Hồng Kông (Asianews) - Trong cuộc trò chuyện sôi nổi với Tin Tức Á Châu (AsiaNews), Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân cho rằng thời điểm đã đến để Giáo Hội Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican chấm dứt chấp nhận bất kỳ hình thức thỏa hiệp nào với chế độ cai trị Bắc Kinh và thi hành những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Bức Thư của ngài, để bảo vệ sự tự do tôn giáo của Giáo Hội. Đức Hồng y Giuse, đã về hưu vào tháng Tư vừa qua, trở Thánh Tổng Giám Mục danh dự của Giáo phận Hồng Kông, đã hết sức quan ngại về Giáo Hội chính thức đã quy phục một cách rõ rệt Hội Yêu Nước, tạo nên một “cái tát vào mặt” Đức Thánh Cha và những chỉ dẫn mà ngài trình bày trong Bức Thư gửi người Công Giáo Trung Hoa hai năm trước.
Đức Hồng y cũng nói rõ tầm quan trọng của việc tìm kiếm quan hệ ngoại giao bằng mọi giá giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh: nó mang đến nguy cơ chỉ là ảo tưởng nếu không có tự do tôn giáo ở đất nước này.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn Đức Hồng Y Giuse, trong đó ngài nhắc lại dấn thân của Giáo Hội và Tòa Thánh nhằm hòa giải hai cộng đoàn ở Trung Hoa (Giáo Hội chính thức và hầm trú), ngài nói đến tương lai ngài trở thành nhà giáo và trên hết là kiên định tiếp xúc với các Kitô hữu ở Trung Quốc:
Thưa Đức Hồng y, xin Đức Hồng y nói về sự dấn thân của mình đối với sự tự do tôn giáo của Giáo Hội ở Trung Hoa
Kể từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 nhiều người đã dấn thân cho Giáo Hội ở Trung Hoa. Và những gì xảy ra là thực tế Giáo Hội ở Trung Hoa bắt đầu một cách chậm chạp so với bên ngoài Trung Hoa. Nói cách khác, sự chia rẽ giữa cái gọi là Giáo Hội chính thức và Giáo Hội hầm trú đã được tạo ra, ít nhất trước tiên là hai quan điểm khác nhau, cả ở Hồng Kông và Tòa Thánh. Tại Hồng Kông này – tôi đang nói về những năm đầu sau mở cửa – những người giúp Giáo Hội ở Trung Hoa cũng rơi vào hai nhóm. Đó là những người ủng hộ cộng đoàn hầm trú và hầu như thù địch với cộng đoàn chính thức và ngược lại, những người thông cảm với Giáo Hội chính thức thì nhìn cộng đoàn hầm trú bằng sự ngờ vực. Những người có mối quan hệ tốt với Giáo Hội ở Trung Hoa, những người am hiểu thực sự những gì đang xảy ra, đương nhiên ngả về phía Giáo Hội hầm trú, vì Giáo Hội can đảm chịu đựng vì đức tin. Họ nhìn Giáo Hội chính thức bằng sự ngờ vực, chỉ trích Giáo Hội này tự nộp mình cho chính quyền. Nhưng một số người nào đó ở Hồng Kông, những người không biết rõ Trung Hoa, hoặc các nhà truyền giáo trẻ chưa bao giờ làm việc ở Trung Hoa, lại dễ dàng tán tụng bởi những gì họ thấy trong chuyến đi ngắn đến Trung Hoa: các nhà thờ cởi mở, các hội đoàn ca hát v.v… Vì thế họ cảm thấy phấn khởi bởi thứ tự do mà họ tin là có thật. Hậu quả là họ cáo buộc Giáo Hội hầm trú ngoan cố, không sẵn lòng chấp nhận thực tại mới.
Đây cũng là trường hợp bên trong Tòa Thánh: hẳn nhiều người biết về sự xích mích trong quá khứ giữa Thánh Bộ Ngoại Giao, với khuynh hướng hòa giải để tái thiết lập quan hệ ngoại giao và Thánh Bộ Truyền Giáo, vốn nhắm đến mục đích Giáo Hội có đời sống giáo hội thật sự và tự do. Sau vài năm trao đổi giữa Giáo Hội Trung Hoa và Giáo Hội Hoàn Vũ, trên hết đối với những người chúng tôi đến đó giảng dạy, chúng tôi thấy rằng Giáo Hội chính thức không có bất kỳ đường hướng ly giáo hay chia rẽ nào. Chúng tôi nhận thấy rằng chính quyền đang giữ thế tách khỏi Rôma một cách giả tạo. Thay vào đó, giáo dân vẫn giữ gìn đức tin Công Giáo trong tim mình, giống như chúng tôi. Và vì thế, trong thời gian ngắn hai quan điểm xích lại gần nhau hơn. Đó là sự thực của Tòa Thánh và của Hồng Kông. Dĩ nhiên, cũng có một số nhóm phân cực theo hoàn cảnh, chỉ ủng hộ phía này hay phía kia.
Chúng ta có thể nói rằng là Giáo Hội Hoàn Vũ quen thuộc hơn với thực tại cụ thể, bắt đầu chấp nhận với cái gọi là Giáo Hội chính thức. Kết quả này bước đầu một tiến trình khôi phục tín hữu của Giáo Hội chính thức, với các giám mục lớn tuổi hơn thì trình Đức Thánh Cha xin tha thứ và xin được công nhận là giám mục. Tòa Thánh tỏ thái độ rất cởi mở về điều này: sau việc điều tra cần thiết và với sự đồng thuận của các giám mục hầm trú hợp pháp, Giáo Hội đã công nhận nhiều giám mục mà chưa bao giờ đòi hỏi khắc khe trong việc công bố công khai tính hợp pháp mới được ban cho họ. Khởi đầu điều này làm cho tiến trình hợp pháp hóa rất khó khăn. Lòng khoan dung của Toà Thánh, với một mức độ nhất định, đã được làm cho xứng hợp bởi sự tha thứ của chính phủ. Ở chừng mực nào đó, những người sau này biết về sự kiện này nhưng không có phản ứng với những hành động căm thù hay đàn áp các giám mục đã được sự phê chuẩn của Rôma.
Giai đoạn thứ nhì cũng đã được thực hiện theo cùng một ý hướng, trong đó các giám mục trẻ sau khi có được sự bầu chọn [theo thủ tục bầu chọn dân chủ được chính quyền áp đặt] muốn nhận được sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng trước khi được tấn phong. Trong trường hợp này, hai giáo hội đã rất quảng đại và phê chuẩn nhiều người trong số họ, tất nhiên miễn là là họ được chấp nhận. Và những trường hợp này chính quyền cũng nhắm mắt làm ngơ và không từ chối họ để có được sự phê chuẩn của Rôma. Vì thế có một giai đoạn có sự nhượng bộ và thỏa hiệp để mọi thứ cuối cùng đạt đến tốt đẹp một cách chính thức.
Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra: không có suy tư liên tục, chúng ta rơi vào trì trệ không có sự suy gẫm cần thiết và chưa bao giờ cố gắng cải thiện tình hình.
Giờ chúng ta đã đến thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết hoặc là chấp nhận thỏa hiệp thêm nữa. Thời khắc sung mãn cho một chương mới bắt đầu. Bức Thư của Đức Thánh Cha gửi người Công Giáo ở Trung Hoa (2007) hẳn đánh dấu khởi đầu mới này. Trong đó, Đức Thánh Cha nói rất rõ ràng về các nguyên tắc soi dẫn giai đoạn mới này trong đời sống Giáo Hội ở Trung Quốc. Đáng tiếc là trong suốt 2 năm qua, sự chuyển động về hướng ánh sáng này đã không đúng chỗ. Đối với tôi, dường như chúng ta đang lo lắng trượt khỏi con dốc của sự thỏa hiệp. Sự kiện đáng lo âu nhất, vốn đi đến chống lại mọi chỉ dẫn của Đức Thánh Cha, là cử hành kỷ niệm 50 năm tấn phong giám mục bất hợp pháp đầu tiên vào năm 1958. Điều này thực sự làm tôi lo lắng: nó xuất hiện hầu như quá đáng để chấm dứt những sự kiện định hình đang xảy ra. Tôi thực sự bị làm hoảng sợ bởi viễn cảnh một Hội nghị có thể có của Công Giáo Trung Quốc. Có thể trong cuộc họp đó, tôi e ngại sẽ xảy ra, thành công trong việc bảo vệ sự tham dự của nhiều giám mục và linh mục, nó có nghĩa là chấm dứt. Tôi lặp lại: nó có nghĩa là hoàn toàn lãng phí mọi nỗ lực trong nhiều năm trước và nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha. Vâng, nó có thể là cái tác vào mặt, vì nó có thể mang ý nghĩa hoàn toàn lờ đi Bức Thư của ngài.
Thưa Đức Hồng y, ai phải chịu trách nhiệm cho việc không thi hành những chỉ dẫn chứa đựng trong Bức Thư của Đức Thánh Cha?
Rõ ràng ở Trung Hoa, họ cố tìm mọi cách ngăn chặn Bức Thư của Đức Giáo Hoàng. Nhưng tôi cũng tin rằng Tòa Thánh phải đưa ra sự ủng hộ lớn hơn đối với Bức Thư. Tòa Thánh nên đưa ra thi hành những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha một cách rõ rệt trong một thời gian dài hơn.
Vào Tháng Giêng vừa qua, Đức Hồng y đã viết một bài xã luận trên tạp chí Công Giáo ở Hồng Kông, trong đó Đức Hồng y đã yêu cầu các giám mục chính thức của Trung Hoa phải có đức hạnh của Thánh Stêphanô, vị thánh tử vì đạo tiên khởi, và đừng quy phục ý chí của Nhà Nước khi nó trái ngược với đức tin. Đức Hồng y đã yêu cầu họ “đứng trên mặt đất” và chống cự lại sự bách hại từ Hội Yêu Nước, để giữ tín hữu theo Đức Thánh Cha
Quan điểm mà tôi đang đưa ra khi tôi viết bài báo vào tháng Giêng dường như có phần khắc nghiệt, vì đối với một số người dường như tôi đang kêu gọi tử vì đạo. Tử vì đạo không phải là thứ chúng ta có thể lựa chọn. Nếu một hoàn cảnh kêu gọi tử vì đạo, sẽ có Ơn Chúa ban cho chúng ta sức mạnh. Tử vì đạo không phải là thành quả của tự bản thân chúng ta, nhưng nếu hoàn cảnh quá bức bách thì chúng ta phải sẵn sàng cho việc tử vì đạo, không có sự chọn lựa. Nếu hoàn cảnh đòi hỏi phải tử vì đạo, người ta loại trừ bản thân mình ra, thì có nghĩa là bội ước trong việc làm chứng cho đức tin vốn là bổn phận được trao phó.
Cụm từ “đứng trên mặt đất” dường như tàn bạo, nhưng chúng ta phải rõ ràng, chúng ta phải kiên quyết. Sự chọn lựa khác là đầu hàng. Chúng ta không có quyền đầu hàng. Chúng ta phải đứng kiên vững trong đức tin.
Trong nhiều dịp khác nhau, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta phải kiên vững trong các nguyên tắc của đức tin, ngay cả khi ban đầu chúng ta xuất hiện với thất bại. Không may là một số người tin rằng chúng ta có thể từ bỏ một phần đức tin của chúng ta để chúng ta có thể loan báo Tin Mừng. Nhưng điều này là lố bịch, đó là lý do tại sao tôi phải hỏi: nhưng Tin Mừng nào mà anh em nói đến? Một Tin Mừng bị cắt xén? Của một Tin Mừng bị bớt đi?
Đức Hồng y nghĩ gì về cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Trung Hoa và những khả năng của mối quan hệ ngoại giao trong tương lai?
Vào thời điểm hết sức quan trọng để đưa ra mối quan hệ ngoại giao, một mình chúng không thể chỉnh sửa mọi thứ. Đôi khi chúng có thể gây thất vọng bằng cách đưa ra cảm giác tự do tôn giáo tồn tại. Điều quan trọng nhất là tự do tôn giáo, tất nhiên có thể được làm cho dễ dàng bởi quan hệ ngoại giao. Nhưng nó thực sự không nhất thiết khi đôi khi thế này, đôi khi thế khác. Vì thế anh không thể có quan hệ ngoại giao khi mục đích duy nhất của anh không đảm bảo tự do thực sự. Thiết lập quan hệ ngoại giao hiện thời không chắc có thể làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc được cải thiện tốt lên. Vì thế, để giữ thể diện trước Mã Anh Cửu (Tổng Thống Đài Loan), Bắc Kinh không vội vàng thiết lập quan hệ với Vatican, vốn có nghĩa là cặt đứt mối quan hệ giữa Vatican và Đài Loan. Dường như có sự đồng thuận ngầm ở cả hai phía, Bắc Kinh cho phép Đài Loan duy trì mối quan hệ với một loạt nước nhỏ, nơi mà cho đến gần đây nó tiếp tục đeo đuổi chiến dịch đưa những nước này nằm dưới mũi Đài Loan bằng cách đề nghị những nhượng bộ về kinh tế. Hiện thời có sự đình chiến về điểm này.
Những kế hoạch của Đức Hồng y cho tương lai…
Tôi đã nói rằng tôi mong muốn rời khỏi văn phòng giáo phận để rút lui và tập trung phục vụ cho Trung Hoa. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha đặt tôi làm hồng y. Tôi cảm thấy rằng tôi không thể làm tốt cả hai. Tôi sẽ phải nhận nhiều thư từ và tiếp nhiều người, nhưng tôi không thể theo sát chi tiết từng giáo phận ở Trung Hoa. Tôi không thể tiếp tục. Tôi sẽ phải đọc thư và đặt chúng một bên, tôi sẽ phải tiếp khách (từ Trung Hoa), nói những gì tôi nghĩ là đúng, nhưng sau đó phải kết thúc ở đó, tôi không thể đi xa hơn. Giờ tôi hy vọng có thể làm thêm nữa. Đây là mục đích chính của tôi: trở nên am hiểu tốt hơn về Giáo Hội ở Trung Hoa và từng giáo phận cách riêng, bằng cách này tôi sẽ ở vị trí tốt hơn để đưa ra lời khuyên. Hiện giờ tôi cảm thấy tôi am hiểu về Giáo Hội ở Trung Hoa bằng một tình cảm chung chứ không phải từng giáo phận đơn lẻ. Nhiều vấn đề tồn tại trên bình diện giáo phận đơn lẻ.
Hơn nữa vì công việc trước đây của tôi là đào tạo chủng viên, tôi rất sẵn sàng tiếp tục công viện này mà không xung đột với công việc của tôi ở Trung Hoa. Đó là lý do tại sao Đức Cha Tong yêu cầu tôi giúp trong giảng dạy và trong đời sống chủng viện, tôi đã vui lòng chấp nhận. Tương tự, tôi cũng sẵn lòng rút khỏi tất cả, chỉ để lại một lĩnh vực rõ ràng, có lẽ đến một trường trung học Salêdiêng ở Phi Châu, nơi cần giáo viên. Nhưng tôi phải nhớ rằng tôi đã 77 tuổi, tôi không biết tôi sẽ có thể thực hiện được bao lâu. Tôi hy vọng rằng sức khỏe của tôi sẽ cho phép một vài năm nữa. Và sau đó khi tôi không còn có thể phục vụ được, tôi sẽ về hưu ở một nhà Salêdiêng.
Đức Hồng y cũng nói rõ tầm quan trọng của việc tìm kiếm quan hệ ngoại giao bằng mọi giá giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh: nó mang đến nguy cơ chỉ là ảo tưởng nếu không có tự do tôn giáo ở đất nước này.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn Đức Hồng Y Giuse, trong đó ngài nhắc lại dấn thân của Giáo Hội và Tòa Thánh nhằm hòa giải hai cộng đoàn ở Trung Hoa (Giáo Hội chính thức và hầm trú), ngài nói đến tương lai ngài trở thành nhà giáo và trên hết là kiên định tiếp xúc với các Kitô hữu ở Trung Quốc:
Thưa Đức Hồng y, xin Đức Hồng y nói về sự dấn thân của mình đối với sự tự do tôn giáo của Giáo Hội ở Trung Hoa
Kể từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 nhiều người đã dấn thân cho Giáo Hội ở Trung Hoa. Và những gì xảy ra là thực tế Giáo Hội ở Trung Hoa bắt đầu một cách chậm chạp so với bên ngoài Trung Hoa. Nói cách khác, sự chia rẽ giữa cái gọi là Giáo Hội chính thức và Giáo Hội hầm trú đã được tạo ra, ít nhất trước tiên là hai quan điểm khác nhau, cả ở Hồng Kông và Tòa Thánh. Tại Hồng Kông này – tôi đang nói về những năm đầu sau mở cửa – những người giúp Giáo Hội ở Trung Hoa cũng rơi vào hai nhóm. Đó là những người ủng hộ cộng đoàn hầm trú và hầu như thù địch với cộng đoàn chính thức và ngược lại, những người thông cảm với Giáo Hội chính thức thì nhìn cộng đoàn hầm trú bằng sự ngờ vực. Những người có mối quan hệ tốt với Giáo Hội ở Trung Hoa, những người am hiểu thực sự những gì đang xảy ra, đương nhiên ngả về phía Giáo Hội hầm trú, vì Giáo Hội can đảm chịu đựng vì đức tin. Họ nhìn Giáo Hội chính thức bằng sự ngờ vực, chỉ trích Giáo Hội này tự nộp mình cho chính quyền. Nhưng một số người nào đó ở Hồng Kông, những người không biết rõ Trung Hoa, hoặc các nhà truyền giáo trẻ chưa bao giờ làm việc ở Trung Hoa, lại dễ dàng tán tụng bởi những gì họ thấy trong chuyến đi ngắn đến Trung Hoa: các nhà thờ cởi mở, các hội đoàn ca hát v.v… Vì thế họ cảm thấy phấn khởi bởi thứ tự do mà họ tin là có thật. Hậu quả là họ cáo buộc Giáo Hội hầm trú ngoan cố, không sẵn lòng chấp nhận thực tại mới.
Đây cũng là trường hợp bên trong Tòa Thánh: hẳn nhiều người biết về sự xích mích trong quá khứ giữa Thánh Bộ Ngoại Giao, với khuynh hướng hòa giải để tái thiết lập quan hệ ngoại giao và Thánh Bộ Truyền Giáo, vốn nhắm đến mục đích Giáo Hội có đời sống giáo hội thật sự và tự do. Sau vài năm trao đổi giữa Giáo Hội Trung Hoa và Giáo Hội Hoàn Vũ, trên hết đối với những người chúng tôi đến đó giảng dạy, chúng tôi thấy rằng Giáo Hội chính thức không có bất kỳ đường hướng ly giáo hay chia rẽ nào. Chúng tôi nhận thấy rằng chính quyền đang giữ thế tách khỏi Rôma một cách giả tạo. Thay vào đó, giáo dân vẫn giữ gìn đức tin Công Giáo trong tim mình, giống như chúng tôi. Và vì thế, trong thời gian ngắn hai quan điểm xích lại gần nhau hơn. Đó là sự thực của Tòa Thánh và của Hồng Kông. Dĩ nhiên, cũng có một số nhóm phân cực theo hoàn cảnh, chỉ ủng hộ phía này hay phía kia.
Chúng ta có thể nói rằng là Giáo Hội Hoàn Vũ quen thuộc hơn với thực tại cụ thể, bắt đầu chấp nhận với cái gọi là Giáo Hội chính thức. Kết quả này bước đầu một tiến trình khôi phục tín hữu của Giáo Hội chính thức, với các giám mục lớn tuổi hơn thì trình Đức Thánh Cha xin tha thứ và xin được công nhận là giám mục. Tòa Thánh tỏ thái độ rất cởi mở về điều này: sau việc điều tra cần thiết và với sự đồng thuận của các giám mục hầm trú hợp pháp, Giáo Hội đã công nhận nhiều giám mục mà chưa bao giờ đòi hỏi khắc khe trong việc công bố công khai tính hợp pháp mới được ban cho họ. Khởi đầu điều này làm cho tiến trình hợp pháp hóa rất khó khăn. Lòng khoan dung của Toà Thánh, với một mức độ nhất định, đã được làm cho xứng hợp bởi sự tha thứ của chính phủ. Ở chừng mực nào đó, những người sau này biết về sự kiện này nhưng không có phản ứng với những hành động căm thù hay đàn áp các giám mục đã được sự phê chuẩn của Rôma.
Giai đoạn thứ nhì cũng đã được thực hiện theo cùng một ý hướng, trong đó các giám mục trẻ sau khi có được sự bầu chọn [theo thủ tục bầu chọn dân chủ được chính quyền áp đặt] muốn nhận được sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng trước khi được tấn phong. Trong trường hợp này, hai giáo hội đã rất quảng đại và phê chuẩn nhiều người trong số họ, tất nhiên miễn là là họ được chấp nhận. Và những trường hợp này chính quyền cũng nhắm mắt làm ngơ và không từ chối họ để có được sự phê chuẩn của Rôma. Vì thế có một giai đoạn có sự nhượng bộ và thỏa hiệp để mọi thứ cuối cùng đạt đến tốt đẹp một cách chính thức.
Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra: không có suy tư liên tục, chúng ta rơi vào trì trệ không có sự suy gẫm cần thiết và chưa bao giờ cố gắng cải thiện tình hình.
Giờ chúng ta đã đến thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết hoặc là chấp nhận thỏa hiệp thêm nữa. Thời khắc sung mãn cho một chương mới bắt đầu. Bức Thư của Đức Thánh Cha gửi người Công Giáo ở Trung Hoa (2007) hẳn đánh dấu khởi đầu mới này. Trong đó, Đức Thánh Cha nói rất rõ ràng về các nguyên tắc soi dẫn giai đoạn mới này trong đời sống Giáo Hội ở Trung Quốc. Đáng tiếc là trong suốt 2 năm qua, sự chuyển động về hướng ánh sáng này đã không đúng chỗ. Đối với tôi, dường như chúng ta đang lo lắng trượt khỏi con dốc của sự thỏa hiệp. Sự kiện đáng lo âu nhất, vốn đi đến chống lại mọi chỉ dẫn của Đức Thánh Cha, là cử hành kỷ niệm 50 năm tấn phong giám mục bất hợp pháp đầu tiên vào năm 1958. Điều này thực sự làm tôi lo lắng: nó xuất hiện hầu như quá đáng để chấm dứt những sự kiện định hình đang xảy ra. Tôi thực sự bị làm hoảng sợ bởi viễn cảnh một Hội nghị có thể có của Công Giáo Trung Quốc. Có thể trong cuộc họp đó, tôi e ngại sẽ xảy ra, thành công trong việc bảo vệ sự tham dự của nhiều giám mục và linh mục, nó có nghĩa là chấm dứt. Tôi lặp lại: nó có nghĩa là hoàn toàn lãng phí mọi nỗ lực trong nhiều năm trước và nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha. Vâng, nó có thể là cái tác vào mặt, vì nó có thể mang ý nghĩa hoàn toàn lờ đi Bức Thư của ngài.
Thưa Đức Hồng y, ai phải chịu trách nhiệm cho việc không thi hành những chỉ dẫn chứa đựng trong Bức Thư của Đức Thánh Cha?
Rõ ràng ở Trung Hoa, họ cố tìm mọi cách ngăn chặn Bức Thư của Đức Giáo Hoàng. Nhưng tôi cũng tin rằng Tòa Thánh phải đưa ra sự ủng hộ lớn hơn đối với Bức Thư. Tòa Thánh nên đưa ra thi hành những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha một cách rõ rệt trong một thời gian dài hơn.
Vào Tháng Giêng vừa qua, Đức Hồng y đã viết một bài xã luận trên tạp chí Công Giáo ở Hồng Kông, trong đó Đức Hồng y đã yêu cầu các giám mục chính thức của Trung Hoa phải có đức hạnh của Thánh Stêphanô, vị thánh tử vì đạo tiên khởi, và đừng quy phục ý chí của Nhà Nước khi nó trái ngược với đức tin. Đức Hồng y đã yêu cầu họ “đứng trên mặt đất” và chống cự lại sự bách hại từ Hội Yêu Nước, để giữ tín hữu theo Đức Thánh Cha
Quan điểm mà tôi đang đưa ra khi tôi viết bài báo vào tháng Giêng dường như có phần khắc nghiệt, vì đối với một số người dường như tôi đang kêu gọi tử vì đạo. Tử vì đạo không phải là thứ chúng ta có thể lựa chọn. Nếu một hoàn cảnh kêu gọi tử vì đạo, sẽ có Ơn Chúa ban cho chúng ta sức mạnh. Tử vì đạo không phải là thành quả của tự bản thân chúng ta, nhưng nếu hoàn cảnh quá bức bách thì chúng ta phải sẵn sàng cho việc tử vì đạo, không có sự chọn lựa. Nếu hoàn cảnh đòi hỏi phải tử vì đạo, người ta loại trừ bản thân mình ra, thì có nghĩa là bội ước trong việc làm chứng cho đức tin vốn là bổn phận được trao phó.
Cụm từ “đứng trên mặt đất” dường như tàn bạo, nhưng chúng ta phải rõ ràng, chúng ta phải kiên quyết. Sự chọn lựa khác là đầu hàng. Chúng ta không có quyền đầu hàng. Chúng ta phải đứng kiên vững trong đức tin.
Trong nhiều dịp khác nhau, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta phải kiên vững trong các nguyên tắc của đức tin, ngay cả khi ban đầu chúng ta xuất hiện với thất bại. Không may là một số người tin rằng chúng ta có thể từ bỏ một phần đức tin của chúng ta để chúng ta có thể loan báo Tin Mừng. Nhưng điều này là lố bịch, đó là lý do tại sao tôi phải hỏi: nhưng Tin Mừng nào mà anh em nói đến? Một Tin Mừng bị cắt xén? Của một Tin Mừng bị bớt đi?
Đức Hồng y nghĩ gì về cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Trung Hoa và những khả năng của mối quan hệ ngoại giao trong tương lai?
Vào thời điểm hết sức quan trọng để đưa ra mối quan hệ ngoại giao, một mình chúng không thể chỉnh sửa mọi thứ. Đôi khi chúng có thể gây thất vọng bằng cách đưa ra cảm giác tự do tôn giáo tồn tại. Điều quan trọng nhất là tự do tôn giáo, tất nhiên có thể được làm cho dễ dàng bởi quan hệ ngoại giao. Nhưng nó thực sự không nhất thiết khi đôi khi thế này, đôi khi thế khác. Vì thế anh không thể có quan hệ ngoại giao khi mục đích duy nhất của anh không đảm bảo tự do thực sự. Thiết lập quan hệ ngoại giao hiện thời không chắc có thể làm cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc được cải thiện tốt lên. Vì thế, để giữ thể diện trước Mã Anh Cửu (Tổng Thống Đài Loan), Bắc Kinh không vội vàng thiết lập quan hệ với Vatican, vốn có nghĩa là cặt đứt mối quan hệ giữa Vatican và Đài Loan. Dường như có sự đồng thuận ngầm ở cả hai phía, Bắc Kinh cho phép Đài Loan duy trì mối quan hệ với một loạt nước nhỏ, nơi mà cho đến gần đây nó tiếp tục đeo đuổi chiến dịch đưa những nước này nằm dưới mũi Đài Loan bằng cách đề nghị những nhượng bộ về kinh tế. Hiện thời có sự đình chiến về điểm này.
Những kế hoạch của Đức Hồng y cho tương lai…
Tôi đã nói rằng tôi mong muốn rời khỏi văn phòng giáo phận để rút lui và tập trung phục vụ cho Trung Hoa. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha đặt tôi làm hồng y. Tôi cảm thấy rằng tôi không thể làm tốt cả hai. Tôi sẽ phải nhận nhiều thư từ và tiếp nhiều người, nhưng tôi không thể theo sát chi tiết từng giáo phận ở Trung Hoa. Tôi không thể tiếp tục. Tôi sẽ phải đọc thư và đặt chúng một bên, tôi sẽ phải tiếp khách (từ Trung Hoa), nói những gì tôi nghĩ là đúng, nhưng sau đó phải kết thúc ở đó, tôi không thể đi xa hơn. Giờ tôi hy vọng có thể làm thêm nữa. Đây là mục đích chính của tôi: trở nên am hiểu tốt hơn về Giáo Hội ở Trung Hoa và từng giáo phận cách riêng, bằng cách này tôi sẽ ở vị trí tốt hơn để đưa ra lời khuyên. Hiện giờ tôi cảm thấy tôi am hiểu về Giáo Hội ở Trung Hoa bằng một tình cảm chung chứ không phải từng giáo phận đơn lẻ. Nhiều vấn đề tồn tại trên bình diện giáo phận đơn lẻ.
Hơn nữa vì công việc trước đây của tôi là đào tạo chủng viên, tôi rất sẵn sàng tiếp tục công viện này mà không xung đột với công việc của tôi ở Trung Hoa. Đó là lý do tại sao Đức Cha Tong yêu cầu tôi giúp trong giảng dạy và trong đời sống chủng viện, tôi đã vui lòng chấp nhận. Tương tự, tôi cũng sẵn lòng rút khỏi tất cả, chỉ để lại một lĩnh vực rõ ràng, có lẽ đến một trường trung học Salêdiêng ở Phi Châu, nơi cần giáo viên. Nhưng tôi phải nhớ rằng tôi đã 77 tuổi, tôi không biết tôi sẽ có thể thực hiện được bao lâu. Tôi hy vọng rằng sức khỏe của tôi sẽ cho phép một vài năm nữa. Và sau đó khi tôi không còn có thể phục vụ được, tôi sẽ về hưu ở một nhà Salêdiêng.