ tạm thời vào cuối ngày thứ Bảy, trong đó chưa đề cập đến viện trợ cho Ukraine.
Borrell phát biểu trong một cuộc họp báo trong chuyến thăm Kyiv rằng trước “mối đe dọa hiện hữu đối với Âu Châu”, các đề xuất cho thấy Liên Hiệp Âu Châu muốn tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ông đã phát biểu như vậy sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, người vừa được bổ nhiệm vào tháng trước.
“Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ nhưng về phía chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường sự ủng hộ của mình,” Borrell nói khi được hỏi về cuộc bỏ phiếu ở Washington.
Ông nói: “Người Ukraine đang chiến đấu bằng tất cả lòng can đảm và năng lực của mình. Ông nói thêm, nếu Liên Hiệp Âu Châu muốn họ thành công hơn, “chúng ta phải cung cấp cho họ vũ khí tốt hơn và lớn hơn”.
3. Bộ Ngoại Giao Ukraine nhận định rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng”
Một quan chức Ukraine khác cho biết, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng” bất chấp tin tức rằng ngân sách tạm thời mà Quốc hội thông qua nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa không bao gồm hỗ trợ tài chính mới cho Kyiv.
Oleg Nikolenko, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine, cho biết việc đóng cửa có thể ảnh hưởng đến các chương trình viện trợ đang diễn ra nhưng ngân sách tạm thời sẽ không ảnh hưởng đến hàng tỷ Mỹ Kim hỗ trợ tài chính đã được các nhà lập pháp ở Washington cam kết.
Nikolenko nói: “Sự ủng hộ dành cho Ukraine vẫn mạnh mẽ không ngừng cả trong chính quyền Mỹ, ở cả hai đảng, trong lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ và quan trọng nhất là trong lòng người dân Mỹ”.
Việc chưa đề cập đến viện trợ bổ sung của Ukrainetrong dự luật tài trợ ngắn hạn nhằm duy trì chính phủ liên bang hoạt động cho đến ngày 17 tháng 11 đã làm dấy lên mối lo ngại đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga.
4. 'Không có thay đổi' trong việc hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine bất chấp nguồn viện trợ không có trong dự luật tạm thời
Một quan chức Ukraine cho biết, việc không có điều khoản viện trợ cho Ukraine trong dự luật tạm thời gần đây của Mỹ không nên được hiểu là có sự thay đổi trong sự hỗ trợ của quốc gia dành cho Ukraine.
Tổng thống Joe Biden đã ký dự luật vào hôm thứ Bảy để gia hạn tài trợ của chính phủ trong 45 ngày, ngăn chặn tình trạng đóng cửa liên bang vào giờ chót.
Dự luật không bao gồm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine, nhưng Andriy Yermak /an-dri de-mác/, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, hôm nay cho biết: “Không có thay đổi nào liên quan đến việc hỗ trợ cho Ukraine”.
Ông nói: “Tất cả các đối tác quan trọng của Ukraine đều quyết tâm hỗ trợ đất nước chúng tôi cho đến khi giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
“Đặc biệt, phái đoàn Ukraine trở về từ Hoa Kỳ với sự tin tưởng rõ ràng rằng không có thay đổi nào trong sự ủng hộ dành cho chúng tôi.”
“Trong chuyến thăm của Volodymyr Zelenskiy, có thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ phân bổ một gói hỗ trợ quốc phòng mới. Ngoài ra còn có những thỏa thuận rất quan trọng liên quan đến công việc chung nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí ở Ukraine.”
Ông nói thêm rằng lãnh đạo nhà nước Ukraine thường xuyên gặp gỡ đại diện của các đảng Dân chủ và Cộng hòa.
5. Tuyên truyền viên trên TV kêu gọi ra ngay tối hậu thư hạt nhân sau khi tư gia bị tấn công
Nhà tuyên truyền người Nga Margarita Simonyan hôm nay đã kêu gọi “tối hậu thư hạt nhân” sau khi một chiếc máy bay không người lái rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình cô ta ở Adler.
Chủ biên của mạng tin tức nhà nước Russia Today cho biết: “Tối nay, một máy bay không người lái tấn công đã rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình chúng tôi ở Adler, nơi tôi và mẹ tôi lớn lên cũng như nơi người thân của tôi và những đứa con nhỏ của họ vẫn sống”. “Các mục tiêu ngày càng xa hơn, táo bạo hơn, tối hậu thư hạt nhân ngày càng trở nên không thể tranh cãi”.
6. Theo The War Zone, hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang sơn hình ảnh máy bay ném bom trên đường băng và căn cứ không quân để làm mồi nhử.
Máy bay mồi nhử hai chiều Tu-95MS 'Bear H' đã được nhìn thấy tại Căn cứ Không quân Engels, được cho là được sơn trực tiếp lên đường băng hoặc được làm bằng vật liệu rẻ tiền như những miếng vải bạt.
Người ta không biết tại sao Nga lại làm điều này nhưng người ta suy đoán rằng những chiến đấu cơ giả được Nga tin tưởng sẽ đánh lừa các vệ tinh và gây nhầm lẫn cho những người điều khiển máy bay không người lái. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, nó khó có thể hoạt động vì các thiết bị radar hiện đại có thể phân biệt giữa vật thể 2 chiều và 3 chiều.
Cho đến nay, chưa có một trường hợp nào trong đó máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào các mồi nhử khôi hài này của Nga.