Bài 2: Ðặt nợ nước trên thù nhà – Hưng Ðạo Ðại Vương được vinh danh đệ nhất danh tướng thời Trung cổ.
III. HƯNG ÐẠO VƯƠNG ÐẶT NỢ NƯỚC LÊN TRÊN THÙ NHÀ
Trong bài trước, chúng ta đã thấy Hưng đạo vương nổi bật với tài ba của một vị tướng kiệt xuấ. Nhưng không phải chỉ có thế. Ngài còn lưu tiếng thơm muôn đời sau vì đã nêu gương trung trinh ái quốc, biết đặt nợ nước lên trên thù nhà.
Thời nhà Lí suy vi, vua Lí Huệ tông (1211-1225) ươn hèn,vô trách nhiệm. Vua sinh hai công chúa: Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Năm 1224, Huệ tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa, tức Lí Chiêu hoàng mới lên 8 tuổi, rồi vua cha lên tu ở chùa Chân Giáo. Chiêu hoàng là vua nữ duy nhất trong lịch sử nước ta.
Trong tình hình ấy, quan Thái sư Trần Thủ Ðộ nhận định vận nước nguy nan, chỉ có nhà Trần ra tay mới cứu được. Cho nên Trần Thủ Ðộ đã dàn dựng cuộc hôn nhân vương giả Lí Chiêu hoàng lấy cháu của ông là Trần Cảnh, rồi lại thu xếp Lí Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng, tức là vua Trần Thái tông.
Lấy nhau lâu, hoàng hậu Chiêu Thánh đã 19 tuổi vẫn chưa sinh con nối dõi. Ðó là một mối nguy cho triều đại mới. Trần Thủ Ðộ liền ra tay một lần nữa, bắt Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Thánh) là vợ của Trần Liễu (anh ruột của Trần Cảnh, tức vua Thái tông) đang có bầu gả cho Trần Cảnh; bắt vua phế Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa, nâng Thuận Thiên lên chức hoàng hậu.
Bị mất vợ,Trần Liễu tức giận, làm loạn. Vua Thái tông cũng buồn lòng, bỏ lên chùa Phù Vân trên núi Yên Tử (Quảng Ninh). Trần Thủ Ðộ dẫn quần thần lên chùa đón vua. Vua nói dỗi: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nài mãi không được, Trần Thủ Ðộ bảo các quan: Hoàng thượng ở đâu, tức triều đình ở đấy. Nói xong, Thủ Ðộ truyền xây cung điện tại chùa Phù Vân. Nhà sư trụ trì vội van lậy vua hồi triều. Vua Thái tông bất đắc dĩ phải nghe theo.
Ðược ít lâu, Trần Liễu nhắm không thành công, đang đêm cải trang, lẻn lên thuyền vua, xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc. Trần Thủ Ðộ biết chuyện, tuốt gươm toan chém Trần Liễu. Vua Thái tông lấy thân mình che cho anh và xin chú tha cho Trần Liễu. Vua còn cắt đất An Sinh cấp cho anh và phong cho ông là An Sinh vương.
An Sinh vương Trần Liễu chính là cha của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Còn vua Thái tông (tức Trần Cảnh) lại là cha của vua Thánh tông và các ông Chiêu minh vương Trần Quang Khải, Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc (tức kẻ phản bội, đầu hàng quân Mông Cổ), và Chiêu văn vương Trần Nhật Duật.
Trần Liễu được tha tội làm loạn, được cấp đất và phong vương, nhưng không thể quên được mối thù hận mất vợ, cho nên đã răn dậy Trần Quốc Tuấn phải chăm chỉ học tập, văn ôn võ luyện kiêm toàn , để sau này có dịp rửa mối nhục cho ông. Trần Liễu trăn trối:"Sau này, nếu con không vì ta mà đoạt thiên hạ thì ta nằm dưới lòng đất sẽ không nhắm mắt được".
Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn nhớ lời cha trăn trối, nhưng Ngài không bao giờ thực hiện, bởi vì Ngài biết đặt nợ nước lên trên thù nhà. Trước cường địch, Ngài biết chủ động giải mối thù hận giữa hai gia đình để cùng nhau chung sức cứu nguy đất nước.
Chuyện kể một lần Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải lên thuyền mình trò truyện, đánh cờ và sai nấu nước thơm để đích tay lau rửa cho Trần Quang Khải. Làm thế để muốn vĩnh viễn xoá bỏ hận thù giữa hai gia đình Trần Liễu và Trần Cảnh.
Chuyện khác kể, có lần Ngài đem chuyện thù oán giữa hai gia đình ra hỏi dò các con. Một người con tên Trần Quốc Tảng khích Ngài nên cướp ngôi, vương nổi giận, toan chém. Các con và bọn tâm phúc van xin vương mới tha cho Tảng, nhưng nghiêm khắc mắng :"Từ nay cho tới khi nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa".
Ðối với vua, với nước thì như thế, còn với những kẻ lầm đường lạc lối thì sao? Sau chiến tranh vệ quốc toàn thắng, triều đình dâng sớ tâu vua về những kẻ phản nghịch, đầu hàng giặc. Vua hỏi ý Ngài về cách xử trí. Vương đã xin đốt bỏ hồ sơ để xoá hết hận thù, tránh cho kẻ lầm đường phải mang mặc cảm tội lỗi, hoặc là vì bị cùng đường sẽ sinh loạn.Ðó là tấm lòng khoan dung, đại lượng của bậc anh hùng.
Tóm lại, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất văn võ song toàn, tài đức siêu quần bạt chúng. Toàn dân Việt Nam muôn đời nhớ ơn Ngài,noi gương Ngài. Chẳng những thế, dân còn tôn Ngài lên bậc hiển thánh và thờ phụng Ngài tại Ðền Ðức Thánh Trần ở Kiếp Bạc (Bắc Việt), tại Ðền Ðức Thánh Trần đường Hiền Vương, Sài Gòn,v.v..
Hai tháng trước khi Ngài qua đời, vua Trần Anh tông đến thăm và hỏi Ngài:" Thượng phụ một mai khuất núi, nếu giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?" Ðại vương tâu vua nhiều điều tâm huyết, xin trích một ý:"…Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Ðó là thượng sách giữ nước". Vua Thánh tông đã tưởng thưởng sự nghiệp vĩ đại của Ngài bằng cách vua đích thân làm bài văn kể hết công lao của Ngài, cho khắc vào bia đặt vào đền sinh từ để thờ sống Ngài.
Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tí (1300), vừa nghe tin Ngài qua đời, vua Trần Anh tông khóc to lên:" Thượng phụ là trụ thạch của nước nhà, mặc áo giáp, cầm mũi nhọn, quét sạch bụi Hồ, lấy lại thần kinh, vỗ yên muôn họ, nay bỏ trẫm mà đi, tìm đâu được người lo cho dân, yêu nước như Thượng phụ".
Sau đó thượng hoàng Trần Nhân tông và vua Anh tông truyền chỉ các quan mặc áo đại tang, vua đi xe mộc, ngựa trắng, thân hành tới tận nơi chủ trì tang lễ.
Theo lời di chúc, thi hài Ngài được hỏa táng, chôn trong vườn, đất san bằng và trồng cây lên như cũ, không xây lăng mộ. Vua phong cho Ngài là Thượng Quốc Công Bình Bắc Ðại Nguyên Súy Long Công Thịnh Ðức Vĩ Liệt Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương, cho lập đền thờ ở Thiên Trường và Vạn Kiếp.
Mặc dù còn hận chiến bại, nhưng sử sách nhà Nguyên vẫn tỏ ra kính trọng Ngài bằng cách không dùng tên húy của Ngài mà gọi là Hưng đạo vương. Trong giới dân giả người Trung Hoa vẫn thường doạ con nít:"Hình tầu tài voòng" (Hưng đạo đại vương). Có nơi còn viết 4 chữ đại tự này dán lên đầu giường để trấn áp ma quỷ!
IV. ÐỆ NHẤT DANH TƯỚNG THỜI TRUNG CỔ
Nói chung, trước đây thế giới coi nước ta chỉ là một nước "nhược tiểu" so với những nước vùng Ðông Á như Nhật và Trung Hoa. Nhiều "sử gia" Âu Mĩ thường viết rất thiên lệch và thiếu sót về Việt Nam. Xin lấy ngay một thí dụ trong cuốn Viet Nam của tác giả David K. Wright, xuất bản ở Chicago, năm 1989. Khi viết cuốn này, tác giả đề ở trang đầu là đã tham vấn với hai giáo sư tiến sĩ Clark D. Neher,Ph.D. và Robert L. Hillerich, Ph.D.. Vậy mà ở Chương nói về các danh nhân của nước ta xưa nay, tác giả đã lần lượt nêu tên: Hồ Chí Minh, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Cao Kỳ, Võ Nguyên Giáp! Như thế đó và chỉ có bấy nhiêu thôi! Thật đáng mắc cở cho một người đã mất công viết cả một cuốn sách!
Riêng về những cuộc xâm lăng nước ta của quân Mông Cổ do chính Hốt Tất Liệt (Kublai) ra lệnh thì các sách Âu Mĩ không nói tới, nếu có nói cũng chỉ nói sơ sài và bao giờ cũng ngưng lại ở chỗ quân Mông Cổ tiến vào nước ta cách dễ dàng, không thấy tường thuật là họ ở lại được bao lâu và tại sao họ lại rút về, rút về có "ôm đầu máu" không, hay là ra về được bình an thơ thới?! Lấy thí dụ trong cuốn Area Handbook For Mongolia của 13 đồng tác giả viết làm tài liệu cho các Ðại học Mĩ, do Hội Ðánh Giá và Nghiên Cứu Sử thực hiện (Historical Evaluation and Research Organization), ấn bản đầu ra năm 1970. Sách này viết:"In 1252 and 1253 Kublai conquered Yunnan…..Tonking was then invaded and pacified, the conquest ending with the fall of Hanoi in 1257". Sự thật thì khi chinh phục xong Vân Nam, đúng là Hốt Tất Liệt đã sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) sang đánh nước ta và có hạ được thành Thăng Long vào năm 1257. Nhưng cuộc chinh phục không chấm dứt ở việc "ổn định"(pacified) gì cả, trái lại, chỉ sau một thời gian ngắn, đoàn quân xâm lăng của Ngột Lương Hợp Thai đã bị quân ta đánh bại tại Ðông Bộ Ðầu và phải rút chạy về Vân Nam. Các "sử gia" người Mĩ không biết gì về cuộc tháo chạy "té khói" ấy và đọc tiếp cũng không thấy nói chi đến hai cuộc xâm lăng nước ta tiếp theo vào các năm 1284 và 1287. Trong hai lần xâm lược sau, khi tháo chạy về Tầu, nhiều danh tướng của đoàn quân Nguyên Mông đã phải bỏ xác tại trận như đã tường thuật trên đây.
Thân phận "nhược tiểu" thường chịu nhiều thiệt thòi. Chuyện tầm vóc quốc gia mà còn như thế, huống chi là chuyện của những cá nhân, dù cá nhân có là bậc anh hùng hào kiệt như Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Thế nhưng mới đây, may mắn sao, bên Anh Quốc, lần đầu tiên, những cuộc chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ của dân nước ta đã được biết đến và danh tiếng lẫy lừng của vị chỉ huy thống soái Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã được công nhận.
Theo tác giả Trọng Minh trong cuốn Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3, thì Ông đã căn cứ vào tài liệu của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh để tường thuật về sự việc này như sau: "Tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng Gia Anh, tức viện Khoa Học Hoàng Gia (Royal Society) đã triệu tập một phiên họp, gồm 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước, phần đông cũng là các nhà quân sự có vai vế của thế kỉ, để bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại, qua các thời đại: thượng cổ, trung cổ, cận và hiện đại. Mục đích là để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách Khoa Toàn Thư nước Anh.
Sau khi liệt kê 98 thống soái tài ba nhất của các nước trên thế giới, phiên họp đã bầu ra 10 tướng soái cho cả 4 thời đại. Thời thượng cổ 3 vị; cận đại 4 vị; và hiện đại 2 vị, trong số này có nhiều vị chỉ được 70% số phiếu. Riêng thời trung cổ, Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng soái duy nhất được chọn với tuyệt đại đa số phiếu 100%. Ðiểm đáng chú ý là trong số phiếu còn ghi rõ Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới là quân Nguyên Mông".( Sđd. Trang 26)
Mặc dù chúng tôi chưa có trong tay tài liệu mà tác giả Trọng Minh đã thủ đắc, song chúng tôi cho sự việc này là đáng tin. Bởi vì nếu mở bộ Bách Khoa Toàn Thư nước Anh năm 1991 (The New Encyclopaedia Britannica, volume 11, 15th edition, trang 892 và 893), ta thấy đã nói tới 35 dòng về Nhà Trần ở nước ta, trong đó công nhận 3 lần Nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược Mông Cổ, và dành riêng 31 hàng để nói về Trần Hưng Ðạo, đã mô tả Ngài là một chiến lược gia sáng chói, ba lần đánh bại những đoàn quân của Hốt Tất Liệt (a brilliant military strategist who defeated Kublai Khan's Mongol hordes).
Chúng tôi còn tin là từ việc làm tốt đẹp của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh nêu trên, đã gây ảnh hưởng trong một số cuốn sách xuất bản những năm gần đây ở Hoa Kì. Chẳng hạn như trong cuốn Viet Nam Rebuilding A Nation của Sherry Garland, Dillon Press, Inc. xuất bản tại Chicago năm 1990, đã viết như sau :"The Mongol emperor Kublai Khan attacked Dai Viet. Khan's great army outnumbered the Vietnamese more than two to one, but the VN general was a master of guerrilla warfare. VN became one of the few countries in the world to drive off the famous Mongol invaders." Sđd. Trang 37. (Hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt Ðại hãn đã tấn công Ðại Việt. Ðại binh của Ðại hãn đông gấp đôi quân nước Việt, nhưng vị thống soái VN là bậc thầy về chiến tranh du kích. Vì thế, VN trở thành một trong ít nước trên thế giới đã đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ).
Và trong cuốn Vietnam của Karen Wills, do Lucent Books xuất bản tại San Diego năm 2000, đã viết: "Three hundred thousand Mongols proved no match for the guerrilla battle tactics of the Vietnamese" . Sđd. Trang 30. (Ba trăm ngàn quân Mông Cổ đã không thắng nổi thuật du kích chiến của người Việt".
Như thế, ngày nay, một số tác giả Âu Mĩ đã bắt đầu nói đúng, mặc dù vẫn chưa nói đủ, chưa nói hết sự thật như tính khách quan của môn sử đòi hỏi. Nhưng ít ra có vẫn hơn không. Chúng ta hoàn toàn có hi vọng, một mai khi đất nước thoát khỏi đại họa mafia Cộng Sản, và tiến lên thành một đất nước hùng cường thịnh vượng thì thế giới sẽ phải nói về lịch sử nước ta một cách công bằng như đang nói về nước Nhật, nước Tầu, và chắc chắn lịch sử sẽ ghi nhận Việt Nam nước ta đời nhà Trần, thế kỉ thứ 13, đã 3 lần đánh thắng đạo quân Mông Cổ hung hãn nhất thời Trung cổ. Ðó là một nhân tố hết sức quan trọng làm cho hùng khí ngất trời của đạo quân Mông Cổ bắt đầu suy tàn dần. Có thể nói Việt Nam ta thời đó đã đóng góp đáng kể vào nền hoà bình của thế giới, mà vị thống soái kiệt xuất của đạo quân vệ quốc anh hùng ấy chính là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vậy.
Tài Liệu Tham khảo:
-Will Durand,Nguyễn Hiến Lê dịch: Văn Minh Ả Rập. Xuân Thu xuất bản.
-Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược. Văn Hóa Thông Tin xuất bản,1999.
-Ðào Duy Anh: Trung Hoa Sử Cương. Xuân Thu xuất bản.
-Nguyễn Ðăng Thục: Quốc Học Việt Nam.Kinh Thi xuất bản.
-Trọng Minh: Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3.
-Trevor N. Dupuy, Wendell Blanchard và 11 đồng tác giả: Area Handbook for Mongolia. 1970.
-Hungary. Nelles. Second Revised Edition, 1995.
-R. Worden and Andrea Savada: Mongolia, A Country Study. 1989.
-Ronald Dolan and Robert Worden: Japan, A Country Study. 1990.
-Anne Commire and Deborah Klermer: Historic World Leaders,I. Gale Research, Inc., 1994.
-John Larner: Marco Polo and Discovery Of The World.Yale Univ. Press. New Haven and London, 1999.
III. HƯNG ÐẠO VƯƠNG ÐẶT NỢ NƯỚC LÊN TRÊN THÙ NHÀ
Trong bài trước, chúng ta đã thấy Hưng đạo vương nổi bật với tài ba của một vị tướng kiệt xuấ. Nhưng không phải chỉ có thế. Ngài còn lưu tiếng thơm muôn đời sau vì đã nêu gương trung trinh ái quốc, biết đặt nợ nước lên trên thù nhà.
Thời nhà Lí suy vi, vua Lí Huệ tông (1211-1225) ươn hèn,vô trách nhiệm. Vua sinh hai công chúa: Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Năm 1224, Huệ tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa, tức Lí Chiêu hoàng mới lên 8 tuổi, rồi vua cha lên tu ở chùa Chân Giáo. Chiêu hoàng là vua nữ duy nhất trong lịch sử nước ta.
Trong tình hình ấy, quan Thái sư Trần Thủ Ðộ nhận định vận nước nguy nan, chỉ có nhà Trần ra tay mới cứu được. Cho nên Trần Thủ Ðộ đã dàn dựng cuộc hôn nhân vương giả Lí Chiêu hoàng lấy cháu của ông là Trần Cảnh, rồi lại thu xếp Lí Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng, tức là vua Trần Thái tông.
Lấy nhau lâu, hoàng hậu Chiêu Thánh đã 19 tuổi vẫn chưa sinh con nối dõi. Ðó là một mối nguy cho triều đại mới. Trần Thủ Ðộ liền ra tay một lần nữa, bắt Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Thánh) là vợ của Trần Liễu (anh ruột của Trần Cảnh, tức vua Thái tông) đang có bầu gả cho Trần Cảnh; bắt vua phế Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa, nâng Thuận Thiên lên chức hoàng hậu.
Bị mất vợ,Trần Liễu tức giận, làm loạn. Vua Thái tông cũng buồn lòng, bỏ lên chùa Phù Vân trên núi Yên Tử (Quảng Ninh). Trần Thủ Ðộ dẫn quần thần lên chùa đón vua. Vua nói dỗi: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nài mãi không được, Trần Thủ Ðộ bảo các quan: Hoàng thượng ở đâu, tức triều đình ở đấy. Nói xong, Thủ Ðộ truyền xây cung điện tại chùa Phù Vân. Nhà sư trụ trì vội van lậy vua hồi triều. Vua Thái tông bất đắc dĩ phải nghe theo.
Ðược ít lâu, Trần Liễu nhắm không thành công, đang đêm cải trang, lẻn lên thuyền vua, xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc. Trần Thủ Ðộ biết chuyện, tuốt gươm toan chém Trần Liễu. Vua Thái tông lấy thân mình che cho anh và xin chú tha cho Trần Liễu. Vua còn cắt đất An Sinh cấp cho anh và phong cho ông là An Sinh vương.
An Sinh vương Trần Liễu chính là cha của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Còn vua Thái tông (tức Trần Cảnh) lại là cha của vua Thánh tông và các ông Chiêu minh vương Trần Quang Khải, Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc (tức kẻ phản bội, đầu hàng quân Mông Cổ), và Chiêu văn vương Trần Nhật Duật.
Trần Liễu được tha tội làm loạn, được cấp đất và phong vương, nhưng không thể quên được mối thù hận mất vợ, cho nên đã răn dậy Trần Quốc Tuấn phải chăm chỉ học tập, văn ôn võ luyện kiêm toàn , để sau này có dịp rửa mối nhục cho ông. Trần Liễu trăn trối:"Sau này, nếu con không vì ta mà đoạt thiên hạ thì ta nằm dưới lòng đất sẽ không nhắm mắt được".
Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn nhớ lời cha trăn trối, nhưng Ngài không bao giờ thực hiện, bởi vì Ngài biết đặt nợ nước lên trên thù nhà. Trước cường địch, Ngài biết chủ động giải mối thù hận giữa hai gia đình để cùng nhau chung sức cứu nguy đất nước.
Chuyện kể một lần Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải lên thuyền mình trò truyện, đánh cờ và sai nấu nước thơm để đích tay lau rửa cho Trần Quang Khải. Làm thế để muốn vĩnh viễn xoá bỏ hận thù giữa hai gia đình Trần Liễu và Trần Cảnh.
Chuyện khác kể, có lần Ngài đem chuyện thù oán giữa hai gia đình ra hỏi dò các con. Một người con tên Trần Quốc Tảng khích Ngài nên cướp ngôi, vương nổi giận, toan chém. Các con và bọn tâm phúc van xin vương mới tha cho Tảng, nhưng nghiêm khắc mắng :"Từ nay cho tới khi nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa".
Ðối với vua, với nước thì như thế, còn với những kẻ lầm đường lạc lối thì sao? Sau chiến tranh vệ quốc toàn thắng, triều đình dâng sớ tâu vua về những kẻ phản nghịch, đầu hàng giặc. Vua hỏi ý Ngài về cách xử trí. Vương đã xin đốt bỏ hồ sơ để xoá hết hận thù, tránh cho kẻ lầm đường phải mang mặc cảm tội lỗi, hoặc là vì bị cùng đường sẽ sinh loạn.Ðó là tấm lòng khoan dung, đại lượng của bậc anh hùng.
Tóm lại, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất văn võ song toàn, tài đức siêu quần bạt chúng. Toàn dân Việt Nam muôn đời nhớ ơn Ngài,noi gương Ngài. Chẳng những thế, dân còn tôn Ngài lên bậc hiển thánh và thờ phụng Ngài tại Ðền Ðức Thánh Trần ở Kiếp Bạc (Bắc Việt), tại Ðền Ðức Thánh Trần đường Hiền Vương, Sài Gòn,v.v..
Hai tháng trước khi Ngài qua đời, vua Trần Anh tông đến thăm và hỏi Ngài:" Thượng phụ một mai khuất núi, nếu giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?" Ðại vương tâu vua nhiều điều tâm huyết, xin trích một ý:"…Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Ðó là thượng sách giữ nước". Vua Thánh tông đã tưởng thưởng sự nghiệp vĩ đại của Ngài bằng cách vua đích thân làm bài văn kể hết công lao của Ngài, cho khắc vào bia đặt vào đền sinh từ để thờ sống Ngài.
Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tí (1300), vừa nghe tin Ngài qua đời, vua Trần Anh tông khóc to lên:" Thượng phụ là trụ thạch của nước nhà, mặc áo giáp, cầm mũi nhọn, quét sạch bụi Hồ, lấy lại thần kinh, vỗ yên muôn họ, nay bỏ trẫm mà đi, tìm đâu được người lo cho dân, yêu nước như Thượng phụ".
Sau đó thượng hoàng Trần Nhân tông và vua Anh tông truyền chỉ các quan mặc áo đại tang, vua đi xe mộc, ngựa trắng, thân hành tới tận nơi chủ trì tang lễ.
Theo lời di chúc, thi hài Ngài được hỏa táng, chôn trong vườn, đất san bằng và trồng cây lên như cũ, không xây lăng mộ. Vua phong cho Ngài là Thượng Quốc Công Bình Bắc Ðại Nguyên Súy Long Công Thịnh Ðức Vĩ Liệt Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương, cho lập đền thờ ở Thiên Trường và Vạn Kiếp.
Mặc dù còn hận chiến bại, nhưng sử sách nhà Nguyên vẫn tỏ ra kính trọng Ngài bằng cách không dùng tên húy của Ngài mà gọi là Hưng đạo vương. Trong giới dân giả người Trung Hoa vẫn thường doạ con nít:"Hình tầu tài voòng" (Hưng đạo đại vương). Có nơi còn viết 4 chữ đại tự này dán lên đầu giường để trấn áp ma quỷ!
IV. ÐỆ NHẤT DANH TƯỚNG THỜI TRUNG CỔ
Nói chung, trước đây thế giới coi nước ta chỉ là một nước "nhược tiểu" so với những nước vùng Ðông Á như Nhật và Trung Hoa. Nhiều "sử gia" Âu Mĩ thường viết rất thiên lệch và thiếu sót về Việt Nam. Xin lấy ngay một thí dụ trong cuốn Viet Nam của tác giả David K. Wright, xuất bản ở Chicago, năm 1989. Khi viết cuốn này, tác giả đề ở trang đầu là đã tham vấn với hai giáo sư tiến sĩ Clark D. Neher,Ph.D. và Robert L. Hillerich, Ph.D.. Vậy mà ở Chương nói về các danh nhân của nước ta xưa nay, tác giả đã lần lượt nêu tên: Hồ Chí Minh, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Cao Kỳ, Võ Nguyên Giáp! Như thế đó và chỉ có bấy nhiêu thôi! Thật đáng mắc cở cho một người đã mất công viết cả một cuốn sách!
Riêng về những cuộc xâm lăng nước ta của quân Mông Cổ do chính Hốt Tất Liệt (Kublai) ra lệnh thì các sách Âu Mĩ không nói tới, nếu có nói cũng chỉ nói sơ sài và bao giờ cũng ngưng lại ở chỗ quân Mông Cổ tiến vào nước ta cách dễ dàng, không thấy tường thuật là họ ở lại được bao lâu và tại sao họ lại rút về, rút về có "ôm đầu máu" không, hay là ra về được bình an thơ thới?! Lấy thí dụ trong cuốn Area Handbook For Mongolia của 13 đồng tác giả viết làm tài liệu cho các Ðại học Mĩ, do Hội Ðánh Giá và Nghiên Cứu Sử thực hiện (Historical Evaluation and Research Organization), ấn bản đầu ra năm 1970. Sách này viết:"In 1252 and 1253 Kublai conquered Yunnan…..Tonking was then invaded and pacified, the conquest ending with the fall of Hanoi in 1257". Sự thật thì khi chinh phục xong Vân Nam, đúng là Hốt Tất Liệt đã sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) sang đánh nước ta và có hạ được thành Thăng Long vào năm 1257. Nhưng cuộc chinh phục không chấm dứt ở việc "ổn định"(pacified) gì cả, trái lại, chỉ sau một thời gian ngắn, đoàn quân xâm lăng của Ngột Lương Hợp Thai đã bị quân ta đánh bại tại Ðông Bộ Ðầu và phải rút chạy về Vân Nam. Các "sử gia" người Mĩ không biết gì về cuộc tháo chạy "té khói" ấy và đọc tiếp cũng không thấy nói chi đến hai cuộc xâm lăng nước ta tiếp theo vào các năm 1284 và 1287. Trong hai lần xâm lược sau, khi tháo chạy về Tầu, nhiều danh tướng của đoàn quân Nguyên Mông đã phải bỏ xác tại trận như đã tường thuật trên đây.
Thân phận "nhược tiểu" thường chịu nhiều thiệt thòi. Chuyện tầm vóc quốc gia mà còn như thế, huống chi là chuyện của những cá nhân, dù cá nhân có là bậc anh hùng hào kiệt như Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Thế nhưng mới đây, may mắn sao, bên Anh Quốc, lần đầu tiên, những cuộc chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ của dân nước ta đã được biết đến và danh tiếng lẫy lừng của vị chỉ huy thống soái Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã được công nhận.
Theo tác giả Trọng Minh trong cuốn Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3, thì Ông đã căn cứ vào tài liệu của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh để tường thuật về sự việc này như sau: "Tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng Gia Anh, tức viện Khoa Học Hoàng Gia (Royal Society) đã triệu tập một phiên họp, gồm 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước, phần đông cũng là các nhà quân sự có vai vế của thế kỉ, để bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại, qua các thời đại: thượng cổ, trung cổ, cận và hiện đại. Mục đích là để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách Khoa Toàn Thư nước Anh.
Sau khi liệt kê 98 thống soái tài ba nhất của các nước trên thế giới, phiên họp đã bầu ra 10 tướng soái cho cả 4 thời đại. Thời thượng cổ 3 vị; cận đại 4 vị; và hiện đại 2 vị, trong số này có nhiều vị chỉ được 70% số phiếu. Riêng thời trung cổ, Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng soái duy nhất được chọn với tuyệt đại đa số phiếu 100%. Ðiểm đáng chú ý là trong số phiếu còn ghi rõ Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới là quân Nguyên Mông".( Sđd. Trang 26)
Mặc dù chúng tôi chưa có trong tay tài liệu mà tác giả Trọng Minh đã thủ đắc, song chúng tôi cho sự việc này là đáng tin. Bởi vì nếu mở bộ Bách Khoa Toàn Thư nước Anh năm 1991 (The New Encyclopaedia Britannica, volume 11, 15th edition, trang 892 và 893), ta thấy đã nói tới 35 dòng về Nhà Trần ở nước ta, trong đó công nhận 3 lần Nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược Mông Cổ, và dành riêng 31 hàng để nói về Trần Hưng Ðạo, đã mô tả Ngài là một chiến lược gia sáng chói, ba lần đánh bại những đoàn quân của Hốt Tất Liệt (a brilliant military strategist who defeated Kublai Khan's Mongol hordes).
Chúng tôi còn tin là từ việc làm tốt đẹp của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh nêu trên, đã gây ảnh hưởng trong một số cuốn sách xuất bản những năm gần đây ở Hoa Kì. Chẳng hạn như trong cuốn Viet Nam Rebuilding A Nation của Sherry Garland, Dillon Press, Inc. xuất bản tại Chicago năm 1990, đã viết như sau :"The Mongol emperor Kublai Khan attacked Dai Viet. Khan's great army outnumbered the Vietnamese more than two to one, but the VN general was a master of guerrilla warfare. VN became one of the few countries in the world to drive off the famous Mongol invaders." Sđd. Trang 37. (Hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt Ðại hãn đã tấn công Ðại Việt. Ðại binh của Ðại hãn đông gấp đôi quân nước Việt, nhưng vị thống soái VN là bậc thầy về chiến tranh du kích. Vì thế, VN trở thành một trong ít nước trên thế giới đã đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ).
Và trong cuốn Vietnam của Karen Wills, do Lucent Books xuất bản tại San Diego năm 2000, đã viết: "Three hundred thousand Mongols proved no match for the guerrilla battle tactics of the Vietnamese" . Sđd. Trang 30. (Ba trăm ngàn quân Mông Cổ đã không thắng nổi thuật du kích chiến của người Việt".
Như thế, ngày nay, một số tác giả Âu Mĩ đã bắt đầu nói đúng, mặc dù vẫn chưa nói đủ, chưa nói hết sự thật như tính khách quan của môn sử đòi hỏi. Nhưng ít ra có vẫn hơn không. Chúng ta hoàn toàn có hi vọng, một mai khi đất nước thoát khỏi đại họa mafia Cộng Sản, và tiến lên thành một đất nước hùng cường thịnh vượng thì thế giới sẽ phải nói về lịch sử nước ta một cách công bằng như đang nói về nước Nhật, nước Tầu, và chắc chắn lịch sử sẽ ghi nhận Việt Nam nước ta đời nhà Trần, thế kỉ thứ 13, đã 3 lần đánh thắng đạo quân Mông Cổ hung hãn nhất thời Trung cổ. Ðó là một nhân tố hết sức quan trọng làm cho hùng khí ngất trời của đạo quân Mông Cổ bắt đầu suy tàn dần. Có thể nói Việt Nam ta thời đó đã đóng góp đáng kể vào nền hoà bình của thế giới, mà vị thống soái kiệt xuất của đạo quân vệ quốc anh hùng ấy chính là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vậy.
Tài Liệu Tham khảo:
-Will Durand,Nguyễn Hiến Lê dịch: Văn Minh Ả Rập. Xuân Thu xuất bản.
-Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược. Văn Hóa Thông Tin xuất bản,1999.
-Ðào Duy Anh: Trung Hoa Sử Cương. Xuân Thu xuất bản.
-Nguyễn Ðăng Thục: Quốc Học Việt Nam.Kinh Thi xuất bản.
-Trọng Minh: Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3.
-Trevor N. Dupuy, Wendell Blanchard và 11 đồng tác giả: Area Handbook for Mongolia. 1970.
-Hungary. Nelles. Second Revised Edition, 1995.
-R. Worden and Andrea Savada: Mongolia, A Country Study. 1989.
-Ronald Dolan and Robert Worden: Japan, A Country Study. 1990.
-Anne Commire and Deborah Klermer: Historic World Leaders,I. Gale Research, Inc., 1994.
-John Larner: Marco Polo and Discovery Of The World.Yale Univ. Press. New Haven and London, 1999.