Nhiều người trong chúng ta ra đi để lại dở dang nhiều chương trình, dự định, kế hoạch chưa kịp thực hiện. Một số may mắn hơn hoàn thành tốt đẹp điều ước mơ trước khi ra đi. Một trong những người may mắn đó phải kể đến Gioan Tiền Hô. Nhiệm vụ của ông là đi trước chuẩn bị cho Đấng Cứu Thể đến. Gioan nhận ra Đức Kitô là Đấng Cứu Thế vì thế Gioan nói cùng môn đệ là Ngài sẽ lớn lên, còn ông thì nhỏ đi. Lớn nhỏ đây không mang nghĩa thể lí nhưng liên quan đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Câu nói cuối cùng của Đức Kitô trên thập tự cũng cho biết Ngài hoàn thành tốt đẹp sứ mạng được trao phó nơi trần gian khi Ngài nói câu cuối đời: 'Mọi sự đã hoàn tất' Gn 19:30.

Ngày Đức Kitô chịu phép rửa đánh dấu hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất đó là ngày thánh Gioan hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ tiền hô của mình. Làm sáng Danh Chúa trong ngục tù. Ông được tái sinh trong nước Chúa. Thứ hai quan trọng hơn, ngày Đức Kitô chịu phép rửa khai mạc thời đại mới. Lễ này được long trọng mừng kính vào dịp đầu năm với mục đích năm mới nhắc nhở kỷ nguyên mới, thời đại mới, hy vọng mới. Nguồn sống ơn cứu độ mở ra cho toàn thể nhân loại.

Đức Kitô, Đấng mang phép rửa đến lại tự nguyện xin nhận phép rửa từ Gioan. Gioan từ chối, dõng dạc tuyên bố với đám đông

'Tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa' Lc 3:17-17

Phép rửa của Gioan là dấu chỉ của ăn năn, thống hối, trở về đường lành. Phép rửa Đức Kitô mang đến ban ơn tha tội, tẩy xoá hết các tội ta đã phạm, biến ta thành con người mới. Trở thành tạo vật mới, là anh chị em trong gia đình Giáo Hội hoàn vũ mà Đức Kitô là thủ lãnh. Đức Kitô, Đấng chí thánh hoàn toàn tinh tuyền. Ngài không cần nhận phép rửa từ bất cứ ai, nhưng xin nhận phép rửa từ Gioan với mục đích làm trọn luật lệ của một con người nơi trần gian. Mục đích thứ hai quan trọng hơn. Đức Kitô nhận phép rửa với mục đích xác nhận chính Thiên Chúa sai Gioan làm công việc đó. Có lần Ngài giảng dậy trong Đền Thờ, các thượng tế, kinh sư cùng kỳ mục kéo đến đặt vấn đề:

'Ông lấy quyền nào để làm điều đó?' Đức Kitô đáp. Các ông cho tôi biết phép rửa của Gioan là do Trời hay do người ta? Lc 20:2-4

Chính Ba Ngôi Thiên Chúa khai mạc kỷ nguyên cứu độ trong ngày Đức Kitô nhận phép rửa. Ngay sau khi Đức Kitô bước lên bờ từ sông Gioađan, liền có Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa dưới hình chim bồ câu đến ngự trên Ngài; cùng lúc đó từ trời cao có tiếng vang vọng

'Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con' Lc 3:22.

Ngày chúng ta được tái sinh trong Chúa, chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa qua Bí Tích Thanh Tẩy trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chuá Cha cũng nói với Kitô hữu đó 'Ngày hôm nay Cha sinh ra con'.

Đức Kitô không cần ơn tái sinh. Ngài sống lại từ cõi chết ban ơn tái sinh cho Kitô hữu. Như thế câu 'Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con' là câu Chúa Cha nói dành riêng cho Đức Kitô. Trong thời gian rao giảng công khai, Đức Kitô không giữ câu này riêng cho mình mà chia sẻ cho các môn đệ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài, trở thành môn đệ Ngài. Như thế câu trên không có giới hạn về thời gian, địa điểm, nơi chốn; bất cứ thời gian, địa điểm nào có người đón nhận Đức Kitô là Chúa của họ thì câu 'ngày hôm nay Cha sinh ra con' áp dụng cho cá nhân đó. Họ được chính Đức Kitô cho thông phần chia sẻ món quà Chúa Cha trao tặng Đức Kitô. Từ 'sinh ra' trong trường hợp này có thể hiểu Đức Kitô là Đấng chí thánh của Thiên Chúa sinh ra nơi trần gian. Sinh ra còn bao hàm nghĩa rộng lớn hơn, đó là tất cả những ai tái sinh trong Đức Kitô sẽ thuộc về Đức Kitô và là con của Thiên Chúa. Tái sinh trong Đức Kitô được thánh Gioan tiền hô công bố là Đức Kitô sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và Lửa. Như thế chính Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa biến đổi con người phàm của chúng ta thành con Thiên Chúa. Tất cả mọi người trên trần thế được Đức Kitô mời gọi tái sinh trong Chúa, nhưng không phải tất cả mọi người đều đáp lại lời mời gọi 'tái sinh' đó. Chỉ những ai đón nhận Đức Kitô và trở thành môn đệ Ngài mới là người đón nhận ơn tái sinh.

Kitô hữu tái sinh hai lần. Lần thứ nhất tái sinh để trở thành con Thiên Chúa qua phép rửa Đức Kitô trao ban nơi trần thế. Lần thứ hai Kitô hữu được tái sinh trong nước hằng sống của Thiên Chúa để hưởn gơn thừa tự Đức Kitô ban cho những ai tuyên sưng Ngài nơi trần thế. Ơn thừa tự được chính Đức Kitô cứu chuộc bằng thập giá và giá Máu Cực Thánh của chính Ngài.

Chúng ta xin ơn trung thành với lời hứa khi nhận Bí Tích Thanh Tẩy, ơn đón nhận ơn tái sinh và thừa tự.
TiengChuong.org