VẤN ĐỀ TƯỢNG ĐỨC MẸ TẠI TOÀ KHÂM SỨ CŨ
Sau những ngày căng thẳng giữa chính quyền và các vị liên quan ở Thái Hà và Toà Khâm sứ cũ, nay công việc bề ngoài xem có vẻ êm ả, nhưng bên trong vẫn còn ấm ức sôi sục những tình cảm khác biệt. Hai vườn hoa đã được khánh thành. Các tượng Đức Mẹ cũng đã bị di chuyển, hai bên đã xác nhận chủ quyền trên các mảnh đất đó. Thực ra, như “ván đã đóng thuyền, gạo đã thành xôi”…, nên một số người đã phát biểu hai bên cùng có thắng lợi theo ý kiến của mình.
Bên những người Công giáo cho rằng có vườn hoa để dùng chung còn hơn để cho các quan tham nhũng lũng loạn như mọi người tố cáo. Sau này (nói cho có vẻ lạc quan hơn) nhà nước lại trao trả cả Toà Khâm Sứ, cả vườn hoa cho cho Toà TGM và DCCT Thái Hà cũng nên, biết đâu được!?
Sách Giảng Viên đã nói, mọi sự có thời của chúng, có thời đào lên, có thời lấp đi; có thời chiến tranh, có thời hoà bình; có thời xây dựng, có thời phá đổ… Cứ gẫm xem trên đất nước ta thì thấy, tình cảnh hôm nay so với cách đây mấy năm về trước cũng đã khác biệt rất nhiều. Sự hơn kém nhau ra sao chắc mọi người đã rõ cả.
Sự bức xúc nhất trong vụ việc vừa qua đã gây tác hại không nhỏ cho khối đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng của đồng bào Công giáo nói chung cũng như các tôn giáo khác nói riêng, đó là việc di chuyển tượng ảnh ra khỏi vị trí cũ, nhất là bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi dưới gốc cây đa ở TKS.
Điều này tôi đã thưa với các vị chức trách, đây không phải là bức tượng bình thường như ở Đồng Đinh – Ninh Bình, nhưng đây là bức tượng đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, của lịch sử tôn giáo. Quả vậy, bức tượng đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc chiến thắng giặc Cờ Đen đến cướp bóc dân ta cách đây cả trăm năm. Cha ông ta đã đánh thắng giặc ở chốn này nên đã dựng tượng Đức Mẹ ở gốc cây đa nhằm tạ ơn Đức Mẹ và làm biểu tượng nhắc nhớ cho con cháu mai sau.
Trong khi tiến hành san lấp TKS, tôi được vinh hạnh đến gốc cây đa để thăm lại tượng Đức Mẹ và nói với một vị quan chức rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Bức tượng chính là tình cảm thiêng liêng của người Công giáo Thủ đô và mọi người trên thế giới, nhất là những ai gốc gác Hà Nội ngày nay đang ở khắp bốn phương trời. Và tôi cũng đã cắt nghĩa cho một vị cán bộ cao cấp, ông rất thú vị vì lần đầu tiên được nghe như vậy.
Thế mà không lâu sau đó, ngày 25 tháng 9 năm 2008, đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang bức tượng ra khỏi vùng núi đá cây đa, gây xúc động và chán nản trong hàng ngũ những người Công giáo. Được biết, nhiều nơi giáo dân chán nản không muốn tham gia làm gì, kể cả hội họp, tham gia các tổ chức xã hội… Trong khi đó, lực lượng bên ngoài đang làm rùm beng chống đối dữ dội. Tôi rất buồn chán và mong có thể đóng góp phần nào để cứu vãn tình thế hay không!?
May quá, tôi được tin có sự hạ nhiệt và đối thoại (ít là ở cấp dưới) giữa chính quyền địa phương và Toà TGM Hà Nội. Ví dụ, có nên đăng tải nguyên văn bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho mọi người đoán xét theo cái nhìn khách quan hay không? TGM Hà nội thì xin đăng trên báo Hà Nội Mới và các báo đài khác nhưng mới chỉ thấy được đăng trên báo Công Giáo Và Dân Tộc, ít ra cũng đăng lên để mở ra sự nhìn nhận khách quan.
Đàng khác, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với TGM HN để xin trả lại bức tượng Đức Mẹ đã dời ra khỏi TKS cũ. TGM đã ra điều kiện phải huỷ bỏ công văn kết án và phạt tiền đối với TGM thi TGM mới nhận lại bức tượng. Hai bên đang điều đình mà chưa đi đến ngã ngũ. Riêng tôi, sau khi tham khảo một số ý kiến thì cho rằng, việc xây dựng vườn hoa kể như đã xong rồi, tức là đã phá tan được âm mưu chia chác lợi nhuận trên hai mảnh đất và dĩ nhiên hai mảnh đất vẫn còn đó, chưa biến mất thì sau này vẫn có thể tìm cách đối thoại giải quyết sau. Còn về bức tượng, ngày 25/01/08, giáo dân bức xúc về những biến cố xảy ra nên đã rước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đặt vào núi đá. Bức tượng đó là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Họ cho rằng, trước đây đã có một bức tượng trong hang nhỏ của núi đá, đó là tượng Đức Mẹ Lộ Đức vốn đã được đặt đó cả trăm năm, do tổ tiên cha ông muốn cảm tạ tri ân.
Năm 1960 nhà nước cưỡng bức phải xây dựng bức tường ngăn đôi TGM và TKS, nhưng vẫn chừa ra một cửa nhỏ để bà con giáo dân có lối sang viếng Đức Mẹ. Sau một thời gian nhà nước đã thuyết phục ĐHY Giuse Trịnh Văn Căn rước tượng đó về TGM. Nay giáo dân thấy thời gian thuận tiện nên đã rước tượng Đức Mẹ về đúng vị trí nguyên trạng. Mặc dù là tước hiệu khác nhưng vẫn là tượng Đức Mẹ.
Vậy tôi có ý kiến như sau:
1. Chính quyền trao trả lại tượng Đức Mẹ Sầu Bi cho TGM với điều kiện cho phép TGM đặt lại tượng Đức Mẹ Lộ Đức vào hang đá nhỏ dưới gốc cây đa. Thể thức và nghi lễ tuỳ hai bên điều đình hoặc công khai hoặc kín đáo.
2. Bức tượng đó được đặt vào núi đá cây đa và giáo dân có thể đến cầu nguyện tự do. Thiết nghĩ, có một khu vực kỷ niệm độc đáo càng làm cho vườn hoa mới được xây dựng thể hiện nét văn minh, nhất là nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của nhà nước. Việc đó đã được chứng thực ngay trên các phố phường có miếu mạo, đền thờ được mọi người đến kính viếng… Ví dụ ngôi đền nhỏ bên cạnh ngân hàng Vietcombank gần khu phố Bà Triệu, hay tượng Thánh Phaolô ở khuôn viên bệnh viện Sanh Pôn (Saint Paul) cũng được các vị chức trách bảo vệ rất tốt, xây hàng rào sắt xung quanh, có ghế cho mọi người ngồi và ra lệnh không được phơi quần áo xung quanh tượng đài đó. Chính nơi đó, không ai cản trở và chính tôi đã đến dâng hoa nến cho vị Thánh này; hay trên phố Thanh Niên, đối diện với Nhà thuyền Hồ Tây có một đảo nhỏ cây cối um tùm, trước đây được dùng làm quán ăn, thanh niên thiếu nữ chơi bời nhảy nhót hay chích choác…sau các nhà khảo cổ khám phá ra có thể là đền thờ Cầu Nhi, thờ con chó con, có thể bảo trợ cho TP Hà Nội, nên chính quyền đã ra lệnh trút bỏ quán ăn và sửa sang cho mọi người đến hành hương, cầu an và kính viếng. (Nếu thực sự có chó con làm thành hoàng cho TP Hà Nội, thì chúng ta cũng không nên ái ngại vì TP Rôma cũng nhận một con chó sói cái làm thành hoàng bảo trợ cho Thủ đô nước Italia).
Nếu qua các cuộc đối thoại sắp xếp giữa hai bên trong tinh thần thiện tâm thiện chí và đạt tới các giải pháp như tôi đề ra thì chúng ta đã tháo gỡ khúc mắc đang cháy âm ỉ trong những người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng đang xây dựng khối đoàn kết trong lúc này. Phần nào cũng làm êm đi những bức xúc bên ngoài và đóng góp vào việc cải thiện quan hệ với các nước khác, nhất là quan hệ với Toà Thánh Vatican. Theo chúng tôi, nhà nước đang xúc tiến các liên hệ với các nước đó để đem lại hoà bình và văn minh cho dân tộc.
Mong thay.
Thái Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục GP Thái Bình
Sau những ngày căng thẳng giữa chính quyền và các vị liên quan ở Thái Hà và Toà Khâm sứ cũ, nay công việc bề ngoài xem có vẻ êm ả, nhưng bên trong vẫn còn ấm ức sôi sục những tình cảm khác biệt. Hai vườn hoa đã được khánh thành. Các tượng Đức Mẹ cũng đã bị di chuyển, hai bên đã xác nhận chủ quyền trên các mảnh đất đó. Thực ra, như “ván đã đóng thuyền, gạo đã thành xôi”…, nên một số người đã phát biểu hai bên cùng có thắng lợi theo ý kiến của mình.
Bên những người Công giáo cho rằng có vườn hoa để dùng chung còn hơn để cho các quan tham nhũng lũng loạn như mọi người tố cáo. Sau này (nói cho có vẻ lạc quan hơn) nhà nước lại trao trả cả Toà Khâm Sứ, cả vườn hoa cho cho Toà TGM và DCCT Thái Hà cũng nên, biết đâu được!?
Sách Giảng Viên đã nói, mọi sự có thời của chúng, có thời đào lên, có thời lấp đi; có thời chiến tranh, có thời hoà bình; có thời xây dựng, có thời phá đổ… Cứ gẫm xem trên đất nước ta thì thấy, tình cảnh hôm nay so với cách đây mấy năm về trước cũng đã khác biệt rất nhiều. Sự hơn kém nhau ra sao chắc mọi người đã rõ cả.
Sự bức xúc nhất trong vụ việc vừa qua đã gây tác hại không nhỏ cho khối đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng của đồng bào Công giáo nói chung cũng như các tôn giáo khác nói riêng, đó là việc di chuyển tượng ảnh ra khỏi vị trí cũ, nhất là bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi dưới gốc cây đa ở TKS.
Điều này tôi đã thưa với các vị chức trách, đây không phải là bức tượng bình thường như ở Đồng Đinh – Ninh Bình, nhưng đây là bức tượng đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, của lịch sử tôn giáo. Quả vậy, bức tượng đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc chiến thắng giặc Cờ Đen đến cướp bóc dân ta cách đây cả trăm năm. Cha ông ta đã đánh thắng giặc ở chốn này nên đã dựng tượng Đức Mẹ ở gốc cây đa nhằm tạ ơn Đức Mẹ và làm biểu tượng nhắc nhớ cho con cháu mai sau.
Trong khi tiến hành san lấp TKS, tôi được vinh hạnh đến gốc cây đa để thăm lại tượng Đức Mẹ và nói với một vị quan chức rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Bức tượng chính là tình cảm thiêng liêng của người Công giáo Thủ đô và mọi người trên thế giới, nhất là những ai gốc gác Hà Nội ngày nay đang ở khắp bốn phương trời. Và tôi cũng đã cắt nghĩa cho một vị cán bộ cao cấp, ông rất thú vị vì lần đầu tiên được nghe như vậy.
Thế mà không lâu sau đó, ngày 25 tháng 9 năm 2008, đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang bức tượng ra khỏi vùng núi đá cây đa, gây xúc động và chán nản trong hàng ngũ những người Công giáo. Được biết, nhiều nơi giáo dân chán nản không muốn tham gia làm gì, kể cả hội họp, tham gia các tổ chức xã hội… Trong khi đó, lực lượng bên ngoài đang làm rùm beng chống đối dữ dội. Tôi rất buồn chán và mong có thể đóng góp phần nào để cứu vãn tình thế hay không!?
May quá, tôi được tin có sự hạ nhiệt và đối thoại (ít là ở cấp dưới) giữa chính quyền địa phương và Toà TGM Hà Nội. Ví dụ, có nên đăng tải nguyên văn bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho mọi người đoán xét theo cái nhìn khách quan hay không? TGM Hà nội thì xin đăng trên báo Hà Nội Mới và các báo đài khác nhưng mới chỉ thấy được đăng trên báo Công Giáo Và Dân Tộc, ít ra cũng đăng lên để mở ra sự nhìn nhận khách quan.
Đàng khác, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với TGM HN để xin trả lại bức tượng Đức Mẹ đã dời ra khỏi TKS cũ. TGM đã ra điều kiện phải huỷ bỏ công văn kết án và phạt tiền đối với TGM thi TGM mới nhận lại bức tượng. Hai bên đang điều đình mà chưa đi đến ngã ngũ. Riêng tôi, sau khi tham khảo một số ý kiến thì cho rằng, việc xây dựng vườn hoa kể như đã xong rồi, tức là đã phá tan được âm mưu chia chác lợi nhuận trên hai mảnh đất và dĩ nhiên hai mảnh đất vẫn còn đó, chưa biến mất thì sau này vẫn có thể tìm cách đối thoại giải quyết sau. Còn về bức tượng, ngày 25/01/08, giáo dân bức xúc về những biến cố xảy ra nên đã rước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đặt vào núi đá. Bức tượng đó là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Họ cho rằng, trước đây đã có một bức tượng trong hang nhỏ của núi đá, đó là tượng Đức Mẹ Lộ Đức vốn đã được đặt đó cả trăm năm, do tổ tiên cha ông muốn cảm tạ tri ân.
Năm 1960 nhà nước cưỡng bức phải xây dựng bức tường ngăn đôi TGM và TKS, nhưng vẫn chừa ra một cửa nhỏ để bà con giáo dân có lối sang viếng Đức Mẹ. Sau một thời gian nhà nước đã thuyết phục ĐHY Giuse Trịnh Văn Căn rước tượng đó về TGM. Nay giáo dân thấy thời gian thuận tiện nên đã rước tượng Đức Mẹ về đúng vị trí nguyên trạng. Mặc dù là tước hiệu khác nhưng vẫn là tượng Đức Mẹ.
Vậy tôi có ý kiến như sau:
1. Chính quyền trao trả lại tượng Đức Mẹ Sầu Bi cho TGM với điều kiện cho phép TGM đặt lại tượng Đức Mẹ Lộ Đức vào hang đá nhỏ dưới gốc cây đa. Thể thức và nghi lễ tuỳ hai bên điều đình hoặc công khai hoặc kín đáo.
2. Bức tượng đó được đặt vào núi đá cây đa và giáo dân có thể đến cầu nguyện tự do. Thiết nghĩ, có một khu vực kỷ niệm độc đáo càng làm cho vườn hoa mới được xây dựng thể hiện nét văn minh, nhất là nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của nhà nước. Việc đó đã được chứng thực ngay trên các phố phường có miếu mạo, đền thờ được mọi người đến kính viếng… Ví dụ ngôi đền nhỏ bên cạnh ngân hàng Vietcombank gần khu phố Bà Triệu, hay tượng Thánh Phaolô ở khuôn viên bệnh viện Sanh Pôn (Saint Paul) cũng được các vị chức trách bảo vệ rất tốt, xây hàng rào sắt xung quanh, có ghế cho mọi người ngồi và ra lệnh không được phơi quần áo xung quanh tượng đài đó. Chính nơi đó, không ai cản trở và chính tôi đã đến dâng hoa nến cho vị Thánh này; hay trên phố Thanh Niên, đối diện với Nhà thuyền Hồ Tây có một đảo nhỏ cây cối um tùm, trước đây được dùng làm quán ăn, thanh niên thiếu nữ chơi bời nhảy nhót hay chích choác…sau các nhà khảo cổ khám phá ra có thể là đền thờ Cầu Nhi, thờ con chó con, có thể bảo trợ cho TP Hà Nội, nên chính quyền đã ra lệnh trút bỏ quán ăn và sửa sang cho mọi người đến hành hương, cầu an và kính viếng. (Nếu thực sự có chó con làm thành hoàng cho TP Hà Nội, thì chúng ta cũng không nên ái ngại vì TP Rôma cũng nhận một con chó sói cái làm thành hoàng bảo trợ cho Thủ đô nước Italia).
Nếu qua các cuộc đối thoại sắp xếp giữa hai bên trong tinh thần thiện tâm thiện chí và đạt tới các giải pháp như tôi đề ra thì chúng ta đã tháo gỡ khúc mắc đang cháy âm ỉ trong những người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng đang xây dựng khối đoàn kết trong lúc này. Phần nào cũng làm êm đi những bức xúc bên ngoài và đóng góp vào việc cải thiện quan hệ với các nước khác, nhất là quan hệ với Toà Thánh Vatican. Theo chúng tôi, nhà nước đang xúc tiến các liên hệ với các nước đó để đem lại hoà bình và văn minh cho dân tộc.
Mong thay.
Thái Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
+ F.X. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục GP Thái Bình