Roma Cụ Fra Andrew Willoughby Ninian Bertie, thuộc dòng dõi hoàng gia quý tộc Stuart tại Anh, là vị thủ lãnh thứ 78 của Đoàn Hiệp Sĩ Matla, là Tu Hội Công Giáo Roma cổ kính đã được Chúa gọi về nhà Cha vào ngày Thứ Năm 7/2 tại Roma, hưởng thọ 78 tuổi. Cụ cũng là người Anh đầu tiên giữ chức vụ thủ lãnh của Đoàn.
Khi Cụ Fra Andrew Bertie qua đời, Đoàn Hiệp Sĩ Malta đã bầu ông Fra Giacomo della Torre, làm vị thủ lãnh lâm thời cho đến khi bầu lại tân thủ lãnh mới. Những vị thủ lãnh có chữ Fra đằng trước tên là tước hiệu.
Vị thủ lãnh được bầu lên sẽ giữ nhiệm vụ suốt đời và có tước hiệu là thái tử và có vai trò chức vụ tương đương với một vị hồng y. Vị thủ lãnh và thuộc dòng quý tộc trong gia phả 2 hệ cha và mẹ kéo dài trong 200 năm và phải khấn 3 lời khấn vâng lời, trong sạch và khó nghèo. Thế nhưng dù có 3 lời khấn nhưng vị thủ lãnh không phải là Linh Mục và sự tuyển chọn vị thủ lãnh phải được Đức Giáo Hoàng chuẩn y.
Thân sinh của cụ Bertie là James là người buôn bán cổ phần tại London. Thân mẫu là Phu Nhân Jean Crichton-Stuart, thuộc dòng dõi Hoàng Gia Stuart, cai trị nước Scotland từ năm 1371-1603 và cai trị Anh Quốc và Scotland từ năm 1603-1714 nghĩa là dòng tộc đã cai trị trong suốt 11 năm không gián đoạn vào thế kỷ thứ 17.
Cậu Bertie sinh trưởng tại London vào ngày 15/5 1929, theo học trường Ampleforth, Christ Church Oxford và theo học Đại Học tại Luân Đôn, khoa nghiên cứu Đông Phương và Phi Châu. Phục vụ trong lực lượng bảo vệ Scotland, đi dạy võ nhu đạo, làm ký giả thương mại tại thành phố Luân Đôn, trước khi đi theo học Đại Học Worth tại Sussex về ngôn ngữ Tân Thời gồm có tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tham gia đoàn Hiệp Sĩ vào năm 1956 và tuyên hứa 3 lời khấn vào năm 1981, phục vụ trong Ủy Ban Tối Cao (điều hành Đoàn Hiệp Sĩ trong 7 năm trước khi được bầu lên làm thủ lãnh Đoàn Hiệp Sĩ vào ngày 8/4/1988.
Cụ Andres Bertie nói được 5 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ. Cụ đã được uy tín và nhiều người biết đến vì xả thân trong các chương trình nhân đạo, gia tăng các thành viên trong Đoàn và có mặt tại 120 quốc gia, mở rộng hoạt động ngoại giao đến 100 quốc gia, trong đó đã gia tăng 49 quốc gia dưới quyền thủ lãnh của cụ. Riêng tại Á Châu và Thái Bình Dương có được 15 quốc gia bao gồm đến Thái Lan, Singapore, Cam Bốt và Australia nhưng không có Việt Nam.
Đoàn Hiệp Sĩ Maltta có 12,500 thành viên và hoạt động tại 120 quốc gia, phục vụ trong các dịch vụ y tế, xã hội và nhất là tại những nơi xảy ra chiến tranh hay những nơi bần cùng hóa.
Cụ đã được phong làm công dân đanh dự tại nhiều nơi bao gồm: Rapallo (1992), Veroli (1993), Lộ Đức (1999), Magione (2002), Birgu (2003) và Santa Severina (2003). Tại Bolvia vào năm 2002 cụ được tôn là công dân danh dự Huesped Ilustre (tại La Paz, El Alto và Santa Cruz).
Được trao Huân Chương Hòa Bình 2005 và giải thưởng Matteo Ricci vào năm 2006.
Được trao bằng tiến sĩ danh dự: Y Khoa và Giải Phẫu từ Đại Học Bologna (1992) Luật Khoa từ Đại Học Malta (1993), Nhân Đạo từ Đại Học Santo Domigo (1995) và từ Đại Học Công Giáo Bolivana San Pablo tại Bolivia (2002), Luật Khoa từ Đại Học St John ở Minnesota Hoa Kỳ (2003).
Cụ cũng được trao nhiều phẩm hàm từ Tòa Thánh, Italia và từ trên 50 quốc gia trên thế giới.
Linh cửu của cụ Bertie hiện đang được quàn tại thánh đường ở Roma trên đồi Aventine. Trong những ngày sắp tới các hiệp sĩ của Đoàn Malta đang và sẽ đổ về thăm viếng linh cữu cùng tham dự lễ an táng. Ngày giờ và chi tiết lễ an táng chưa được công bố chính thức.
Tóm tắt lịch sử Đoàn Hiệp Sĩ Malta
1048 Jerusalem: khởi sự từ năm 1048 từ các nhà buôn từ quốc gia cổ Amlfi được chính quyền tại Ai Cập cho phép xây thánh đường, tu viện và bệnh viện tại Jerusalem, với mục đích chăm lo cho khách hành hương đến từ mọi chủng tộc không phân biệt tôn giáo. Tu hội Thánh Gioan tại Giêrusalem trở thành một cộng đoàn đan tu điều hành và mở các bệnh viện cho khách hành hương tại Thánh Địa, trở thành độc lập và dưới sự điều khiển của vị sáng lập là Chân Phước Gérard. Đức Đức Giáo Hoàng Pascal II chuẩn y trong Sắc Lệnh vào ngày 15/11/1113. Lúc đó tất cả các thành viên là tu sĩ với ba lời khấn: vâng lời, trong sạch và khó nghèo. Về sau vì để bảo vệ cho khách hành hương, tu hội đã biến thành lực lượng bảo vệ và những cuộc nổi dậy trong Thập Tự Chinh, từ đó biến thành Đoàn Hiệp Sĩ.
Tu hội đã đeo một biểu tường là cây Thánh Giá 8 cạnh tượng trưng cho Bát Phúc (tám mối phúc thật) và huy hiệu ấy vẫn còn xử dụng cho đến ngày nay.
1310- Rhodes: Khi lực lượng trấn thủ Thánh Địa cuối cùng bị đánh bại vào năm 1291, Đoàn Hiệp Sĩ đã rút về Cyprus vào năm 1310 do vị Thủ Lãnh Fra Fouques de Villare tại hòn đảo Rhodes.
Để bảo vệ các tín hữu Kitô, đòi hỏi phải có lực lượng hải quân, để đối phó với tàu chiến nước ngoài, Đoàn Hiệp Sĩ đã xây một thành kiên cố tại miền Đông Địa Trung Hải và đã đánh nhiều trận ác liệt nổi danh nhất là trong thời kỳ bắt bớ và tử đạo, thí dụ như cuộc chiến Thập Tự Chinh tại Syria và tại Ai Cập. Được coi như là lực lượng bảo vệ độc lập không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào theo sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng
Vào đầu thế kỷ thứ 14 tất cả các hiệp sĩ không phân biệt chủng tộc và ngôn ngữ đã tụ về Rhodes từ khắp bốn miền tại Châu Âu, và lập thành nhóm theo ngôn ngữ của họ. Lúc đó có 7 nhóm theo ngôn ngữ: Provence, Aubengne, France, Ialy, Aragon, Anh Quốc (Scotland và Ireland), Đức. Đến năm 1942 có thêm một nhóm nữa gồm những người nói tiếng Aragon đã chia làm 2 ngôn ngữ là Castille và Bồ Đào Nha. Mỗi nhóm đều có vị thủ lãnh riêng nhưng tất cả đều dưới quyền thủ lãnh của Đại Hiệp Sĩ với tước hiệu là Thái Tử thành Rhodes.
1530- Malta: Sau 6 tháng trong cuộc chiến ác liệt với lực lượng Sultan, Đoàn Hiệp Sĩ đã thất thủ đầu hàng vào năm 1523 và đã rời đảo Rhodes. Đoàn Hiệp Sĩ với số hiệp sĩ còn lại đã tản mạn không còn đất dụng võ mãi cho tới năm 1530 khi Đại Hiệp Sĩ Fra Philippe de Villiers de I'lsle Adam chiếm được Malta, được sự hỗ trợ của Hoàng Đế Charles V và sự chuẩn y của Đức Giáo Hoàng Clemente VII.
Trong trận chiến khốc liệt chưa từng có, Đoàn Hiệp Sĩ đã đánh bại lực lượng thủy quân Ottoman trong trận chiến tại Lepano vào năm 1571.
1798- Sống lưu vong: sau 200 năm vào năm 1798, Napoleon Bonaparte chiếm được hòn đảo trong chiến lược tiến về Ai Cập. Vì luật của Đoàn Hiệp Sĩ là không được dùng vũ khí để sát hát những người Kitô Giáo, nên Đoàn Hiệp Sĩ phải buộc rời Malta, mặc dầu Đoàn Hiệp Sĩ có chủ quyền xử dụng và ở lại Malta theo Hiệp Ước Amiens, nhưng Đoàn Hiệp Sĩ đã không thể trở về lại Malta.
1834: - Roma: sau khi tạm thời rút về tại Messina, Catania và Ferra. Năm 1834 Đoàn Hiệp Sĩ đã rút và đóng vĩnh viễn tại Roma trên đồi Aventine.
Thế kỷ 20 và 21: phục vụ chính của Đoàn Hiệp Sĩ vẫn là phục vụ trong ngành y tế, đã khiến cho hoạt động của Đoàn trở thành cần thiết và mạnh mẽ hơn, đặc biệt đến những hoạt đồng trợ giúp qua nhiều thế kỷ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đoàn đã hoạt động mạnh mẽ hơn trong Thế Chiến Thứ I và dưới quyền thủ lãnh của Fra Ludovico Chigi Alban delă Rovere và dưới thời của Fra Angelo de Mojana di Cologna (1962-1988)
Đoàn Hiệp Sĩ Malta hiện nay là Tu Hội theo Giáo Luật có 3 cấp với những lời khấn suốt đời:
Cấp 1: gồm các Hiệp Si Công Lý là các tu sĩ với 3 lời khấn: Vâng Lời, Trong Sạch và Khó Nghèo. Các tu sĩ này không buộc phải sống trong Cộng Đoàn của Đoàn.
Cấp 2:: gồm những người nam nữ khấn hứa vâng lời và cam kết sống theo nguyên tắc của người Kitô Hữu và sống theo những nguyên tắc được linh hứng bởi Đoàn. Cấp này chia làm 3 hạng:
- Hiệp Sĩ Danh Dự tận hiến sống vâng lời
- Hiệp Sĩ Ân Sủng tận hiến sống vâng lời
- Hiệp Sĩ Ấn Giáo Huấn tận hiến sống vâng lời
Cấp 3: gồm những giáo dân không buộc phải khấn những lời khấn tu trì hay tuân giữ những lời hứa, nhưng buộc phải sống theo nguyên tắc giảng dạy của Giáo Hội và của Đoàn, một lần nữa cấp này lại chia làm 6 loại:
- Hiệp Sĩ Danh Dự và Tận Hiến
- Các Tuyên Úy
- Hiệp Sĩ Ân Sủng và Tận Hiến
- Tuyên Uý Giảng Dạy
- Hiệp Sĩ Ân Giáo Huấn
- Những người nam nữ sống Tận Hiến.
Khi Cụ Fra Andrew Bertie qua đời, Đoàn Hiệp Sĩ Malta đã bầu ông Fra Giacomo della Torre, làm vị thủ lãnh lâm thời cho đến khi bầu lại tân thủ lãnh mới. Những vị thủ lãnh có chữ Fra đằng trước tên là tước hiệu.
Vị thủ lãnh được bầu lên sẽ giữ nhiệm vụ suốt đời và có tước hiệu là thái tử và có vai trò chức vụ tương đương với một vị hồng y. Vị thủ lãnh và thuộc dòng quý tộc trong gia phả 2 hệ cha và mẹ kéo dài trong 200 năm và phải khấn 3 lời khấn vâng lời, trong sạch và khó nghèo. Thế nhưng dù có 3 lời khấn nhưng vị thủ lãnh không phải là Linh Mục và sự tuyển chọn vị thủ lãnh phải được Đức Giáo Hoàng chuẩn y.
Thân sinh của cụ Bertie là James là người buôn bán cổ phần tại London. Thân mẫu là Phu Nhân Jean Crichton-Stuart, thuộc dòng dõi Hoàng Gia Stuart, cai trị nước Scotland từ năm 1371-1603 và cai trị Anh Quốc và Scotland từ năm 1603-1714 nghĩa là dòng tộc đã cai trị trong suốt 11 năm không gián đoạn vào thế kỷ thứ 17.
Cậu Bertie sinh trưởng tại London vào ngày 15/5 1929, theo học trường Ampleforth, Christ Church Oxford và theo học Đại Học tại Luân Đôn, khoa nghiên cứu Đông Phương và Phi Châu. Phục vụ trong lực lượng bảo vệ Scotland, đi dạy võ nhu đạo, làm ký giả thương mại tại thành phố Luân Đôn, trước khi đi theo học Đại Học Worth tại Sussex về ngôn ngữ Tân Thời gồm có tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tham gia đoàn Hiệp Sĩ vào năm 1956 và tuyên hứa 3 lời khấn vào năm 1981, phục vụ trong Ủy Ban Tối Cao (điều hành Đoàn Hiệp Sĩ trong 7 năm trước khi được bầu lên làm thủ lãnh Đoàn Hiệp Sĩ vào ngày 8/4/1988.
Cụ Andres Bertie nói được 5 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ. Cụ đã được uy tín và nhiều người biết đến vì xả thân trong các chương trình nhân đạo, gia tăng các thành viên trong Đoàn và có mặt tại 120 quốc gia, mở rộng hoạt động ngoại giao đến 100 quốc gia, trong đó đã gia tăng 49 quốc gia dưới quyền thủ lãnh của cụ. Riêng tại Á Châu và Thái Bình Dương có được 15 quốc gia bao gồm đến Thái Lan, Singapore, Cam Bốt và Australia nhưng không có Việt Nam.
Đoàn Hiệp Sĩ Maltta có 12,500 thành viên và hoạt động tại 120 quốc gia, phục vụ trong các dịch vụ y tế, xã hội và nhất là tại những nơi xảy ra chiến tranh hay những nơi bần cùng hóa.
Cụ đã được phong làm công dân đanh dự tại nhiều nơi bao gồm: Rapallo (1992), Veroli (1993), Lộ Đức (1999), Magione (2002), Birgu (2003) và Santa Severina (2003). Tại Bolvia vào năm 2002 cụ được tôn là công dân danh dự Huesped Ilustre (tại La Paz, El Alto và Santa Cruz).
Được trao Huân Chương Hòa Bình 2005 và giải thưởng Matteo Ricci vào năm 2006.
Được trao bằng tiến sĩ danh dự: Y Khoa và Giải Phẫu từ Đại Học Bologna (1992) Luật Khoa từ Đại Học Malta (1993), Nhân Đạo từ Đại Học Santo Domigo (1995) và từ Đại Học Công Giáo Bolivana San Pablo tại Bolivia (2002), Luật Khoa từ Đại Học St John ở Minnesota Hoa Kỳ (2003).
Cụ cũng được trao nhiều phẩm hàm từ Tòa Thánh, Italia và từ trên 50 quốc gia trên thế giới.
Linh cửu của cụ Bertie hiện đang được quàn tại thánh đường ở Roma trên đồi Aventine. Trong những ngày sắp tới các hiệp sĩ của Đoàn Malta đang và sẽ đổ về thăm viếng linh cữu cùng tham dự lễ an táng. Ngày giờ và chi tiết lễ an táng chưa được công bố chính thức.
Tóm tắt lịch sử Đoàn Hiệp Sĩ Malta
1048 Jerusalem: khởi sự từ năm 1048 từ các nhà buôn từ quốc gia cổ Amlfi được chính quyền tại Ai Cập cho phép xây thánh đường, tu viện và bệnh viện tại Jerusalem, với mục đích chăm lo cho khách hành hương đến từ mọi chủng tộc không phân biệt tôn giáo. Tu hội Thánh Gioan tại Giêrusalem trở thành một cộng đoàn đan tu điều hành và mở các bệnh viện cho khách hành hương tại Thánh Địa, trở thành độc lập và dưới sự điều khiển của vị sáng lập là Chân Phước Gérard. Đức Đức Giáo Hoàng Pascal II chuẩn y trong Sắc Lệnh vào ngày 15/11/1113. Lúc đó tất cả các thành viên là tu sĩ với ba lời khấn: vâng lời, trong sạch và khó nghèo. Về sau vì để bảo vệ cho khách hành hương, tu hội đã biến thành lực lượng bảo vệ và những cuộc nổi dậy trong Thập Tự Chinh, từ đó biến thành Đoàn Hiệp Sĩ.
Tu hội đã đeo một biểu tường là cây Thánh Giá 8 cạnh tượng trưng cho Bát Phúc (tám mối phúc thật) và huy hiệu ấy vẫn còn xử dụng cho đến ngày nay.
1310- Rhodes: Khi lực lượng trấn thủ Thánh Địa cuối cùng bị đánh bại vào năm 1291, Đoàn Hiệp Sĩ đã rút về Cyprus vào năm 1310 do vị Thủ Lãnh Fra Fouques de Villare tại hòn đảo Rhodes.
Để bảo vệ các tín hữu Kitô, đòi hỏi phải có lực lượng hải quân, để đối phó với tàu chiến nước ngoài, Đoàn Hiệp Sĩ đã xây một thành kiên cố tại miền Đông Địa Trung Hải và đã đánh nhiều trận ác liệt nổi danh nhất là trong thời kỳ bắt bớ và tử đạo, thí dụ như cuộc chiến Thập Tự Chinh tại Syria và tại Ai Cập. Được coi như là lực lượng bảo vệ độc lập không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào theo sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng
Vào đầu thế kỷ thứ 14 tất cả các hiệp sĩ không phân biệt chủng tộc và ngôn ngữ đã tụ về Rhodes từ khắp bốn miền tại Châu Âu, và lập thành nhóm theo ngôn ngữ của họ. Lúc đó có 7 nhóm theo ngôn ngữ: Provence, Aubengne, France, Ialy, Aragon, Anh Quốc (Scotland và Ireland), Đức. Đến năm 1942 có thêm một nhóm nữa gồm những người nói tiếng Aragon đã chia làm 2 ngôn ngữ là Castille và Bồ Đào Nha. Mỗi nhóm đều có vị thủ lãnh riêng nhưng tất cả đều dưới quyền thủ lãnh của Đại Hiệp Sĩ với tước hiệu là Thái Tử thành Rhodes.
1530- Malta: Sau 6 tháng trong cuộc chiến ác liệt với lực lượng Sultan, Đoàn Hiệp Sĩ đã thất thủ đầu hàng vào năm 1523 và đã rời đảo Rhodes. Đoàn Hiệp Sĩ với số hiệp sĩ còn lại đã tản mạn không còn đất dụng võ mãi cho tới năm 1530 khi Đại Hiệp Sĩ Fra Philippe de Villiers de I'lsle Adam chiếm được Malta, được sự hỗ trợ của Hoàng Đế Charles V và sự chuẩn y của Đức Giáo Hoàng Clemente VII.
Trong trận chiến khốc liệt chưa từng có, Đoàn Hiệp Sĩ đã đánh bại lực lượng thủy quân Ottoman trong trận chiến tại Lepano vào năm 1571.
1798- Sống lưu vong: sau 200 năm vào năm 1798, Napoleon Bonaparte chiếm được hòn đảo trong chiến lược tiến về Ai Cập. Vì luật của Đoàn Hiệp Sĩ là không được dùng vũ khí để sát hát những người Kitô Giáo, nên Đoàn Hiệp Sĩ phải buộc rời Malta, mặc dầu Đoàn Hiệp Sĩ có chủ quyền xử dụng và ở lại Malta theo Hiệp Ước Amiens, nhưng Đoàn Hiệp Sĩ đã không thể trở về lại Malta.
1834: - Roma: sau khi tạm thời rút về tại Messina, Catania và Ferra. Năm 1834 Đoàn Hiệp Sĩ đã rút và đóng vĩnh viễn tại Roma trên đồi Aventine.
Thế kỷ 20 và 21: phục vụ chính của Đoàn Hiệp Sĩ vẫn là phục vụ trong ngành y tế, đã khiến cho hoạt động của Đoàn trở thành cần thiết và mạnh mẽ hơn, đặc biệt đến những hoạt đồng trợ giúp qua nhiều thế kỷ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đoàn đã hoạt động mạnh mẽ hơn trong Thế Chiến Thứ I và dưới quyền thủ lãnh của Fra Ludovico Chigi Alban delă Rovere và dưới thời của Fra Angelo de Mojana di Cologna (1962-1988)
Đoàn Hiệp Sĩ Malta hiện nay là Tu Hội theo Giáo Luật có 3 cấp với những lời khấn suốt đời:
Cấp 1: gồm các Hiệp Si Công Lý là các tu sĩ với 3 lời khấn: Vâng Lời, Trong Sạch và Khó Nghèo. Các tu sĩ này không buộc phải sống trong Cộng Đoàn của Đoàn.
Cấp 2:: gồm những người nam nữ khấn hứa vâng lời và cam kết sống theo nguyên tắc của người Kitô Hữu và sống theo những nguyên tắc được linh hứng bởi Đoàn. Cấp này chia làm 3 hạng:
- Hiệp Sĩ Danh Dự tận hiến sống vâng lời
- Hiệp Sĩ Ân Sủng tận hiến sống vâng lời
- Hiệp Sĩ Ấn Giáo Huấn tận hiến sống vâng lời
Cấp 3: gồm những giáo dân không buộc phải khấn những lời khấn tu trì hay tuân giữ những lời hứa, nhưng buộc phải sống theo nguyên tắc giảng dạy của Giáo Hội và của Đoàn, một lần nữa cấp này lại chia làm 6 loại:
- Hiệp Sĩ Danh Dự và Tận Hiến
- Các Tuyên Úy
- Hiệp Sĩ Ân Sủng và Tận Hiến
- Tuyên Uý Giảng Dạy
- Hiệp Sĩ Ân Giáo Huấn
- Những người nam nữ sống Tận Hiến.