SUY NIỆM LỄ VỌNG GIÁNG SINH
(Mt 1, 1-25)
Vào gia phả con người để cứu con người
Vọng Lễ Chúa giáng sinh, phụng vụ Giáo hội cho chúng ta đọc gia phả nhân loại từ Abraham đến thánh Giuse bạn của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người sinh ra trong gia phả ấy (x.Mt 1, 16), với câu : “Vậy từ Abraham đến Đa-víd có tất cả mười bốn đời. từ Đa-víd đến cuộc lưu đầy ở Babilon có mười bốn đời; từ cuộc lưu đầy ở Babilon đến Chúa Kitô có mười bốn đời” (Mt 1, 17).
Câu trên không khỏi làm người ta thắc mắc. Chúa Giêsu chẳng có liên hệ gì về mặt huyết thống với dòng dõi vua Đa-víd? Nếu Đa-víd đã sống khoảng 1000 trước khi Chúa Giêsu sinh ra thì Chúa Giêsu là con Đa-víd thế nào được?
Thưa : Đấng Đấng Cứu Thế đã hoàn tất lời tiên tri về dòng dõi của Đa-víd (2 Samuel 7, 12-16). Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đã được hứa, sinh ra bởi dòng dõi vua Đa-víd (x. Rm 1,3; Tm 2,8; Mt 1). Gia phả minh chứng, Chúa Giêsu theo nhân tính, Người là hậu duệ trực tiếp của Đa-víd qua Giuse, người cha hợp pháp của mình.
Câu mở đầu trong gia phả, Chúa Giêsu được xác định là “con vua Đa-víd” (Mt 1,1). Tiếp theo, lần theo dấu vết con cháu của Abraham đến “vua Đa-víd”. Gia phả của Chúa Giêsu chứng tỏ Con Thiên Chúa nhập thể là một người thật trong lịch sử dân Chúa. Qua các thời đại, Thiên Chúa là Đấng trung thành đã thực hiện lời hứa cứu độ.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài, cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israel, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đa-víd, nên Người có cơ sở để là Đấng Messia như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Toàn bộ lịch sử của dân tộc Israel cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Quả thật, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại, mỗi bà một hoàn cảnh không ai giống ai chứng tỏ Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử nhân loại. Thiên Chúa muốn dùng những cái bất ngờ để đem các kế hoạch của Ngài đến thành công. Lịch sử nhân loại không phải là một chuỗi dài các biến cố dẫn tới một kết cục định trước. Lịch sử nhân loại bao gồm tội lỗi và hoán cải, thành công và thất bại, anh hùng và những kẻ hèn hạ. Song, sự Quan Phòng của Thiên Chúa cai quản lịch sử này. Sự Quan Phòng của Chúa biến đường cong thành thẳng, đường gồ ghề thành phẳng mịn. Và cuối cùng, Tình yêu của Thiên Chúa sẽ thắng, như nó được mạc khải nơi Đức Giêsu.
Thánh Matthêu có lý khi đưa bốn phụ nữ vào trong gia phả toàn đàn ông. Tất cả các bà là dân ngoại. Ta-ma và Ra-kháp là người Ca-na-an, Rút là một người Mô-áp, và Bát-sê-ba người Hít-tít. Sự có mặt của các bà trong danh sách là điềm báo vai trò của Đấng Mê-si-a, Đấng mở rộng chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho dân ngoại. Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường. Đức Giêsu cứu rỗi mọi người, người tội lỗi cũng được cứu; cả người tội lỗi cũng được cộng tác vào công cuộc của Chúa. Ơn cứu rỗi là ơn nhưng không Chúa ban, không do công trạng con người.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế, Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Nhìn vào thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19) với vai trò trổi vượt về nhân đức trổi vượt, được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.
(Mt 1, 1-25)
Vào gia phả con người để cứu con người
Vọng Lễ Chúa giáng sinh, phụng vụ Giáo hội cho chúng ta đọc gia phả nhân loại từ Abraham đến thánh Giuse bạn của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người sinh ra trong gia phả ấy (x.Mt 1, 16), với câu : “Vậy từ Abraham đến Đa-víd có tất cả mười bốn đời. từ Đa-víd đến cuộc lưu đầy ở Babilon có mười bốn đời; từ cuộc lưu đầy ở Babilon đến Chúa Kitô có mười bốn đời” (Mt 1, 17).
Câu trên không khỏi làm người ta thắc mắc. Chúa Giêsu chẳng có liên hệ gì về mặt huyết thống với dòng dõi vua Đa-víd? Nếu Đa-víd đã sống khoảng 1000 trước khi Chúa Giêsu sinh ra thì Chúa Giêsu là con Đa-víd thế nào được?
Thưa : Đấng Đấng Cứu Thế đã hoàn tất lời tiên tri về dòng dõi của Đa-víd (2 Samuel 7, 12-16). Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đã được hứa, sinh ra bởi dòng dõi vua Đa-víd (x. Rm 1,3; Tm 2,8; Mt 1). Gia phả minh chứng, Chúa Giêsu theo nhân tính, Người là hậu duệ trực tiếp của Đa-víd qua Giuse, người cha hợp pháp của mình.
Câu mở đầu trong gia phả, Chúa Giêsu được xác định là “con vua Đa-víd” (Mt 1,1). Tiếp theo, lần theo dấu vết con cháu của Abraham đến “vua Đa-víd”. Gia phả của Chúa Giêsu chứng tỏ Con Thiên Chúa nhập thể là một người thật trong lịch sử dân Chúa. Qua các thời đại, Thiên Chúa là Đấng trung thành đã thực hiện lời hứa cứu độ.
Gia phả của Đức Giêsu Kitô
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài, cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học. Gia phả này nhắc nhớ chúng ta rằng, “Sau sự sa ngã phạm tội của Ađam và Evà, Thiên Chúa đã không muốn bỏ rơi nhân loại một mình, cũng như đã không muốn phó mặc nhân loại cho sự ác. Ngài đã đáp trả lại sự nặng nề của tội lỗi bằng sự phong phú tràn trề của ơn tha thứ. Lòng Thương Xót luôn luôn vượt lên trên mọi mức độ của tội lỗi, và không ai có thể đặt ra những giới hạn cho Tình Yêu tha thứ của Thiên Chúa” (x. Misericodiae Vultus số 3). Thiên Chúa đã đi tìm Ađam và Evà và đồng hành với con người. Thiên Chúa đã gọi Abraham người đầu tiên trong gia phả, thứ đến là các tổ phụ khác. Thiên Chúa đã hòa mình vào lịch sử với chúng ta, một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, có những thánh nhân vĩ đại nhưng cũng có những tội nhân thấp hèn. Đó là Tình Yêu an ủi của Thiên Chúa, Đấng tha thứ và ban tặng niềm hy vọng cho chúng ta.
Theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu xuất thân từ dòng dõi Abraham, và cuộc đời Người gắn kết với dân tộc Israel, một dân được tuyển chọn trong tình thương. Đức Giêsu cũng là Con của vua Đa-víd, nên Người có cơ sở để là Đấng Messia như lời hứa.
Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (x. Mt 1,16-17). Toàn bộ lịch sử của dân tộc Israel cũng là lịch sử cứu độ. Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành toàn.
Quả thật, Con Thiên Chúa hòa mình vào một lịch sử đi từ thánh thiện đến tội lỗi, một gia phả khác thường đối với Do thái giáo. Bởi lẽ, trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ, đó là chuyện lạ, vì người Do Thái thường chỉ để tên người cha. Trừ Đức Maria ra, còn bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại, mỗi bà một hoàn cảnh không ai giống ai chứng tỏ Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử nhân loại. Thiên Chúa muốn dùng những cái bất ngờ để đem các kế hoạch của Ngài đến thành công. Lịch sử nhân loại không phải là một chuỗi dài các biến cố dẫn tới một kết cục định trước. Lịch sử nhân loại bao gồm tội lỗi và hoán cải, thành công và thất bại, anh hùng và những kẻ hèn hạ. Song, sự Quan Phòng của Thiên Chúa cai quản lịch sử này. Sự Quan Phòng của Chúa biến đường cong thành thẳng, đường gồ ghề thành phẳng mịn. Và cuối cùng, Tình yêu của Thiên Chúa sẽ thắng, như nó được mạc khải nơi Đức Giêsu.
Thánh Matthêu có lý khi đưa bốn phụ nữ vào trong gia phả toàn đàn ông. Tất cả các bà là dân ngoại. Ta-ma và Ra-kháp là người Ca-na-an, Rút là một người Mô-áp, và Bát-sê-ba người Hít-tít. Sự có mặt của các bà trong danh sách là điềm báo vai trò của Đấng Mê-si-a, Đấng mở rộng chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho dân ngoại. Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này, nên cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại nếu tính theo gia phả, dẫn đến cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường. Đức Giêsu cứu rỗi mọi người, người tội lỗi cũng được cứu; cả người tội lỗi cũng được cộng tác vào công cuộc của Chúa. Ơn cứu rỗi là ơn nhưng không Chúa ban, không do công trạng con người.
Sự giáng sinh của Con Một Chúa
Cách làm người của Con Thiên Chúa vừa bình thường lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Người được sinh ra bởi một người nữ (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Người không được sinh ra bởi người nam (cha ruột), nhưng do quyền năng Chúa Thánh Thần (x. Mt 1, 18. 20). Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau: “Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16). Có thể nói, Đức Giêsu có dược “nhập khẩu” vào dòng dõi vua Đavít hay không đều tùy thuộc vào lời đáp trả của thánh nhân. Nên Thánh Mátthêu đã làm nổi bật dung mạo vị cha nuôi của Chúa Giêsu, vừa nhấn mạnh rằng, nhờ qua thánh nhân, Con Trẻ được đưa vào trong dòng dõi vua Ðavít một cách hợp pháp, và như thế thực hiện những Lời Kinh Thánh, trong đó Ðấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo như là “Con của Vua Ðavid ”. Như thế, Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người. Có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít với một gia phả. Có một gia đình cần thiết để sống và lớn lên.
Nhìn vào thánh Giuse, vị hôn phu của Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, cha nuôi Đức Giêsu, mẫu gương của người “công chính” (Mt 1,19) với vai trò trổi vượt về nhân đức trổi vượt, được Thiên Chúa tín nhiệm trao ban quyền làm “Người gìn giữ Ðấng cứu thế”, trong gia đoạn đầu của công trình cứu chuộc, khi hoà hợp hoàn toàn với vị hôn thê của mình, tiếp rước Con Thiên Chúa làm người và canh chừng cho sự tăng trưởng nhân bản của Con Thiên Chúa. Vì thế, thật xứng hợp biết bao hướng về ngài, cầu xin ngài trợ giúp chúng ta.
Noi gương ngài, chúng ta mở rộng lòng mình ra, chuẩn bị nội tâm để đón nhận và gìn giữ Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Uớc chi Chúa có thể gặp thấy trong chúng ta lòng quảng đại sẵn sàng đón Chúa đến, như đã xảy ra như vậy tại Bêlem trong Ðêm Cực Thánh Chúa sinh ra đời. Amen.