VATICAN -- Lá thư của ĐTC Benedictô gửi Trung Quốc dài 30 trang, mở đầu với lời chào mừng, và sau đó nói lên mục đích của lá thư là:
Phần 1: nói về Tình trạng Giáo Hội tại Trung Hoa: lướt qua khía cạnh thần học, nói về toàn cầu hóa, tân tiến hóa và chủ thuyết vô thần.
Trong phần này ĐTC nói rằng: Trong các dân tộc tại Á châu, Trung quốc huy hoàng nhất với nền văn minh cổ đại, với những kinh nghiệm và diễn đạt về sự khôn ngoan, triết lý, nghệ thuật và khoa học. Và hiện nay đang có những bước quyết định trong tiến triển và kinh tế xã hội làm cả thế giới chú ý và quan tâm.
Đức Benedictô nhắc lại lời Đức Cố Giáo hoàng John Paul II có lần nói rằng: Giaó hội Công giáo luôn muốn có cái nhìn kiến tạo tầm xa và muốn đóng góp trong sứ mạng cổ võ và bảo vệ con người nhân bản, những giá trị của con người, tinh thần và ơn gọi siêu việt. Ước mong những giá trị nêu trên cũng là ưu tiên hằng đầu của một Trung quốc tân tiến.
Tuy nhiên đang khi đi tìm sự tân tiến hóa chúng ta gặp phải hai hiện tượng đối chọi nhau. Nên cần phải thẩm định lại hai hiện tượng này với sự khôn ngoan và tinh thần tông đồ tích cực. Một đàng, nhất là tại các người trẻ, thấy có sự muốn tìm hiểu ngày càng lớn mạnh thêm và chiều kích tinh thần và siêu nhiên của con người, tìm muốn tìm biết về tôn giáo, và đặc biệt là về Kitô giáo. Đàng khác, có những dấu hiệu cho thấy Trung quốc đang tiến càng sâu vào chủ thuyết vật chất và chủ thuyết chỉ tìm khoái lạc và tiện nghi vật chất, đang lan tràn khởi đi từ các thành thị tới các miển thôn quê.
ĐTC muốn nhắc nhở lại rằng: truyền giáo mới đòi hỏi việc tuyên giảng Phúc Âm cho con người thời nay với một ý thức rỏ ràng và thông minh, nhận định rằng: một ngàn năm đầu Thánh Giá của Chúa được dựng lên tại Âu châu, ngàn năm tiếp đó được dựng lên tại Mỹ châu và Phi châu, vì thế trong ngàn năm thứ ba này một mùa gặt hái đức tin rộng lớn sẽ trổ bông tại châu lục Á châu đầy sức sống.
‘Duc in altum' ‘Ra khơi” là tiếng nói đang vang dội lên trong lòng chúng ta ngày nay, và đó là tiếng mời gọi đi vào tương lai với niềm tin tưởng “Vẫn là một Chúa Giêsu Kitô của ngày hôm qua, hôm nay và cho đến muôn đời” (Heb 13:8)''. Đây là một thách đố lớn cho dân tộc Trung hoa hiện nay.
ĐTC viết rằng Lời Chúa giúp chúng ta, một lần nữa, tái khám phá ý nghĩa sâu sắc và huyền nhiệm của con đường Giáo hội đi vào thế giới... Có những lúc tưởng như sự yên lặng của Thiên Chúa trước những bách hại làm ta ngỡ ngàng về mầu nhiệm của lịch sử qúa mờ ảo, hoặc các diễn đạt của các Giáo hội tại Á châu làm ta không hiểu thấu... Thế nhưng ngày nay tạo nhiều phần trên thế giới Giáo hội cũng còn đang phải chịu những khó khăn, hiểu lầm và thù nghịch. Những thử thách này đáng lý Giáo hội không đáng chịu, cũng như chính chúa Giêsu đâu có đáng phải chịui những tra tấn hành hạ. Thế nhưng những thữ thách này chứng tỏ cho thấy cả về sự nham hiểm của con người khi con người vong thân và sẵn sàng để cho sự dữ làm chủ, và nó cũng cho thấy rằng trật tự cao hơn của Thiên Chúa trong những biến cố.
Do vậy ĐTC kêu gọi dấn thân đi tới một cuộc đối thoại tương kính và xây dựng.
Với tư cách là Giáo Hoàng, Ngài nói: “tôi cảm thấy nhu cầu khẩn thiết, và là nghĩa vụ bắt buộc và sâu thẳm vừa diễn đạt lòng yêu mến tình cha con của tôi, tôi muốn xác tín đức tin của các người Công giáo Trung hoa và mong ước sự hiệp nhất của họ bằng những phương cách thích hợp của Giáo hội.”
“Hy vọng rằng các hình thức cụ thể của việc hiệp thông và cộng tác giữa Tòa thánh và Cộng Hòa Dân Chủ Trung quốc sẽ sớm tái lập. Tình hữu nghị được nuôi dưỡng bằng các cuộc tiếp xúc, bằng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong các tình huống khác nhau, bằng liên kết và trợ giúp hỗ tương”.
“Tôi nhận biết rằng bình thường hóa các mối quan hệ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc đòi hỏi thời gian và giả thiết là có thiện chí từ cả hai phía. Về phần Tòa Thánh luôn luôn mở cửa cho những cuộc điều đình, vì như vậy sẽ vượt thắng được những khó khăn hiện còn tồn tại.”
ĐTC Benedictô nói lên quan điểm quan trọng về sự Hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương với Giáo hjội hoàn vũ. Ngqài nhắc đến 4 điểm quan trọng trong Kinh Tin Kính về Giáo hội: duy nhất, thánh thiện,công giáo và tông truyền. Đó là đặc tính của Giáo Hội của những môn đệ Đức Kitô.
Cũng trong điều căn bản này, tín điều của Giáo hội dậy và ĐTC viết rằng: “Giám mục là nguồn và là nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất tại một Giáo hội địa phương đặc thù nào đó... Giám Mục mỗi địa phương phải hiệp thông với các Gaím mục khác và tất cả đều hiệp thông hữu hình và cụ thể với Giáo hoàng”.
Trước những phân hóa và căng thẳng rong Giáo hội thì cần có “sự tha thứ và giải hòa”.
“Lịch sử Giáo hội dậy chúng ta rằng, sự hiệp thông chân chính không đạt được nếu không có những cố gắng vất vả để hòa giải”.
Sau đó ĐTC nhắc tới sự liên hệ giữa các cộng đồng Kitô giáo với nhà nước với chính quyền. Nhắc lại những nguyên tắc của Công Đồng Vatican II.
Cụ thể, ĐTC nói về Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Trung Hoa, về tổ chức Hội Đồng Giám Mục Trung hoa theo Giáo luật.
Các phương thức và tiến trình bổ nhiệm Giám mục như thế nào.
Phần II, Đức Benedictô đưa ra những hướng dẫn cụ thể về:
- Nói lên tình huynh đệ gần kề và ghi nhận sự trung thành của Giáo Hội tại Trung hoa với Đức Giêsu Kitô và Giáo hội, dù đôi lúc “phải trả giá bằng những đau khổ khốn cùng”
- Lá thư đưa ra một số những hướng dẫn cụ thể về mục vụ liên quan tới đời sống Giáo hội và trách nhiệm truyền giáo ở Trung hoa.
- Giúp tái khám phá Đức Giêsu là Thầy, là “chìa khóa, là trung tâm và là mục đích của toàn lịch sử nhân loại”.
Phần 1: nói về Tình trạng Giáo Hội tại Trung Hoa: lướt qua khía cạnh thần học, nói về toàn cầu hóa, tân tiến hóa và chủ thuyết vô thần.
Matteo Ricci truyền giáo tại Trung Quốc |
Đức Benedictô nhắc lại lời Đức Cố Giáo hoàng John Paul II có lần nói rằng: Giaó hội Công giáo luôn muốn có cái nhìn kiến tạo tầm xa và muốn đóng góp trong sứ mạng cổ võ và bảo vệ con người nhân bản, những giá trị của con người, tinh thần và ơn gọi siêu việt. Ước mong những giá trị nêu trên cũng là ưu tiên hằng đầu của một Trung quốc tân tiến.
Tuy nhiên đang khi đi tìm sự tân tiến hóa chúng ta gặp phải hai hiện tượng đối chọi nhau. Nên cần phải thẩm định lại hai hiện tượng này với sự khôn ngoan và tinh thần tông đồ tích cực. Một đàng, nhất là tại các người trẻ, thấy có sự muốn tìm hiểu ngày càng lớn mạnh thêm và chiều kích tinh thần và siêu nhiên của con người, tìm muốn tìm biết về tôn giáo, và đặc biệt là về Kitô giáo. Đàng khác, có những dấu hiệu cho thấy Trung quốc đang tiến càng sâu vào chủ thuyết vật chất và chủ thuyết chỉ tìm khoái lạc và tiện nghi vật chất, đang lan tràn khởi đi từ các thành thị tới các miển thôn quê.
ĐTC muốn nhắc nhở lại rằng: truyền giáo mới đòi hỏi việc tuyên giảng Phúc Âm cho con người thời nay với một ý thức rỏ ràng và thông minh, nhận định rằng: một ngàn năm đầu Thánh Giá của Chúa được dựng lên tại Âu châu, ngàn năm tiếp đó được dựng lên tại Mỹ châu và Phi châu, vì thế trong ngàn năm thứ ba này một mùa gặt hái đức tin rộng lớn sẽ trổ bông tại châu lục Á châu đầy sức sống.
‘Duc in altum' ‘Ra khơi” là tiếng nói đang vang dội lên trong lòng chúng ta ngày nay, và đó là tiếng mời gọi đi vào tương lai với niềm tin tưởng “Vẫn là một Chúa Giêsu Kitô của ngày hôm qua, hôm nay và cho đến muôn đời” (Heb 13:8)''. Đây là một thách đố lớn cho dân tộc Trung hoa hiện nay.
ĐTC viết rằng Lời Chúa giúp chúng ta, một lần nữa, tái khám phá ý nghĩa sâu sắc và huyền nhiệm của con đường Giáo hội đi vào thế giới... Có những lúc tưởng như sự yên lặng của Thiên Chúa trước những bách hại làm ta ngỡ ngàng về mầu nhiệm của lịch sử qúa mờ ảo, hoặc các diễn đạt của các Giáo hội tại Á châu làm ta không hiểu thấu... Thế nhưng ngày nay tạo nhiều phần trên thế giới Giáo hội cũng còn đang phải chịu những khó khăn, hiểu lầm và thù nghịch. Những thử thách này đáng lý Giáo hội không đáng chịu, cũng như chính chúa Giêsu đâu có đáng phải chịui những tra tấn hành hạ. Thế nhưng những thữ thách này chứng tỏ cho thấy cả về sự nham hiểm của con người khi con người vong thân và sẵn sàng để cho sự dữ làm chủ, và nó cũng cho thấy rằng trật tự cao hơn của Thiên Chúa trong những biến cố.
Do vậy ĐTC kêu gọi dấn thân đi tới một cuộc đối thoại tương kính và xây dựng.
Với tư cách là Giáo Hoàng, Ngài nói: “tôi cảm thấy nhu cầu khẩn thiết, và là nghĩa vụ bắt buộc và sâu thẳm vừa diễn đạt lòng yêu mến tình cha con của tôi, tôi muốn xác tín đức tin của các người Công giáo Trung hoa và mong ước sự hiệp nhất của họ bằng những phương cách thích hợp của Giáo hội.”
“Hy vọng rằng các hình thức cụ thể của việc hiệp thông và cộng tác giữa Tòa thánh và Cộng Hòa Dân Chủ Trung quốc sẽ sớm tái lập. Tình hữu nghị được nuôi dưỡng bằng các cuộc tiếp xúc, bằng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong các tình huống khác nhau, bằng liên kết và trợ giúp hỗ tương”.
“Tôi nhận biết rằng bình thường hóa các mối quan hệ với Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc đòi hỏi thời gian và giả thiết là có thiện chí từ cả hai phía. Về phần Tòa Thánh luôn luôn mở cửa cho những cuộc điều đình, vì như vậy sẽ vượt thắng được những khó khăn hiện còn tồn tại.”
ĐTC Benedictô nói lên quan điểm quan trọng về sự Hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương với Giáo hjội hoàn vũ. Ngqài nhắc đến 4 điểm quan trọng trong Kinh Tin Kính về Giáo hội: duy nhất, thánh thiện,công giáo và tông truyền. Đó là đặc tính của Giáo Hội của những môn đệ Đức Kitô.
Cũng trong điều căn bản này, tín điều của Giáo hội dậy và ĐTC viết rằng: “Giám mục là nguồn và là nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất tại một Giáo hội địa phương đặc thù nào đó... Giám Mục mỗi địa phương phải hiệp thông với các Gaím mục khác và tất cả đều hiệp thông hữu hình và cụ thể với Giáo hoàng”.
Trước những phân hóa và căng thẳng rong Giáo hội thì cần có “sự tha thứ và giải hòa”.
“Lịch sử Giáo hội dậy chúng ta rằng, sự hiệp thông chân chính không đạt được nếu không có những cố gắng vất vả để hòa giải”.
Sau đó ĐTC nhắc tới sự liên hệ giữa các cộng đồng Kitô giáo với nhà nước với chính quyền. Nhắc lại những nguyên tắc của Công Đồng Vatican II.
Cụ thể, ĐTC nói về Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Trung Hoa, về tổ chức Hội Đồng Giám Mục Trung hoa theo Giáo luật.
Các phương thức và tiến trình bổ nhiệm Giám mục như thế nào.
Phần II, Đức Benedictô đưa ra những hướng dẫn cụ thể về:
- Cử hành các Bí tích, việc điều hành giáo phận, giáo xứ.
- Các Miền Giáo Hội
- Các Cộng Đồng Công Giáo.
- Các linh mục, việc huấn luyện,truyền chức và lãnh vực tông đồ.
- Ơn gọi và Dòng Tu, đời sống thánh hiến, việc huấn luyện và lãnh vực hoạt động.
- Tín hữu giáo dân; vai trò, sứ mạng, tông đồ, đời sống gia đình.
- Giáo lý tân tòng cho người lớn.
- Ơn gọi truyền giáo