VATICAN -- Gần một tuần trước khi về hưu, ĐHY Angelo Sodano đã cho phát hành quyển sách trong đó cũng gồm có những bài diễn văn quan trọng trong suốt 15 năm làm quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Sách có tên là "Men Phúc Âm: Sự hiện diện của Tòa Thánh trong Đời Sống của các Dân Tộc -- The Leaven of the Gospel: The Presence of the Holy See in the Lives of Peoples" (sách viết bằng tiếng Ý) sách dầy 138 trang, một loại ký sự muốn trình bày hình ảnh Vatican luôn luôn cổ võ và bảo vệ phẩm giá con người và nỗ lực cứu các linh hồn.
Và hôm nay (7.9.2006), trong cuộc họp báo trong đó trình bày sách gồm 12 bài diễn văn đã được đọc trong một số các nơi, quốc gia, quốc tế và ngay cả tại Liên Hiệp Quốc.
Sách này được viết để kính dâng ĐGH Gioan Phaolô II và ĐGH Benedictô XVI, hai vị Giáo hoàng mà ĐHY Sodanno đã phục vụ. Ngài cũng gửi lời chào mừng tới vị kế nhiệm là ĐHY Tarcisio Bertone, người sẽ gánh trọng trách từ ngày 15.9.2006 này.
Trong lời tựa đề cuốn sách. ĐHY Sodano viết hnư sau: “Thời gian đã đến để chuyển tay người kế tiếp, như trong Thế Vận Hội Olympic sứ mạng mà ngài đã nhận lãnh từ năm 1990.
Trong cuộc họp báo, GM Gabriele Caccia, cố vấn về ngoại vụ Quốc Vụ Khanh, nói rằng luôn luôn có những vấn nạn về vai trò của Vatican trên chính trường thế giới.
Ngài hỏi: “Giáo Hội chỉ có sứ vụ mục vụ hay cũng có phận vụ chính trị nữa?”
Đang khi cuốn sách trên không có câu trả lời nhất quyết rõ ràng câu hỏi trên, nhưng ngài nói, nó cho thấy rằng tất cả những hoạt động của Vatican, qua các Tòa Khâm Sứ, Tòa Đại Sứ và các Vị Đại Diện Tòa Thánh, vẫn còn theo đuổi nhiệm vụ nền tảng của Giáo Hội là cứu các linh hồn.
Ngài nói rằng Sứ diệp Phúc Âm có thể và phải mang đến cho mọi lãnh vực cuộc sống và có thể làm cho hoạt động nhân sinh được chiếu sáng và trở nên cao qúi.
GM Caccia nói rằng “Vatican là quốc gia độc nhất trên diễn đàn thế giới mà chương trình nghị sự không dựa vào việc cổ võ “những lợi ích đặc biệt của một cá nhân hay dân tộc nào”
Đức ông Pietro Parolin, phụ tá Phòng Quốc Vụ Khanh về liên hệ với các Quốc Gia nói trong cuộc họp báo rằng các vị khâm sứ và sứ giả của Đức giáo hoàng đóng một vai trò quan trọng “trong việc bảo vệ con người và trong việc làm vững mạnh các giáo hội địa phương, đặc biệt trong các vùng nơi mà người Kitô giáo còn phải đối diện với nghèo túng, kỳ thị hay các gian nan khống khó khác.
Một khi mà khủng hoảng chính trị hay xã hội xẩy ra đe dọa hay bùng nổ tại quốc gia hay vùng nào đó thì đoàn quân ngoại giao của Vatican nhảy ngay vào hành động, đi tìm ngay giải pháp hòa bình cho những vấn đề đó hoặc là phối hợp sự trợ cấp cần thiết trong thời điểm biến cố của thảm cảnh xẩy ra.
GM Caccia tuyên bố rằng: đang khi Giáo Hội và Vatican không nhất thiết giải quyết được mọi vấn đề như ảo thuật được, nhưng sự hiện diện hữu hình và nỗ lực giúp các dân tộc chứng tỏ rằng có một cộng đồng quan tâm lo lắng và có thể hết hợp hầu giúp bất cứ ai cần đến.
Đức ông Parolin thêm rằng sự hiện diện của Vatican trên khắp thế giới chứng tỏ cho dân chúng rằng Giáo hội và Đức giáo hoàng luôn luôn ở gần, và các người Kitô hữu – dù họ nhỏ bé thế nào chăng nữa – thì họ không phải chiến đấu cô đơn một mình trong thế giới đâu, còn có Giáo Hội.
Sách có tên là "Men Phúc Âm: Sự hiện diện của Tòa Thánh trong Đời Sống của các Dân Tộc -- The Leaven of the Gospel: The Presence of the Holy See in the Lives of Peoples" (sách viết bằng tiếng Ý) sách dầy 138 trang, một loại ký sự muốn trình bày hình ảnh Vatican luôn luôn cổ võ và bảo vệ phẩm giá con người và nỗ lực cứu các linh hồn.
Và hôm nay (7.9.2006), trong cuộc họp báo trong đó trình bày sách gồm 12 bài diễn văn đã được đọc trong một số các nơi, quốc gia, quốc tế và ngay cả tại Liên Hiệp Quốc.
Sách này được viết để kính dâng ĐGH Gioan Phaolô II và ĐGH Benedictô XVI, hai vị Giáo hoàng mà ĐHY Sodanno đã phục vụ. Ngài cũng gửi lời chào mừng tới vị kế nhiệm là ĐHY Tarcisio Bertone, người sẽ gánh trọng trách từ ngày 15.9.2006 này.
Trong lời tựa đề cuốn sách. ĐHY Sodano viết hnư sau: “Thời gian đã đến để chuyển tay người kế tiếp, như trong Thế Vận Hội Olympic sứ mạng mà ngài đã nhận lãnh từ năm 1990.
Trong cuộc họp báo, GM Gabriele Caccia, cố vấn về ngoại vụ Quốc Vụ Khanh, nói rằng luôn luôn có những vấn nạn về vai trò của Vatican trên chính trường thế giới.
Ngài hỏi: “Giáo Hội chỉ có sứ vụ mục vụ hay cũng có phận vụ chính trị nữa?”
Đang khi cuốn sách trên không có câu trả lời nhất quyết rõ ràng câu hỏi trên, nhưng ngài nói, nó cho thấy rằng tất cả những hoạt động của Vatican, qua các Tòa Khâm Sứ, Tòa Đại Sứ và các Vị Đại Diện Tòa Thánh, vẫn còn theo đuổi nhiệm vụ nền tảng của Giáo Hội là cứu các linh hồn.
Ngài nói rằng Sứ diệp Phúc Âm có thể và phải mang đến cho mọi lãnh vực cuộc sống và có thể làm cho hoạt động nhân sinh được chiếu sáng và trở nên cao qúi.
GM Caccia nói rằng “Vatican là quốc gia độc nhất trên diễn đàn thế giới mà chương trình nghị sự không dựa vào việc cổ võ “những lợi ích đặc biệt của một cá nhân hay dân tộc nào”
Đức ông Pietro Parolin, phụ tá Phòng Quốc Vụ Khanh về liên hệ với các Quốc Gia nói trong cuộc họp báo rằng các vị khâm sứ và sứ giả của Đức giáo hoàng đóng một vai trò quan trọng “trong việc bảo vệ con người và trong việc làm vững mạnh các giáo hội địa phương, đặc biệt trong các vùng nơi mà người Kitô giáo còn phải đối diện với nghèo túng, kỳ thị hay các gian nan khống khó khác.
Một khi mà khủng hoảng chính trị hay xã hội xẩy ra đe dọa hay bùng nổ tại quốc gia hay vùng nào đó thì đoàn quân ngoại giao của Vatican nhảy ngay vào hành động, đi tìm ngay giải pháp hòa bình cho những vấn đề đó hoặc là phối hợp sự trợ cấp cần thiết trong thời điểm biến cố của thảm cảnh xẩy ra.
GM Caccia tuyên bố rằng: đang khi Giáo Hội và Vatican không nhất thiết giải quyết được mọi vấn đề như ảo thuật được, nhưng sự hiện diện hữu hình và nỗ lực giúp các dân tộc chứng tỏ rằng có một cộng đồng quan tâm lo lắng và có thể hết hợp hầu giúp bất cứ ai cần đến.
Đức ông Parolin thêm rằng sự hiện diện của Vatican trên khắp thế giới chứng tỏ cho dân chúng rằng Giáo hội và Đức giáo hoàng luôn luôn ở gần, và các người Kitô hữu – dù họ nhỏ bé thế nào chăng nữa – thì họ không phải chiến đấu cô đơn một mình trong thế giới đâu, còn có Giáo Hội.