Cựu lãnh đạo Iraq, Saddam Hussein, phản đối bản án tử hình dành cho mình
Tòa án tại Baghdad ra phán quyết cựu lãnh đạo Iraq, Saddam Hussein, phạm tội ác chống lại nhân loại và do đó sẽ chịu hình phạt treo cổ tử hình.
Toà kết luận ông Saddam phạm tội vì có vai trò trong vụ thảm sát 148 người dân tại thị trấn Dujail, nơi chủ yếu có người Hồi giáo dòng Shia sinh sống, vào năm 1982.
Người anh em của ông Saddam, là Barzan al-Tikriti, cũng chịu án tử hình cùng với cựu thẩm phán chính của Iraq là Awad Hamed al-Bander.
Cựu phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan chịu án tù chung thân và ba người khác lãnh án 15 năm.
Một bị cáo khác, là quan chức đảng Baath, Mohammed Azawi Ali, thì được tha bổng.
Khi bị gọi ra trước tòa, ông Saddam Hussein mặc bộ complet sẫm màu với áo sơ-mi trắng như thường lệ, tay cầm cuốn kinh Koran.
Thẩm phán Rauf Abdel Rahman yêu cầu ông Saddam Hussein phải đứng lên khi tòa đọc cáo trạng, nhưng cựu Tổng thống Iraq vẫn thách thức ngồi lỳ tại chỗ và do đó, nhân viên tòa án phải ra tay buộc ông ta đứng lên.
Khi thẩm phán bắt đầu tuyên án tử hình, ông Saddam Hussein đã gào lên rằng "Allahu Akbar", (có nghĩa là Đấng Tối cao mới là vĩ đại nhất) và hô vang "Iraq muôn năm, nhân dân Iraq muôn năm, đả đảo những kẻ phản quốc".
Cựu lãnh đạo Iraq có vẻ bàng hoàng và tức giận khi bản án được thông qua, và tiếp tục kêu gào phản đối toà án, phản đối thẩm phán cũng như sự chiếm đóng của lực lượng do Hoa Kỳ cầm đầu tại Iraq.
Ông Saddam Hussein và các đồng bị cáo có thể kháng án, tuy nhiên, thời gian kháng án chỉ kéo dài vài tuần và người ta cho rằng việc thay đổi bản án cho các bị cáo là ít có khả năng xảy ra.
Ngoài ra, ông Saddam Hussein còn bị xét xử về các tội trạng khác nữa liên quan đến các vụ thảm sát trong chiến dịch thanh trừng người Kurd ở Iraq.
Phản ứng
Thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, đã có bài phát biểu trước nhân dân Iraq sau khi bản án tử hình được đưa ra cho ông Saddam Hussein.
Ông Maliki nói lãnh đạo bị lật đổ Saddam Hussein là một kẻ tội phạm và độc tài đáng bị trừng trị.
Ông nói Saddam Hussein là kẻ cai trị tồi tệ nhất trong lịch sử Iraq, và bản án dành cho ông ta có thể giúp phần nào giảm bớt những khổ đau cho các bà vợ goá cũng như những người con côi của các nạn nhân bị Saddam giết hại.
Tổng thống Iraq, Jalal Talabani, thì nói vụ xét xử là công bằng, tuy nhiên ông không bình luận về bản án.
Nhóm luật sư bào chữa cho ông Saddam tuyên bố bản án là một trò hề công lý.
Đại sứ Mỹ tại Iraq, Zalmay Khalilzad, nói đây là một bước ngoặt quan trọng cho công việc xây dựng một xã hội tự do tại Iraq.
Người dân ăn mừng
Hàng ngàn người dân Iraq đã ăn mừng sau khi toà công bố bản án.
Người dân tại Baghdad ăn mừng trong khi dân chúng tại Tikrit biểu tình phản đối
Truyền hình quốc gia Iraq chiếu cảnh người dân nhảy múa trên đường phố, một số người mang hình các lãnh tụ tôn giáo dòng Shia.
Tại Baghdad, người ta có thể nghe thấy tiếng súng bắn ăn mừng tại nhiều nơi trong thành phố mặc dù đã có lệnh giới nghiêm của chính quyền.
Toàn bộ 6 triệu cư dân của thành phố này bị buộc phải tuân theo lệnh giới nghiêm ban ngày trong 12 tiếng. Giới chức cấm hết các loại xe cộ và người đi lại vì người ta lo sợ những người Hồi giáo dòng Sunni nổi dậy sẽ tìm cách trả đũa.
Chính phủ Iraq phải huỷ bỏ tất cả các ngày phép của quân nhân và sân bay dân sự tại thủ đô Iraq bị đóng cửa.
Ba tỉnh gần Baghdad cũng chịu lệnh giới nghiêm.
Tuy nhiên, tại thành phố quê hương của ông Saddam, là Tikrit, các đám đông đã xuống đường để biểu tình phản đối bản án.
Gần ba năm sau khi ông Saddam Hussein bị sụp đổ, bạo lực phe phái vẫn gia tăng tại Iraq.
Phóng viên BBC có mặt tại Baghdad cho biết rất ít người Iraq cho rằng bản án dành cho ông Hussein sẽ giúp giảm bớt tình hình bạo lực hiện nay.
Saddam Hussein bị tuyên án tử hình trước Tòa Án |
Toà kết luận ông Saddam phạm tội vì có vai trò trong vụ thảm sát 148 người dân tại thị trấn Dujail, nơi chủ yếu có người Hồi giáo dòng Shia sinh sống, vào năm 1982.
Người anh em của ông Saddam, là Barzan al-Tikriti, cũng chịu án tử hình cùng với cựu thẩm phán chính của Iraq là Awad Hamed al-Bander.
Cựu phó Tổng thống Taha Yassin Ramadan chịu án tù chung thân và ba người khác lãnh án 15 năm.
Một bị cáo khác, là quan chức đảng Baath, Mohammed Azawi Ali, thì được tha bổng.
Khi bị gọi ra trước tòa, ông Saddam Hussein mặc bộ complet sẫm màu với áo sơ-mi trắng như thường lệ, tay cầm cuốn kinh Koran.
Thẩm phán Rauf Abdel Rahman yêu cầu ông Saddam Hussein phải đứng lên khi tòa đọc cáo trạng, nhưng cựu Tổng thống Iraq vẫn thách thức ngồi lỳ tại chỗ và do đó, nhân viên tòa án phải ra tay buộc ông ta đứng lên.
Khi thẩm phán bắt đầu tuyên án tử hình, ông Saddam Hussein đã gào lên rằng "Allahu Akbar", (có nghĩa là Đấng Tối cao mới là vĩ đại nhất) và hô vang "Iraq muôn năm, nhân dân Iraq muôn năm, đả đảo những kẻ phản quốc".
Cựu lãnh đạo Iraq có vẻ bàng hoàng và tức giận khi bản án được thông qua, và tiếp tục kêu gào phản đối toà án, phản đối thẩm phán cũng như sự chiếm đóng của lực lượng do Hoa Kỳ cầm đầu tại Iraq.
Ông Saddam Hussein và các đồng bị cáo có thể kháng án, tuy nhiên, thời gian kháng án chỉ kéo dài vài tuần và người ta cho rằng việc thay đổi bản án cho các bị cáo là ít có khả năng xảy ra.
Ngoài ra, ông Saddam Hussein còn bị xét xử về các tội trạng khác nữa liên quan đến các vụ thảm sát trong chiến dịch thanh trừng người Kurd ở Iraq.
Phản ứng
Thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, đã có bài phát biểu trước nhân dân Iraq sau khi bản án tử hình được đưa ra cho ông Saddam Hussein.
Ông Maliki nói lãnh đạo bị lật đổ Saddam Hussein là một kẻ tội phạm và độc tài đáng bị trừng trị.
Ông nói Saddam Hussein là kẻ cai trị tồi tệ nhất trong lịch sử Iraq, và bản án dành cho ông ta có thể giúp phần nào giảm bớt những khổ đau cho các bà vợ goá cũng như những người con côi của các nạn nhân bị Saddam giết hại.
Tổng thống Iraq, Jalal Talabani, thì nói vụ xét xử là công bằng, tuy nhiên ông không bình luận về bản án.
Nhóm luật sư bào chữa cho ông Saddam tuyên bố bản án là một trò hề công lý.
Đại sứ Mỹ tại Iraq, Zalmay Khalilzad, nói đây là một bước ngoặt quan trọng cho công việc xây dựng một xã hội tự do tại Iraq.
Người dân ăn mừng
Hàng ngàn người dân Iraq đã ăn mừng sau khi toà công bố bản án.
Người dân tại Baghdad ăn mừng trong khi dân chúng tại Tikrit biểu tình phản đối
Dân chúng Iraq vui mừng về bản án tử hình Saddam Hussein |
Tại Baghdad, người ta có thể nghe thấy tiếng súng bắn ăn mừng tại nhiều nơi trong thành phố mặc dù đã có lệnh giới nghiêm của chính quyền.
Toàn bộ 6 triệu cư dân của thành phố này bị buộc phải tuân theo lệnh giới nghiêm ban ngày trong 12 tiếng. Giới chức cấm hết các loại xe cộ và người đi lại vì người ta lo sợ những người Hồi giáo dòng Sunni nổi dậy sẽ tìm cách trả đũa.
Chính phủ Iraq phải huỷ bỏ tất cả các ngày phép của quân nhân và sân bay dân sự tại thủ đô Iraq bị đóng cửa.
Ba tỉnh gần Baghdad cũng chịu lệnh giới nghiêm.
Tuy nhiên, tại thành phố quê hương của ông Saddam, là Tikrit, các đám đông đã xuống đường để biểu tình phản đối bản án.
Gần ba năm sau khi ông Saddam Hussein bị sụp đổ, bạo lực phe phái vẫn gia tăng tại Iraq.
Phóng viên BBC có mặt tại Baghdad cho biết rất ít người Iraq cho rằng bản án dành cho ông Hussein sẽ giúp giảm bớt tình hình bạo lực hiện nay.