ROMA (AsiaNews) – “Là một người Công giáo, tôi rất xúc động” khi đọc lá thư của Đức Thánh Cha. Đó là lời ông Tou Chouseng, đại sứ nước Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan) cạnh Tòa thánh. Nhà ngoại giao này mới chịu phép thanh tẩy để gia nhập đạo Công giáo năm rồi tại Roma, nói với AsiaNews về việc công bố lá thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi người Công giáo Trung quốc. Bình luận về các phản ứng chính thức đầu tiên nơi lục địa liên quan đến thông điệp của Đức Thánh Cha, ông nói đó chỉ là “đường lối thông thường” chứng tỏ sự khó khăn của Bắc Kinh trong việc bảo đảm tự do tôn giáo thật sự cho Giáo hội. Đại sứ Đài Loan kết luận bằng một lời khuyên: “Nếu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn xây dựng một “xã hội hài hòa” ông ta có thể thực hiện cùng với Giáo hội Công giáo, dựa trên kinh nghiệm hai ngàn năm phục vụ khối người nghèo đói, già nua và sinh viên học sinh.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn Đại sứ Tou Chouseng:
Xin cho biết cảm tưởng của ông về lá thư Đức Thánh Cha gửi người Công giáo Trung Hoa
Trước hết, xin cho tôi phát biểu cảm tưởng trong cương vị là người Công giáo. Tôi rất xúc động khi đọc lá thư của Đức Thánh Cha. Đó là một tuyệt tác phẩm trình bày rõ ràng và toàn diện tính chất thiêng liêng của Giáo hội.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn nước Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa, một quốc gia đông dân nhất thế giới, tôn trọng Giáo hội Công giáo. Ngài nói rằng Tòa thánh và tín hữu Công giáo tôn trọng sâu xa chính quyền, nhưng đồng thời yêu cầu chính phủ cũng phải tôn trọng cảm nghiệm tôn giáo của họ.
Đức Thánh Cha cũng tỏ ra rất gần gũi với các khổ đau cũa tín hữu, những người cuộc sống bị kiểm soát chặt chẽ hoặc bị bách hại. Ngài trình bày cho cả hai Giáo hội chính thức và thầm lặng con đường đi đến hoà hợp, và điều đó là một niềm hy vọng lớn lao cho Giáo hội và cho Trung quốc.
Tôi thực tâm xúc động vì lòng chân thành của Đức Thánh Cha. Ngài rất tế nhị đối với các tín hữu, với đau khổ và sứ mạng của họ, gần như muốn cố lau khô những dòng nước mắt của họ. Đồng thời ngài cũng hoàn toàn tôn trọng và yêu mến các giới chức chính quyền. Đó là một điều tuyệt vời.
Còn cảm tưởng của ông ra sao trong cương vị Đại sứ nước Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan)?
Vấn đề Đài Loan không đặt ra trong lá thư. Nhưng tất cả những sự việc tiêu cực ngài nêu ra thì lại có những tấm gương phản diện tích cực tại Đài Loan: tự do tôn giáo, phong chức giám mục, không có bách hại. Tất cả những khó khăn Đức Thánh Cha liệt kê ra và Giáo hội gặp phải tại lục địa thì không hề có tại Đài Loan. Là một người Đài Loan, tôi hy vọng Bắc Kinh đáp ứng tích cực lời kêu gọi cởi mở của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Người phát ngôn của bộ ngoại giao tại Bắc Kinh đã phản ứng lại lá thư của Đức Thánh Cha theo đường lối thông thường của họ, nhắm vào hai điều kiện tiên quyết của chính quyền lục địa (cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và không can thiệp vào nội bộ Trung quốc dưới chiêu bài tôn giáo). Nhưng tôi muốn nói với họ rằng không ai lại ngây thơ như vậy.
Nếu Tòa thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan thì Bắc Kinh sẽ đổi lại bằng gì?
Đúng là Trung quốc muốn quan hệ với Vatican chỉ để cô lập Đài Loan mà thôi. Điều rất nguy hiểm là một khi các quan hệ ngoại giao bị cắt mà Trung quốc sẽ chẳng thay đổi chủ trương của họ về tự do tôn giáo.
Như chúng ta được biết, cái trở ngại chính là chính quyền tại Bắc Kinh. Chúng ta không biết họ có thực sự muốn tôn trọng tự do tôn giáo hay chỉ muốn duy trì hiện trạng để nhà nước kiểm soát tất cả mọi sự. Nếu Bắc Kinh để cho các tín hữu Công giáo được hiệp thông với Đức Thánh Cha và nếu Giáo hội địa phương có thể tự do trở nên thành phần của Giáo hội Hoàn vũ, thì mọi vấn đề có thể được giải quyết xong.
Thực ra còn nhiều vấn đề khác nữa cần phải quyết tại Trung quốc. Nếu Bắc Kinh để cho Giáo hội được hoạt động trong an bình và tự do, người ta sẽ thấy các phục vụ mà Giáo hội dành cho người nghèo, người già nua, người bị bỏ rơi và các sinh viên học sinh thật tốt đẹp biết bao. Tôi thấy điều này nơi đất nươc tôi. Ở Đài Loan, mọi người đều đề cao các nỗ lực tham gia của Giáo hội nơi các trường học hoặc các viện tế bần. Nếu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thực tâm muốn xây dựng một “xã hội hài hoà”, ông ta có thể thực hiện điều đó cùng với Giáo hội Công giáo.
Phụng Nghi
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn Đại sứ Tou Chouseng:
Xin cho biết cảm tưởng của ông về lá thư Đức Thánh Cha gửi người Công giáo Trung Hoa
Trước hết, xin cho tôi phát biểu cảm tưởng trong cương vị là người Công giáo. Tôi rất xúc động khi đọc lá thư của Đức Thánh Cha. Đó là một tuyệt tác phẩm trình bày rõ ràng và toàn diện tính chất thiêng liêng của Giáo hội.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn nước Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa, một quốc gia đông dân nhất thế giới, tôn trọng Giáo hội Công giáo. Ngài nói rằng Tòa thánh và tín hữu Công giáo tôn trọng sâu xa chính quyền, nhưng đồng thời yêu cầu chính phủ cũng phải tôn trọng cảm nghiệm tôn giáo của họ.
Đức Thánh Cha cũng tỏ ra rất gần gũi với các khổ đau cũa tín hữu, những người cuộc sống bị kiểm soát chặt chẽ hoặc bị bách hại. Ngài trình bày cho cả hai Giáo hội chính thức và thầm lặng con đường đi đến hoà hợp, và điều đó là một niềm hy vọng lớn lao cho Giáo hội và cho Trung quốc.
Tôi thực tâm xúc động vì lòng chân thành của Đức Thánh Cha. Ngài rất tế nhị đối với các tín hữu, với đau khổ và sứ mạng của họ, gần như muốn cố lau khô những dòng nước mắt của họ. Đồng thời ngài cũng hoàn toàn tôn trọng và yêu mến các giới chức chính quyền. Đó là một điều tuyệt vời.
Còn cảm tưởng của ông ra sao trong cương vị Đại sứ nước Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan)?
Vấn đề Đài Loan không đặt ra trong lá thư. Nhưng tất cả những sự việc tiêu cực ngài nêu ra thì lại có những tấm gương phản diện tích cực tại Đài Loan: tự do tôn giáo, phong chức giám mục, không có bách hại. Tất cả những khó khăn Đức Thánh Cha liệt kê ra và Giáo hội gặp phải tại lục địa thì không hề có tại Đài Loan. Là một người Đài Loan, tôi hy vọng Bắc Kinh đáp ứng tích cực lời kêu gọi cởi mở của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Người phát ngôn của bộ ngoại giao tại Bắc Kinh đã phản ứng lại lá thư của Đức Thánh Cha theo đường lối thông thường của họ, nhắm vào hai điều kiện tiên quyết của chính quyền lục địa (cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và không can thiệp vào nội bộ Trung quốc dưới chiêu bài tôn giáo). Nhưng tôi muốn nói với họ rằng không ai lại ngây thơ như vậy.
Nếu Tòa thánh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan thì Bắc Kinh sẽ đổi lại bằng gì?
Đúng là Trung quốc muốn quan hệ với Vatican chỉ để cô lập Đài Loan mà thôi. Điều rất nguy hiểm là một khi các quan hệ ngoại giao bị cắt mà Trung quốc sẽ chẳng thay đổi chủ trương của họ về tự do tôn giáo.
Như chúng ta được biết, cái trở ngại chính là chính quyền tại Bắc Kinh. Chúng ta không biết họ có thực sự muốn tôn trọng tự do tôn giáo hay chỉ muốn duy trì hiện trạng để nhà nước kiểm soát tất cả mọi sự. Nếu Bắc Kinh để cho các tín hữu Công giáo được hiệp thông với Đức Thánh Cha và nếu Giáo hội địa phương có thể tự do trở nên thành phần của Giáo hội Hoàn vũ, thì mọi vấn đề có thể được giải quyết xong.
Thực ra còn nhiều vấn đề khác nữa cần phải quyết tại Trung quốc. Nếu Bắc Kinh để cho Giáo hội được hoạt động trong an bình và tự do, người ta sẽ thấy các phục vụ mà Giáo hội dành cho người nghèo, người già nua, người bị bỏ rơi và các sinh viên học sinh thật tốt đẹp biết bao. Tôi thấy điều này nơi đất nươc tôi. Ở Đài Loan, mọi người đều đề cao các nỗ lực tham gia của Giáo hội nơi các trường học hoặc các viện tế bần. Nếu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thực tâm muốn xây dựng một “xã hội hài hoà”, ông ta có thể thực hiện điều đó cùng với Giáo hội Công giáo.
Phụng Nghi