Vatican -
Trước những diễn biến có liên quan đến tình trạng sức khoẻ ngày càng nguy kịch của ông Ariel Sharon, thủ tướng Do Thái, hôm 5/1/2006, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện đặc biệt cho Thánh Địa.
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, xin Thiên Chúa soi sáng tâm hồn con người và ban cho họ hòa bình trường cửu".
Cha Pierbattista Pizzaballa, bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, trong đoàn hiệp sĩ bảo vệ Thánh Mộ cho biết "Chúng tôi sửng sốt và rất xúc động trước biến cố này". Cha cho biết: "Không ai dám nghĩ đến điều này". Cái chết của ông Sharon sẽ gây ra những hệ quả chính trị quan trọng trong vùng này.
Ariel Sharon là nhân vật khó hiểu đối với thế giới và cả đối với người Do Thái. Chỉ mới cách đây một năm, Ariel Sharon thường được mô tả là trở ngại lớn lao cho hòa bình tại Thánh Địa nhưng một năm trở lại đây, theo cha Pierbattista Pizzaballa, ông ta lại là niềm hy vọng cho hòa bình tại miền đất khói lửa mịt mùng này.
Trong hầu hết cuộc đời chính trị của Ariel Sharon, ông chủ trương giữ tối đa đất cho người Do Thái và chừa lại cho dân Palestine càng ít càng hay. Chủ trương này đã bị Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lên án kịch liệt. Ngài thường xuyên cảnh cáo rằng "Không có công lý thì không có hòa bình". Những thay đổi trong đường lối của Ariel Sharon, chẳng hạn như kế hoạch triệt thoái hoàn toàn khỏi dải Gaza và nhiều phần của vùng Tây Ngạn sông Jordan chỉ diễn ra sau sự qua đi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một người mà ông tỏ ra rất ngưỡng mộ.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Nội Các Do Thái trong phiên họp diễn ra sáng Chúa Nhật 3/4/2005 đã bắt đầu với lời tuyên bố về sự qua đi của Đức Thánh Cha. Thủ tướng Israel ông Ariel Sharon, thay mặt đất nước Do Thái chia buồn cùng thế giới Công Giáo về sự qua đi của Đức Thánh Cha. Ông tuyên bố rằng Đức Thánh Cha là con người của hòa bình và là người bạn của dân tộc Do Thái.
Ông nói, “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận tính duy nhất của quốc gia Do Thái và hoạt động cho sự hòa giải lịch sử giữa các dân tộc.” Đức Thánh Cha có một tình cảm chân thành và nồng nhiệt với nước Do Thái và dân tộc Do Thái. Ông ghi nhận rằng “Thế giới vừa mất đi một trong các nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thế hệ chúng ta”.
Sau khi có những chuyển hướng theo đường lối hòa bình hơn, ông Ariel Sharon thường xuyên bị chính đảng của ông, đảng Likud, theo đường lối cực hữu, thường xuyên chỉ trích kịch liệt đến mức trong tháng 11 vừa qua, ông đã rời khỏi đảng này để thành lập một đảng mới có tên là Kadima (Tiến Lên).
Nhiều người chỉ trích Ariel Sharon là tráo trở trong chính sách. Tuy nhiên, có lẽ công bằng mà nói, cả đời của người cựu chiến binh chiến tranh Trung Đông theo đuổi một mục đích duy nhất và rất nhất quán: đem lại an ninh tối đa cho Do Thái. Chỉ tiếc rằng gần cả đời ông đã theo đuổi con đường bạo lực và ít chú ý lắng nghe ý kiến khôn ngoan của các nhà lãnh đạo tinh thần trên thế giới.
Thủ tướng Ariel Sharon |
"Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, xin Thiên Chúa soi sáng tâm hồn con người và ban cho họ hòa bình trường cửu".
Cha Pierbattista Pizzaballa, bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, trong đoàn hiệp sĩ bảo vệ Thánh Mộ cho biết "Chúng tôi sửng sốt và rất xúc động trước biến cố này". Cha cho biết: "Không ai dám nghĩ đến điều này". Cái chết của ông Sharon sẽ gây ra những hệ quả chính trị quan trọng trong vùng này.
Ariel Sharon là nhân vật khó hiểu đối với thế giới và cả đối với người Do Thái. Chỉ mới cách đây một năm, Ariel Sharon thường được mô tả là trở ngại lớn lao cho hòa bình tại Thánh Địa nhưng một năm trở lại đây, theo cha Pierbattista Pizzaballa, ông ta lại là niềm hy vọng cho hòa bình tại miền đất khói lửa mịt mùng này.
Trong hầu hết cuộc đời chính trị của Ariel Sharon, ông chủ trương giữ tối đa đất cho người Do Thái và chừa lại cho dân Palestine càng ít càng hay. Chủ trương này đã bị Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lên án kịch liệt. Ngài thường xuyên cảnh cáo rằng "Không có công lý thì không có hòa bình". Những thay đổi trong đường lối của Ariel Sharon, chẳng hạn như kế hoạch triệt thoái hoàn toàn khỏi dải Gaza và nhiều phần của vùng Tây Ngạn sông Jordan chỉ diễn ra sau sự qua đi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một người mà ông tỏ ra rất ngưỡng mộ.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Nội Các Do Thái trong phiên họp diễn ra sáng Chúa Nhật 3/4/2005 đã bắt đầu với lời tuyên bố về sự qua đi của Đức Thánh Cha. Thủ tướng Israel ông Ariel Sharon, thay mặt đất nước Do Thái chia buồn cùng thế giới Công Giáo về sự qua đi của Đức Thánh Cha. Ông tuyên bố rằng Đức Thánh Cha là con người của hòa bình và là người bạn của dân tộc Do Thái.
Ông nói, “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhìn nhận tính duy nhất của quốc gia Do Thái và hoạt động cho sự hòa giải lịch sử giữa các dân tộc.” Đức Thánh Cha có một tình cảm chân thành và nồng nhiệt với nước Do Thái và dân tộc Do Thái. Ông ghi nhận rằng “Thế giới vừa mất đi một trong các nhà lãnh đạo quan trọng nhất của thế hệ chúng ta”.
Sau khi có những chuyển hướng theo đường lối hòa bình hơn, ông Ariel Sharon thường xuyên bị chính đảng của ông, đảng Likud, theo đường lối cực hữu, thường xuyên chỉ trích kịch liệt đến mức trong tháng 11 vừa qua, ông đã rời khỏi đảng này để thành lập một đảng mới có tên là Kadima (Tiến Lên).
Nhiều người chỉ trích Ariel Sharon là tráo trở trong chính sách. Tuy nhiên, có lẽ công bằng mà nói, cả đời của người cựu chiến binh chiến tranh Trung Đông theo đuổi một mục đích duy nhất và rất nhất quán: đem lại an ninh tối đa cho Do Thái. Chỉ tiếc rằng gần cả đời ông đã theo đuổi con đường bạo lực và ít chú ý lắng nghe ý kiến khôn ngoan của các nhà lãnh đạo tinh thần trên thế giới.