HỒNG THẬP TỰ PHÁP TẶNG CƠ SỞ 32 BIS NGUYỄN THỊ DIỆU ĐỂ LÀM VIỆC TỪ THIỆN - XÃ HỘI.
Hội Hồng Thập tự Pháp đã quyết định tặng cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn các bất động sản vì họ thấy rằng, hơn ai hết các soeurs Vinh Sơn sẽ tiếp tục công việc từ thiện xã hội mà họ đã làm. Ý muốn này thể thiện rõ trong thư đề ngày 23 tháng 7 năm 1958. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, họ đã để các soeurs Vinh Sơn sử dụng các bất động sản này thông qua hợp đồng thuê với giá tượng trưng 1 đồng mỗi năm.
Sau 5 tháng, Tổng thống đã chấp nhận ý muốn của họ thông qua Nghị định 533 – TC ngày 27/12/1958 cho phép Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, thâu nhận bất động sản của Hội Hồng Thập Tự Pháp. Nghị định đính chánh 102 – TC Ngày 20/3/1959, kèm theo hai phụ bổn đề nghị đặc cách miễn thuế trước bạ cà con niêm (con tem) chiếu theo quyết định của Ông Bộ trưởng Bộ Tài Chánh, ngày 31/12/1958, số 5423/BTC/TV và đặc cách cả lệ phí Sinh thời tặng dữ.
Ngày 31/12/1958, sinh thời tặng dữ (hợp đồng tặng cho) được lập bởi vị Chưởng khế tại Sài – Gòn, ông PHAM VAN PHAN, trước sự hiện diện của Ông GEORGES – HENRI DUCHESNE, Tổng Đại Diện Hội Hồng Thập Tự Pháp, soeur LLOBET, Giám Tỉnh Tu hội Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Và hai nữ tu khác làm chứng, Soeur Francoisse de Montgolfier, soeur Bùi Thị Ngọc Yến. (xem Sinh thời tặng dữ)
Ngày 2/4/1959, vào trước bạ tại Sài Gòn (phòng 4). Chủ sự trước bạ là ông Hà Văn Sửu.
Hiện nay, khi trích sao sổ điền thổ, Tu hội Nữ tử Bác ái vẫn còn đứng tên chủ quyền bằng khoán 632, tức cơ sở 32 bia Nguyễn Thị Diệu, nó cũng còn thể hiện trên bản đồ địa chính (xem trích sao sổ điền thổ, bản đồ địa chính).
Như thế, không một ai có thể phủ nhận chủ quyền của các soeur Vinh Sơn trên cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu.
Hội Hồng Thập Tự Pháp là một tổ chức tôn giáo hoạt động cho mục đícg từ thiện – xã hội. Quý bạn đọc có thể vào http://www.croix-rouge.fr/goto/index.asp để biết thêm tổ chức và các hoạt động của họ hiện nay.
Thiết tưởng cũng cung cấp cho quý bạn đọc một số hoạt động của các soeurs Vinh Sơn, Tỉnh Dòng Việt Nam. Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn là dòng tu có tôn chỉ là tận hiến cho Thiên Chúa, sống thành Cộng đoàn huynh đệ để phục vụ Đức Kitô nơi những người kém may mắn, neo đơn, bệnh tật, xem họ như anh em của mình.
Sau đây là một sồ hoạt động:
Dấn thân phục vụ các bệnh nhân tại:
- Trại phong Bến Sắn, Ấp Khánh Bình, Ân Uyên, Bình Dương
- Trại phong Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai
- Trại phong Di Linh, Lâm Đồng
- Trại phong II, Gia Hiệp, Gia Lành, Di Linh, Lâm Đồng
- Trung tâm Mai Hòa nuôi dưỡng bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối không nơi nương tựa, được cấp giấy phép số 433/QĐ –UB TP cấp ngày 17/01/2001, địa chỉ Lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
- Nồi súp miễn phí hàng ngày cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung Bứu, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa Khoa Đà Lạt, bệnh viện Da Liễu Núi Sạn và bệnh viện Lao Phổi Núi Sạn Nha Trang, bệnh viện Lao Phổi Cần Thơ.
- Và rất nhiều tu sĩ khác làm công nhân viên tại các bệnh viện Công lập.
Về giáo dục:
- Mở các lớp tình thương tại những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc cho những con em của người di dân, không có nơi ở ổn định. Tại TP Hồ Chí minh có 9 trường, với khoảng 38 lớp, từ mẫu giáo đến lớp 5.
- Trường Khiếm Thính Mai Anh, số 1 Ngô Quyền, TP Đà Lạt.
- Trường Khuyết tật Trí tuệ Mai Linh, số 91A Tổ 1, láng Cát, Đông Yên, Châu Đức, Bà rịa – Vũng Tàu.
- Mở các trường mầm non trong nhiều tỉnh thành.
- Hỗ trợ và động viên các gia đình khó khăn tạo điều kiện cho con em họ được đến trường.
Các hoạt động khác:
- Trung tâm dạy nghề Phước Lộc, Bà Rịa –Vũng Tàu, tạo công ăn việc làm cho các thiếu nữ miền quê thất học: thêu may, nữ công gia chánh, quản gia.
- Mái ấm Mai Linh, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, nơi nương tựa của các thiếu nữ lầm lỡ muốn nuôi con, theo giấy phép số 687/QĐ – UB, cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Mái ấm Mai Linh.
- Nhà Dưỡng Lão cho những người già neo đơn tại 469 Nơ Trang Long, TP Hồ Chí Minh.
- Câu lạc bộ hướng nghiệp cho các thiếu nữ mồ côi, khuyết tật, tại nhà chính Tỉnh dòng 42 Tú Xương, quận 3.
- Thăm viếng, chăm sóc các người già neo đơn tại địa phương.
- Đồng hành với người di dân nhất là giới thanh thiếu nữ.
Hội Hồng Thập tự Pháp đã quyết định tặng cho Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn các bất động sản vì họ thấy rằng, hơn ai hết các soeurs Vinh Sơn sẽ tiếp tục công việc từ thiện xã hội mà họ đã làm. Ý muốn này thể thiện rõ trong thư đề ngày 23 tháng 7 năm 1958. Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, họ đã để các soeurs Vinh Sơn sử dụng các bất động sản này thông qua hợp đồng thuê với giá tượng trưng 1 đồng mỗi năm.
Sau 5 tháng, Tổng thống đã chấp nhận ý muốn của họ thông qua Nghị định 533 – TC ngày 27/12/1958 cho phép Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô, thâu nhận bất động sản của Hội Hồng Thập Tự Pháp. Nghị định đính chánh 102 – TC Ngày 20/3/1959, kèm theo hai phụ bổn đề nghị đặc cách miễn thuế trước bạ cà con niêm (con tem) chiếu theo quyết định của Ông Bộ trưởng Bộ Tài Chánh, ngày 31/12/1958, số 5423/BTC/TV và đặc cách cả lệ phí Sinh thời tặng dữ.
Ngày 31/12/1958, sinh thời tặng dữ (hợp đồng tặng cho) được lập bởi vị Chưởng khế tại Sài – Gòn, ông PHAM VAN PHAN, trước sự hiện diện của Ông GEORGES – HENRI DUCHESNE, Tổng Đại Diện Hội Hồng Thập Tự Pháp, soeur LLOBET, Giám Tỉnh Tu hội Hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn. Và hai nữ tu khác làm chứng, Soeur Francoisse de Montgolfier, soeur Bùi Thị Ngọc Yến. (xem Sinh thời tặng dữ)
Ngày 2/4/1959, vào trước bạ tại Sài Gòn (phòng 4). Chủ sự trước bạ là ông Hà Văn Sửu.
Hiện nay, khi trích sao sổ điền thổ, Tu hội Nữ tử Bác ái vẫn còn đứng tên chủ quyền bằng khoán 632, tức cơ sở 32 bia Nguyễn Thị Diệu, nó cũng còn thể hiện trên bản đồ địa chính (xem trích sao sổ điền thổ, bản đồ địa chính).
Như thế, không một ai có thể phủ nhận chủ quyền của các soeur Vinh Sơn trên cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu.
Hội Hồng Thập Tự Pháp là một tổ chức tôn giáo hoạt động cho mục đícg từ thiện – xã hội. Quý bạn đọc có thể vào http://www.croix-rouge.fr/goto/index.asp để biết thêm tổ chức và các hoạt động của họ hiện nay.
Thiết tưởng cũng cung cấp cho quý bạn đọc một số hoạt động của các soeurs Vinh Sơn, Tỉnh Dòng Việt Nam. Tu hội Nữ tử Bác ái Vinh Sơn là dòng tu có tôn chỉ là tận hiến cho Thiên Chúa, sống thành Cộng đoàn huynh đệ để phục vụ Đức Kitô nơi những người kém may mắn, neo đơn, bệnh tật, xem họ như anh em của mình.
Sau đây là một sồ hoạt động:
Dấn thân phục vụ các bệnh nhân tại:
- Trại phong Bến Sắn, Ấp Khánh Bình, Ân Uyên, Bình Dương
- Trại phong Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai
- Trại phong Di Linh, Lâm Đồng
- Trại phong II, Gia Hiệp, Gia Lành, Di Linh, Lâm Đồng
- Trung tâm Mai Hòa nuôi dưỡng bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối không nơi nương tựa, được cấp giấy phép số 433/QĐ –UB TP cấp ngày 17/01/2001, địa chỉ Lô 6, xã An Nhơn Tây, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
- Nồi súp miễn phí hàng ngày cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung Bứu, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Đa Khoa Đà Lạt, bệnh viện Da Liễu Núi Sạn và bệnh viện Lao Phổi Núi Sạn Nha Trang, bệnh viện Lao Phổi Cần Thơ.
- Và rất nhiều tu sĩ khác làm công nhân viên tại các bệnh viện Công lập.
Về giáo dục:
- Mở các lớp tình thương tại những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc cho những con em của người di dân, không có nơi ở ổn định. Tại TP Hồ Chí minh có 9 trường, với khoảng 38 lớp, từ mẫu giáo đến lớp 5.
- Trường Khiếm Thính Mai Anh, số 1 Ngô Quyền, TP Đà Lạt.
- Trường Khuyết tật Trí tuệ Mai Linh, số 91A Tổ 1, láng Cát, Đông Yên, Châu Đức, Bà rịa – Vũng Tàu.
- Mở các trường mầm non trong nhiều tỉnh thành.
- Hỗ trợ và động viên các gia đình khó khăn tạo điều kiện cho con em họ được đến trường.
Các hoạt động khác:
- Trung tâm dạy nghề Phước Lộc, Bà Rịa –Vũng Tàu, tạo công ăn việc làm cho các thiếu nữ miền quê thất học: thêu may, nữ công gia chánh, quản gia.
- Mái ấm Mai Linh, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, nơi nương tựa của các thiếu nữ lầm lỡ muốn nuôi con, theo giấy phép số 687/QĐ – UB, cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Mái ấm Mai Linh.
- Nhà Dưỡng Lão cho những người già neo đơn tại 469 Nơ Trang Long, TP Hồ Chí Minh.
- Câu lạc bộ hướng nghiệp cho các thiếu nữ mồ côi, khuyết tật, tại nhà chính Tỉnh dòng 42 Tú Xương, quận 3.
- Thăm viếng, chăm sóc các người già neo đơn tại địa phương.
- Đồng hành với người di dân nhất là giới thanh thiếu nữ.