“Anh chị em, hãy đặt mình trước Thiên Chúa Tối cao và trước mầu nhiệm sâu xa của tình yêu. Ở trong Thiên Chúa, dù bị áp bức của những người khác, anh chị em vẫn tìm được sức mạnh và bình an.”

“Năm nay, chúng ta đến Betlehem, trong ngôi đền đáng kính này để cầu nguyện. Chúng ta quỳ gối trước Ðấng Tối Cao, trước mầu nhiệm Giáng sinh, Ngôi Lời làm người.”

“Một Người mà thế giới không chứa nổi, thế mà một hang đá bé nhỏ đã đón nhận và một Thiếu nữ Ðồng trinh đã cưu mang. Ngài đã đến như một vì vua hòa bình, mang hòa bình trong thân xác người để làm hòa với Thiên Chúa, với chính mình, với anh chị em, với nhân loại không phân biệt sắc tộc, tôn giáo và màu da. Ngài đã đến để cứu nhân loại. Chúng ta phải thú nhận cho đến ngày hôm nay chúng ta đã bất lực để hiểu rõ ràng và chính xác mầu nhiệm về Thiên Chúa và tình yêu của Ngài đối với thế giới chúng ta, cũng như chúng ta đã bất lực trong việc đối xử với nhau như tình ruột thịt”

Khi ngỏ lời về Chủ tịch Arafat, Ðức Thượng Phụ nói: “Chúng tôi cầu nguyện cho Chủ tịch cũng như cho dân chúng Palestine trong đêm thánh này. Chủ tịch ước muốn có mặt với chúng tôi nhưng vì hòan cảnh không thể đến được. Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa giúp cho Chủ tịch có sư khôn ngoan và can đảm trong việc đi tìm kiếm những giải pháp mang lại công lý và hòa bình cho dân chúng.”

Khi ngỏ lời với tín hữu, ngài đề cập đến thánh Gioan và điều răn về yêu thương:

“Chúng ta nói về lòng yêu thương, khi chúng ta sống giữa những hận thù và chết chóc, khi nhìn thấy cảnh màn trời chiếu đất vì nơi ăn chốn ở bị san bằng đổ nát. Nhưng chúng ta tin vào ý nghĩa sâu xa về Giáng sinh và tình yêu thương khó khăn mà vị Tông đồ truyền dạy cho chúng ta.”

“Tuy vậy, chúng ta có thể vượt qua được để yêu thương. Yêu những ai chúng ta đang cùng sống trên phần đất này, tất cả đều là anh chị em, những anh chi em Hồi giáo, Do thái giáo, Kitô hữu cho đến những người lính Do thái cầm súng không cho chúng ta ra đường, hạ nhục chúng ta. Họ chỉ làm theo lệnh của cấp chỉ huy.”

“Khi chúng ta mừng lễ, chúng ta đặt mình trước Thiên Chúa, chứ không phải trước loài người. Dù trong khó khăn, các tín hữu đừng bao giờ mất niềm hy vọng và trông cậy. Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Một ngày nào đó, một lúc nào đó Ngài muốn thì công lý và hòa bình sẽ trở lại dù cho những kẻ hiếu thắng cho m ình là chủ của trái đất này.”

“Chúng ta hãy kiên nhẩn, kiên quyết chờ đợi giây phút đó, dùng tinh thần đối kháng lạI sự tuyệt vọng, dùng tinh thần chống kháng lại việc mất niềm tin thiện tâm nơi con người , dùng tinh thần đối kháng lại việc gây đổ máu. Những hành động đó giúp chúng ta giữ vững được tự do và nhân cách của chúng ta.”

“Chúng tôi gởi đến dân chúng cũng như chính quyền Do thái: Hòa bình và an lạc. Máu của những người vô tội cũng đã chảy trong những thành phố, trên các đường đi đã quá nhiều rồi. Các người có sức mạnh, hãy dùng sức mạnh đem lại hòa bình và an lạc. Nếu cứ tranh chấp như trong hoàn cảnh hiện tại thì bao giờ mới có hòa bình. Dân chúng Palestine cũng muốn có an ninh và bình yên. Họ muốn hòa bình cho người Do thái và chính cho họ nữa, nhưng họ cũng muốn được tự do và chấm dứt mọi chiếm đóng. “

“Chúng tôi nói là chống bạo động, nhưng chúng tôi cũng nói chúng tôi chống lại mọi hình thức áp chế. Chính sách võ biền đã làm đổ nát mọi thứ , đã chà đạp lên nhân phẩm của người Palestine. Điều đó đã tạo nên chiến tranh và khủng khiếp. Quân đội của các người đã xâm chiếm và kiểm soát tất cả nhưng vẫn chưa có được hòa bình. Người Do thái cần có những nhà lãnh đạo mới với những viển tượng mới trong việc kiến tạo hòa bình là dể cho dân Palestine dược quyền sống quyền tự do và quyền an ninh.”