Dublin - Sự thành công ngoại thường của khoa học trong thời đại chúng ta dẫn đến tư duy nguy hiểm cho rằng chỉ có kiến thức khoa học là có giá trị. Đức Hồng Y Cahal Daly, Tổng Giám Mục về hưu của tổng giáo phận Armagh đã đưa ra nhận định trên trong buổi ra mắt Tuyển Tập Các Luận Văn Triết Học do ngài biên soạn tại Nazareth House ở Dublin hôm thứ Bẩy 24/3/2007.
Đức Hồng Y Daly cho biết “Chủ đề chung của những luận văn này là tầm quan trọng và giá trị của siêu hình học (metaphysics)”.
Vị Hồng Y 89 tuổi nhận xét: “Tạ ơn Chúa chúng ta được sống trong thời buổi khoa học. Nhưng có người lại cho rằng những gì ngoài khoa học chỉ là những niềm tin phi lý, bao gồm tôn giáo và các hình thứ dị đoan. Thật là chính đáng để dùng từ ‘chủ nghĩa duy khoa học’ để mô tả quan điểm này”.
“Trong tất cả mọi nhận thức và suy luận luôn luôn có một số những ‘tiền đề’, hay ‘định đề’, chẳng hạn như cái ‘Tôi’ là chủ thể nhận thức và suy luận, và ‘hữu thể’ là điều được biết đến và được suy luận về”.
“Những ‘tiền đề’, hay ‘định đề’ này không phải là phi lý, vì chúng là cơ sở của lý trí và của suy luận. Chúng là những chất thể của tư duy mà chúng ta gọi là siêu hình”.
Siêu lý
Theo Đức Hồng Y Daly, “Các nhà triết học Pháp và Đức đã tiên phong trong việc chất vấn quan điểm này [tức là quan điểm cho rằng ngoài khoa học ra chỉ có những niềm tin phi lý – chú thích của người dịch]. Merleau-Ponty cho rằng sứ mạng của triết học trong thế kỷ 20 là phải ‘giải thích sự phi lý’ và ‘hội nhập nó vào một hình thái tư duy rộng lớn hơn’”.
“Tôi bác bỏ thuật ngữ ‘phi lý’ và đề nghị thuật ngữ ‘siêu lý’ ('meta rational') vì nó phù hợp hơn với điều Merleau-Ponty đã khám phá”.
Đức Hồng Y nhận định thêm “Các truyền thống triết học, các phương thức suy tư triết học, hiển nhiên có những giá trị nào đó nhưng chúng cũng đi kèm với nguy cơ trở thành đóng kín. Chúng có thể đóng kín với các hình thái tư duy triết học, các nhận thức khác và các ảnh hưởng khác”.
Vì thế, Đức Hồng Y cho rằng “Có nhu cầu lớn lao về đối thoại giữa các truyền thống quốc gia và ngôn ngữ trong triết học”.
Đức Hồng Y Cahal Daly |
Vị Hồng Y 89 tuổi nhận xét: “Tạ ơn Chúa chúng ta được sống trong thời buổi khoa học. Nhưng có người lại cho rằng những gì ngoài khoa học chỉ là những niềm tin phi lý, bao gồm tôn giáo và các hình thứ dị đoan. Thật là chính đáng để dùng từ ‘chủ nghĩa duy khoa học’ để mô tả quan điểm này”.
“Trong tất cả mọi nhận thức và suy luận luôn luôn có một số những ‘tiền đề’, hay ‘định đề’, chẳng hạn như cái ‘Tôi’ là chủ thể nhận thức và suy luận, và ‘hữu thể’ là điều được biết đến và được suy luận về”.
“Những ‘tiền đề’, hay ‘định đề’ này không phải là phi lý, vì chúng là cơ sở của lý trí và của suy luận. Chúng là những chất thể của tư duy mà chúng ta gọi là siêu hình”.
Siêu lý
Theo Đức Hồng Y Daly, “Các nhà triết học Pháp và Đức đã tiên phong trong việc chất vấn quan điểm này [tức là quan điểm cho rằng ngoài khoa học ra chỉ có những niềm tin phi lý – chú thích của người dịch]. Merleau-Ponty cho rằng sứ mạng của triết học trong thế kỷ 20 là phải ‘giải thích sự phi lý’ và ‘hội nhập nó vào một hình thái tư duy rộng lớn hơn’”.
“Tôi bác bỏ thuật ngữ ‘phi lý’ và đề nghị thuật ngữ ‘siêu lý’ ('meta rational') vì nó phù hợp hơn với điều Merleau-Ponty đã khám phá”.
Đức Hồng Y nhận định thêm “Các truyền thống triết học, các phương thức suy tư triết học, hiển nhiên có những giá trị nào đó nhưng chúng cũng đi kèm với nguy cơ trở thành đóng kín. Chúng có thể đóng kín với các hình thái tư duy triết học, các nhận thức khác và các ảnh hưởng khác”.
Vì thế, Đức Hồng Y cho rằng “Có nhu cầu lớn lao về đối thoại giữa các truyền thống quốc gia và ngôn ngữ trong triết học”.