Dư âm buổi rước kiệu Đức Mẹ với sự tham dự của một Vị Đại Đức.
Tôi viết bài này để tưởng nhớ một ân tình. Tôi cũng xin viết rõ rằng không phải đợi đến ngày Vị Đại Đức tham dự buổi rước kiệu Đức Mẹ tại Cộng đoàn Cincinnati, Ohio vừa qua tôi mới tưởng nhớ tới ân tình đó. Tôi nghĩ rằng trong cuộc đời trần thế của mỗi người chúng ta, chúng ta đều có những ân tình, mà ân tình mang dấu ấn sâu đậm nhất có lẽ là những kỷ niệm thầy trò. Tôi xin trình bày nơi đây ân tình không thể quên được của tôi với một trong số rất ít thầy tôi, một Vị Thượng Toạ, người đã hướng tôi vào một nẻo đường tích cực hơn.
Tôi là người Công giáo nên ngoài sự giáo dục của gia đình thì những kiến thức đầu đời của tôi đến từ các ma-sơ, các thầy, các Cha. Trong thời gian qua, và trên quê hương Việt Nam của chúng ta, có những người có cơ may được theo học các trường Công giáo, từ Mẫu giáo qua suốt bậc Đại học. Tôi không có may mắn như vậy. Ngoài vài năm Tiểu học, vài tháng Trung học, tôi đã phải bương chải với cuộc sống và sau Hiệp định Giơ-ve-vơ năm 1954, tôi đã phiêu bạt qua nước Lào láng giềng.
Nước Lào chỉ bằng khoảng nửa nước Việt Nam. Khi tôi đến Lào thì dân số cả nước chỉ vài triệu. Dân tộc Lào hiền hoà. Tôi nghĩ rằng ai đó đem chiến tranh đến cho nước Lào chứ người Lào không hề nghĩ đến chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa anh em, giữa đồng bào ruột thịt. Cuộc sống thật là dễ dàng. Dân chúng sống chủ yếu bằng nghề nông. Đất rộng so với số dân nên người dân Lào chỉ cần canh tác vào mùa mưa, khoảng 6 tháng trong một năm. Phần thời gian còn lại trong năm, người Lào vui chơi, hội hè, nhất là các hội mà người Lào gọi là ‘bun’ tại các chùa chiền mà chùa chiền ở Lào thì nhiều vô số kể.
Nhờ mức sống dễ dàng đó mà người dân các nước láng giềng, đa số là người Việt, người Trung Hoa đến làm ăn, buôn bán, và chóng trở nên phát đạt. Trong bối cảnh này, dù mới 17 tuổi tôi cũng làm lụng, kiếm tiền một cách dễ dàng sau thời gian đầu có khó khăn vì phải học tiếng Lào.
Tôi luôn nhớ lời mẹ tôi dặn khi tôi bắt buộc phải xa gia đình “Khi có hoàn cảnh thì phải học”. Thế nhưng làm sao mà vừa phải đi làm kiếm sống vừa đi học ở một đất nước mà các trường Trung học đều dùng tiếng Pháp, ngôn ngữ chính để giao thiệp vẫn bằng tiếng Pháp? Tôi không thể quay sang sự giáo dục của các thầy, các Cha, vì cả một Thủ đô Vientiane chỉ có một nhà thờ và một Cha, và vài lớp Tiểu học với các thầy dạy ăn lương. May thay, Vị Thượng Tọa mới ở Sàigòn qua thay thế Vị Thượng Tọa cũ trụ trì tại chùa Bàng Long, ngôi chùa duy nhất của người Việt ở Thủ đô này, mở lớp dạy Anh Văn.
Khỏi phải nói, vì đang đi ‘săn lớp’, tôi nghe nói tới lớp Anh Văn này sớm nhất và tôi là một trong những học sinh đầu tiên. Những gì bắt đầu cũng nhiều khó khăn. Ngôi chùa Bàng Long của người Việt không có một xây dựng nào khác ngoài chính ngôi chùa nhỏ bé, hiền hòa. Do đó, thầy trò phải xin sử dụng các cơ sở phụ của các ngôi chùa của người Lào; điều này cũng không khó khăn lắm vì Thủ đô Lào quá nhiều chùa, tuy cũng có lúc phải mướn phòng ở ngoài vì các chùa bận hội hè. Làm sao tôi có thể quên được những buổi tối mùa Đông khi thầy trò co ro, quây quần quanh chiếc đèn măng-sông, ê a lập lại những câu tiếng Anh từ bộ đĩa luyện giọng Ăng-gle-săng-pen mà hồi đó thầy tôi cố gắng lắm mới mua được.
Thế rồi có thêm học sinh, thầy tôi mở thêm lớp và với số tiền học tượng trưng của chúng tôi, thầy tôi đã ‘xây dựng’ được một căn phòng rộng bằng gỗ, không vách, lợp tôn, dưới các tàn cây lớn, ở ngay một góc sân chùa Bàng Long để thầy trò khỏi phải di chuyển rày đây mai đó.
Với vóc người hơi nhỏ, nước da trắng, tiếng nói chậm rãi, nhẹ nhàng, cặp mắt thật hiền, thầy tôi có nét rất dễ mến mà vẫn khiến người khác phải kính trọng. Tôi tin rằng mục đích mở lớp dạy Anh Văn của thầy tôi không phải vì tiền bạc hay bất cứ gì khác, mà chỉ để hướng dẫn số thanh niên nam nữ Việt chúng tôi trên đất nước dung thân này. Thật vậy, tôi nghĩ rằng khi thấy chúng tôi kiếm tiền khá dễ và tiêu tiền cũng rất dễ, thầy tôi thường xen vào bài giảng những lời khen, cũng như những lời khuyến khích chúng tôi hãy cố gắng học thêm vì “Tương lai các bạn vẫn còn có thể tiến xa lắm”.
Với số vốn tiếng Anh làm nền cho các kỳ thi sau này: Trung học, rồi Tú tài 1, và nhất là Tú tài 2 ban C, với lời khuyên của mẹ tôi, với lời khuyến khích của thầy Thượng Tọa của tôi, và đương nhiên là với sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria, tôi đã cố gắng dành dụm được một số tiền và trở về Sàigòn đi học lại. Qua nhiều khó khăn, tôi đã đạt tới được một tương lai tuy không ‘xa lắm’ như thầy Thượng Tọa của tôi mong muốn, nhưng cũng đã là cái ‘tôi’ của ngày hôm nay.
Thầy Thượng Tọa của tôi chắc chắn đã về Niết Bàn, các ma-sơ, các thầy, các Cha giáo của tôi chắc chắn cũng đã về Thiên Đàng, nhưng tôi chẳng bao giờ có thể quên được những ân tình đó.
Tôi tin rằng trong chúng ta, có nhiều người đã sống qua giai đoạn lịch sử đau thương gần đây trên quê hương thân yêu của chúng ta, đã từng chứng kiến những va chạm, đôi khi thật nặng nề, giữa hai tôn giáo, Công giáo và Phật giáo. Giai đoạn lịch sử đau thương ấy đã qua đi, những va chạm không còn nữa, trong lúc số đông hầu như đã quên đi, hoặc mong muốn hàn gắn những vết thương trên lưng Bà Mẹ Việt, thì đó đây vẫn chưa thực sự tìm được một sự thông cảm, một sự hài hòa, thậm chí vẫn còn kình chống, còn bài bác, giữa hai tôn giáo. Tôi nghĩ rằng những đáng tiếc này là do một số các môn đệ từ cả hai tôn giáo chưa làm đúng theo lời Phật dạy “Oan cừu nên mở, không nên thắt”, hoặc lời Chúa dạy “Tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta”.
Cùng với ân tình sâu đậm của tôi đối với thầy Thượng Tọa thật đáng kính của tôi, hình ảnh Vị Đại Đức đi sau kiệu Đức Mẹ và tham dự Thánh lễ sau đó thật tuyệt vời, khiến tôi thật sự cảm động. Tôi thực sự hy vọng rằng sẽ có những ‘đáp lễ’ tích cực từ phía đạo Công giáo chúng ta. Tôi cũng tin rằng Vị Đại Đức đã chủ động giơ tay để chúng ta nắm lấy, và từ đó góp phần tạo ra sự ‘xích lại gần nhau’ giữa hai tôn giáo, góp phấn xua tan nốt những đám mây đen còn lởn vởn, góp phần tạo ra một bầu trời thật trong sáng cho mọi người dân Việt.
Tôi viết bài này để tưởng nhớ một ân tình. Tôi cũng xin viết rõ rằng không phải đợi đến ngày Vị Đại Đức tham dự buổi rước kiệu Đức Mẹ tại Cộng đoàn Cincinnati, Ohio vừa qua tôi mới tưởng nhớ tới ân tình đó. Tôi nghĩ rằng trong cuộc đời trần thế của mỗi người chúng ta, chúng ta đều có những ân tình, mà ân tình mang dấu ấn sâu đậm nhất có lẽ là những kỷ niệm thầy trò. Tôi xin trình bày nơi đây ân tình không thể quên được của tôi với một trong số rất ít thầy tôi, một Vị Thượng Toạ, người đã hướng tôi vào một nẻo đường tích cực hơn.
Tôi là người Công giáo nên ngoài sự giáo dục của gia đình thì những kiến thức đầu đời của tôi đến từ các ma-sơ, các thầy, các Cha. Trong thời gian qua, và trên quê hương Việt Nam của chúng ta, có những người có cơ may được theo học các trường Công giáo, từ Mẫu giáo qua suốt bậc Đại học. Tôi không có may mắn như vậy. Ngoài vài năm Tiểu học, vài tháng Trung học, tôi đã phải bương chải với cuộc sống và sau Hiệp định Giơ-ve-vơ năm 1954, tôi đã phiêu bạt qua nước Lào láng giềng.
Nước Lào chỉ bằng khoảng nửa nước Việt Nam. Khi tôi đến Lào thì dân số cả nước chỉ vài triệu. Dân tộc Lào hiền hoà. Tôi nghĩ rằng ai đó đem chiến tranh đến cho nước Lào chứ người Lào không hề nghĩ đến chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa anh em, giữa đồng bào ruột thịt. Cuộc sống thật là dễ dàng. Dân chúng sống chủ yếu bằng nghề nông. Đất rộng so với số dân nên người dân Lào chỉ cần canh tác vào mùa mưa, khoảng 6 tháng trong một năm. Phần thời gian còn lại trong năm, người Lào vui chơi, hội hè, nhất là các hội mà người Lào gọi là ‘bun’ tại các chùa chiền mà chùa chiền ở Lào thì nhiều vô số kể.
Nhờ mức sống dễ dàng đó mà người dân các nước láng giềng, đa số là người Việt, người Trung Hoa đến làm ăn, buôn bán, và chóng trở nên phát đạt. Trong bối cảnh này, dù mới 17 tuổi tôi cũng làm lụng, kiếm tiền một cách dễ dàng sau thời gian đầu có khó khăn vì phải học tiếng Lào.
Tôi luôn nhớ lời mẹ tôi dặn khi tôi bắt buộc phải xa gia đình “Khi có hoàn cảnh thì phải học”. Thế nhưng làm sao mà vừa phải đi làm kiếm sống vừa đi học ở một đất nước mà các trường Trung học đều dùng tiếng Pháp, ngôn ngữ chính để giao thiệp vẫn bằng tiếng Pháp? Tôi không thể quay sang sự giáo dục của các thầy, các Cha, vì cả một Thủ đô Vientiane chỉ có một nhà thờ và một Cha, và vài lớp Tiểu học với các thầy dạy ăn lương. May thay, Vị Thượng Tọa mới ở Sàigòn qua thay thế Vị Thượng Tọa cũ trụ trì tại chùa Bàng Long, ngôi chùa duy nhất của người Việt ở Thủ đô này, mở lớp dạy Anh Văn.
Khỏi phải nói, vì đang đi ‘săn lớp’, tôi nghe nói tới lớp Anh Văn này sớm nhất và tôi là một trong những học sinh đầu tiên. Những gì bắt đầu cũng nhiều khó khăn. Ngôi chùa Bàng Long của người Việt không có một xây dựng nào khác ngoài chính ngôi chùa nhỏ bé, hiền hòa. Do đó, thầy trò phải xin sử dụng các cơ sở phụ của các ngôi chùa của người Lào; điều này cũng không khó khăn lắm vì Thủ đô Lào quá nhiều chùa, tuy cũng có lúc phải mướn phòng ở ngoài vì các chùa bận hội hè. Làm sao tôi có thể quên được những buổi tối mùa Đông khi thầy trò co ro, quây quần quanh chiếc đèn măng-sông, ê a lập lại những câu tiếng Anh từ bộ đĩa luyện giọng Ăng-gle-săng-pen mà hồi đó thầy tôi cố gắng lắm mới mua được.
Thế rồi có thêm học sinh, thầy tôi mở thêm lớp và với số tiền học tượng trưng của chúng tôi, thầy tôi đã ‘xây dựng’ được một căn phòng rộng bằng gỗ, không vách, lợp tôn, dưới các tàn cây lớn, ở ngay một góc sân chùa Bàng Long để thầy trò khỏi phải di chuyển rày đây mai đó.
Với vóc người hơi nhỏ, nước da trắng, tiếng nói chậm rãi, nhẹ nhàng, cặp mắt thật hiền, thầy tôi có nét rất dễ mến mà vẫn khiến người khác phải kính trọng. Tôi tin rằng mục đích mở lớp dạy Anh Văn của thầy tôi không phải vì tiền bạc hay bất cứ gì khác, mà chỉ để hướng dẫn số thanh niên nam nữ Việt chúng tôi trên đất nước dung thân này. Thật vậy, tôi nghĩ rằng khi thấy chúng tôi kiếm tiền khá dễ và tiêu tiền cũng rất dễ, thầy tôi thường xen vào bài giảng những lời khen, cũng như những lời khuyến khích chúng tôi hãy cố gắng học thêm vì “Tương lai các bạn vẫn còn có thể tiến xa lắm”.
Với số vốn tiếng Anh làm nền cho các kỳ thi sau này: Trung học, rồi Tú tài 1, và nhất là Tú tài 2 ban C, với lời khuyên của mẹ tôi, với lời khuyến khích của thầy Thượng Tọa của tôi, và đương nhiên là với sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria, tôi đã cố gắng dành dụm được một số tiền và trở về Sàigòn đi học lại. Qua nhiều khó khăn, tôi đã đạt tới được một tương lai tuy không ‘xa lắm’ như thầy Thượng Tọa của tôi mong muốn, nhưng cũng đã là cái ‘tôi’ của ngày hôm nay.
Thầy Thượng Tọa của tôi chắc chắn đã về Niết Bàn, các ma-sơ, các thầy, các Cha giáo của tôi chắc chắn cũng đã về Thiên Đàng, nhưng tôi chẳng bao giờ có thể quên được những ân tình đó.
Tôi tin rằng trong chúng ta, có nhiều người đã sống qua giai đoạn lịch sử đau thương gần đây trên quê hương thân yêu của chúng ta, đã từng chứng kiến những va chạm, đôi khi thật nặng nề, giữa hai tôn giáo, Công giáo và Phật giáo. Giai đoạn lịch sử đau thương ấy đã qua đi, những va chạm không còn nữa, trong lúc số đông hầu như đã quên đi, hoặc mong muốn hàn gắn những vết thương trên lưng Bà Mẹ Việt, thì đó đây vẫn chưa thực sự tìm được một sự thông cảm, một sự hài hòa, thậm chí vẫn còn kình chống, còn bài bác, giữa hai tôn giáo. Tôi nghĩ rằng những đáng tiếc này là do một số các môn đệ từ cả hai tôn giáo chưa làm đúng theo lời Phật dạy “Oan cừu nên mở, không nên thắt”, hoặc lời Chúa dạy “Tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta”.
Cùng với ân tình sâu đậm của tôi đối với thầy Thượng Tọa thật đáng kính của tôi, hình ảnh Vị Đại Đức đi sau kiệu Đức Mẹ và tham dự Thánh lễ sau đó thật tuyệt vời, khiến tôi thật sự cảm động. Tôi thực sự hy vọng rằng sẽ có những ‘đáp lễ’ tích cực từ phía đạo Công giáo chúng ta. Tôi cũng tin rằng Vị Đại Đức đã chủ động giơ tay để chúng ta nắm lấy, và từ đó góp phần tạo ra sự ‘xích lại gần nhau’ giữa hai tôn giáo, góp phấn xua tan nốt những đám mây đen còn lởn vởn, góp phần tạo ra một bầu trời thật trong sáng cho mọi người dân Việt.