'Chúng tôi là con người, chứ không phải là những con số', thảm họa tại giải Gaza và bờ Tây…
Giáo sư Walid Basha, một người theo đạo Công Giáo sống ở Jenin, chia sẻ những lo ngại ở Bờ Tây trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Israel, khi bạo lực ở trong vùng lan rộng tới những nơi có người Palestine sinh sống.
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Giáo sư Walid Basha là một người Palestine, theo đạo Công Giáo ở Jenin, Bờ Tây, là giáo sư Vi sinh học tại Đại học Quốc gia An-Najah. Ông chia sẻ với đài Vatican từ quê nhà ông về nỗi lo sợ rằng lãnh thổ rộng lớn giải Gaza thuộc lãnh địa của người Palestine có thể chịu chung số phận như Gaza đó là cuộc xâm lược.
Kể từ khi Israel tuyên chiến với Hamas sau cơn thịnh nộ gây chết người của lực lượng này vào ngày 7 tháng 10, Bờ Tây đã phải đối mặt với làn sóng bạo lực bùng phát kinh hoàng, với việc những người định cư Israel xâm chiếm đất đai và sự củng cố kiểm soát chặt chẽ của Israel đối với vùng đất do Chính quyền Quốc gia Palestine quản lý.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Basha đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. Theo Bộ Y tế Chính quyền Palestine, chỉ trong hơn 5 tuần chiến tranh, ít nhất 190 người Palestine đã thiệt mạng ở Bờ Tây.
Nỗi lo âu về cuộc xâm lược của Israel ngày càng gia tăng ở Jenin
Tại Jenin, tâm điểm của cuộc xung đột giữa lực lượng Israel và người Palestine ở Bờ Tây, nỗi sợ này dâng lên đến mức chưa từng có. Tại thành phố, nơi có trại tị nạn Palestine đông đảo và quan trọng, với khoảng 17,000 người phải đối diện với những điều kiện sống khó khăn, chỉ riêng ngày 9 tháng 10 đã có 15 thanh niên thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Israel.
Bất chấp sự hiện diện của nhóm "Văn Nghệ Tự do", một tổ chức văn hóa được thành lập cùng với một số trí thức Israel vào năm 2006, nơi luôn tìm kiếm sự đối thoại giữa hai cộng đồng với hy vọng một cuộc hòa giải đã chết!
Giáo sư Basha nói: “Khi tôi nói với các bạn, chúng tôi đang ngồi ở nhà chờ cuộc xâm lược; chúng tôi không biết nó sẽ xảy ra khi nào và như thế nào. Nó có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Khoảng 20,000 người sống ở Jenin, trong đó có khoảng 140 người theo đạo Thiên Chúa.
Ông nói: “Nhà thờ của chúng tôi đã bị thiêu rụi và chưa bao giờ được khôi phục lại. Một trong những điểm nóng nhất của cuộc xung đột tập trung ngay trước nhà thờ của chúng tôi”.
Bất chấp những đau khổ do chiến tranh gây ra và sự cám dỗ khiến nhiều Công Giáo trong các vùng phải di cư, Giáo sư Basha vẫn quyết tâm ở lại quê hương.
Chúng tôi đếm số nạn nhân nhưng chúng tôi không phải là những con số
Giáo sư Basha vẫn còn nhớ ngày 3 tháng 7 năm 2023, khi quân đội Israel tiến hành cuộc tấn công lớn nhất vào khu vực này kể từ năm 2002.
"Sự việc xảy ra lúc 9h30 sáng, trong khi mọi người đang ở trường hoặc nơi làm việc. Khoảng 4,000 học sinh không thể rời trường cho đến tận đêm khuya. Hôm nay cả thành phố bị bao vây bởi binh lính và xe tăng Israel. Thật là kinh hoàng!"
Chúng tôi đang có chiến tranh. Mười lăm người Palestine đã bị giết chỉ trong một ngày. Chúng tôi đếm những con số, Giáo sư Basha than thở và nói thêm rằng họ không phải là những con số mà là những con người.
Ông nói: “Chúng tôi đã mất đi rất nhiều thanh niên ở Jenin, nơi đường sá, cơ sở hạ tầng và biển báo giao thông đã bị phá hủy! Người Palestine đang khao khát tự do.”
Sau đó, ông nói về những đứa trẻ ở Gaza và đến một phụ nữ Thiên chúa giáo, một nhạc sĩ người Palestine, những người đã bị giết khi ở nhà thờ ra!
Ông Walid Basha nói về nhiều đồng nghiệp và bạn bè mà ông có ở Gaza, trong số đó có các Nữ Tu Mân Côi. Thật không may, việc liên lạc quá khó khăn và ông ấy đã không nhận được tin tức gì từ họ trong ba tuần qua.
“Những gì đang xảy ra ở đó thật khủng khiếp. Chúng ta đang chứng kiến một thảm họa”, ông nói. “Hãy tưởng tượng hàng nghìn người chỉ có một phòng tắm; không có nước. Chúng tôi sợ bệnh dịch tả, thương hàn, bệnh lao và virus Corona sẽ bùng phát! Hai ngày trước có ba con chó ăn xác người chết trên đường phố.”
Chúng tôi muốn tự do
Dù chiến tranh bùng phá, các hoạt động và sinh viên học sinh vẫn học tập qua trực tuyến, nhưng tất cả vừa học vừa phập phồng căng thẳng!...
Giáo sư Basha cho hay: “Mọi người đều đang theo dõi, nhưng không ai quan tâm đến người dân ở Gaza”.
Vị giáo sư người Palestine nói rõ rằng ông phản đối những kẻ giết người và không ủng hộ Hamas. Ông chỉ khao khát tự do, phẩm giá được tôn trọng và muốn thấy mình được đối xử như là một con người. “Bạn không thể tưởng tượng được việc không có quyền tự do đi lại như thế nào? Đó là một thảm họa."
Giáo sư Walid Basha, một người theo đạo Công Giáo sống ở Jenin, chia sẻ những lo ngại ở Bờ Tây trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Israel, khi bạo lực ở trong vùng lan rộng tới những nơi có người Palestine sinh sống.
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Giáo sư Walid Basha là một người Palestine, theo đạo Công Giáo ở Jenin, Bờ Tây, là giáo sư Vi sinh học tại Đại học Quốc gia An-Najah. Ông chia sẻ với đài Vatican từ quê nhà ông về nỗi lo sợ rằng lãnh thổ rộng lớn giải Gaza thuộc lãnh địa của người Palestine có thể chịu chung số phận như Gaza đó là cuộc xâm lược.
Kể từ khi Israel tuyên chiến với Hamas sau cơn thịnh nộ gây chết người của lực lượng này vào ngày 7 tháng 10, Bờ Tây đã phải đối mặt với làn sóng bạo lực bùng phát kinh hoàng, với việc những người định cư Israel xâm chiếm đất đai và sự củng cố kiểm soát chặt chẽ của Israel đối với vùng đất do Chính quyền Quốc gia Palestine quản lý.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Basha đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. Theo Bộ Y tế Chính quyền Palestine, chỉ trong hơn 5 tuần chiến tranh, ít nhất 190 người Palestine đã thiệt mạng ở Bờ Tây.
Nỗi lo âu về cuộc xâm lược của Israel ngày càng gia tăng ở Jenin
Tại Jenin, tâm điểm của cuộc xung đột giữa lực lượng Israel và người Palestine ở Bờ Tây, nỗi sợ này dâng lên đến mức chưa từng có. Tại thành phố, nơi có trại tị nạn Palestine đông đảo và quan trọng, với khoảng 17,000 người phải đối diện với những điều kiện sống khó khăn, chỉ riêng ngày 9 tháng 10 đã có 15 thanh niên thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Israel.
Bất chấp sự hiện diện của nhóm "Văn Nghệ Tự do", một tổ chức văn hóa được thành lập cùng với một số trí thức Israel vào năm 2006, nơi luôn tìm kiếm sự đối thoại giữa hai cộng đồng với hy vọng một cuộc hòa giải đã chết!
Giáo sư Basha nói: “Khi tôi nói với các bạn, chúng tôi đang ngồi ở nhà chờ cuộc xâm lược; chúng tôi không biết nó sẽ xảy ra khi nào và như thế nào. Nó có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Khoảng 20,000 người sống ở Jenin, trong đó có khoảng 140 người theo đạo Thiên Chúa.
Ông nói: “Nhà thờ của chúng tôi đã bị thiêu rụi và chưa bao giờ được khôi phục lại. Một trong những điểm nóng nhất của cuộc xung đột tập trung ngay trước nhà thờ của chúng tôi”.
Bất chấp những đau khổ do chiến tranh gây ra và sự cám dỗ khiến nhiều Công Giáo trong các vùng phải di cư, Giáo sư Basha vẫn quyết tâm ở lại quê hương.
Chúng tôi đếm số nạn nhân nhưng chúng tôi không phải là những con số
Giáo sư Basha vẫn còn nhớ ngày 3 tháng 7 năm 2023, khi quân đội Israel tiến hành cuộc tấn công lớn nhất vào khu vực này kể từ năm 2002.
"Sự việc xảy ra lúc 9h30 sáng, trong khi mọi người đang ở trường hoặc nơi làm việc. Khoảng 4,000 học sinh không thể rời trường cho đến tận đêm khuya. Hôm nay cả thành phố bị bao vây bởi binh lính và xe tăng Israel. Thật là kinh hoàng!"
Chúng tôi đang có chiến tranh. Mười lăm người Palestine đã bị giết chỉ trong một ngày. Chúng tôi đếm những con số, Giáo sư Basha than thở và nói thêm rằng họ không phải là những con số mà là những con người.
Ông nói: “Chúng tôi đã mất đi rất nhiều thanh niên ở Jenin, nơi đường sá, cơ sở hạ tầng và biển báo giao thông đã bị phá hủy! Người Palestine đang khao khát tự do.”
Sau đó, ông nói về những đứa trẻ ở Gaza và đến một phụ nữ Thiên chúa giáo, một nhạc sĩ người Palestine, những người đã bị giết khi ở nhà thờ ra!
Ông Walid Basha nói về nhiều đồng nghiệp và bạn bè mà ông có ở Gaza, trong số đó có các Nữ Tu Mân Côi. Thật không may, việc liên lạc quá khó khăn và ông ấy đã không nhận được tin tức gì từ họ trong ba tuần qua.
“Những gì đang xảy ra ở đó thật khủng khiếp. Chúng ta đang chứng kiến một thảm họa”, ông nói. “Hãy tưởng tượng hàng nghìn người chỉ có một phòng tắm; không có nước. Chúng tôi sợ bệnh dịch tả, thương hàn, bệnh lao và virus Corona sẽ bùng phát! Hai ngày trước có ba con chó ăn xác người chết trên đường phố.”
Chúng tôi muốn tự do
Dù chiến tranh bùng phá, các hoạt động và sinh viên học sinh vẫn học tập qua trực tuyến, nhưng tất cả vừa học vừa phập phồng căng thẳng!...
Giáo sư Basha cho hay: “Mọi người đều đang theo dõi, nhưng không ai quan tâm đến người dân ở Gaza”.
Vị giáo sư người Palestine nói rõ rằng ông phản đối những kẻ giết người và không ủng hộ Hamas. Ông chỉ khao khát tự do, phẩm giá được tôn trọng và muốn thấy mình được đối xử như là một con người. “Bạn không thể tưởng tượng được việc không có quyền tự do đi lại như thế nào? Đó là một thảm họa."