Đức Giáo Hoàng kêu gọi một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị, được Chúa Thánh Thần soi dẫn.
Trong lễ khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến nhu cầu một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để hoàn thành sứ mệnh hòa bình và tha thứ trên thế giới.
(Tin Vatican)
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng thường kỳ lần thứ 16, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy tư về hành trình của Giáo hội kể từ khi Thượng hội đồng được triệu tập vào năm 2021.
Một hành trình liên tục
ĐTC khởi đầu bằng nhắc nhở những người tham dự rằng Giáo hội luôn trên con đường hành trình, một hành trình phản ánh sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho dân Người kể từ thời các tông đồ, đó là mang lại hòa bình, qua việc công bố Chúa Giêsu Kitô.
Suy ngẫm về vai trò của Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở rằng "Chúa Thánh Thần uốn nắn trái tim và ý chí cứng cỏi, làm tan chảy cõi lòng băng giá, sưởi ấm sự lạnh lẽo và hướng dẫn những bước đi sai lạc". Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện, đặc biệt trong những khoảnh khắc đau buồn và tuyệt vọng khi nhân loại phải đối diện với những cám dỗ của sự tuyệt vọng và chia rẽ. “Chúa Thánh Thần sẽ lau khô nước mắt và an ủi chúng ta vì Người truyền đạt món quà hy vọng của Thiên Chúa cho chúng ta”.
Sau đó, Đức Phanxicô tiếp tục nói về sự khiêm nhường, một nhân đức cần thiết để nhận ra nhu cầu được tha thứ cho chính chúng ta. Ngài đã nhắc đến buổi cầu nguyện canh thức xám hối diễn ra vào tối thứ Ba (1/10/2024), thời gian mà những tham dự viên đã trải nghiệm ân sủng hòa giải. "Chúng ta gạt bỏ lòng kiêu hãnh và sự tự phụ của mình, tưởng rằng mình tốt hơn người khác. Chúng ta có thực sự trở nên khiêm nhường hơn không?" ĐTC tự hỏi.
Sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần
Sau đó, Đức Giáo Hoàng mô tả sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần như một ngọn lửa thắp lên tình yêu và sự hân hoan trong chúng ta, một tình yêu mạnh mẽ đến mức nó sẽ bao trùm toàn thể nhân loại mà không phân biệt đối xử. "Điều này Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn cho mọi người", Đức Giáo Hoàng nói, trước khi nhắc nhở Giáo hội về nhu cầu ơn tha thứ liên tục. Ngài thúc giục những người tham dự suy chiếu về lòng thương xót vô biên của Chúa, và mời gọi họ "luôn tha thứ cho người khác, vì sự sẵn sàng làm như vậy xuất phát từ kinh nghiệm của chính chúng ta khi chúng ta được tha thứ".
Sau đó, khi nói về tiến trình công nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết rằng đó không phải là một sự kiện nhất thời mà là một hành trình liên nỉ, một hành trình mà Giáo hội học cách hiểu rõ hơn về chính mình và phân định những cách hiệu quả nhất để thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài mô tả Thượng Hội đồng là một "chủ thể đa dạng", nơi các giám mục, giáo dân, linh mục và các tu sĩ nam và nữ cùng nhau làm việc để phục vụ lòng thương xót của Chúa.
Tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân vào tiến trình đồng nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng sự hiện diện của giáo dân trong Thượng Hội đồng không làm giảm thẩm quyền của các giám mục. Thay vào đó, nó củng cố bản chất quan hệ của Giáo hội, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác. “Không ai được cứu một mình”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng viện dẫn sự khôn ngoan của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã thành lập Thượng hội đồng giám mục vào năm 1965. Ngài mô tả Thượng hội đồng là một quá trình học hỏi liên tục, phản ánh sứ mệnh của Giáo hội, được Chúa Thánh Thần đổi mới và hành trình hướng đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa. "Tiến trình công nghị cũng là một quá trình học hỏi, trong quá trình đó, Giáo hội hiểu rõ hơn về chính mình", Đức Thánh Cha giải thích.
Kết thúc bài phát biểu
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những tham dự viên hãy luôn mở tâm lòng ra cho tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà ngài mô tả là “người hướng dẫn và an ủi vững chắc” của Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng kết luận “Chúng ta đang cùng nhau thực hiện hành trình này, với niềm hy vọng, lòng khiêm nhường và sự tín thác vào Chúa”.
Trong lễ khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng lần thứ 16, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến nhu cầu một Giáo hội khiêm nhường và đồng nghị được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để hoàn thành sứ mệnh hòa bình và tha thứ trên thế giới.
(Tin Vatican)
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng thường kỳ lần thứ 16, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã suy tư về hành trình của Giáo hội kể từ khi Thượng hội đồng được triệu tập vào năm 2021.
Một hành trình liên tục
ĐTC khởi đầu bằng nhắc nhở những người tham dự rằng Giáo hội luôn trên con đường hành trình, một hành trình phản ánh sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho dân Người kể từ thời các tông đồ, đó là mang lại hòa bình, qua việc công bố Chúa Giêsu Kitô.
Suy ngẫm về vai trò của Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở rằng "Chúa Thánh Thần uốn nắn trái tim và ý chí cứng cỏi, làm tan chảy cõi lòng băng giá, sưởi ấm sự lạnh lẽo và hướng dẫn những bước đi sai lạc". Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện, đặc biệt trong những khoảnh khắc đau buồn và tuyệt vọng khi nhân loại phải đối diện với những cám dỗ của sự tuyệt vọng và chia rẽ. “Chúa Thánh Thần sẽ lau khô nước mắt và an ủi chúng ta vì Người truyền đạt món quà hy vọng của Thiên Chúa cho chúng ta”.
Sau đó, Đức Phanxicô tiếp tục nói về sự khiêm nhường, một nhân đức cần thiết để nhận ra nhu cầu được tha thứ cho chính chúng ta. Ngài đã nhắc đến buổi cầu nguyện canh thức xám hối diễn ra vào tối thứ Ba (1/10/2024), thời gian mà những tham dự viên đã trải nghiệm ân sủng hòa giải. "Chúng ta gạt bỏ lòng kiêu hãnh và sự tự phụ của mình, tưởng rằng mình tốt hơn người khác. Chúng ta có thực sự trở nên khiêm nhường hơn không?" ĐTC tự hỏi.
Sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần
Sau đó, Đức Giáo Hoàng mô tả sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần như một ngọn lửa thắp lên tình yêu và sự hân hoan trong chúng ta, một tình yêu mạnh mẽ đến mức nó sẽ bao trùm toàn thể nhân loại mà không phân biệt đối xử. "Điều này Chúa Thánh Thần luôn tuôn tràn cho mọi người", Đức Giáo Hoàng nói, trước khi nhắc nhở Giáo hội về nhu cầu ơn tha thứ liên tục. Ngài thúc giục những người tham dự suy chiếu về lòng thương xót vô biên của Chúa, và mời gọi họ "luôn tha thứ cho người khác, vì sự sẵn sàng làm như vậy xuất phát từ kinh nghiệm của chính chúng ta khi chúng ta được tha thứ".
Sau đó, khi nói về tiến trình công nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết rằng đó không phải là một sự kiện nhất thời mà là một hành trình liên nỉ, một hành trình mà Giáo hội học cách hiểu rõ hơn về chính mình và phân định những cách hiệu quả nhất để thực hiện sứ mệnh của mình. Ngài mô tả Thượng Hội đồng là một "chủ thể đa dạng", nơi các giám mục, giáo dân, linh mục và các tu sĩ nam và nữ cùng nhau làm việc để phục vụ lòng thương xót của Chúa.
Tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của giáo dân vào tiến trình đồng nghị, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng sự hiện diện của giáo dân trong Thượng Hội đồng không làm giảm thẩm quyền của các giám mục. Thay vào đó, nó củng cố bản chất quan hệ của Giáo hội, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác. “Không ai được cứu một mình”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng viện dẫn sự khôn ngoan của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, người đã thành lập Thượng hội đồng giám mục vào năm 1965. Ngài mô tả Thượng hội đồng là một quá trình học hỏi liên tục, phản ánh sứ mệnh của Giáo hội, được Chúa Thánh Thần đổi mới và hành trình hướng đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa. "Tiến trình công nghị cũng là một quá trình học hỏi, trong quá trình đó, Giáo hội hiểu rõ hơn về chính mình", Đức Thánh Cha giải thích.
Kết thúc bài phát biểu
Đức Phanxicô kêu gọi tất cả những tham dự viên hãy luôn mở tâm lòng ra cho tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng mà ngài mô tả là “người hướng dẫn và an ủi vững chắc” của Giáo hội.
Đức Giáo Hoàng kết luận “Chúng ta đang cùng nhau thực hiện hành trình này, với niềm hy vọng, lòng khiêm nhường và sự tín thác vào Chúa”.