BA TÂY – ĐTC Benedictô XVI khởi sự cuộc thăm viếng quốc gia Ba-Tây (Brazil), một quốc gia có đông người Công giáo nhất Nam Mỹ có tới 155,628 triệu người Công giáo trong tổng số 184 triệu dân, tức là 84.5% dân số (theo thống kê chính thức của Vatican).
Thêm vào đó, Ba Tây cũng là quốc gia có tới 269 giáo phận, với 429 giám mục, trên 18,000 linh mục, trên 2,600 nam tu sĩ và gần 34,000 nữ tu trông coi mục vụ cho gần 10,000 giáo xứ và cả ngàn nhà thương, y viện, trường học, trung tâm mục vụ, v.v...
Nếu tính về người Công giáo ở Nam Mỹ châu thì họ chiếm (1/2) nửa dân số Công giáo trên toàn thế giới. thế nên cuộc tông du đầu tiên của Đức Benedictô mang một ý nghĩa rất trọng đại và có ảnh hưởng lâu dài tới công việc truyền giáo và việc sống đạo cho lục địa Công giáo Mỹ châu.
Hiện nay Giáo hội tại Ba-Tây nói chung và Nam Mỹ nói riêng đang phải đương đầu với vấn đề làm sao thu hút được dố người Công giáo trong vòng nửa thế kỷ qua đã từ từ rời xa Giáo hội và đi theo các hệ phái Tin lành; làm sao củng cố được sức mạnh nội tâm của mình để phục hoạt nếp sống đạo có hữu; làm sao đươgn đầu với các hình thức rao giảng đạo mới và hình thức quảng bá đạo theo kiểu Thánh Linh hay Linh ứng đặc sủng mà người Tin Lành đang sử dụng để lôi kéo người Công giáo theo họ. Thêm vào đó là các ý thức hệ xã hội và trào lưu thần học giải phóng đã từ lâu được rao truyền mạnh mẽ tại Mỹ châu La Tinh cũng có sức ảnh hưởng mạnh tới người Nam Mỹ, tỉ dụ như các Cộng đoàn Công giáo nền (Communautés de base) mà cách đây 4 thập niên đã được phát động do các nhà cải cách thần học giải phóng và cao trào của các chính trị gia Công giáo xã hội thiên tả đề ra.
Cho nên, nhưng lời tuyên bố và minh định lập trường của Đức Thánh Cha Benedictô sẽ là một thử lửa và là thách đố cho đường hướng sống đạo và truyền giáo tại Nam Mỹ trong các thập niên tới đây, đặc biệt là về khía cạnh tín lý, phụng tự và nhập cuộc của Giáo hội để làm thăng tiến khói dân nghèo Nam Mỹ.
Là vị Giáo hoàng có một trí thông minh tuyệt vời và đã từng cầm cân nảy mực về giáo lý và tín điều truyền thống của Giáo Hội, chính Đức Benedictô XVI khi còn làm Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin ở Giáo triều Roma, Ngài đã từng lên án và của trách các thàn học gia giải phóng tại miền Nam Mỹ và cho rằng sự nhập cuộc của các thần học gia giải phóng khi nhấn mạnh tới chủ thuyết là Giáo hội cần dấn thân hành động chính trị để giải phóng người nghèo và tranh đấu cho công lý là không phải sứ mạng của Giáo hội. Giáo hội có thể lên tiếng bênh vực công lý cho người ngheò, nhưng nhập cuộc vào đảng phái chính trị và tranh đấu quyết liệt thì không phải là vai trò của Giáo hội!
Cho nên, trong mấy ngày tới đây khi Đức Giáo Hoàng đến Ba Tây và gặp gỡ với các giám mục, linh mục, tu sĩ và từng trăm ngàn giáo dân Ba tây và Nam Mỹ, nhiều người Công giáo ở đây vẫn thao thức về vấn nạn là: Đức Thánh Cha Benedictô XVI sẽ đưa ra hướng đi nào mới không? Liệu Ngài có chấp nhận những cách hành đạo và nghi lễ khác biệt không? Hay là các khẳng định của Ngài về tín lý và giáo thuyết của Giáo hội sẽ càng làm cho giáo dân xa với hơn với Giáo hội tại đây?
Trong những năm gần đây, vì nhu cầu muốn lôi kéo số tín hữu Công giáo ở lại trong đoàn chiên, nhiều linh mục Ba tây đã bắt chước những kiểu truyền giáo và giảng đạo giốn gnhư các mục sư Tin Lành, có nghĩa là họ dùng các hình thức ca hát, nhảy múa, kích động, có khi linh mục vừa giảng thuyết vừa hát và gây kích động dân chúng theo kiểu một tài tử hay ca sĩ “sao” với quần áo mầu mè, đàn nhạc kích động, và nhất là sứ điệp của lời giảng có tính cách làm cho người nghe cảm thấy “thoải mái, cảm thấy an phận, có cảm giác tốt” nhưng có khi xa với với sứ điệp đích thật của Phúc Âm.
Thế nhưng cách giảng thuyết “mầu mè” này thực sự lại lôi cuốn dân chúng, và có những linh mục có thể mỗi tuần thu hút cả từng chục ngàn người tới nghe giảng, nhảy múa, xung động, nước mắt tràn trề, thân hình run rẩy vì bị kích động cùng tột!
Trường hợp LM Padre Marcelo Rossi vừa giảng vừa bá`n CD, và mỗi tuần lôi kéo cả 5000 người! Nhu cầu người nghe quá nhiều nên mới đây đã cắt băng bắt đầu khai trương xây dựng một giáo đường mới, dự trù cho 25,000 người và bên ngoài quảng trường chung quanh nhà thờ có sức chứa tới 75,000 người.
Các kiểu phụng tự “Thánh Linh” như vậy đang mọc lên và lôi kéo quần chúng dân Mỹ châu La tinh. Giáo hội cho biết mỗi năm giáo hội mất đi chừng 1% tín đồ của mình vào tay nhưng nhà truyền giáo Tin Lành.
ĐHY Hummes cũng cho biết thêm rằng cứ 1 linh mục Công giáo hiện nay thì có tới 2 mục sư Tin Lành truyền giáo trong đát nước Ba Tây!
Phía bảo thủ và cấp tiến Công giáo đều cho rằng các hình thái phụng vụ theo kiểu “Thánh Linh Tin Lành” thì thật không xứng hợp và bất xứng với nghi lễ Công giáo, có tính cách giáo phái, quá “tin lành” và đi xa hơn là hình thức “cultish”, (nhóm chuyên biệt tôn giáo bí nhiệm). Họ cho rằng đường hướng ‘thần học” của các nhóm này có vẻ mị dân, là một thứ “thần học thịnh vượng”, hứa hẹn phần thưởng vật chất cho những ai đóng góp tiền bạc nhiều cho người rao giảng hay giáo phái!
Hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là Đức Phaolô VI và Gioan Phalô II công nhận giá trị của phong trào Thánh Linh, Đức Benedictô XVI khi còn là hồng y Ratzinger cũng công nhận, nhưng Ngài có những dè dặt và đưa ra những điều kiện về tín lý/
Đức Benedictô đã từng tỏ thái độ không mấy thỏa mãn về Giáo hội tại Nam Mỹ, đặc biệt về lý thuyết của thần học giải phóng, một trào lưu phát sinh từ thập niên 1960 và 1970, bị ảnh hưởng bời chủ thuyết Cộng sản Mac-xít. Giáo Hội đã mất công nhiều để tẩy trừ những sai lạc của phong trào cách mạng giải phóng kiều này!
Vào tháng 3 năm 2006 khi Đức Benedictô quyết định đưa ra những nhận định kỳ luật thần học gia LM Jon Sobrino, người Tây Ban Nha hiện sống ở El Salvador, đã làm bùng lên những công kích đáng kể tại Nam Mỹ.
Chúng ta cũng nhớ lại thần học gia giải phóng Leonardo Boff, một linh mục đã hồi tục, cũng là người Ba tây, là người có thể nói khởi sự nền thần học giải phóng ở Nam Mỹ. Boff đã bị kỷ luật bởi Đức Benedictô XVI khi đó còn là hồng y Ratzinger.
Ngoài các thực tế về tình trạng chính trị bất ổn và các trào lưu tôn giáo theo chiều hướng mới ở Nam Mỹ, ĐTC Benedictô XVI trong chuyến thăm viếng lần này còn phải đối điện với cảnh nghèo khó của dân chúng tại Nam Mỹ nữa. Tại Nam Mỹ, sự giầu có và quyền lực ở trong tay một thiểu số quan quyền ở thượng tấng xã hội, ước tính cho biết ở trong tay thiểu số từ 6-10%, đang khi đó đại đa số dân chúng sống trong nghèo đói.
Đức Benedictô cùng với các Giám Mục Nam Mỹ phải tìm ra cách thế mới để đưa ra một sứ điệp khả tín và lôi kéo được số đông người nghèo này về với Giáo hội.
Dĩ nhiên ĐTC Benedictô XVI đã biết rất rõ về tình trạng nghèo và những khủng hoảng ở Nam Mỹ. Ba tháng trước đây khi có cuộc gặp mặt với các Sứ Thần Tòa Thánh vùng Nam Mỹ, ĐTC đã khuyến khích rằng Giáo hội cần phải đứng về phía người nghèo, phải liên kết với họ. Ngài tuyên bố rằng: “Giúp người nghèo và cuộc chiến chống lại nạn nghèo đang và sẽ còn là ưu tiên căn bản trong đời sống của các Giáo Hội tại Mỹ châu La Tinh”.
Tuy nhiên, ĐTC Benedictô XVI cũng nhấn mạnh khía cạnh khác là “tầm quan trọng trong việc đào tạo thiêng liêng và tín lý vững mạnh” trong lòng người tín hữu và nhu cầu “cuộc chiến chống lại sự bành trướng của các giáo phái, ngày càng tạo ra ảnh hưởng lớn trong một xã hội mà chủ thuyết trần tục hậu tân tiến có vẻ không tưởng và hứa hẹn trống rỗng ngày nay”.
Cách cụ thể hơn ĐTC Benedictô sẽ đặt nhu cầu nền tảng của gia đình Công giáo tại Mỵ châu La tinh, trong đó điểm nhấn là chống lại nạn “phá thai” và “các cuộc hôn nhân không truyền thống”. Đặc biệt và khẩn thiết hơn là việc “đào tạo các linh mục mới cần phải tránh xâm mình vào địa hạt chính trị” (Lời ĐTC bằng tiếng Anh như sau: “they must avoid ‘the political realm’” ).
Thêm vào đó, Ba Tây cũng là quốc gia có tới 269 giáo phận, với 429 giám mục, trên 18,000 linh mục, trên 2,600 nam tu sĩ và gần 34,000 nữ tu trông coi mục vụ cho gần 10,000 giáo xứ và cả ngàn nhà thương, y viện, trường học, trung tâm mục vụ, v.v...
Nếu tính về người Công giáo ở Nam Mỹ châu thì họ chiếm (1/2) nửa dân số Công giáo trên toàn thế giới. thế nên cuộc tông du đầu tiên của Đức Benedictô mang một ý nghĩa rất trọng đại và có ảnh hưởng lâu dài tới công việc truyền giáo và việc sống đạo cho lục địa Công giáo Mỹ châu.
Hiện nay Giáo hội tại Ba-Tây nói chung và Nam Mỹ nói riêng đang phải đương đầu với vấn đề làm sao thu hút được dố người Công giáo trong vòng nửa thế kỷ qua đã từ từ rời xa Giáo hội và đi theo các hệ phái Tin lành; làm sao củng cố được sức mạnh nội tâm của mình để phục hoạt nếp sống đạo có hữu; làm sao đươgn đầu với các hình thức rao giảng đạo mới và hình thức quảng bá đạo theo kiểu Thánh Linh hay Linh ứng đặc sủng mà người Tin Lành đang sử dụng để lôi kéo người Công giáo theo họ. Thêm vào đó là các ý thức hệ xã hội và trào lưu thần học giải phóng đã từ lâu được rao truyền mạnh mẽ tại Mỹ châu La Tinh cũng có sức ảnh hưởng mạnh tới người Nam Mỹ, tỉ dụ như các Cộng đoàn Công giáo nền (Communautés de base) mà cách đây 4 thập niên đã được phát động do các nhà cải cách thần học giải phóng và cao trào của các chính trị gia Công giáo xã hội thiên tả đề ra.
Cho nên, nhưng lời tuyên bố và minh định lập trường của Đức Thánh Cha Benedictô sẽ là một thử lửa và là thách đố cho đường hướng sống đạo và truyền giáo tại Nam Mỹ trong các thập niên tới đây, đặc biệt là về khía cạnh tín lý, phụng tự và nhập cuộc của Giáo hội để làm thăng tiến khói dân nghèo Nam Mỹ.
Là vị Giáo hoàng có một trí thông minh tuyệt vời và đã từng cầm cân nảy mực về giáo lý và tín điều truyền thống của Giáo Hội, chính Đức Benedictô XVI khi còn làm Tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin ở Giáo triều Roma, Ngài đã từng lên án và của trách các thàn học gia giải phóng tại miền Nam Mỹ và cho rằng sự nhập cuộc của các thần học gia giải phóng khi nhấn mạnh tới chủ thuyết là Giáo hội cần dấn thân hành động chính trị để giải phóng người nghèo và tranh đấu cho công lý là không phải sứ mạng của Giáo hội. Giáo hội có thể lên tiếng bênh vực công lý cho người ngheò, nhưng nhập cuộc vào đảng phái chính trị và tranh đấu quyết liệt thì không phải là vai trò của Giáo hội!
Cho nên, trong mấy ngày tới đây khi Đức Giáo Hoàng đến Ba Tây và gặp gỡ với các giám mục, linh mục, tu sĩ và từng trăm ngàn giáo dân Ba tây và Nam Mỹ, nhiều người Công giáo ở đây vẫn thao thức về vấn nạn là: Đức Thánh Cha Benedictô XVI sẽ đưa ra hướng đi nào mới không? Liệu Ngài có chấp nhận những cách hành đạo và nghi lễ khác biệt không? Hay là các khẳng định của Ngài về tín lý và giáo thuyết của Giáo hội sẽ càng làm cho giáo dân xa với hơn với Giáo hội tại đây?
Trong những năm gần đây, vì nhu cầu muốn lôi kéo số tín hữu Công giáo ở lại trong đoàn chiên, nhiều linh mục Ba tây đã bắt chước những kiểu truyền giáo và giảng đạo giốn gnhư các mục sư Tin Lành, có nghĩa là họ dùng các hình thức ca hát, nhảy múa, kích động, có khi linh mục vừa giảng thuyết vừa hát và gây kích động dân chúng theo kiểu một tài tử hay ca sĩ “sao” với quần áo mầu mè, đàn nhạc kích động, và nhất là sứ điệp của lời giảng có tính cách làm cho người nghe cảm thấy “thoải mái, cảm thấy an phận, có cảm giác tốt” nhưng có khi xa với với sứ điệp đích thật của Phúc Âm.
Thế nhưng cách giảng thuyết “mầu mè” này thực sự lại lôi cuốn dân chúng, và có những linh mục có thể mỗi tuần thu hút cả từng chục ngàn người tới nghe giảng, nhảy múa, xung động, nước mắt tràn trề, thân hình run rẩy vì bị kích động cùng tột!
Trường hợp LM Padre Marcelo Rossi vừa giảng vừa bá`n CD, và mỗi tuần lôi kéo cả 5000 người! Nhu cầu người nghe quá nhiều nên mới đây đã cắt băng bắt đầu khai trương xây dựng một giáo đường mới, dự trù cho 25,000 người và bên ngoài quảng trường chung quanh nhà thờ có sức chứa tới 75,000 người.
Các kiểu phụng tự “Thánh Linh” như vậy đang mọc lên và lôi kéo quần chúng dân Mỹ châu La tinh. Giáo hội cho biết mỗi năm giáo hội mất đi chừng 1% tín đồ của mình vào tay nhưng nhà truyền giáo Tin Lành.
ĐHY Hummes cũng cho biết thêm rằng cứ 1 linh mục Công giáo hiện nay thì có tới 2 mục sư Tin Lành truyền giáo trong đát nước Ba Tây!
Phía bảo thủ và cấp tiến Công giáo đều cho rằng các hình thái phụng vụ theo kiểu “Thánh Linh Tin Lành” thì thật không xứng hợp và bất xứng với nghi lễ Công giáo, có tính cách giáo phái, quá “tin lành” và đi xa hơn là hình thức “cultish”, (nhóm chuyên biệt tôn giáo bí nhiệm). Họ cho rằng đường hướng ‘thần học” của các nhóm này có vẻ mị dân, là một thứ “thần học thịnh vượng”, hứa hẹn phần thưởng vật chất cho những ai đóng góp tiền bạc nhiều cho người rao giảng hay giáo phái!
Hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm là Đức Phaolô VI và Gioan Phalô II công nhận giá trị của phong trào Thánh Linh, Đức Benedictô XVI khi còn là hồng y Ratzinger cũng công nhận, nhưng Ngài có những dè dặt và đưa ra những điều kiện về tín lý/
Đức Benedictô đã từng tỏ thái độ không mấy thỏa mãn về Giáo hội tại Nam Mỹ, đặc biệt về lý thuyết của thần học giải phóng, một trào lưu phát sinh từ thập niên 1960 và 1970, bị ảnh hưởng bời chủ thuyết Cộng sản Mac-xít. Giáo Hội đã mất công nhiều để tẩy trừ những sai lạc của phong trào cách mạng giải phóng kiều này!
Vào tháng 3 năm 2006 khi Đức Benedictô quyết định đưa ra những nhận định kỳ luật thần học gia LM Jon Sobrino, người Tây Ban Nha hiện sống ở El Salvador, đã làm bùng lên những công kích đáng kể tại Nam Mỹ.
Chúng ta cũng nhớ lại thần học gia giải phóng Leonardo Boff, một linh mục đã hồi tục, cũng là người Ba tây, là người có thể nói khởi sự nền thần học giải phóng ở Nam Mỹ. Boff đã bị kỷ luật bởi Đức Benedictô XVI khi đó còn là hồng y Ratzinger.
Ngoài các thực tế về tình trạng chính trị bất ổn và các trào lưu tôn giáo theo chiều hướng mới ở Nam Mỹ, ĐTC Benedictô XVI trong chuyến thăm viếng lần này còn phải đối điện với cảnh nghèo khó của dân chúng tại Nam Mỹ nữa. Tại Nam Mỹ, sự giầu có và quyền lực ở trong tay một thiểu số quan quyền ở thượng tấng xã hội, ước tính cho biết ở trong tay thiểu số từ 6-10%, đang khi đó đại đa số dân chúng sống trong nghèo đói.
Đức Benedictô cùng với các Giám Mục Nam Mỹ phải tìm ra cách thế mới để đưa ra một sứ điệp khả tín và lôi kéo được số đông người nghèo này về với Giáo hội.
Dĩ nhiên ĐTC Benedictô XVI đã biết rất rõ về tình trạng nghèo và những khủng hoảng ở Nam Mỹ. Ba tháng trước đây khi có cuộc gặp mặt với các Sứ Thần Tòa Thánh vùng Nam Mỹ, ĐTC đã khuyến khích rằng Giáo hội cần phải đứng về phía người nghèo, phải liên kết với họ. Ngài tuyên bố rằng: “Giúp người nghèo và cuộc chiến chống lại nạn nghèo đang và sẽ còn là ưu tiên căn bản trong đời sống của các Giáo Hội tại Mỹ châu La Tinh”.
Tuy nhiên, ĐTC Benedictô XVI cũng nhấn mạnh khía cạnh khác là “tầm quan trọng trong việc đào tạo thiêng liêng và tín lý vững mạnh” trong lòng người tín hữu và nhu cầu “cuộc chiến chống lại sự bành trướng của các giáo phái, ngày càng tạo ra ảnh hưởng lớn trong một xã hội mà chủ thuyết trần tục hậu tân tiến có vẻ không tưởng và hứa hẹn trống rỗng ngày nay”.
Cách cụ thể hơn ĐTC Benedictô sẽ đặt nhu cầu nền tảng của gia đình Công giáo tại Mỵ châu La tinh, trong đó điểm nhấn là chống lại nạn “phá thai” và “các cuộc hôn nhân không truyền thống”. Đặc biệt và khẩn thiết hơn là việc “đào tạo các linh mục mới cần phải tránh xâm mình vào địa hạt chính trị” (Lời ĐTC bằng tiếng Anh như sau: “they must avoid ‘the political realm’” ).