Vatican City (AsiaNews) - Một lời cám ơn gửi đến “các bạn Phật tử thân mến” vì những chứng ngôn đầy linh hứng về tinh thần vô trước và an nhiên”, cùng với lời mời gọi “chiến đấu” chống hình thức nghèo nàn “ngăn cản con người và gia đình sống xứng đáng với phẩm giá; một sự nghèo đói vi phạm công lý và bình đẳng, và như vậy, đe dọa sự chung sống hòa bình.” Đó là hai điểm căn bản trong bức thông điệp nhân ngày lễ Vesakh được công bố hôm qua của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo.
Vesakh là một ngày lễ Phật quan trọng nhất, để tưởng niệm sự đản sinh, thành đạo và tịch diệt của Đức Thích ca, ba biến cố này đều xảy ra trong tháng Vesakh. Năm nay, lễ này nhằm vào ngày 8 tháng 4 tại Nhật bản và Đài loan, vào ngày 2 tháng 5 tại Hàn quốc, và ngày 8 tháng 5 tại các quốc gia khác có truyền thống Phật giáo.
Bằng những từ ngữ giản dị và thân mật, bức thông điệp bày tỏ sự gần gũi của người Công giáo với các cộng đồng Phật tử. Bức thông điệp viết: “Trung thành với các truyền thống tinh thần của mình, chúng ta cùng nhau không chỉ có khả năng đóng góp vào phúc lợi của những cộng đồng riêng của chúng ta, mà còn cho cả cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới.”
Nhắc lại những lời Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về tinh thần khó nghèo “được chọn lựa” và sự nghèo khó “phải chống trả” (thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2009, bài giảng Thánh lễ ngày 1 tháng giêng), Hội đồng Giáo hoàng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc “các vị tu sĩ nam nữ và nhiều giáo chúng sùng đạo đã “chọn lựa” nếp sống khó nghèo từng nuôi dưỡng trái tim con người về phương diện tinh thần, làm phong phú đời sống với tuệ giác sâu xa hơn về ý nghĩa cuộc nhân sinh.”
Đồng thời, bản thông điệp cũng minh thị rằng “đối với tín đồ Kitô giáo, chọn lựa nếp sống khó nghèo cho phép người ta đi theo bước chân Chúa Giêsu. Làm như thế, người Kitô hữu bỏ mình để nhận được ơn Chúa Kitô, Đấng vốn giầu sang phú quý nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì chúng ta để lấy cái nghèo của ngài mà làm cho chúng ta trở nên giàu có (xem 2 Corintô 8:9 ).” Thông điệp cũng nhắc đến “nạn nghèo đói cần phải chống trả: đó là sự nghèo nàn về tình thương, luân lý và tinh thần”, những người sống trong các xã hội giầu có bị đặt ra ngoài lề, và “nhiều hình thức chán chường mệt mỏi, bất chấp cảnh thịnh đạt về kinh tế”, và kêu mời các cộng đồng Phật giáo “đề cao thiện chí của toàn thể cộng đồng nhân loại.”
Vesakh là một ngày lễ Phật quan trọng nhất, để tưởng niệm sự đản sinh, thành đạo và tịch diệt của Đức Thích ca, ba biến cố này đều xảy ra trong tháng Vesakh. Năm nay, lễ này nhằm vào ngày 8 tháng 4 tại Nhật bản và Đài loan, vào ngày 2 tháng 5 tại Hàn quốc, và ngày 8 tháng 5 tại các quốc gia khác có truyền thống Phật giáo.
Bằng những từ ngữ giản dị và thân mật, bức thông điệp bày tỏ sự gần gũi của người Công giáo với các cộng đồng Phật tử. Bức thông điệp viết: “Trung thành với các truyền thống tinh thần của mình, chúng ta cùng nhau không chỉ có khả năng đóng góp vào phúc lợi của những cộng đồng riêng của chúng ta, mà còn cho cả cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới.”
Nhắc lại những lời Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI về tinh thần khó nghèo “được chọn lựa” và sự nghèo khó “phải chống trả” (thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2009, bài giảng Thánh lễ ngày 1 tháng giêng), Hội đồng Giáo hoàng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc “các vị tu sĩ nam nữ và nhiều giáo chúng sùng đạo đã “chọn lựa” nếp sống khó nghèo từng nuôi dưỡng trái tim con người về phương diện tinh thần, làm phong phú đời sống với tuệ giác sâu xa hơn về ý nghĩa cuộc nhân sinh.”
Đồng thời, bản thông điệp cũng minh thị rằng “đối với tín đồ Kitô giáo, chọn lựa nếp sống khó nghèo cho phép người ta đi theo bước chân Chúa Giêsu. Làm như thế, người Kitô hữu bỏ mình để nhận được ơn Chúa Kitô, Đấng vốn giầu sang phú quý nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì chúng ta để lấy cái nghèo của ngài mà làm cho chúng ta trở nên giàu có (xem 2 Corintô 8:9 ).” Thông điệp cũng nhắc đến “nạn nghèo đói cần phải chống trả: đó là sự nghèo nàn về tình thương, luân lý và tinh thần”, những người sống trong các xã hội giầu có bị đặt ra ngoài lề, và “nhiều hình thức chán chường mệt mỏi, bất chấp cảnh thịnh đạt về kinh tế”, và kêu mời các cộng đồng Phật giáo “đề cao thiện chí của toàn thể cộng đồng nhân loại.”