Vatican: Nhìn lại trong một năm qua 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã không hề tỏ ra dấu hiệu cho thấy những công việc quá sức chịu đựng, thế nhưng một năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã thực hiện một chặng đường dài những hoạt động và những thành quả mà khó tưởng tượng ra được.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã công bố 4 văn kiện chính, một cuốn sách, hơn 200 bài diễn từ và bài giảng, 2 chuyến tông du hải ngoại và những chuyến tông du tại Italy, tấn phong 23 tân hồng y, rất nhiều cuộc gặp gỡ với các vị quốc trưởng, mà 2 cuộc gặp gỡ đáng kể là Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush.
Vào đầu năm 2007, ngày 25/1, lần đầu tiên trong lịch sử, thủ tướng Việt Nam trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã đến triều yết và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp đón, cho thấy tín hiệu cải tiến liên hệ giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn 9 người trong đó có chủ tịch ủy ban Tôn Giáo Vụ đã đến triều yết Đức Thánh Cha vào ngày thứ Năm 25/1/2007.
Tòa Thánh Vatican cho biết cuộc gặp gỡ đã đánh dấu “một bước tiến mới và quan trọng đến những liên hệ bình thường hóa và song phương” đã được cải thiện trong những năm vừa qua cùng với “những chặng đường cho tự do tôn giáo được mở rộng hơn đối với Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gặp gỡ riếng với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tiến Dũng, giám đốc tôn giáo sự vụ Ngô Yến Thi trong vòng 25 phút, trước khi gặp gỡ toàn thể phái đoàn Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam đã gặp gỡ 30 phút với Đức Hồng Y Tarcision Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh Vatican.
Trong các cuộc gặp gỡ, Tòa Thánh Vatican và phái đoàn Việt Nam đã trao đổi và bàn thảo đến những vấn đề còn tồn tại trong sự liên hệ giữa Giáo Hội Việt Nam và nhà Nước, theo đó các vấn đề cần được “đối diện và giải quyết qua những đường dây đối thoại và phải được dẫn tới một sự hợp tác có lợi ích giữa giáo hội và nhà nước”.
Cho đến nay Tòa Thánh Vatican và Việt Nam vẫn chưa có những liên hệ ngoại giao chính thức tức là chưa có tòa đại sứ Việt Nam làm việc bên cạnh Tòa Thánh cũng như Tòa Khâm Sứ tại Việt Nam, thế nhưng hàng năm phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh cùng với sự tháp tùng của Đức Ông Nguyễn Văn Phương đã đến Việt Nam bàn đến các vấn đề tôn giáo, việc bổ nhiệm các tân giám mục, sự thâu nhận các tân đại chủng sinh và hoạt động của các cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam có chấp nhận cho thiết lập Tòa Khâm Sứ hay không, thế nhưng đến cuối năm 2007, một biến cố có một không hai là các linh mục tu sĩ, tín hữu Công Giáo tại Hà Nội nhất tề đến trước Tòa Khâm Sứ thắp nến, cầu nguyện và đòi chính quyền Việt Nam trả lại quyền sở hữu Tòa Khâm Sứ cho Giáo Hội Việt Nam.
Đối với chính sách nước ngoài, chính quyền Việt Nam “thả con tép thu con lăng quăng” nhưng không biết rằng con lăng quăng chỉ mấy ngày sau nó trở thành con muỗi trở lại hút máu nhân dân mình, như Thác Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa. Đối với chính nhân dân Việt Nam, chính quyền Việt Nam “thả con tép nhưng đòi bắt cá Diêu Hồng”. Điển hình như Dòng Tên Việt Nam, để mừng 50 năm Dòng Tên trở lại Việt Nam, nhà nước trả lại thư viện Đắc Lộ, nhưng nhìn sâu bên trong và nắm rõ vấn đề, Dòng Tên mất luôn trụ sở chính của Dòng là miếng đất rất rộng lớn và một sân đá banh tại Linh Trung, Linh Xuân Thôn Thủ Đức. Miếng đất Tam Hà, nay là tập viện của Dòng Tên bị lấy mất một nửa, kể cả nhà nguyện công lao xây dựng của Cha Lý, Thầy Tân và các tập sinh cũng bị đập phá đi, Dòng phải xây một nhà nguyện mới cho các Thầy.
Vào tháng 6/2007, Tổng Thống George W. Bush đã tiếp kiếp Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lần đầu tiên và đặt trong tâm buổi gặp gỡ bàn đến tình hình mong manh của người tín hữu Kitô tại Iraq và những tranh chấp tại Trung Đông. Dịp này Tòa Thánh dành cơ hội để bày tỏ niềm hy vọng đến những thương thảo đạt được cho “những tranh chấp và những khủng hoảng đang xâu xé trong vùng”. Dựa trên những vấn đề khác Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Bush đã xét đến những vấn đề luân lý và tôn giáo, bao gồm đến “sự bảo vệ và cổ võ đời sống, hôn nhân và gia đình”.
Vào tháng 4/2007, trước khi mừng sinh nhật lần thứ 80, Đức Giáo Hoàng đã cho phát hành cuốn sánh “Chúa Giêsu thành Nazareth”, theo đó Đức Kitô phải được hiểu là Con của Thiên Chúa trong sứ vụ thần linh của Người, không phải chỉ hiểu như là một thầy giảng luân lý hay một nhà cải cách xã hội. Chỉ nội trong 6 tháng, cuốn sách đã bán được hơn 2 triệu cuốn.
Vào tháng 6/2007, Đức Giáo Hoàng đã gởi một lá thơ 55 trang tới toàn tín hữu Công Giáo tại Hoa Lục, vạch ra những chỉ đạo mới, đòi hỏi sự hợp tác các tín hữu Công Giáo thuộc Giáo Hội hầm trú và tín hữu Công Giáo chính thức đăng ký với chính quyền.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ phê bình đến những giới hạn mà chính quyền Trung Hoa áp đặt trên những hoạt động của Giáo Hội, thế nhưng lá thư Giáo Hoàng cũng mời gọi chính quyền dân sự hãy cởi mở và nghiêm trọng đến cuộc đối thoại. Từ khi lá thư được phát hành mà tín hữu Công Giáo Hoa Lục chờ đợi từ bấy lâu, đã có những tín hiệu hy vọng phát sinh qua việc đồng ý nhiều đến những việc bổ nhiệm các Giám Mục. Tuy nhiên không phải tất cả các Giám Mục được bổ nhiệm là có sự thỏa thuận của Tòa Thánh Vatican.
Vào tháng 7, qua quá trình lâu dài tranh luận đến các Thánh Lễ cử hành theo nghi lễ La Tinh trước Công Đồng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã cho công bố một thông tư nới rộng cho phép cử hành Thánh Lễ La Tinh.
Trong thông tư Đức Giáo Hoàng nói rằng cử hành Thánh Lễ theo sách Lễ Qui Roma ấn bản năm 1962 nên có sẵn tại tất cả mọi giáo xứ nếu xét theo nhu cầu của Giáo Dân, thế nhưng Đức Thánh Cha vẫn nhấn mạnh đến Lễ Qui Roma ấn bản năm 1970 vẫn là ấn bản cử hành Thánh Lễ thông thường đối với người Công Giáo.
Đến tháng 11, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phát hành thông điệp thứ 2 mang tên “Spe Salvi” (về niềm hy vọng Kitô Giáo), theo đó Đức Giáo Hoàng cảnh giác rằng nếu không có niềm tin vào Thiên Chúa thì nhân loại sẽ rơi vào lòng thương xót của những hệ tư tưởng mà nó có thể dẫn đến “những hình thức hết sức dã man và xúc phạm đến công lý”.
Một thông tư ngắn ngủi và mọi người không ngờ mà Đức Giáo Hoàng đã công bố vào hồi tháng 6 là trong Cơ Mật Viện khi bầu Giáo Hoàng, luôn đòi hỏi phải được 2/3 số phiếu và chỉ cho phép lấy đa số phiếu trong trường hợp gặp bế tắc không có lối thoát.
Trong năm qua Đức Thánh Cha cũng chuẩn y đến những văn kiện của các Bộ hay Hội Đồng trong Giáo Triều Roma. Chuẩn y văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế bàn đến các trẻ em khi qua đời chưa được rửa tội mà theo truyền thống vẫn cho rằng các em phải nằm ở lâm bô chưa được lên thiên đàng, và theo văn kiện đã đưa ra những lý do hy vọng rằng các em dù chưa rửa tội những vần được vào thiên đàng.
Vào tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã thực hiện chuyến tông du tới Brazil, đây là chuyến tông du đầu tiên tới Châu Mỹ La Tinh và là chuyến hành trình dài nhất trong triều Giáo Hoàng. Khai mạc Tổng Hội Nghị lần thứ 5 các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbea, Đức Thánh Cha cảnh giác đến sự xâm nhập của chủ nghĩa thế tục, những đe dọa chống lại gia đình và sự sói mòn đến giá trị truyền thống của Châu Mỹ La Tinh.
Tông du tại Âu Châu vào tháng chín, viếng thăm Áo Quốc, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện tại đền Đức Mẹ với hàng ngàn tín hữu Công Giáo. Tại Italia, Đức Giáo Hoàng đến đến Pavia, và cầu nguyện trước mộ thánh Augustinô, rồi đến Assisi bước theo những bước chân của thánh Phanxicô Khó Nghèo, và tới Naples khai mạc hội nghị liên tôn.
Trong khuôn thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Biển Đức tiếp tục thay thế những giáo sĩ trong Giáo Triều, thế nhưng sự biến đổi quan trọng nhất vẫn là mở Công Nghị Hồng Y và công bố 23 vị vào Hồng Y Đoàn. Lẽ ra sẽ được 24 vị nhưng một vị đã qua đời vào đêm trước khi Đức Giáo Hoàng công bố danh sách.
Đặc biệt trong năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đẩy mạnh sự cộng tác liên hệ với thế giới Hồi Giáo, bổ nhiệm Đức Hồng Jean-Loui Tauran là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Liên Tôn.
Trong tháng 10, 138 người lão thành và chuyên môn Hồi Giáo đã đồng ký tên trong một văn thử gởi lên Đức Giáo Hoàng kêu gọi đến những nỗ lực đối thoại mới dựa trên niềm tin vào một Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại và sự bắt buộc nơi con người phải yêu thương lẫn nhau. Hồi âm lại, Đức Giáo Hoàng đã mời một nhóm gồm các học giả trí thức Hồi Giáo sẽ đến gặp gỡ với Ngài vào năm tới 2008.
Kể từ khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chủ lễ phong Chân Phước, nhưng không vì thế mà Bộ Phong Thánh được rảnh rang, trong năm 2007 Bộ Phong Thánh đã cử hành 17 Thánh Lễ tôn phong Chân Phước. Đức Giáo Hoàng đã chủ tế nâng lên bậc hiển thánh 5 vị, đáng ghi nhớ là một tu sĩ dòng Phan Sinh Anton de Sant'Anna Galvão, vị thánh đầu tiên sinh trưởng tại Brazil.
Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong những buổi tiếp kiếp chung hàng tuần, mà giới truyền thông ít để ý tới, đó là Đức Giáo Hoàng trình bày những chứng nhân Kitô và các thần học gia trong lịch sử giáo hội Công Giáo thời sơ khai.
Trong suốt năm qua, Đức Giáo Hoàng và các giáo sĩ trong Giáo Triều Vatican đã nhiều lần nói đến trách nhiệm tôn trọng thiên nhiên và chia sẻ các tài nguyên, và thế giới đang lo ngại đến môi trường bị hâm nóng. Chính tại Áo, Đức Giáo Hoàng cũng đã đề nghị rằng Chúa Nhật không chỉ coi như là một ngày nghỉ ngơi nhưng hãy coi như là “ngày lễ tạo dựng hàng tuần của giáo hội”. Tòa Thánh Vatican cũng đã cộng tác trong những dự án trồng trọt rừng ở Hungary nhằm bù đắp lại sự sa thải khí carbon và thành Vatican cũng đã tuyên bố để đặt hệ thống điện chạy bằng năng lượng mặt trời tại các thính đường ở Vatican.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã công bố 4 văn kiện chính, một cuốn sách, hơn 200 bài diễn từ và bài giảng, 2 chuyến tông du hải ngoại và những chuyến tông du tại Italy, tấn phong 23 tân hồng y, rất nhiều cuộc gặp gỡ với các vị quốc trưởng, mà 2 cuộc gặp gỡ đáng kể là Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush.
Vào đầu năm 2007, ngày 25/1, lần đầu tiên trong lịch sử, thủ tướng Việt Nam trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã đến triều yết và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tiếp đón, cho thấy tín hiệu cải tiến liên hệ giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn 9 người trong đó có chủ tịch ủy ban Tôn Giáo Vụ đã đến triều yết Đức Thánh Cha vào ngày thứ Năm 25/1/2007.
Tòa Thánh Vatican cho biết cuộc gặp gỡ đã đánh dấu “một bước tiến mới và quan trọng đến những liên hệ bình thường hóa và song phương” đã được cải thiện trong những năm vừa qua cùng với “những chặng đường cho tự do tôn giáo được mở rộng hơn đối với Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã gặp gỡ riếng với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tiến Dũng, giám đốc tôn giáo sự vụ Ngô Yến Thi trong vòng 25 phút, trước khi gặp gỡ toàn thể phái đoàn Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam đã gặp gỡ 30 phút với Đức Hồng Y Tarcision Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh Vatican.
Trong các cuộc gặp gỡ, Tòa Thánh Vatican và phái đoàn Việt Nam đã trao đổi và bàn thảo đến những vấn đề còn tồn tại trong sự liên hệ giữa Giáo Hội Việt Nam và nhà Nước, theo đó các vấn đề cần được “đối diện và giải quyết qua những đường dây đối thoại và phải được dẫn tới một sự hợp tác có lợi ích giữa giáo hội và nhà nước”.
Cho đến nay Tòa Thánh Vatican và Việt Nam vẫn chưa có những liên hệ ngoại giao chính thức tức là chưa có tòa đại sứ Việt Nam làm việc bên cạnh Tòa Thánh cũng như Tòa Khâm Sứ tại Việt Nam, thế nhưng hàng năm phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh cùng với sự tháp tùng của Đức Ông Nguyễn Văn Phương đã đến Việt Nam bàn đến các vấn đề tôn giáo, việc bổ nhiệm các tân giám mục, sự thâu nhận các tân đại chủng sinh và hoạt động của các cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam có chấp nhận cho thiết lập Tòa Khâm Sứ hay không, thế nhưng đến cuối năm 2007, một biến cố có một không hai là các linh mục tu sĩ, tín hữu Công Giáo tại Hà Nội nhất tề đến trước Tòa Khâm Sứ thắp nến, cầu nguyện và đòi chính quyền Việt Nam trả lại quyền sở hữu Tòa Khâm Sứ cho Giáo Hội Việt Nam.
Đối với chính sách nước ngoài, chính quyền Việt Nam “thả con tép thu con lăng quăng” nhưng không biết rằng con lăng quăng chỉ mấy ngày sau nó trở thành con muỗi trở lại hút máu nhân dân mình, như Thác Bản Giốc, Trường Sa, Hoàng Sa. Đối với chính nhân dân Việt Nam, chính quyền Việt Nam “thả con tép nhưng đòi bắt cá Diêu Hồng”. Điển hình như Dòng Tên Việt Nam, để mừng 50 năm Dòng Tên trở lại Việt Nam, nhà nước trả lại thư viện Đắc Lộ, nhưng nhìn sâu bên trong và nắm rõ vấn đề, Dòng Tên mất luôn trụ sở chính của Dòng là miếng đất rất rộng lớn và một sân đá banh tại Linh Trung, Linh Xuân Thôn Thủ Đức. Miếng đất Tam Hà, nay là tập viện của Dòng Tên bị lấy mất một nửa, kể cả nhà nguyện công lao xây dựng của Cha Lý, Thầy Tân và các tập sinh cũng bị đập phá đi, Dòng phải xây một nhà nguyện mới cho các Thầy.
Vào tháng 6/2007, Tổng Thống George W. Bush đã tiếp kiếp Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI lần đầu tiên và đặt trong tâm buổi gặp gỡ bàn đến tình hình mong manh của người tín hữu Kitô tại Iraq và những tranh chấp tại Trung Đông. Dịp này Tòa Thánh dành cơ hội để bày tỏ niềm hy vọng đến những thương thảo đạt được cho “những tranh chấp và những khủng hoảng đang xâu xé trong vùng”. Dựa trên những vấn đề khác Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Bush đã xét đến những vấn đề luân lý và tôn giáo, bao gồm đến “sự bảo vệ và cổ võ đời sống, hôn nhân và gia đình”.
Vào tháng 4/2007, trước khi mừng sinh nhật lần thứ 80, Đức Giáo Hoàng đã cho phát hành cuốn sánh “Chúa Giêsu thành Nazareth”, theo đó Đức Kitô phải được hiểu là Con của Thiên Chúa trong sứ vụ thần linh của Người, không phải chỉ hiểu như là một thầy giảng luân lý hay một nhà cải cách xã hội. Chỉ nội trong 6 tháng, cuốn sách đã bán được hơn 2 triệu cuốn.
Vào tháng 6/2007, Đức Giáo Hoàng đã gởi một lá thơ 55 trang tới toàn tín hữu Công Giáo tại Hoa Lục, vạch ra những chỉ đạo mới, đòi hỏi sự hợp tác các tín hữu Công Giáo thuộc Giáo Hội hầm trú và tín hữu Công Giáo chính thức đăng ký với chính quyền.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ phê bình đến những giới hạn mà chính quyền Trung Hoa áp đặt trên những hoạt động của Giáo Hội, thế nhưng lá thư Giáo Hoàng cũng mời gọi chính quyền dân sự hãy cởi mở và nghiêm trọng đến cuộc đối thoại. Từ khi lá thư được phát hành mà tín hữu Công Giáo Hoa Lục chờ đợi từ bấy lâu, đã có những tín hiệu hy vọng phát sinh qua việc đồng ý nhiều đến những việc bổ nhiệm các Giám Mục. Tuy nhiên không phải tất cả các Giám Mục được bổ nhiệm là có sự thỏa thuận của Tòa Thánh Vatican.
Vào tháng 7, qua quá trình lâu dài tranh luận đến các Thánh Lễ cử hành theo nghi lễ La Tinh trước Công Đồng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã cho công bố một thông tư nới rộng cho phép cử hành Thánh Lễ La Tinh.
Trong thông tư Đức Giáo Hoàng nói rằng cử hành Thánh Lễ theo sách Lễ Qui Roma ấn bản năm 1962 nên có sẵn tại tất cả mọi giáo xứ nếu xét theo nhu cầu của Giáo Dân, thế nhưng Đức Thánh Cha vẫn nhấn mạnh đến Lễ Qui Roma ấn bản năm 1970 vẫn là ấn bản cử hành Thánh Lễ thông thường đối với người Công Giáo.
Đến tháng 11, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phát hành thông điệp thứ 2 mang tên “Spe Salvi” (về niềm hy vọng Kitô Giáo), theo đó Đức Giáo Hoàng cảnh giác rằng nếu không có niềm tin vào Thiên Chúa thì nhân loại sẽ rơi vào lòng thương xót của những hệ tư tưởng mà nó có thể dẫn đến “những hình thức hết sức dã man và xúc phạm đến công lý”.
Một thông tư ngắn ngủi và mọi người không ngờ mà Đức Giáo Hoàng đã công bố vào hồi tháng 6 là trong Cơ Mật Viện khi bầu Giáo Hoàng, luôn đòi hỏi phải được 2/3 số phiếu và chỉ cho phép lấy đa số phiếu trong trường hợp gặp bế tắc không có lối thoát.
Trong năm qua Đức Thánh Cha cũng chuẩn y đến những văn kiện của các Bộ hay Hội Đồng trong Giáo Triều Roma. Chuẩn y văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế bàn đến các trẻ em khi qua đời chưa được rửa tội mà theo truyền thống vẫn cho rằng các em phải nằm ở lâm bô chưa được lên thiên đàng, và theo văn kiện đã đưa ra những lý do hy vọng rằng các em dù chưa rửa tội những vần được vào thiên đàng.
Vào tháng 5, Đức Giáo Hoàng đã thực hiện chuyến tông du tới Brazil, đây là chuyến tông du đầu tiên tới Châu Mỹ La Tinh và là chuyến hành trình dài nhất trong triều Giáo Hoàng. Khai mạc Tổng Hội Nghị lần thứ 5 các Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbea, Đức Thánh Cha cảnh giác đến sự xâm nhập của chủ nghĩa thế tục, những đe dọa chống lại gia đình và sự sói mòn đến giá trị truyền thống của Châu Mỹ La Tinh.
Tông du tại Âu Châu vào tháng chín, viếng thăm Áo Quốc, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện tại đền Đức Mẹ với hàng ngàn tín hữu Công Giáo. Tại Italia, Đức Giáo Hoàng đến đến Pavia, và cầu nguyện trước mộ thánh Augustinô, rồi đến Assisi bước theo những bước chân của thánh Phanxicô Khó Nghèo, và tới Naples khai mạc hội nghị liên tôn.
Trong khuôn thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Biển Đức tiếp tục thay thế những giáo sĩ trong Giáo Triều, thế nhưng sự biến đổi quan trọng nhất vẫn là mở Công Nghị Hồng Y và công bố 23 vị vào Hồng Y Đoàn. Lẽ ra sẽ được 24 vị nhưng một vị đã qua đời vào đêm trước khi Đức Giáo Hoàng công bố danh sách.
Đặc biệt trong năm 2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đẩy mạnh sự cộng tác liên hệ với thế giới Hồi Giáo, bổ nhiệm Đức Hồng Jean-Loui Tauran là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Liên Tôn.
Trong tháng 10, 138 người lão thành và chuyên môn Hồi Giáo đã đồng ký tên trong một văn thử gởi lên Đức Giáo Hoàng kêu gọi đến những nỗ lực đối thoại mới dựa trên niềm tin vào một Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại và sự bắt buộc nơi con người phải yêu thương lẫn nhau. Hồi âm lại, Đức Giáo Hoàng đã mời một nhóm gồm các học giả trí thức Hồi Giáo sẽ đến gặp gỡ với Ngài vào năm tới 2008.
Kể từ khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không chủ lễ phong Chân Phước, nhưng không vì thế mà Bộ Phong Thánh được rảnh rang, trong năm 2007 Bộ Phong Thánh đã cử hành 17 Thánh Lễ tôn phong Chân Phước. Đức Giáo Hoàng đã chủ tế nâng lên bậc hiển thánh 5 vị, đáng ghi nhớ là một tu sĩ dòng Phan Sinh Anton de Sant'Anna Galvão, vị thánh đầu tiên sinh trưởng tại Brazil.
Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong những buổi tiếp kiếp chung hàng tuần, mà giới truyền thông ít để ý tới, đó là Đức Giáo Hoàng trình bày những chứng nhân Kitô và các thần học gia trong lịch sử giáo hội Công Giáo thời sơ khai.
Trong suốt năm qua, Đức Giáo Hoàng và các giáo sĩ trong Giáo Triều Vatican đã nhiều lần nói đến trách nhiệm tôn trọng thiên nhiên và chia sẻ các tài nguyên, và thế giới đang lo ngại đến môi trường bị hâm nóng. Chính tại Áo, Đức Giáo Hoàng cũng đã đề nghị rằng Chúa Nhật không chỉ coi như là một ngày nghỉ ngơi nhưng hãy coi như là “ngày lễ tạo dựng hàng tuần của giáo hội”. Tòa Thánh Vatican cũng đã cộng tác trong những dự án trồng trọt rừng ở Hungary nhằm bù đắp lại sự sa thải khí carbon và thành Vatican cũng đã tuyên bố để đặt hệ thống điện chạy bằng năng lượng mặt trời tại các thính đường ở Vatican.