(Jakarta) Đứng trước làn sóng của những cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới nhằm chống lại diễn từ của Đức Thánh Cha tại Đại Học Regensburg, các luật gia trong nhóm biện hộ cho ba người Công Giáo Nam Dương đã bị kết án tử hình tin rằng chỉ có tòa án quốc tế tại Geneva mới có thể cứu nổi ba người này khỏi chết.
Trong cuộc biểu tình của người Công Giáo tại Jakarta vào hôm thứ Bẩy 16/9 vừa qua nhằm chống lại án tử hình các ông Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwa, luật sư Peter Selestianus, chủ tịch luật sư đoàn biện hộ cho ba vị này cho biết luật sư đoàn đã đi đến quyết định kêu gọi sự can thiệp của tòa án quốc tế tại Geneva trên cơ sở là tòa án tại Nam Dương hành xử vô nguyên tắc và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khối đa số Hồi Giáo.
Ông Selestianus cho biết nhà tranh đấu nhân quyền Muchtar Pakpahan sẽ đưa nội vụ ra trước tòa án Geneva sau khi có những nguồn tin bán chính thức cho rằng ba người Công Giáo Nam Dương sẽ bị hành quyết chỉ ít ngày sau tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Ông Selestianus cho biết quyết định này đã được đưa ra nhằm “đưa ra ánh sáng sự bất công xảy ra tại các tòa án Indonesia”. Ông nói thêm: “án tử hình dành cho ba người Công Giáo là bất nhân và là một trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tòa án quốc tế có thẩm quyền tái xét lại bản án”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vụ xử bắn các ông Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, theo dự trù diễn ra vào sáng thứ Bẩy 12/8/2006 vào lúc 0:15 sáng giờ địa phương đã bị đình lại. Thông cáo về việc đình lại đã được đưa ra sau khi tổng thống Nam Dương Susilo gặp gỡ các vị bộ trưởng nước này, ông chánh án Abdul Rahman Saleh và các vị trong guồng máy tư pháp Nam Dương.
Đây là lần thứ hai, việc xử bắn bị đình hoãn. Lần trước dự trù vào ngày1/4/2006. Thông cáo cho biết lý do việc hoãn thi hành là vì Nam Dương chuẩn bị mừng Quốc Khánh vào ngày 17/8.
Bất chấp các giải thích chính thức của chính quyền Nam Dương, dư luận trên thế giới tin rằng Nam Dương đang chịu áp lực mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ của Tòa Thánh.
Trong cuộc biểu tình của người Công Giáo tại Jakarta vào hôm thứ Bẩy 16/9 vừa qua nhằm chống lại án tử hình các ông Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwa, luật sư Peter Selestianus, chủ tịch luật sư đoàn biện hộ cho ba vị này cho biết luật sư đoàn đã đi đến quyết định kêu gọi sự can thiệp của tòa án quốc tế tại Geneva trên cơ sở là tòa án tại Nam Dương hành xử vô nguyên tắc và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khối đa số Hồi Giáo.
Ông Selestianus cho biết nhà tranh đấu nhân quyền Muchtar Pakpahan sẽ đưa nội vụ ra trước tòa án Geneva sau khi có những nguồn tin bán chính thức cho rằng ba người Công Giáo Nam Dương sẽ bị hành quyết chỉ ít ngày sau tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Ông Selestianus cho biết quyết định này đã được đưa ra nhằm “đưa ra ánh sáng sự bất công xảy ra tại các tòa án Indonesia”. Ông nói thêm: “án tử hình dành cho ba người Công Giáo là bất nhân và là một trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tòa án quốc tế có thẩm quyền tái xét lại bản án”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vụ xử bắn các ông Fabianus Tibo, Dominggus da Silva và Marinus Riwu, theo dự trù diễn ra vào sáng thứ Bẩy 12/8/2006 vào lúc 0:15 sáng giờ địa phương đã bị đình lại. Thông cáo về việc đình lại đã được đưa ra sau khi tổng thống Nam Dương Susilo gặp gỡ các vị bộ trưởng nước này, ông chánh án Abdul Rahman Saleh và các vị trong guồng máy tư pháp Nam Dương.
Đây là lần thứ hai, việc xử bắn bị đình hoãn. Lần trước dự trù vào ngày1/4/2006. Thông cáo cho biết lý do việc hoãn thi hành là vì Nam Dương chuẩn bị mừng Quốc Khánh vào ngày 17/8.
Bất chấp các giải thích chính thức của chính quyền Nam Dương, dư luận trên thế giới tin rằng Nam Dương đang chịu áp lực mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là phản ứng mạnh mẽ của Tòa Thánh.