Theo tin Tòa Thánh, ngày 4 tháng 1 năm 2024, trước nhiều phản ứng bất thuận lợi đối với Tuyên bố Fiducia Supplicans, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández đã ra một thông cáo báo chí nhằm minh xác một số điểm của Tuyên Bố trên. Sau đây là nguyên văn bản minh xác ấy theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Bộ Giáo lý Đức tin: Thông cáo báo chí liên quan đến việc tiếp nhận tuyên bố Fiducia supplicans
Chúng tôi viết Thông cáo báo chí này để giúp làm rõ việc tiếp nhận Fiducia supplicans, đồng thời khuyến nghị nên đọc Tuyên bố này cách đầy đủ và bình tĩnh để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của nó.
1. Tín lý
Những tuyên bố dễ hiểu của một số Hội đồng Giám mục liên quan đến tài liệu Fiducia supplicans có giá trị làm nổi bật sự cần thiết phải có một thời gian suy tư mục vụ kéo dài hơn. Những gì được các Hội đồng Giám mục này bày tỏ không thể được hiểu như sự phản đối về mặt tín lý, bởi vì tài liệu này nói rất rõ ràng và dứt khoát về hôn nhân và tính dục. Có một số cụm từ không thể tranh cãi trong Tuyên bố khiến điều này không còn nghi ngờ gì nữa:
“Tuyên bố này vẫn kiên quyết dựa trên tín lý truyền thống của Giáo hội về hôn nhân, không cho phép bất cứ loại nghi thức phụng vụ hoặc phép lành nào tương tự như một nghi thức phụng vụ có thể gây nhầm lẫn”. Người ta hành động trong những tình huống bất hợp lệ này của các cặp vợ chồng “không chính thức xác nhận tình trạng của họ hoặc thay đổi bất cứ cách nào giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân” (Phần Trình bày).
“Vì vậy, những nghi thức và lời cầu nguyện có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa những gì cấu thành hôn nhân – tức là “sự kết hợp độc chiếm, ổn định và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, tự nhiên mở ra cho việc sinh con cái” – và những gì mâu thuẫn với nó đều không được chấp nhận. Niềm tin này được đặt nền tảng trên tín lý hôn nhân lâu đời của Công Giáo; chỉ trong bối cảnh này, các mối quan hệ tính dục mới tìm được ý nghĩa tự nhiên, thích hợp và đầy đủ nhân bản của chúng. Tín lý của Giáo hội về điểm này vẫn vững chắc» (4).
“Đó cũng là ý nghĩa của Phản hồi của Bộ Giáo lý Đức tin, trong đó tuyên bố rằng Giáo hội không có quyền ban phép lành cho sự kết hợp của những người cùng giới tính” (5).
«Vì lý do này, vì Giáo hội luôn coi những quan hệ tình dục diễn ra trong hôn nhân là hợp pháp về mặt luân lý, nên Giáo hội không có quyền ban phép lành phụng vụ khi điều đó bằng cách nào đó mang lại một hình thức hợp pháp về mặt đạo đức cho một sự kết hợp được giả định như một hôn nhân hoặc thực hành tình dục ngoài hôn nhân» (6).
Rõ ràng, không có lý do gì để chúng ta tách rời Tuyên bố này về mặt tín lý hoặc coi nó là dị giáo, trái ngược với Truyền thống của Giáo hội hoặc phạm thượng.
2. Tiếp nhận thực tế
Tuy nhiên, một số Giám mục bày tỏ quan điểm đặc thù về một khía cạnh thực tế: việc ban phúc lành cho các cặp trong những hoàn cảnh không hợp luật. Tuyên bố bao gồm một đề xuất ban phép lành mục vụ ngắn gọn và đơn giản (không mang tính phụng vụ hay nghi thức hóa) cho các cặp trong những tình huống bất hợp lệ (nhưng không cho sự kết hợp của họ), nhấn mạnh rằng đây là những phép lành không có hình thức phụng vụ, không chấp nhận hay biện minh cho tình huống mà những người này đang thấy mình hiện hữu trog đó.
Các tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin như Fiducia supplicans, về mặt thực tế, có thể cần nhiều thời gian để áp dụng, tùy thuộc vào bối cảnh địa phương và sự phân định của mỗi Giám mục giáo phận với Giáo phận của mình. Ở một số nơi, không có khó khăn gì khi áp dụng ngay, trong khi ở những nơi khác, không cần thiết phải giới thiệu chúng mà vẫn dành thời gian cần thiết để đọc và giải thích.
Chẳng hạn, một số Giám mục đã quy định rằng mỗi linh mục phải thực hiện công việc phân định và tuy nhiên, ngài chỉ có thể thực hiện những phép lành này một cách riêng tư. Điều này không có vấn đề gì nếu nó được thể hiện với sự tôn trọng thích đáng đối với một văn bản được chính Đức Thánh Cha ký và phê chuẩn, đồng thời cố gắng một cách nào đó để đáp ứng những suy tư chứa đựng trong đó.
Mỗi Giám mục địa phương, nhờ thừa tác vụ của mình, luôn có khả năng phân định tại địa phương, nghĩa là ở một nơi cụ thể mà ngài biết rõ hơn những người khác vì đó là đàn chiên của chính ngài. Sự thận trọng và chú ý đến bối cảnh Giáo hội và văn hóa địa phương có thể cho phép các phương pháp áp dụng khác nhau, nhưng không phủ nhận hoàn toàn hoặc dứt khoát con đường này được đề xuất cho các linh mục.
3. Tình hình tế nhị của một số nước
Lý lẽ của một số Hội đồng Giám mục phải được hiểu theo bối cảnh của chúng. Ở một số quốc gia, có những vấn đề văn hóa và thậm chí pháp lý mạnh mẽ đòi hỏi thời gian và các chiến lược mục vụ vượt xa tầm ngắn hạn.
Nếu có luật lên án hành động đơn thuần tuyên bố mình là người đồng tính luyến ái thì phải ngồi tù và trong một số trường hợp là tra tấn và thậm chí tử hình, thì không cần phải nói rằng việc ban phước lành sẽ là thiếu thận trọng. Rõ ràng là các Giám mục không muốn đẩy người đồng tính vào tình trạng bạo lực. Điều quan trọng là các Hội đồng Giám mục này không ủng hộ một học thuyết khác với học thuyết được Đức Thánh Cha ký, vì đó là học thuyết lâu đời, nhưng đúng hơn, các Hội đồng này khuyến nghị cần phải nghiên cứu và phân định để hành động với sự thận trọng mục vụ trong những một bối cảnh như vậy.
Sự thật là không ít một số quốc gia lên án, cấm đoán và hình sự hóa đồng tính luyến ái ở những mức độ khác nhau. Trong những trường hợp này, ngoài vấn đề phước lành, còn có một trách nhiệm mục vụ to lớn và rộng khắp bao gồm việc đào tạo, bảo vệ nhân phẩm, giảng dạy Học thuyết Xã hội của Giáo hội và nhiều chiến lược khác nhau không chấp nhận phản ứng vội vã.
4. Tính mới mẻ thực sự của tài liệu
Điểm mới mẻ thực sự của Tuyên bố này, một điều đòi hỏi một nỗ lực tiếp nhận quảng đại và không ai được tuyên bố mình bị loại trừ, không phải là khả năng chúc lành cho các cặp trong những tình huống bất hợp lệ. Đó là lời mời gọi phân biệt giữa hai hình thức ban phép lành khác nhau: “phụng vụ hoặc nghi thức hóa” và “tự phát hoặc mục vụ”. Bài trình bày giải thích rõ ràng rằng «giá trị của tài liệu này […] là nó mang lại một sự đóng góp chuyên biệt và sáng tạo cho ý nghĩa mục vụ của các phép lành, cho phép mở rộng và làm phong phú thêm cách hiểu cổ điển về các phép lành, vốn được liên kết chặt chẽ với viễn ảnh phụng vụ. Suy tư thần học này, dựa trên quan điểm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hàm ý một sự phát triển thực sự từ những gì đã được nói về các phép lành trong Huấn quyền và các văn bản chính thức của Giáo hội”.
Ở hậu cảnh, người ta tìm thấy một sự đánh giá tích cực về “việc chăm sóc mục vụ bình dân” xuất hiện trong nhiều văn bản của Đức Thánh Cha. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta đánh giá cao đức tin đơn sơ của Dân Thiên Chúa, những người, ngay giữa tội lỗi của họ, vẫn chỗi dậy từ cuộc sống thường ngày và mở rộng tâm hồn để cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
Vì lý do này, thay vì chúc lành cho các cặp trong các cuộc kết hợp bất hợp lệ, văn bản của Bộ đã tiếp nhận một danh xưng khác là “Tuyên bố”, vốn có ý nghĩa hơn một bản phản hồi hoặc một lá thư. Chủ đề trung tâm, nhằm đặc biệt mời gọi chúng ta thực hành mục vụ sâu sắc hơn để làm phong phú thêm việc thực hành mục vụ của chúng ta, là có một sự hiểu biết rộng hơn về các phép lành và về đề nghị rằng các phép lành mục vụ này, vốn không đòi hỏi những điều kiện giống như các phép lành trong bối cảnh phụng vụ hoặc nghi lễ, được phát triển mạnh mẽ. Do đó, gạt những cuộc bút chiến sang một bên, bản văn đòi hỏi nỗ lực suy tư một cách thanh thản, với trái tim của những mục tử, thoát khỏi mọi ý thức hệ.
Mặc dù một số Giám mục cho rằng điều khôn ngoan là không ban những phép lành này vào lúc này, nhưng tất cả chúng ta cần phải phát triển như nhau trong niềm xác tín rằng: những phép lành không theo nghi thức không phải là sự thánh hiến của người cũng như của các cặp lãnh nhận chúng, chúng không phải là một sự biện minh cho mọi hành động của họ và chúng không phải là sự chứng thực cho lối sống mà họ đang sống. Khi Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng ta phát triển sự hiểu biết rộng rãi hơn về các phép lành mục vụ, ngài đề nghị chúng ta nghĩ đến một cách ban phép lành không đòi hỏi đặt quá nhiều điều kiện cho việc thực hiện cử chỉ gần gũi mục vụ đơn giản này, vốn là một phương tiện cổ vũ sự cởi mở với Thiên Chúa giữa những hoàn cảnh đa dạng nhất.
5. Những “phúc lành mục vụ” này được trình bày cụ thể như thế nào?
Để phân biệt rõ ràng với các phép lành phụng vụ hoặc nghi thức, “các phép lành mục vụ” trước hết phải rất ngắn (xem số 38). Đây là những lời chúc phúc kéo dài vài giây, không có nghi lễ được phê duyệt và không có sách ban phép lành. Nếu hai người cùng nhau đến tìm kiếm phước lành, thì người ta chỉ cầu xin Chúa ban bình an, sức khỏe và những điều tốt lành khác cho hai người đang cầu xin điều đó. Đồng thời, ta yêu cầu họ sống Tin Mừng của Chúa Kitô một cách trung thành trọn vẹn và để Chúa Thánh Thần giải thoát hai người này khỏi mọi điều không phù hợp với thánh ý Người và khỏi mọi điều đòi hỏi sự thanh luyện.
Hình thức ban phép lành không theo nghi thức này, với hình thức đơn giản và ngắn gọn, không nhằm mục đích biện minh cho bất cứ điều gì không được chấp nhận về mặt đạo đức. Rõ ràng đó không phải là một cuộc hôn nhân, nhưng cũng không phải là một sự “chấp thuận” hay phê chuẩn bất cứ điều gì. Đó chỉ là phản ứng của một mục tử đối với hai người cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Vì vậy, trong trường hợp này, mục tử không đặt ra điều kiện và không hỏi thăm đời tư của những người này.
Vì một số người đã nêu câu hỏi về việc những phúc lành này trông như thế nào, chúng ta hãy xem một thí dụ cụ thể: chúng ta hãy tưởng tượng trong số đông người đang hành hương, một cặp đã ly dị, giờ đây đang sống trong một cuộc kết hợp mới, nói với linh mục: “Xin hãy ban phúc lành cho chúng con, chúng con không thể tìm được việc làm, anh ấy đang ốm nặng, chúng con không có nhà và cuộc sống đang trở nên rất khó khăn: xin Chúa giúp đỡ chúng con!”.
Trong trường hợp này, linh mục có thể đọc một lời cầu nguyện đơn giản như thế này: “Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến những đứa con này của Chúa, xin ban cho họ sức khỏe, việc làm, bình an và giúp đỡ lẫn nhau. Xin Chúa giải thoát họ khỏi mọi điều trái ngược với Tin Mừng của Chúa và cho phép họ sống theo ý muốn của Chúa. Amen”. Sau đó, kết thúc bằng dấu thánh giá trên mỗi người trong số hai người.
Chúng ta đang nói về một điều gì đó kéo dài khoảng 10 hoặc 15 giây. Việc từ chối những loại phước lành này đối với hai người đang cầu xin chúng có hợp lý không? Há không thích hợp hơn khi nâng đỡ đức tin của họ, dù nhỏ hay lớn, để giúp đỡ họ trong những yếu đuối của họ bằng phúc lành của Thiên Chúa, và dẫn họ tới việc cởi mở đối với sự siêu việt có thể khiến họ trung thành hơn với Tin Mừng hay sao?
Để tránh bất cứ nghi ngờ nào, Tuyên bố nói thêm rằng, khi một cặp xin phép lành trong một hoàn cảnh trái luật, “dù việc đó được phát biểu ngoài các nghi thức do sách phụng vụ quy định, việc chúc lành này không bao giờ được ban phát đồng thời với các nghi thức của một sự kết hợp dân sự, và thậm chí không liên quan gì đến chúng. Nó cũng không thể được thực hiện với bất cứ trang phục, cử chỉ hoặc lời nói nào của riêng một đám cưới. Điều tương tự cũng được áp dụng khi một cặp đồng tính xin phép lành” (số 39). Do đó, điều rõ ràng là phép lành không được diễn ra ở một nơi nổi bật trong tòa nhà thánh thiêng, hoặc trước bàn thờ, vì điều này cũng sẽ tạo ra sự nhầm lẫn.
Vì lý do này, mọi Giám mục trong Giáo phận của mình đều được Tuyên bố Fiducia supplicans cho phép thực hiện loại phép lành đơn giản này, lưu ý đến sự cần thiết của sự thận trọng và quan tâm, nhưng ngài không hề được phép đề xuất hoặc ban hành các phép lành có thể giống như một nghi thức phụng vụ.
6. Dạy giáo lý
Có lẽ ở một số nơi, một hình thức giáo lý nào đó sẽ cần thiết để có thể giúp mọi người hiểu rằng những loại phúc lành này không phải là sự chứng thực cho cuộc sống của những người cầu xin chúng. Chúng càng không phải là sự tha tội, vì những cử chỉ này không phải là một bí tích hay một nghi thức. Chúng là những cách diễn đạt đơn giản về sự gần gũi mục vụ, không áp đặt những yêu cầu giống như một bí tích hay một nghi thức chính thức. Tất cả chúng ta sẽ phải làm quen với việc chấp nhận sự thật này là nếu một linh mục ban phép lành đơn giản này, ngài không phải là kẻ dị giáo, ngài không phê chuẩn bất cứ điều gì và cũng không phủ nhận giáo lý Công Giáo.
Chúng ta có thể giúp dân Chúa khám phá ra rằng những loại phước lành này chỉ là những kênh mục vụ đơn giản giúp mọi người bày tỏ đức tin của mình, ngay cả khi họ là những tội nhân nặng nề. Vì lý do này, khi ban phép lành cho hai người đến với nhau để xin điều đó một cách tự phát, chúng ta không thánh hiến họ cũng không chúc mừng họ và cũng không thực sự tán thành kiểu kết hợp đó. Trong thực tế, điều tương tự cũng xảy ra khi các cá nhân được ban phép lành, vì cá nhân xin phép lành - không phải sự xá tội - có thể là một tội nhân lớn, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta từ chối anh cử chỉ cha con này giữa cuộc đấu tranh sinh tồn của anh.
Nếu điều này được làm sáng tỏ nhờ việc dạy giáo lý tốt, chúng ta có thể thoát khỏi nỗi sợ rằng những phước lành này của chúng ta có thể biểu lộ một điều gì đó không thỏa đáng. Chúng ta có thể trở thành những thừa tác viên tự do hơn, có lẽ gần gũi hơn và hiệu quả hơn, với một thừa tác vụ đầy những cử chỉ của tình phụ tử và lòng hiếu khách mà không sợ bị hiểu lầm.
Chúng ta cầu xin Chúa mới sinh ban phước lành quảng đại và nhân hậu cho mọi người để chúng ta có thể sống một năm 2024 thánh thiện và hạnh phúc.
Hồng Y Víctor Manuel Fernández
Bộ trưởng
Đức ông Armando Matteo
Thư ký ngành Giáo Lý
Bộ Giáo lý Đức tin: Thông cáo báo chí liên quan đến việc tiếp nhận tuyên bố Fiducia supplicans
Chúng tôi viết Thông cáo báo chí này để giúp làm rõ việc tiếp nhận Fiducia supplicans, đồng thời khuyến nghị nên đọc Tuyên bố này cách đầy đủ và bình tĩnh để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của nó.
1. Tín lý
Những tuyên bố dễ hiểu của một số Hội đồng Giám mục liên quan đến tài liệu Fiducia supplicans có giá trị làm nổi bật sự cần thiết phải có một thời gian suy tư mục vụ kéo dài hơn. Những gì được các Hội đồng Giám mục này bày tỏ không thể được hiểu như sự phản đối về mặt tín lý, bởi vì tài liệu này nói rất rõ ràng và dứt khoát về hôn nhân và tính dục. Có một số cụm từ không thể tranh cãi trong Tuyên bố khiến điều này không còn nghi ngờ gì nữa:
“Tuyên bố này vẫn kiên quyết dựa trên tín lý truyền thống của Giáo hội về hôn nhân, không cho phép bất cứ loại nghi thức phụng vụ hoặc phép lành nào tương tự như một nghi thức phụng vụ có thể gây nhầm lẫn”. Người ta hành động trong những tình huống bất hợp lệ này của các cặp vợ chồng “không chính thức xác nhận tình trạng của họ hoặc thay đổi bất cứ cách nào giáo huấn lâu đời của Giáo hội về hôn nhân” (Phần Trình bày).
“Vì vậy, những nghi thức và lời cầu nguyện có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa những gì cấu thành hôn nhân – tức là “sự kết hợp độc chiếm, ổn định và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, tự nhiên mở ra cho việc sinh con cái” – và những gì mâu thuẫn với nó đều không được chấp nhận. Niềm tin này được đặt nền tảng trên tín lý hôn nhân lâu đời của Công Giáo; chỉ trong bối cảnh này, các mối quan hệ tính dục mới tìm được ý nghĩa tự nhiên, thích hợp và đầy đủ nhân bản của chúng. Tín lý của Giáo hội về điểm này vẫn vững chắc» (4).
“Đó cũng là ý nghĩa của Phản hồi của Bộ Giáo lý Đức tin, trong đó tuyên bố rằng Giáo hội không có quyền ban phép lành cho sự kết hợp của những người cùng giới tính” (5).
«Vì lý do này, vì Giáo hội luôn coi những quan hệ tình dục diễn ra trong hôn nhân là hợp pháp về mặt luân lý, nên Giáo hội không có quyền ban phép lành phụng vụ khi điều đó bằng cách nào đó mang lại một hình thức hợp pháp về mặt đạo đức cho một sự kết hợp được giả định như một hôn nhân hoặc thực hành tình dục ngoài hôn nhân» (6).
Rõ ràng, không có lý do gì để chúng ta tách rời Tuyên bố này về mặt tín lý hoặc coi nó là dị giáo, trái ngược với Truyền thống của Giáo hội hoặc phạm thượng.
2. Tiếp nhận thực tế
Tuy nhiên, một số Giám mục bày tỏ quan điểm đặc thù về một khía cạnh thực tế: việc ban phúc lành cho các cặp trong những hoàn cảnh không hợp luật. Tuyên bố bao gồm một đề xuất ban phép lành mục vụ ngắn gọn và đơn giản (không mang tính phụng vụ hay nghi thức hóa) cho các cặp trong những tình huống bất hợp lệ (nhưng không cho sự kết hợp của họ), nhấn mạnh rằng đây là những phép lành không có hình thức phụng vụ, không chấp nhận hay biện minh cho tình huống mà những người này đang thấy mình hiện hữu trog đó.
Các tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin như Fiducia supplicans, về mặt thực tế, có thể cần nhiều thời gian để áp dụng, tùy thuộc vào bối cảnh địa phương và sự phân định của mỗi Giám mục giáo phận với Giáo phận của mình. Ở một số nơi, không có khó khăn gì khi áp dụng ngay, trong khi ở những nơi khác, không cần thiết phải giới thiệu chúng mà vẫn dành thời gian cần thiết để đọc và giải thích.
Chẳng hạn, một số Giám mục đã quy định rằng mỗi linh mục phải thực hiện công việc phân định và tuy nhiên, ngài chỉ có thể thực hiện những phép lành này một cách riêng tư. Điều này không có vấn đề gì nếu nó được thể hiện với sự tôn trọng thích đáng đối với một văn bản được chính Đức Thánh Cha ký và phê chuẩn, đồng thời cố gắng một cách nào đó để đáp ứng những suy tư chứa đựng trong đó.
Mỗi Giám mục địa phương, nhờ thừa tác vụ của mình, luôn có khả năng phân định tại địa phương, nghĩa là ở một nơi cụ thể mà ngài biết rõ hơn những người khác vì đó là đàn chiên của chính ngài. Sự thận trọng và chú ý đến bối cảnh Giáo hội và văn hóa địa phương có thể cho phép các phương pháp áp dụng khác nhau, nhưng không phủ nhận hoàn toàn hoặc dứt khoát con đường này được đề xuất cho các linh mục.
3. Tình hình tế nhị của một số nước
Lý lẽ của một số Hội đồng Giám mục phải được hiểu theo bối cảnh của chúng. Ở một số quốc gia, có những vấn đề văn hóa và thậm chí pháp lý mạnh mẽ đòi hỏi thời gian và các chiến lược mục vụ vượt xa tầm ngắn hạn.
Nếu có luật lên án hành động đơn thuần tuyên bố mình là người đồng tính luyến ái thì phải ngồi tù và trong một số trường hợp là tra tấn và thậm chí tử hình, thì không cần phải nói rằng việc ban phước lành sẽ là thiếu thận trọng. Rõ ràng là các Giám mục không muốn đẩy người đồng tính vào tình trạng bạo lực. Điều quan trọng là các Hội đồng Giám mục này không ủng hộ một học thuyết khác với học thuyết được Đức Thánh Cha ký, vì đó là học thuyết lâu đời, nhưng đúng hơn, các Hội đồng này khuyến nghị cần phải nghiên cứu và phân định để hành động với sự thận trọng mục vụ trong những một bối cảnh như vậy.
Sự thật là không ít một số quốc gia lên án, cấm đoán và hình sự hóa đồng tính luyến ái ở những mức độ khác nhau. Trong những trường hợp này, ngoài vấn đề phước lành, còn có một trách nhiệm mục vụ to lớn và rộng khắp bao gồm việc đào tạo, bảo vệ nhân phẩm, giảng dạy Học thuyết Xã hội của Giáo hội và nhiều chiến lược khác nhau không chấp nhận phản ứng vội vã.
4. Tính mới mẻ thực sự của tài liệu
Điểm mới mẻ thực sự của Tuyên bố này, một điều đòi hỏi một nỗ lực tiếp nhận quảng đại và không ai được tuyên bố mình bị loại trừ, không phải là khả năng chúc lành cho các cặp trong những tình huống bất hợp lệ. Đó là lời mời gọi phân biệt giữa hai hình thức ban phép lành khác nhau: “phụng vụ hoặc nghi thức hóa” và “tự phát hoặc mục vụ”. Bài trình bày giải thích rõ ràng rằng «giá trị của tài liệu này […] là nó mang lại một sự đóng góp chuyên biệt và sáng tạo cho ý nghĩa mục vụ của các phép lành, cho phép mở rộng và làm phong phú thêm cách hiểu cổ điển về các phép lành, vốn được liên kết chặt chẽ với viễn ảnh phụng vụ. Suy tư thần học này, dựa trên quan điểm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hàm ý một sự phát triển thực sự từ những gì đã được nói về các phép lành trong Huấn quyền và các văn bản chính thức của Giáo hội”.
Ở hậu cảnh, người ta tìm thấy một sự đánh giá tích cực về “việc chăm sóc mục vụ bình dân” xuất hiện trong nhiều văn bản của Đức Thánh Cha. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta đánh giá cao đức tin đơn sơ của Dân Thiên Chúa, những người, ngay giữa tội lỗi của họ, vẫn chỗi dậy từ cuộc sống thường ngày và mở rộng tâm hồn để cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
Vì lý do này, thay vì chúc lành cho các cặp trong các cuộc kết hợp bất hợp lệ, văn bản của Bộ đã tiếp nhận một danh xưng khác là “Tuyên bố”, vốn có ý nghĩa hơn một bản phản hồi hoặc một lá thư. Chủ đề trung tâm, nhằm đặc biệt mời gọi chúng ta thực hành mục vụ sâu sắc hơn để làm phong phú thêm việc thực hành mục vụ của chúng ta, là có một sự hiểu biết rộng hơn về các phép lành và về đề nghị rằng các phép lành mục vụ này, vốn không đòi hỏi những điều kiện giống như các phép lành trong bối cảnh phụng vụ hoặc nghi lễ, được phát triển mạnh mẽ. Do đó, gạt những cuộc bút chiến sang một bên, bản văn đòi hỏi nỗ lực suy tư một cách thanh thản, với trái tim của những mục tử, thoát khỏi mọi ý thức hệ.
Mặc dù một số Giám mục cho rằng điều khôn ngoan là không ban những phép lành này vào lúc này, nhưng tất cả chúng ta cần phải phát triển như nhau trong niềm xác tín rằng: những phép lành không theo nghi thức không phải là sự thánh hiến của người cũng như của các cặp lãnh nhận chúng, chúng không phải là một sự biện minh cho mọi hành động của họ và chúng không phải là sự chứng thực cho lối sống mà họ đang sống. Khi Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng ta phát triển sự hiểu biết rộng rãi hơn về các phép lành mục vụ, ngài đề nghị chúng ta nghĩ đến một cách ban phép lành không đòi hỏi đặt quá nhiều điều kiện cho việc thực hiện cử chỉ gần gũi mục vụ đơn giản này, vốn là một phương tiện cổ vũ sự cởi mở với Thiên Chúa giữa những hoàn cảnh đa dạng nhất.
5. Những “phúc lành mục vụ” này được trình bày cụ thể như thế nào?
Để phân biệt rõ ràng với các phép lành phụng vụ hoặc nghi thức, “các phép lành mục vụ” trước hết phải rất ngắn (xem số 38). Đây là những lời chúc phúc kéo dài vài giây, không có nghi lễ được phê duyệt và không có sách ban phép lành. Nếu hai người cùng nhau đến tìm kiếm phước lành, thì người ta chỉ cầu xin Chúa ban bình an, sức khỏe và những điều tốt lành khác cho hai người đang cầu xin điều đó. Đồng thời, ta yêu cầu họ sống Tin Mừng của Chúa Kitô một cách trung thành trọn vẹn và để Chúa Thánh Thần giải thoát hai người này khỏi mọi điều không phù hợp với thánh ý Người và khỏi mọi điều đòi hỏi sự thanh luyện.
Hình thức ban phép lành không theo nghi thức này, với hình thức đơn giản và ngắn gọn, không nhằm mục đích biện minh cho bất cứ điều gì không được chấp nhận về mặt đạo đức. Rõ ràng đó không phải là một cuộc hôn nhân, nhưng cũng không phải là một sự “chấp thuận” hay phê chuẩn bất cứ điều gì. Đó chỉ là phản ứng của một mục tử đối với hai người cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Vì vậy, trong trường hợp này, mục tử không đặt ra điều kiện và không hỏi thăm đời tư của những người này.
Vì một số người đã nêu câu hỏi về việc những phúc lành này trông như thế nào, chúng ta hãy xem một thí dụ cụ thể: chúng ta hãy tưởng tượng trong số đông người đang hành hương, một cặp đã ly dị, giờ đây đang sống trong một cuộc kết hợp mới, nói với linh mục: “Xin hãy ban phúc lành cho chúng con, chúng con không thể tìm được việc làm, anh ấy đang ốm nặng, chúng con không có nhà và cuộc sống đang trở nên rất khó khăn: xin Chúa giúp đỡ chúng con!”.
Trong trường hợp này, linh mục có thể đọc một lời cầu nguyện đơn giản như thế này: “Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến những đứa con này của Chúa, xin ban cho họ sức khỏe, việc làm, bình an và giúp đỡ lẫn nhau. Xin Chúa giải thoát họ khỏi mọi điều trái ngược với Tin Mừng của Chúa và cho phép họ sống theo ý muốn của Chúa. Amen”. Sau đó, kết thúc bằng dấu thánh giá trên mỗi người trong số hai người.
Chúng ta đang nói về một điều gì đó kéo dài khoảng 10 hoặc 15 giây. Việc từ chối những loại phước lành này đối với hai người đang cầu xin chúng có hợp lý không? Há không thích hợp hơn khi nâng đỡ đức tin của họ, dù nhỏ hay lớn, để giúp đỡ họ trong những yếu đuối của họ bằng phúc lành của Thiên Chúa, và dẫn họ tới việc cởi mở đối với sự siêu việt có thể khiến họ trung thành hơn với Tin Mừng hay sao?
Để tránh bất cứ nghi ngờ nào, Tuyên bố nói thêm rằng, khi một cặp xin phép lành trong một hoàn cảnh trái luật, “dù việc đó được phát biểu ngoài các nghi thức do sách phụng vụ quy định, việc chúc lành này không bao giờ được ban phát đồng thời với các nghi thức của một sự kết hợp dân sự, và thậm chí không liên quan gì đến chúng. Nó cũng không thể được thực hiện với bất cứ trang phục, cử chỉ hoặc lời nói nào của riêng một đám cưới. Điều tương tự cũng được áp dụng khi một cặp đồng tính xin phép lành” (số 39). Do đó, điều rõ ràng là phép lành không được diễn ra ở một nơi nổi bật trong tòa nhà thánh thiêng, hoặc trước bàn thờ, vì điều này cũng sẽ tạo ra sự nhầm lẫn.
Vì lý do này, mọi Giám mục trong Giáo phận của mình đều được Tuyên bố Fiducia supplicans cho phép thực hiện loại phép lành đơn giản này, lưu ý đến sự cần thiết của sự thận trọng và quan tâm, nhưng ngài không hề được phép đề xuất hoặc ban hành các phép lành có thể giống như một nghi thức phụng vụ.
6. Dạy giáo lý
Có lẽ ở một số nơi, một hình thức giáo lý nào đó sẽ cần thiết để có thể giúp mọi người hiểu rằng những loại phúc lành này không phải là sự chứng thực cho cuộc sống của những người cầu xin chúng. Chúng càng không phải là sự tha tội, vì những cử chỉ này không phải là một bí tích hay một nghi thức. Chúng là những cách diễn đạt đơn giản về sự gần gũi mục vụ, không áp đặt những yêu cầu giống như một bí tích hay một nghi thức chính thức. Tất cả chúng ta sẽ phải làm quen với việc chấp nhận sự thật này là nếu một linh mục ban phép lành đơn giản này, ngài không phải là kẻ dị giáo, ngài không phê chuẩn bất cứ điều gì và cũng không phủ nhận giáo lý Công Giáo.
Chúng ta có thể giúp dân Chúa khám phá ra rằng những loại phước lành này chỉ là những kênh mục vụ đơn giản giúp mọi người bày tỏ đức tin của mình, ngay cả khi họ là những tội nhân nặng nề. Vì lý do này, khi ban phép lành cho hai người đến với nhau để xin điều đó một cách tự phát, chúng ta không thánh hiến họ cũng không chúc mừng họ và cũng không thực sự tán thành kiểu kết hợp đó. Trong thực tế, điều tương tự cũng xảy ra khi các cá nhân được ban phép lành, vì cá nhân xin phép lành - không phải sự xá tội - có thể là một tội nhân lớn, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta từ chối anh cử chỉ cha con này giữa cuộc đấu tranh sinh tồn của anh.
Nếu điều này được làm sáng tỏ nhờ việc dạy giáo lý tốt, chúng ta có thể thoát khỏi nỗi sợ rằng những phước lành này của chúng ta có thể biểu lộ một điều gì đó không thỏa đáng. Chúng ta có thể trở thành những thừa tác viên tự do hơn, có lẽ gần gũi hơn và hiệu quả hơn, với một thừa tác vụ đầy những cử chỉ của tình phụ tử và lòng hiếu khách mà không sợ bị hiểu lầm.
Chúng ta cầu xin Chúa mới sinh ban phước lành quảng đại và nhân hậu cho mọi người để chúng ta có thể sống một năm 2024 thánh thiện và hạnh phúc.
Hồng Y Víctor Manuel Fernández
Bộ trưởng
Đức ông Armando Matteo
Thư ký ngành Giáo Lý