Một số nhận xét của Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng đại học giáo hoàng Laterano về các sai lạc trong các tác phẩm của Linh Mục Jon Sobrino.
Ngày 14-3-2007 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố Thông Tri vễ những sai lầm đạo lý trong hai tác phẩm của linh mục thần học gia Jon Sobrino, dòng Tên.
Cha Sobrino là một nhà thần học giải phóng nổi tiếng, năm nay 68 tuổi, sinh quán tại miền Bilbao bên Tây Ban Nha và là giáo sư tại Đại học Trung Mỹ của dòng Tên, có trụ sơ tại San Salvador. Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phê chuẩn ngày 13 tháng 10 năm ngoái 2006, cho biết đã cứu xét hai cuốn sách của cha Sobrino. Cuốn thứ nhất là “Đức Giêsu Kitô nhà giải phóng: đọc về Đức Giêsu thành Nagiarét dưới khía cạnh lịch sử thần học”. Cuốn thứ hai là ”Niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô. Khảo luận đi từ các nạn nhân”.
Trong hai tác phẩm này cha Sobrino quan tâm về tình trạng người nghèo và những người bị áp bức, đặc biệt là tại châu Mỹ Latinh. Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng: ”mối quan tâm tới những người nghèo và những người bị áp bức, đặc biệt tại châu Mỹ Latinh như cha Sobrino diễn tả trong các tác phẩm của cha, cũng là mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội. Nhưng cần phải đưa ra các xác định. Sự bần cùng của con người đã lôi cuốn sự cảm thương của Chúa Kitô Cứu Thế, là Đấng đã muốn mang lấy nỗi khốn cùng đó của con người trên chính mình, và tự đồng hóa với những người bé mọn giữa các anh em mình. Việc lựa chọn người nghèo không là dấu chỉ của khuynh hướng lựa chon đặc biệt hay chủ trương phe phái, mà biểu lộ tính cách đại đồng của bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội. Sự lựa chọn này không loại bỏ ai. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội không thể lên tiếng ủng hộ các thành phần loại xã hội học và ý thức hệ biến sự lựa chọn ưu tiên như thế thành một chọn lựa có tính chất phe phái và xung đột”.
Thông Tri cũng nhắc lại rằng trước đây trong tài liệu ”Người loan báo sự tự do”, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đề cập đến một vài khía cạnh của nền thần học giải phóng và nhận định rằng ”các nhắc nhở liên quan tới trào lưu thần học giải phóng trong tài liệu không thể được giải thích như là một trách cứ đối với những người trung thành với sự lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo, cũng như không thể là cớ biện minh cho những người thờ ơ với các vấn đề rất nghiêm trọng của sự bần cùng và bất công. ..
Các khẳng định đó minh giải rõ ràng đâu là lập trường của Giáo Hội đối với vấn đề phức tạp này. Các bất bình đẳng và mọi thứ áp bức, mà hàng triệu người phải gánh chịu, rõ ràng là trái với Tin Mừng của Chúa Kitô và không thể khiến cho lương tâm của bất cứ Kitô hữu nào được yên hàn. Trong thái độ ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trung thành bước đi dọc dài các nẻo đường của sự giải phóng địch thực. Các thành phần của Giáo Hội ý thức được các thiếu sót của mình và các trì trệ trong việc kiếm tìm đó. Nhưng ngay từ thời các Tông Đồ đã có đông đảo các tín hữu Kitô dấn thân với sức lực và sự sống của mình cho việc giải phóng mọi hình thức áp bức và thăng tiến phẩm giá con người. Kinh nghiệm của các thánh và gương mẫu của biết bao nhiêu công tác phục vụ tha nhân là một khích lệ và là ánh sáng cho các sáng kiến giải phóng cần thiết cho ngày nay.
Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin nêu rõ sai lầm của cha Sobrino: đó là qủa quyết rằng Giáo Hội của người nghèo là nguồn mạch Kitô học và mang lại cho khoa này hướng đi cơ bản. Nhưng qủa quyết như thế có nghĩa là tác giả quên rằng đức tin do các Tông Đồ truyền lại cho mọi thế hệ mới chính là nguồn mạch hữu hiệu cho Kitô học và cho thần học nói chung. Cha Sobrino cũng có khuynh hướng giảm thiểu giá trị quy phạm của các khẳng định của Tân Ước và các Đại Công Đồng Chung xưa kia. Những sai lầm về phương pháp luận như thế dẫn đưa tới các kết luận không phù hợp với niềm tin của Giáo Hội trong những điểm chủ yếu như: thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, sự nhập thể của Con Thiên Chúa, tương quan giữa Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa, sự tự ý thức của Chúa Giêsu và giá trị cái chết cứu độ của Chúa.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một vài nhận định của Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng đại học giáo hoàng Laterano về các sai lạc trong các tác phẩm của Linh Mục Jon Sobrino.
Hỏi: Thưa Đức Cha Fisichella, Đức Cha nghĩ gì về Thông Tri, mà Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra ngày 14 tháng 3 vừa qua, liên quan tới các sai lạc trong hai cuốn sách của cha Jon Sobrino về Chúa Giêsu?
Đáp: Trước hết phải nói rằng đó là một điều rất đáng buồn trên bình diện thần học, khi xảy ra một duyệt xét và can thiệp quan trọng như vậy từ phía Giáo Hội đối với một nhà thần học. Nhưng đàng khác, sự can thiệp như thế cần thiết để bảo vệ lòng tin của tín hữu, đặc biệt của những tín hữu đơn sơ, yếu đuối nhất. Và sau cùng cũng phải lấy làm buồn mà ghi nhận rằng cha Sobrino đã có thể sửa chữa lại các khẳng định của cha như Bộ Giáo Lý Đức Tin đã yêu cầu, nhưng cha đã không làm một cách thỏa đáng. Và đối với một nhà thần học thì đó là một thất bại.
Hỏi: Tại sao Đức Cha lại cho đó là một thất bại?
Đáp: Khi xảy ra điều đó thì có nghĩa là cha Sobrino không ”đồng cảm với Giáo Hội” nữa. Và đối với các nhà thần học thì điều quan trọng nhất là tính chất giáo hội của các suy tư, của công việc nghiên cứu tìm tòi, và giảng dậy. Tiếp đến là tính cách khoa học của việc nghiên cứu liên quan tới tiến triển mà chúng ta phải có trong lòng tin. Làm khác đi là có nguy cơ đưa ra một suy tư không phải là suy tư thần học nữa.
Hỏi: Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin lại khiến cho người ta thảo luận trở lại về nền thần học giải phóng và nghĩ tới các thần học gia của nền thần học này như các linh mục Leonardo Boff, Gustavo Gutierrez. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Tôi nghĩ rằng trong lãnh vực này càng rõ ràng bao nhiêu, thì lại càng có lợi cho nền thần học giải phóng đích thật bấy nhiêu. Nếu đọc Thông Tri của Tòa Thánh, người ta sẽ thấy một cách rất rõ ràng Thông Tri nhấn mạnh đến các yếu tố nền tảng của nền thần học giải phóng: nghĩa là sự lo lắng suy tư liên quan tới các điều kiện sống nghèo túng và các nhu cầu của công lý, và tiếp đến là việc thực hành một đường lối mục vụ lo lắng cho các điều kiện sống nghèo túng bất công đó. Trái lại, nó là chuyện khác, khi bị đặt dưới các thái qúa của một vài tác giả của nền thần học giải phóng như cha Sobrino, đi đến chỗ hủy hoại chính tính chất độc đáo của Kitô giáo và đưa tới hậu qủa là hủy hoại cả sự lưu tâm đúng đắn và trung thực đối với người nghèo.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các thái qúa này còn có sức mạnh nào bên Châu Mỹ Latinh hay không?
Đáp: Theo tôi thấy thì xem ra nói chung các giám mục, các thần học gia tại châu Mỹ Latinh đã hiểu các hạn hẹp của kiểu đọc hiểu điều kiện sống nghèo túng và bất công theo nhãn quan ý thức hệ, mà một vài nhà thần học giải phóng đã đưa ra. Ngày nay cần phải biết rõ là có sự dấn thân trong việc trung thành với Tin Mừng được đọc trong cuộc sống của Giáo Hội và trong sự phát triển trung thực của 2000 năm lịch sử của chúng ta, cùng với các đòi hỏi đặc biệt của các Giáo Hội địa phương. Và tôi tin rằng khả năng hiểu biết các hạn hẹp đó, các hạn hẹp như đang thấy phát triển trong đa số các Giáo Hội bên Mỹ châu La tinh cũng như bên Phi châu, và các Giáo Hội này từ lâu đã bắt đầu lộ trình để thắng vượt chúng.
Hỏi: Thưa Đức Cha có một câu hỏi khác nữa mà có lẽ nhiều người muốn đưa ra đó là tại sao các ”thái qúa” đó như Đức Cha đã định tính, lại luôn luôn kết cục bằng việc đưa tới chỗ tranh luận liên quan tới gương mặt của Chúa Giêsu?
Đáp: Bởi sự kiện sau cùng người ta luôn luôn đi tới chỗ lấy mất chiếc áo Giáo Hội của Chúa Giêsu. Sự lầm lẫn xem ra là việc cô lập hóa Chúa Giêsu khỏi Giáo hội, và không hiểu rằng mầu nhiệm của Chúa Giêsu trái lại đã được Giáo Hội duy trì, làm cho trưởng thành và sống, đã được mọi người tại khắp nơi duy trì sống và làm cho lớn lên. Khi chia lìa Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội, khi cộng đoàn trở thành chủ nhân, thì Chúa Kitô bị giản lược thành dụng cụ và bị lấy mất đi thiên tính của Ngài. Khi cô lập hóa Chúa Kitô khỏi Giáo Hội là người ta có nguy cơ không hiểu Ngài nữa trong việc loan báo ơn cứu độ cho thế giới và như thế không còn có thể được lãnh nhận như là một lời loan báo cứu độ cho con người và cho thế giới nữa.
(Avvenire 15-3-2007)
Ngày 14-3-2007 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố Thông Tri vễ những sai lầm đạo lý trong hai tác phẩm của linh mục thần học gia Jon Sobrino, dòng Tên.
Cha Sobrino là một nhà thần học giải phóng nổi tiếng, năm nay 68 tuổi, sinh quán tại miền Bilbao bên Tây Ban Nha và là giáo sư tại Đại học Trung Mỹ của dòng Tên, có trụ sơ tại San Salvador. Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phê chuẩn ngày 13 tháng 10 năm ngoái 2006, cho biết đã cứu xét hai cuốn sách của cha Sobrino. Cuốn thứ nhất là “Đức Giêsu Kitô nhà giải phóng: đọc về Đức Giêsu thành Nagiarét dưới khía cạnh lịch sử thần học”. Cuốn thứ hai là ”Niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô. Khảo luận đi từ các nạn nhân”.
Trong hai tác phẩm này cha Sobrino quan tâm về tình trạng người nghèo và những người bị áp bức, đặc biệt là tại châu Mỹ Latinh. Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng: ”mối quan tâm tới những người nghèo và những người bị áp bức, đặc biệt tại châu Mỹ Latinh như cha Sobrino diễn tả trong các tác phẩm của cha, cũng là mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội. Nhưng cần phải đưa ra các xác định. Sự bần cùng của con người đã lôi cuốn sự cảm thương của Chúa Kitô Cứu Thế, là Đấng đã muốn mang lấy nỗi khốn cùng đó của con người trên chính mình, và tự đồng hóa với những người bé mọn giữa các anh em mình. Việc lựa chọn người nghèo không là dấu chỉ của khuynh hướng lựa chon đặc biệt hay chủ trương phe phái, mà biểu lộ tính cách đại đồng của bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội. Sự lựa chọn này không loại bỏ ai. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội không thể lên tiếng ủng hộ các thành phần loại xã hội học và ý thức hệ biến sự lựa chọn ưu tiên như thế thành một chọn lựa có tính chất phe phái và xung đột”.
Thông Tri cũng nhắc lại rằng trước đây trong tài liệu ”Người loan báo sự tự do”, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đề cập đến một vài khía cạnh của nền thần học giải phóng và nhận định rằng ”các nhắc nhở liên quan tới trào lưu thần học giải phóng trong tài liệu không thể được giải thích như là một trách cứ đối với những người trung thành với sự lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo, cũng như không thể là cớ biện minh cho những người thờ ơ với các vấn đề rất nghiêm trọng của sự bần cùng và bất công. ..
Các khẳng định đó minh giải rõ ràng đâu là lập trường của Giáo Hội đối với vấn đề phức tạp này. Các bất bình đẳng và mọi thứ áp bức, mà hàng triệu người phải gánh chịu, rõ ràng là trái với Tin Mừng của Chúa Kitô và không thể khiến cho lương tâm của bất cứ Kitô hữu nào được yên hàn. Trong thái độ ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trung thành bước đi dọc dài các nẻo đường của sự giải phóng địch thực. Các thành phần của Giáo Hội ý thức được các thiếu sót của mình và các trì trệ trong việc kiếm tìm đó. Nhưng ngay từ thời các Tông Đồ đã có đông đảo các tín hữu Kitô dấn thân với sức lực và sự sống của mình cho việc giải phóng mọi hình thức áp bức và thăng tiến phẩm giá con người. Kinh nghiệm của các thánh và gương mẫu của biết bao nhiêu công tác phục vụ tha nhân là một khích lệ và là ánh sáng cho các sáng kiến giải phóng cần thiết cho ngày nay.
Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin nêu rõ sai lầm của cha Sobrino: đó là qủa quyết rằng Giáo Hội của người nghèo là nguồn mạch Kitô học và mang lại cho khoa này hướng đi cơ bản. Nhưng qủa quyết như thế có nghĩa là tác giả quên rằng đức tin do các Tông Đồ truyền lại cho mọi thế hệ mới chính là nguồn mạch hữu hiệu cho Kitô học và cho thần học nói chung. Cha Sobrino cũng có khuynh hướng giảm thiểu giá trị quy phạm của các khẳng định của Tân Ước và các Đại Công Đồng Chung xưa kia. Những sai lầm về phương pháp luận như thế dẫn đưa tới các kết luận không phù hợp với niềm tin của Giáo Hội trong những điểm chủ yếu như: thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, sự nhập thể của Con Thiên Chúa, tương quan giữa Chúa Giêsu và Nước Thiên Chúa, sự tự ý thức của Chúa Giêsu và giá trị cái chết cứu độ của Chúa.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một vài nhận định của Đức Cha Rino Fisichella, viện trưởng đại học giáo hoàng Laterano về các sai lạc trong các tác phẩm của Linh Mục Jon Sobrino.
Hỏi: Thưa Đức Cha Fisichella, Đức Cha nghĩ gì về Thông Tri, mà Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra ngày 14 tháng 3 vừa qua, liên quan tới các sai lạc trong hai cuốn sách của cha Jon Sobrino về Chúa Giêsu?
Đáp: Trước hết phải nói rằng đó là một điều rất đáng buồn trên bình diện thần học, khi xảy ra một duyệt xét và can thiệp quan trọng như vậy từ phía Giáo Hội đối với một nhà thần học. Nhưng đàng khác, sự can thiệp như thế cần thiết để bảo vệ lòng tin của tín hữu, đặc biệt của những tín hữu đơn sơ, yếu đuối nhất. Và sau cùng cũng phải lấy làm buồn mà ghi nhận rằng cha Sobrino đã có thể sửa chữa lại các khẳng định của cha như Bộ Giáo Lý Đức Tin đã yêu cầu, nhưng cha đã không làm một cách thỏa đáng. Và đối với một nhà thần học thì đó là một thất bại.
Hỏi: Tại sao Đức Cha lại cho đó là một thất bại?
Đáp: Khi xảy ra điều đó thì có nghĩa là cha Sobrino không ”đồng cảm với Giáo Hội” nữa. Và đối với các nhà thần học thì điều quan trọng nhất là tính chất giáo hội của các suy tư, của công việc nghiên cứu tìm tòi, và giảng dậy. Tiếp đến là tính cách khoa học của việc nghiên cứu liên quan tới tiến triển mà chúng ta phải có trong lòng tin. Làm khác đi là có nguy cơ đưa ra một suy tư không phải là suy tư thần học nữa.
Hỏi: Thông Tri của Bộ Giáo Lý Đức Tin lại khiến cho người ta thảo luận trở lại về nền thần học giải phóng và nghĩ tới các thần học gia của nền thần học này như các linh mục Leonardo Boff, Gustavo Gutierrez. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Tôi nghĩ rằng trong lãnh vực này càng rõ ràng bao nhiêu, thì lại càng có lợi cho nền thần học giải phóng đích thật bấy nhiêu. Nếu đọc Thông Tri của Tòa Thánh, người ta sẽ thấy một cách rất rõ ràng Thông Tri nhấn mạnh đến các yếu tố nền tảng của nền thần học giải phóng: nghĩa là sự lo lắng suy tư liên quan tới các điều kiện sống nghèo túng và các nhu cầu của công lý, và tiếp đến là việc thực hành một đường lối mục vụ lo lắng cho các điều kiện sống nghèo túng bất công đó. Trái lại, nó là chuyện khác, khi bị đặt dưới các thái qúa của một vài tác giả của nền thần học giải phóng như cha Sobrino, đi đến chỗ hủy hoại chính tính chất độc đáo của Kitô giáo và đưa tới hậu qủa là hủy hoại cả sự lưu tâm đúng đắn và trung thực đối với người nghèo.
Hỏi: Thưa Đức Cha, các thái qúa này còn có sức mạnh nào bên Châu Mỹ Latinh hay không?
Đáp: Theo tôi thấy thì xem ra nói chung các giám mục, các thần học gia tại châu Mỹ Latinh đã hiểu các hạn hẹp của kiểu đọc hiểu điều kiện sống nghèo túng và bất công theo nhãn quan ý thức hệ, mà một vài nhà thần học giải phóng đã đưa ra. Ngày nay cần phải biết rõ là có sự dấn thân trong việc trung thành với Tin Mừng được đọc trong cuộc sống của Giáo Hội và trong sự phát triển trung thực của 2000 năm lịch sử của chúng ta, cùng với các đòi hỏi đặc biệt của các Giáo Hội địa phương. Và tôi tin rằng khả năng hiểu biết các hạn hẹp đó, các hạn hẹp như đang thấy phát triển trong đa số các Giáo Hội bên Mỹ châu La tinh cũng như bên Phi châu, và các Giáo Hội này từ lâu đã bắt đầu lộ trình để thắng vượt chúng.
Hỏi: Thưa Đức Cha có một câu hỏi khác nữa mà có lẽ nhiều người muốn đưa ra đó là tại sao các ”thái qúa” đó như Đức Cha đã định tính, lại luôn luôn kết cục bằng việc đưa tới chỗ tranh luận liên quan tới gương mặt của Chúa Giêsu?
Đáp: Bởi sự kiện sau cùng người ta luôn luôn đi tới chỗ lấy mất chiếc áo Giáo Hội của Chúa Giêsu. Sự lầm lẫn xem ra là việc cô lập hóa Chúa Giêsu khỏi Giáo hội, và không hiểu rằng mầu nhiệm của Chúa Giêsu trái lại đã được Giáo Hội duy trì, làm cho trưởng thành và sống, đã được mọi người tại khắp nơi duy trì sống và làm cho lớn lên. Khi chia lìa Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội, khi cộng đoàn trở thành chủ nhân, thì Chúa Kitô bị giản lược thành dụng cụ và bị lấy mất đi thiên tính của Ngài. Khi cô lập hóa Chúa Kitô khỏi Giáo Hội là người ta có nguy cơ không hiểu Ngài nữa trong việc loan báo ơn cứu độ cho thế giới và như thế không còn có thể được lãnh nhận như là một lời loan báo cứu độ cho con người và cho thế giới nữa.
(Avvenire 15-3-2007)