Kitô hữu đang bị thảm sát ở Irak!
Roma, ngày 11/6/2007 (Zenit) – « Kitô hữu đang bị thảm sát ở Irak » : đây là tiếng kêu thống thiết được gióng lên trong lễ an táng cử hành tại Roma vào ngày mùng 7/6 để tiễn đưa cha Ragheed Aziz, linh mục thuộc giáo hội Công giáo lễ nghi Canđê bị thảm sát vào Chúa Nhật mùng 3/6, cùng với 3 thầy sáu ngay sau khi Ngài vừa dâng lễ Chúa Nhật.
Thánh lễ an táng đã được đức cha Philip Najim, tổng đại diện của Giáo Canđê bên cạnh Tòa Thánh, chủ sự trong nguyện đường của giáo hoàng học viện Ái Nhĩ Lan, nơi cha Ganni đã từng theo học trong 5 năm.
Các nhân vật hiện diện trong Thánh lễ an táng : ĐHY Ignace Moussa Daoud, tổng trưởng thánh bộ Giáo hội Đông Phương; ĐHY Desmond Conell, tổng giám mục hiệu tòa Dublin; đức cha Julius Michael al Jamil, tổng giám mục đại diện cho Giáo hội Công Giáo theo nghi thức Syro và cũng là Khâm sai Tòa Thánh ở châu Âu.
Trong bài giảng lễ an táng, đức cha Najim đã trình bầy tình hình thật thê thảm của các Kitô hữu tại Irak : « các nhà thờ bị đóng cửa, xe hơi bị gài bom, các cuộc trở lại Hồi giáo cưỡng ép, hàng loạt các vụ bắt cóc : ở Irak, các Kitô hữu đang bị thảm sát – Giáo hội đang chết dần chết mòn – vì họ là nạn nhân của những cuộc bách hại, những đe dọa và bạo lực do nhóm quá khích chủ trương, khiến không còn có thể lựa chọn nào khác: hoặc trở lại đạo Hồi giáo hoặc chạy trốn. »
Ngài đã lên tiếng tố giác : « Từ ít lâu nay, cộng đồng Kitô hữu ở Irak là mục tiêu bắt cóc, đe dọa và các hành vi gieo rắc sợ hãi và khủng bố, mà không hề được bảo vệ cả về phía chính quyền lẫn các lực lượng đồng minh. Các Kitô hữu đã trở thành mục tiêu, như là những con vật bị tế thần, nạn nhân của những khai thác và những cuộc hành quân tảo thanh. Họ không thể tự do tuyên xưng đức tin, các phụ nữ bị bó buộc phải trùm khăn trên đầu và Thánh Giá bị gỡ khỏi các nhà thờ ».
Đức cha Najim đã diễn tả tiếp như sau: « ngày nay ở Irak, càng ngày các linh mục càng bị bắt cóc như cơm bữa, các Kitô hữu bị cưỡng ép phải trả thuế nếu họ muốn bảo toàn nhà cửa và giữ đức tin, nếu không sẽ bị các chiến binh tước đoạt tài sản ».
Vị đại diện của Tòa Thánh đã than thở rằng các Kitô hữu đang sinh sống tại « đất nước Irak bị xâu xé giữa các hệ phái và tôn giáo » không hề nhận được sự trợ giúp nào, cũng chẳng có ai lên tiếng bênh vực cho họ, họ hoàn toàn bị bỏ rơi phó mặc cho số mệnh may rủi ! Quả thực là một bất công to lớn về phương diện lịch sử, chính trị cũng như nhân bản. »
Ngài cay đắng kết luận : « Chỉ còn một con đường duy nhất hoặc là phải chối bỏ tận căn tính của mình huậc phải rời bỏ quê hương khiến cho làn sóng di cư tỵ nạn ngày càng tăng ! »
Vị đại diện của Tòa Thánh đã kết thúc bài giảng nhu sau « Cha Ganni là một vị tử đạo của giáo hội Canđê hôm nay đang bị hành hình và nhuốm máu đào, đúng như ĐTC Bênnêđictô XVI đã tuyên xưng là Giáo hội của « các vị tử đạo sống ».
« Nguyện mong cho cuộc tử đạo của Ngài là hừng đông báo hiệu một thời đại mới cho cuộc sống và cho hòa bình ở Irak- Chúng ta khát mong Tòa Thánh cổ võ Giáo Hội Irak và tất cả các Kitô hữu lưôn một lòng một ý với nhau. Nguyện mong cho sự hy sinh của cha Ganni trở thành một nhựa cây đem sức sống mới lại cho cộng đoàn của cha, cho Gíao hội tại Irak và cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ »
Roma, ngày 11/6/2007 (Zenit) – « Kitô hữu đang bị thảm sát ở Irak » : đây là tiếng kêu thống thiết được gióng lên trong lễ an táng cử hành tại Roma vào ngày mùng 7/6 để tiễn đưa cha Ragheed Aziz, linh mục thuộc giáo hội Công giáo lễ nghi Canđê bị thảm sát vào Chúa Nhật mùng 3/6, cùng với 3 thầy sáu ngay sau khi Ngài vừa dâng lễ Chúa Nhật.
Thánh lễ an táng đã được đức cha Philip Najim, tổng đại diện của Giáo Canđê bên cạnh Tòa Thánh, chủ sự trong nguyện đường của giáo hoàng học viện Ái Nhĩ Lan, nơi cha Ganni đã từng theo học trong 5 năm.
Các nhân vật hiện diện trong Thánh lễ an táng : ĐHY Ignace Moussa Daoud, tổng trưởng thánh bộ Giáo hội Đông Phương; ĐHY Desmond Conell, tổng giám mục hiệu tòa Dublin; đức cha Julius Michael al Jamil, tổng giám mục đại diện cho Giáo hội Công Giáo theo nghi thức Syro và cũng là Khâm sai Tòa Thánh ở châu Âu.
Trong bài giảng lễ an táng, đức cha Najim đã trình bầy tình hình thật thê thảm của các Kitô hữu tại Irak : « các nhà thờ bị đóng cửa, xe hơi bị gài bom, các cuộc trở lại Hồi giáo cưỡng ép, hàng loạt các vụ bắt cóc : ở Irak, các Kitô hữu đang bị thảm sát – Giáo hội đang chết dần chết mòn – vì họ là nạn nhân của những cuộc bách hại, những đe dọa và bạo lực do nhóm quá khích chủ trương, khiến không còn có thể lựa chọn nào khác: hoặc trở lại đạo Hồi giáo hoặc chạy trốn. »
Ngài đã lên tiếng tố giác : « Từ ít lâu nay, cộng đồng Kitô hữu ở Irak là mục tiêu bắt cóc, đe dọa và các hành vi gieo rắc sợ hãi và khủng bố, mà không hề được bảo vệ cả về phía chính quyền lẫn các lực lượng đồng minh. Các Kitô hữu đã trở thành mục tiêu, như là những con vật bị tế thần, nạn nhân của những khai thác và những cuộc hành quân tảo thanh. Họ không thể tự do tuyên xưng đức tin, các phụ nữ bị bó buộc phải trùm khăn trên đầu và Thánh Giá bị gỡ khỏi các nhà thờ ».
Đức cha Najim đã diễn tả tiếp như sau: « ngày nay ở Irak, càng ngày các linh mục càng bị bắt cóc như cơm bữa, các Kitô hữu bị cưỡng ép phải trả thuế nếu họ muốn bảo toàn nhà cửa và giữ đức tin, nếu không sẽ bị các chiến binh tước đoạt tài sản ».
Vị đại diện của Tòa Thánh đã than thở rằng các Kitô hữu đang sinh sống tại « đất nước Irak bị xâu xé giữa các hệ phái và tôn giáo » không hề nhận được sự trợ giúp nào, cũng chẳng có ai lên tiếng bênh vực cho họ, họ hoàn toàn bị bỏ rơi phó mặc cho số mệnh may rủi ! Quả thực là một bất công to lớn về phương diện lịch sử, chính trị cũng như nhân bản. »
Ngài cay đắng kết luận : « Chỉ còn một con đường duy nhất hoặc là phải chối bỏ tận căn tính của mình huậc phải rời bỏ quê hương khiến cho làn sóng di cư tỵ nạn ngày càng tăng ! »
Vị đại diện của Tòa Thánh đã kết thúc bài giảng nhu sau « Cha Ganni là một vị tử đạo của giáo hội Canđê hôm nay đang bị hành hình và nhuốm máu đào, đúng như ĐTC Bênnêđictô XVI đã tuyên xưng là Giáo hội của « các vị tử đạo sống ».
« Nguyện mong cho cuộc tử đạo của Ngài là hừng đông báo hiệu một thời đại mới cho cuộc sống và cho hòa bình ở Irak- Chúng ta khát mong Tòa Thánh cổ võ Giáo Hội Irak và tất cả các Kitô hữu lưôn một lòng một ý với nhau. Nguyện mong cho sự hy sinh của cha Ganni trở thành một nhựa cây đem sức sống mới lại cho cộng đoàn của cha, cho Gíao hội tại Irak và cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ »