CASTEL GANDOLFO. Thủ tướng Irak, Ông Nuri Kámil Al Maliki, đã mời ĐTC Biển Đức 16 đến viếng thăm Irak. Thủ tướng Maliki đã mời ĐTC nhân dịp ông được ngài tiếp kiến riêng trưa ngày 25-7-2008 tại dinh thự Castel Gandolfo, cách Roma 25 cây số.
Trước đó tại Vatican, Ông Maliki đã gặp ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, có Đức TGM Ngoại trưởng Dominique Mamberti tháp tùng.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”các cuộc hội kiến diễn ra trong bầu không khí thân mật và đề cập tới một số khía cạnh cơ bản trong tình trạng của Irak, để ý tới bối cảnh của Trung Đông. Các vị đặc biệt chú ý đến vấn đề nhiều người tị nạn Irak, trong và ngoài nước, đang cần được trợ giúp, trong đó có cả việc hồi hương mà họ mong ước.
”Tòa Thánh tái lên án bạo lực hầu như hằng ngày vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi ở Irak đang rất cần được an ninh nhiều hơn. Bạo lực ấy cũng không dung thứ các cộng đoàn Kitô.
”Tòa Thánh mong muốn rằng Irak có thể quyết liệt tìm lại được con đường hòa bình và phát triển nhờ sự đối thoại và cộng tác của mọi nhóm chủng tộc và tôn giáo, kể cả các thiểu số, trong niềm tôn trọng căn tính của mỗi nhóm, và với tinh thần hòa giải, tìm kiếm công ích, cùng nhau góp phần tái thiết đất nước về tinh thần và dân sự. Trong lãnh vực này, Tòa Thánh tái khẳng định tầm quan trọn gcủa việc đối thoại liên tôn như con đường cảm thông tôn giáo và sống chung trong xã hội. Thủ tướng đã mời ĐTC đến viếng thăm Irak.
Thủ tướng Máliki năm nay 58 tuổi (1950), trước kia từng bị nhà độc tài Saddam Hussein kết án tử hình. Ông là lãnh tụ đảng Hồi giáo ”Da Wa”, được quốc hội tín nhiệm hồi năm 2006 và nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào năm 2010 tới đây.
Hồi tháng 1 năm 2000, Đức Gioan Phaolô 2 đã được mời đến viếng thăm Irak, nhưng dự án này không thực hiện được vì những lý do chính trị. Nay ngài lại được mời, và tình trạng an ninh tại Irak tuy có phần được cải tiến nhưng vẫn chưa thể bảo đảm an ninh cho các tín hữu Công Giáo và các cuộc gặp gỡ của họ với ĐTC. Dầu sao lời mời của thủ tướng Maliki cũng nói lên sự tín nhiệm của chính quyền Irak hiện nay đối với ĐTC và ngành ngoại giao Tòa Thánh, đồng thời nhắc nhớ nỗ lực không biết mệt mỏi của Đức Gioan Phaolô 2 nhắm ngăn cản chiến tranh Irak hồi năm 2003.
Hiện nay 2 triệu người Irak đang phải tị nạn tại nước ngoài, nhất là Syrie và Giordani, trong khi đó có 2,7 triệu người Irak tị nạn trong nội địa. (SD 25-7-2008)
Thủ tướng Nuri al-Maliki gặp ĐGH Benedictô XVI |
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”các cuộc hội kiến diễn ra trong bầu không khí thân mật và đề cập tới một số khía cạnh cơ bản trong tình trạng của Irak, để ý tới bối cảnh của Trung Đông. Các vị đặc biệt chú ý đến vấn đề nhiều người tị nạn Irak, trong và ngoài nước, đang cần được trợ giúp, trong đó có cả việc hồi hương mà họ mong ước.
”Tòa Thánh tái lên án bạo lực hầu như hằng ngày vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nơi ở Irak đang rất cần được an ninh nhiều hơn. Bạo lực ấy cũng không dung thứ các cộng đoàn Kitô.
”Tòa Thánh mong muốn rằng Irak có thể quyết liệt tìm lại được con đường hòa bình và phát triển nhờ sự đối thoại và cộng tác của mọi nhóm chủng tộc và tôn giáo, kể cả các thiểu số, trong niềm tôn trọng căn tính của mỗi nhóm, và với tinh thần hòa giải, tìm kiếm công ích, cùng nhau góp phần tái thiết đất nước về tinh thần và dân sự. Trong lãnh vực này, Tòa Thánh tái khẳng định tầm quan trọn gcủa việc đối thoại liên tôn như con đường cảm thông tôn giáo và sống chung trong xã hội. Thủ tướng đã mời ĐTC đến viếng thăm Irak.
Thủ tướng Máliki năm nay 58 tuổi (1950), trước kia từng bị nhà độc tài Saddam Hussein kết án tử hình. Ông là lãnh tụ đảng Hồi giáo ”Da Wa”, được quốc hội tín nhiệm hồi năm 2006 và nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào năm 2010 tới đây.
Hồi tháng 1 năm 2000, Đức Gioan Phaolô 2 đã được mời đến viếng thăm Irak, nhưng dự án này không thực hiện được vì những lý do chính trị. Nay ngài lại được mời, và tình trạng an ninh tại Irak tuy có phần được cải tiến nhưng vẫn chưa thể bảo đảm an ninh cho các tín hữu Công Giáo và các cuộc gặp gỡ của họ với ĐTC. Dầu sao lời mời của thủ tướng Maliki cũng nói lên sự tín nhiệm của chính quyền Irak hiện nay đối với ĐTC và ngành ngoại giao Tòa Thánh, đồng thời nhắc nhớ nỗ lực không biết mệt mỏi của Đức Gioan Phaolô 2 nhắm ngăn cản chiến tranh Irak hồi năm 2003.
Hiện nay 2 triệu người Irak đang phải tị nạn tại nước ngoài, nhất là Syrie và Giordani, trong khi đó có 2,7 triệu người Irak tị nạn trong nội địa. (SD 25-7-2008)