Vatican (AsiaNews) - Hai năm sau khi công bố Bức Thư gửi người Công Giáo Trung Hoa, hôm 24/05, Đức Thánh Cha phê chuẩn "Bản Tóm Lược (Compendium)" được công bố trên website của Tòa Thánh Vatican bằng Hoa Ngữ và Anh ngữ. Ngày 24/05 cũng là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc, được Đức Thánh Cha mời gọi trong phần kết luận của Bức Thư.
Theo một tuyên bố của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, Bản Tóm Lược "tái hiện các yếu tố cơ bản" của Bức Thư gốc, nhưng "theo lối hành văn giáo lý hỏi đáp". Bản tóm lược này đã là niềm mong muốn hết sức mãnh liệt của Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Cựu Giám Mục của Giáo phận Hồng Kông và là người bảo vệ mạnh mẽ cho tự do tôn giáo ở Trung Quốc.
Nó "tái hiện một cách trung thành, cả về cấu trúc và ngôn ngữ, nội dung của Bức Thư gốc, trích dẫn mở rộng các đoạn từ Bức thư. Bằng việc bổ sung một số ghi chú và hai phần phụ lục ngắn, ‘Bản Tóm Lược’ được trình bày như là một văn bản có thẩm quyền tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn ưu tư của Đức Thánh Cha về một số điểm đặc biệt tế nhị".
Một trong những "điểm tế nhị" là cách thức đương đầu với Hội Yêu Nước (PA)– tổ chức kiểm soát Giáo Hội chính thức – cơ chế mà Đức Thánh Cha định nghĩa "không thể hòa hợp với Giáo Huấn Công Giáo".
Nhiều người Công Giáo, cả ở Trung Quốc và hải ngoại cho rằng, như là hậu quả của bức thư, các loại quan hệ với PA là cần thiết theo kiểu "cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại" và đã tuyên bố kỷ nguyên của Giáo Hội thầm lặng đã qua, vốn hoàn toàn khước từ hợp tác với PA.
Tiếp sau việc công bố Bức Thư, một số giám mục thầm lặng đã tìm kiếm sự công nhận nơi chính quyền, nhưng từ chối từ trở thành thành viên của PA. Chính quyền thì bác bỏ lời kêu gọi của họ và họ vẫn là các giám mục bất hợp pháp, vì thế họ có thể phải đối diện với ngục tù.
Bức Thư của Đức Thánh Cha không dễ tiếp cận ở Trung Quốc: PA cấm phát hành nó và các trang web đăng tải nó bị buộc phải gỡ bỏ nội dung. Một số linh mục phát tán Bức Thư bị bắt giữ. Toàn văn Bức Thư được đăng trên trang Web tiếng Hoa của Tòa Thánh không thể truy cập được từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm 23/5 xác nhận rằng tài liệu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gặp "sự tiếp nhận tán thành cao bởi người Công Giáo Trung Hoa, những người đã tiếp cận được Bức Thư".
Một trong những thành quả của Bức Thư này là sự cộng tác to lớn hơn giữa những người Công Giáo chính thức và thầm lặng. Nhiều Giám Mục thầm lặng đã bắt đầu hợp tác trong các sáng kiến mục vụ với các Giám Mục chính thức, nhưng vì lý do này, họ đã phải đối diện với sự bách hại. Trong vài tháng trước các Giám Mục được chính quyền công nhận đã bị triệu tập để trải qua các phiên họp chính trị về các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chính sách tôn giáo, vốn kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng. Phần lớn các Giám Mục thầm lặng vẫn không ngớt bị quản thúc tại gia. Hơn thế nữa, ba Giám Mục thầm lặng đã hoàn toàn biến mất trong nhà giam của công an. Đó là: Đức Cha Giacôbê Su Zhimin (của giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và không rõ ở đâu từ năm 1996; Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận của Yixian, Hà Bắv), 86 tuổi, bị bắt và không biết ở đâu từ ngày 13 tháng Tư, 2001; Đức Cha Julius Jia Zhiguo (Giã Chí Quốc), hôm 30 tháng Ba vừa qua lại một lần nữa bị bắt khi ngài chuẩn bị cùng làm việc với vị giám mục chính thức của Thạch Gia Trang, Đức Cha Jang Taoran
Theo một tuyên bố của Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh, Bản Tóm Lược "tái hiện các yếu tố cơ bản" của Bức Thư gốc, nhưng "theo lối hành văn giáo lý hỏi đáp". Bản tóm lược này đã là niềm mong muốn hết sức mãnh liệt của Đức Hồng y Trần Nhật Quân, Cựu Giám Mục của Giáo phận Hồng Kông và là người bảo vệ mạnh mẽ cho tự do tôn giáo ở Trung Quốc.
Nó "tái hiện một cách trung thành, cả về cấu trúc và ngôn ngữ, nội dung của Bức Thư gốc, trích dẫn mở rộng các đoạn từ Bức thư. Bằng việc bổ sung một số ghi chú và hai phần phụ lục ngắn, ‘Bản Tóm Lược’ được trình bày như là một văn bản có thẩm quyền tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn ưu tư của Đức Thánh Cha về một số điểm đặc biệt tế nhị".
Một trong những "điểm tế nhị" là cách thức đương đầu với Hội Yêu Nước (PA)– tổ chức kiểm soát Giáo Hội chính thức – cơ chế mà Đức Thánh Cha định nghĩa "không thể hòa hợp với Giáo Huấn Công Giáo".
Nhiều người Công Giáo, cả ở Trung Quốc và hải ngoại cho rằng, như là hậu quả của bức thư, các loại quan hệ với PA là cần thiết theo kiểu "cái đỡ tệ hại hơn trong hai cái tệ hại" và đã tuyên bố kỷ nguyên của Giáo Hội thầm lặng đã qua, vốn hoàn toàn khước từ hợp tác với PA.
Tiếp sau việc công bố Bức Thư, một số giám mục thầm lặng đã tìm kiếm sự công nhận nơi chính quyền, nhưng từ chối từ trở thành thành viên của PA. Chính quyền thì bác bỏ lời kêu gọi của họ và họ vẫn là các giám mục bất hợp pháp, vì thế họ có thể phải đối diện với ngục tù.
Bức Thư của Đức Thánh Cha không dễ tiếp cận ở Trung Quốc: PA cấm phát hành nó và các trang web đăng tải nó bị buộc phải gỡ bỏ nội dung. Một số linh mục phát tán Bức Thư bị bắt giữ. Toàn văn Bức Thư được đăng trên trang Web tiếng Hoa của Tòa Thánh không thể truy cập được từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm 23/5 xác nhận rằng tài liệu của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gặp "sự tiếp nhận tán thành cao bởi người Công Giáo Trung Hoa, những người đã tiếp cận được Bức Thư".
Một trong những thành quả của Bức Thư này là sự cộng tác to lớn hơn giữa những người Công Giáo chính thức và thầm lặng. Nhiều Giám Mục thầm lặng đã bắt đầu hợp tác trong các sáng kiến mục vụ với các Giám Mục chính thức, nhưng vì lý do này, họ đã phải đối diện với sự bách hại. Trong vài tháng trước các Giám Mục được chính quyền công nhận đã bị triệu tập để trải qua các phiên họp chính trị về các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chính sách tôn giáo, vốn kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng. Phần lớn các Giám Mục thầm lặng vẫn không ngớt bị quản thúc tại gia. Hơn thế nữa, ba Giám Mục thầm lặng đã hoàn toàn biến mất trong nhà giam của công an. Đó là: Đức Cha Giacôbê Su Zhimin (của giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và không rõ ở đâu từ năm 1996; Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận của Yixian, Hà Bắv), 86 tuổi, bị bắt và không biết ở đâu từ ngày 13 tháng Tư, 2001; Đức Cha Julius Jia Zhiguo (Giã Chí Quốc), hôm 30 tháng Ba vừa qua lại một lần nữa bị bắt khi ngài chuẩn bị cùng làm việc với vị giám mục chính thức của Thạch Gia Trang, Đức Cha Jang Taoran