Vatican City, 02/07/2007 - Lá thư được mong đợi từ lâu của Đức Giáo hoàng Benedict gửi người Công giáo ở Trung Hoa đã được công bố hôm thứ 7.
Trong 28 trang thư với tựa đề "Lời mời khẩn thiết đến với Đức ái, Hợp nhất và Sự thật", Đức Thánh Cha mời gọi người Công giáo, thuộc Giáo hội Công giáo được chính phủ Trung Hoa phê chuẩn, hợp nhất với những tín hữu Công giáo trung thành với Roma, những người gần đây phải lén lút thực hành đức tin của họ. Ngài cũng thúc giục nhà cầm quyền ở Bắc Kinh khôi phục quan hệ ngoại giao và cho phép tự do tôn giáo.
Năm 1951, Trung Hoa ép buộc người Công giáo Roma cắt đứt các mối liên hệ với Vatican, chẳng bao lâu sau khi đảng Cộng sản vô thần chính thức nắm quyền. Các buổi lễ chỉ được cho phép tiến hành trong các nhà thờ mà chính quyền kiểm soát, những nơi công nhận Đức Giáo Hoàng như lãnh tụ tinh thần nhưng lại tự ý tấn phong các linh mục và giám mục riêng của họ.
Tuy nhiên, hàng triệu người Trung Hoa thuộc những cộng đoàn không chính thức vẫn giữ lòng trung thành của họ với Roma. Rất nhiều các giám mục, linh mục và anh chị em tín hữu "bí mật" đã bị tống giam hoặc bị bắt giữ vì đức tin của họ.
Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Benedict kiên định quyền của Ngài bổ nhiệm các giám mục, nhưng cũng nói rằng Ngài tin tưởng sẽ đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền Bắc Kinh về các bổ nhiệm này.
Vatican mong muốn có một thể thức tương tự như thể thức đã có với Việt Nam, một quốc gia cộng sản khác, nơi mà chính quyến sẽ lựa chọn lấy một trong số một số bổ nhiệm mà Vatican đề nghị.
Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Benedict đã hủy bỏ các giới hạn mà Vatican đã ban hành trước đó về việc liên hệ với các giáo sĩ của Giáo hội Trung Hoa công khai, và công nhận rằng một số anh chị em tín hữu Trung Hoa không có sự lựa chọn nào khác là tham dự các buổi lễ được chính quyền chính thức thừa nhận.
Trong phần Tuyên bố sau Lá thư, Tòa thánh Vatican phát biểu "Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, bằng lá thư của mình, mong muốn bày tỏ tình yêu và sự gần gũi của Ngài đối với cộng đoàn Công giáo Trung Hoa".
Từ văn bản của lá thư, có hai thái độ cơ bản rất minh bạch: một mặt, là tình cảm yêu mến sâu đậm và quý trọng chân thành đối với người Công giáo Trung Hoa, và, mặt khác, là lời yêu cầu tha thiết kêu gọi hướng tới những nguyên tắc bất diệt của truyền thống Công giáo và Công đồng Vatican II trong lãnh vực giáo hội. Vì thế, lá thư là một lời mời khẩn thiết đến với đức ái, hiệp nhất và sự thật.
"Lá thư hướng tới Giáo hội Công giáo Trung Hoa và đề cập đến các vấn đề tôn giáo nổi cộm, tương ứng với các vấn nạn cụ thể đôi lúc đã được các Giám mục và Linh mục Trung Hoa đệ trình lên Tòa Thánh. Vì thế, nó không phải là một tài liệu chính trị, cũng hoàn toàn không phải một bản cáo trạng nhà cầm quyền, cho dù nó không lờ đi những khó khăn đã được nhiều người biết đến mà Giáo hội Trung Hoa phải xử trí hàng ngày.
Đức Thánh Cha nhắc lại "dự định ban đầu" của Thiên Chúa đối với Giáo hội mà Người đã giao phó cho các Thánh Tông đồ và cho các Giám mục, những người kế tục các ngài. Trong ánh sáng đó, Đức Thánh Cha xem xét những vấn đề quan trọng của Giáo hội Trung Hoa đã xuất hiện trong vòng 50 năm qua. Từ "dự định" này, Đức Thánh Cha cũng xác lập các hướng dẫn để xử trí và giải quyết những vấn đề đó trong tinh thần hiệp thông và chân thật.
Trong lá thư, Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố rằng ngài luôn sẵn sàng và cởi mở cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với nhà cầm quyền dân sự để tìm giải pháp cho những vấn đề khác nhau có liên quan đến cộng đoàn Công giáo, và để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Tòa Thánh và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với niềm tin rằng những người Công giáo, bằng cách thực hành đức tin và sống chứng tá, cũng sẽ góp phần, như những công dân tốt, vào lợi ích của nhân dân Trung Hoa".
Trong 28 trang thư với tựa đề "Lời mời khẩn thiết đến với Đức ái, Hợp nhất và Sự thật", Đức Thánh Cha mời gọi người Công giáo, thuộc Giáo hội Công giáo được chính phủ Trung Hoa phê chuẩn, hợp nhất với những tín hữu Công giáo trung thành với Roma, những người gần đây phải lén lút thực hành đức tin của họ. Ngài cũng thúc giục nhà cầm quyền ở Bắc Kinh khôi phục quan hệ ngoại giao và cho phép tự do tôn giáo.
Năm 1951, Trung Hoa ép buộc người Công giáo Roma cắt đứt các mối liên hệ với Vatican, chẳng bao lâu sau khi đảng Cộng sản vô thần chính thức nắm quyền. Các buổi lễ chỉ được cho phép tiến hành trong các nhà thờ mà chính quyền kiểm soát, những nơi công nhận Đức Giáo Hoàng như lãnh tụ tinh thần nhưng lại tự ý tấn phong các linh mục và giám mục riêng của họ.
Tuy nhiên, hàng triệu người Trung Hoa thuộc những cộng đoàn không chính thức vẫn giữ lòng trung thành của họ với Roma. Rất nhiều các giám mục, linh mục và anh chị em tín hữu "bí mật" đã bị tống giam hoặc bị bắt giữ vì đức tin của họ.
Trong lá thư, Đức Giáo Hoàng Benedict kiên định quyền của Ngài bổ nhiệm các giám mục, nhưng cũng nói rằng Ngài tin tưởng sẽ đạt đến một thỏa thuận với nhà cầm quyền Bắc Kinh về các bổ nhiệm này.
Vatican mong muốn có một thể thức tương tự như thể thức đã có với Việt Nam, một quốc gia cộng sản khác, nơi mà chính quyến sẽ lựa chọn lấy một trong số một số bổ nhiệm mà Vatican đề nghị.
Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Benedict đã hủy bỏ các giới hạn mà Vatican đã ban hành trước đó về việc liên hệ với các giáo sĩ của Giáo hội Trung Hoa công khai, và công nhận rằng một số anh chị em tín hữu Trung Hoa không có sự lựa chọn nào khác là tham dự các buổi lễ được chính quyền chính thức thừa nhận.
Trong phần Tuyên bố sau Lá thư, Tòa thánh Vatican phát biểu "Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, bằng lá thư của mình, mong muốn bày tỏ tình yêu và sự gần gũi của Ngài đối với cộng đoàn Công giáo Trung Hoa".
Từ văn bản của lá thư, có hai thái độ cơ bản rất minh bạch: một mặt, là tình cảm yêu mến sâu đậm và quý trọng chân thành đối với người Công giáo Trung Hoa, và, mặt khác, là lời yêu cầu tha thiết kêu gọi hướng tới những nguyên tắc bất diệt của truyền thống Công giáo và Công đồng Vatican II trong lãnh vực giáo hội. Vì thế, lá thư là một lời mời khẩn thiết đến với đức ái, hiệp nhất và sự thật.
"Lá thư hướng tới Giáo hội Công giáo Trung Hoa và đề cập đến các vấn đề tôn giáo nổi cộm, tương ứng với các vấn nạn cụ thể đôi lúc đã được các Giám mục và Linh mục Trung Hoa đệ trình lên Tòa Thánh. Vì thế, nó không phải là một tài liệu chính trị, cũng hoàn toàn không phải một bản cáo trạng nhà cầm quyền, cho dù nó không lờ đi những khó khăn đã được nhiều người biết đến mà Giáo hội Trung Hoa phải xử trí hàng ngày.
Đức Thánh Cha nhắc lại "dự định ban đầu" của Thiên Chúa đối với Giáo hội mà Người đã giao phó cho các Thánh Tông đồ và cho các Giám mục, những người kế tục các ngài. Trong ánh sáng đó, Đức Thánh Cha xem xét những vấn đề quan trọng của Giáo hội Trung Hoa đã xuất hiện trong vòng 50 năm qua. Từ "dự định" này, Đức Thánh Cha cũng xác lập các hướng dẫn để xử trí và giải quyết những vấn đề đó trong tinh thần hiệp thông và chân thật.
Trong lá thư, Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố rằng ngài luôn sẵn sàng và cởi mở cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với nhà cầm quyền dân sự để tìm giải pháp cho những vấn đề khác nhau có liên quan đến cộng đoàn Công giáo, và để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Tòa Thánh và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với niềm tin rằng những người Công giáo, bằng cách thực hành đức tin và sống chứng tá, cũng sẽ góp phần, như những công dân tốt, vào lợi ích của nhân dân Trung Hoa".