Ghi nhớ công ơn Linh Mục Dưỡng Phụ
Phao-lô Trần hữu Lý ( 1911 – 2003 )
Thân phụ tôi mất sớm khi tôi còn là một đứa trẻ 10 tuổi.Tôi không có sư phụ truyền dạy võ công hay nghề nghiệp để hành hịệp và mưu sinh. Nhưng tôi may mắn được 1 Linh mục nhận làm dưỡng tử.Kể từ đó tôi gọi ngài là Cha Bố hay Dưỡng Phụ.Hai chữ Dưỡng Phụ với tôi mang trọn vẹn ý nghĩa cả về tinh thần và vật chất.
Khi song thân qua đời,chị em tôi lâm vào cảnh mồ côi cơ cực.Người chị cả 18 tuổi vừa kết hôn theo chồng đi xa.Chị hai mới 16 phải gánh vác gia đình.Chị theo các bà bạn của mẹ với những chuyến buôn xa, lấy tiền nuội 3 đứa em còn nhỏ dại.Thày dạy tôi thương cảm hoàn cảnh giới thiệu tôi với một linh mục và ngài sẵn sàng giơ tay đón nhận tôi,mặc dù lúc ấy ngài đã có 6 đệ tử.Ngài gửi tôi vào tu viện khi ấy gọi là Truờng Thử hay Trường Tập vì các tập sinh cần thử thách về đạo hạnh và học hành qua 2 năm Lớp Nhì và Lớp Nhất Tiểu học,trước khi được tuyển chọn lên Tiểu Chủng Viện.
Lúc này Cha Bố đang làm quản lý địa phận Phát Diệm và trông coi vùng Xứ đạo đồn điền ven biển Cồn Thoi.Nhưng cha không ở đó – sau này tôi mới biết lý do – đây là vùng xôi đậu ban đêm Việt Cộng thường về quấy phá và chúng có ý hãm hãi cha nên ngài phải ở lại Giáo Khu an toàn của Đức Cha Lê hữu Từ - nơi đặt Tổng Bộ Tự Vệ Công giáo do cha Hoàng Quỳnh chỉ huy.Ngoài nhiệm vụ quản lý,cha dạy giáo lý các lớp Trung học Trần Lục cùng biên soạn tài liệu hướng dẫn hôn nhân cho nam nữ thanh niên..
Mỗi dịp nghỉ hè,các huynh đệ chúng tôi về sống với gia đình 1 tuần trước khi xuống Cồn Thoi.Nơi đây không khí mát mẻ trong lành,tốt cho sức khoẻ và học hành. Tuy là nghỉ hè, chúng tôi vẫn phải giữ đúng thời khoá biểu do đại sư huynh ấn định.Buổi sáng sau Thánh Lễ,ăn sáng rối học bổ túc những môn yếu kém,tới 12 giờ dùng cơm trưa.Buổi chiều sau nghỉ trưa được tự do đi tắm sông,lưới cá cua trôi theo dòng nước cuốn về, hay bắt sò,hến., đuổi theo những con ngỗng trời vô bờ biển kiếm mồi. Đến 9 giờ tối lên nhà nguyện,10 giờ tắt đèn ngủ.Cuối tuần thứ Bảy,Chúa Nhật nghỉ học,đi viếng các nhà thờ họ quanh vùng.Những ngày hè dù sống theo giờ giấc ấn định,nhưng mang lại cho chúng tôi nhiều ích lợi và thú vị.Tinh thần tỉnh táo,sức khoẻ hồi phục,môn học yếu kém các sư huynh đệ bổ túc cho nhau.Những chiều dạo chơi trên đê,nghe sóng biển rì rào ngoài xa,từng đàn hải âu dập dờn trên sóng.Những đêm trăng sáng, đại sư huynh tụ họp thanh thiếu niên xóm đạo,ngồi dọc hai bên bờ đê lộng giò,tập những bản thánh ca du dương dìu dặt.
Cứ hai tuần một lần,Cha Bố từ giáo khu Phát Diệm đi xe mô-tô chạy dọc con đê dài xuống thị sát công việc đồn điền. và giáo xứ. Mỗi lần nghe tiếng xe từ xa vọng lại,trẻ con thi nhau chạy dọc bên bờ đê hò reo: “ Cha bình bịch về ! Bình bịch về !.Độ ấy người dân quê đặt tên theo âm thanh phát ra – nôm na nhưng chính xác mà dễ nhớ: ’ xe bình bịch ‘.Theo tôi nghĩ có lẽ thời ấy,cả giáo khu Phát Diệm chỉ có mình cha dùng mô-tô làm phương tiện di chuyển và cũng vì cha cao lớn gần 2 thước mới đủ sức điều khiển nổi con ngựa Phù Đổng.Mỗi lần xuống,ngài vào chào cha già đang hưu dưỡng và thày phụ tá bàn bạc công việc.Sau đó gặp riêng đại sư huynh để biết tình hình tổng quát về chúng tôi,nếu có ai sai phạm điều gì cha gặp riêng khuyên bảo,không bao giờ to tiếng la rầy.Bố chỉ ở vài tiếng rồi ra về trong tiếng reo hò của bày trẻ chạy theo xe với làn khói dài tan loãng phía sau.
Trong thời gian tôi sống nơi tu viện,Cha Bố thường xuyên theo dõi gíúp đỡ đời sống chị em tôi.Vào các dịp Tết cha nhờ ngườii đem cho quà bánh để hưởng Xuân. Sau khi tôi đậu bằng Tiểu học cũng là lúc Hiệp Định Giơ-neo ký kết ngày 20/7/1954 chia đôi Đất Nước: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc Cộng sản Bắc Việt và từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Miền Nam tự do.Dân chúng Miền Bắc – nhất là các xứ Công giáo – tìm đủ mọi cách trốn ra Hà Nội,Hải Phòng chờ phương tiện di cư vào Nam, trốn thoát chế độ Cộng sản.Tu viện chúng tôi di chuyển ra tạm trú nơi trường Saint Josept Hải Phòng chờ xuôi Nam.Trong khi chờ đợi,chú em trai 8 tuổi thất lạc các chị, chạy theo đoàn người di cư tới nơi.Tôi rất lo lắng vì chưa nhận được tin tức các chị và càng lo âu Không biết phảI làm sao cho em lúc này.Cha Bố xuất hiện đúng lúc,bảo tôi cứ yên tâm theo Tu viện vào Nam và ngài sẽ sắp đặt cho em tôi vào. Tuần lễ sau tôi theo Tu viện vào Nam trên chuyến tàu Pháp Saran…
Vào Miền Nam tôi nhập Tiểu chủng viện Phát- Diệm tại Phú Nhuận. Qua 2 năm học,tôi bị đau nặng nên Bề trên cho về gia đình để thuốc thang dưỡng bệnh.Nhưng tôi làm gì có gia đình vì chị em tôi đã phiêu bạt mỗi người một nơi,Cha Bố đưa tôi về xứ ngài săn sóc, chạy chữa.Nhờ sự tận tình của Dưỡng Phụ, hơn hai năm tôi đã bình phục.Lúc này tôi có thể trở lại trường,nhưng rất khó theo kịp học tập cùng các đồng môn – nhất là môn La-tinh – còn nếu lui lại 2 hay 3 năm cũng không phù hợp.Chính lúc tôi đang phân vân, Bố đã giải đáp thay tôi và nói: “ Thôi con ạ ! Chúa gọi thì nhiều nhưng chọn thì ít ! Chúa đã dọn cho con đi theo con đường khác ! “
Tôi vâng lời,nên sau khi đậu Trung học, tôi bước vào đời sớm để mưu sinh.Trong suốt cuộc sống từ kèm trẻ tư gia,thư ký hãng buôn,giáo viên Tiểu học,giáo chức Trung học,gia nhập Quân đội..tôi vẫn luôn liên lạc, lui tới thăm ngài.Có thể nói trong các huynh đệ sau này hoàn tục,chỉ có tôi luôn gấn bó với Cha Bố để đón nhận sự hướng dẫn,chỉ bảo,giữ tình cha con thân mật,đó cũng là cách tôi luôn tỏ lòng kính mến biết ơn Dưỡng Phụ.Tôi bị mất liên lạc với ngài gần 10 năm khi trong ngục tù Cộng-sản.Nhưng tôi luôn nhớ cầu nguyện cho ngài – và chắc ngài cũng nhớ tới đứa con ‘dưỡng tử ‘ mà cuộc đời buồn nhiều hơn vui-Sau khi mãn hạn tù,tôi tiếp tục mối giây liên lạc với ngài.Mặc dù sống dưới chế độ kìm kẹp của Cộng sản,tôi rất vui mừng vì thấy Bố còn khoẻ mạnh và vẫn can đảm hăng hái như xưa,xây dựng giáo đường,trường học,nữ tu viện rộng rãi khang trang,tổ chức các đoàn thể chặt chẽ,sốt sáng….Ngài biết cuộc sống khó khăn khi tôi mới từ lao tù trở về,luôn an ủi hỗ trợ…Những năm tháng nhọc nhằn mưu sinh rồi cũng qua.Gia đình tôi được chính phủ Hoa kỳ chấp nhận cho đi định cư theo diện tị nạn chính trị.Trước ngày lên đường,tôi đưa gia đình lên từ biệt. Bố đặt tay trên đầu từng người và chúc chúng tôi thượng lộ bình an.
Định cư tại Mỹ hơn 10 năm,tôi chưa một lần trở về thăm Quê Hương,không phải tôi muốn chối bỏ Tổ -Quốc – nơi mình đã sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn – mà vì ‘ Nước Non còn đó,Hồn Quê mất rồi ‘.Nhưng khi nghe tin Dưỡng Phụ bệnh nặng,tôi vội vã trở về thăm ngài.
Trở lại chốn xưa,tôi thấy nhiều sự đổi thay. Sự thay đổi ‘ phồn vinh giả tạo ‘ mà trước đây Cộng sản Bắc Việt đã gán ghép cho Miền Nam,giờ lại đúng cho một chế độ gian tham lừa bịp.Các cơ quan chính quyền,công ty,khách sạn,vũ trường…xây cất lộng lẫy mọc lên như nấm để moi tiền khách du lịch nước ngoài cùng Việt kiều áo gấm về làng khoe khoang du hí.! Trong khi còn quá nhiều những khu nhà ổ chuột của dân chúng nghèo đói,tất tưởi ngược xuôi kiếm sống cùng những trẻ em gầy ốm,rách ruới,bới từng đống rác mưu sinh.Dưới chân nhà cao ốc,gầm cầu,vất vưởng những người dân quê từ nông thôn đổ về thành phố sinh sống, vì đồng ruộng xác xơ thiếu nước,nông cụ,phân bón..thuế thu quá cao không thể bám vào mảnh đất của cha ông để sống…Bản thân tôi,khi sống nơi đất khách quê người luôn thấy trông trải cô đơn mong ngày trở về Quê cũ,nhưng chua xót thay lúc này tôi đang đứng trên Đất Nước thân yêu,giữa dòng người qua lại ồn ào,tôi vẫn thấy mình lạc lõng cô đơn ! …
Tôi tìm đến xứ đạo Cha Bố.Tháp giáo đường vẫn vươn cao trong nắng sớm.Ngôi nhà hưu dưỡng ngài xây sẵn cho ngày về hưu an dưỡng vẫn còn đây,nhưng Dưỡng Phụ thân yêu không còn ở đó ! Cha xứ mới cho biết hiện ngài đang trú ngụ tại Nữ Tu viện gần đây..Sơ Bề Trên hướng dẫn tôi tới gian phòng ngài dưỡng bệnh,Sơ cho biết mấy tuần trước cha đau nặng nằm liệt giường,nay đã đỡ hơn có thể ngồi dạy đọc kinh nguyện và làm lế tại phòng.Sơ lên tiếng gọi,Cha ngồi dậy,vịn vào thành giường tiến về phía cửa sổ.Bóng dáng ngài cao lớn,chắn ngang tầm cửa, thân mình gầy ốm, xanh xao,nét mặt mệt mỏi..Hình như cha chưa nhận ra ai,tôi vội lên tiếng: “ Thưa Bố,con là Hùng đây ! Bố có nhận ra con không ? Con mới ở nước ngoài về ! “ Cha vẫn chưa nhớ ra, có lẽ vì lãng tai và trí nhớ suy giảm.Tôi phải nhắc tên hai Sư huynh Linh Mục, ngài mới nhớ ra và mở cửa cho tôi bước vào.Bóng đèn tròn vàng vọt yếu ớt không đủ soi rõ căn phòng nhỏ hẹp,mỗi chiều chừng ba thước với chiếc giường, chiếc bàn nhỏ và chiếc ghế gỗ.Cha ngồi trên giường nhường ghế cho tôi.Tôi đưa mắt nhìn quanh thầm cảm phục sự hy sinh khó nghèo của ngài Căn nhà hưu dưỡng sẵn có.sạch sẽ rộng rãi vớí tiện nghi tạm đủ sao ngài không ở mà chấp nhận cuộc sống thiếu thốn thế này ? Sau chừng một giờ hàn huyên tâm sự giữa hai bố con lâu ngày xa cách.Khi thấy ngài đã mệt cần nghỉ ngơi,tôi đứng lên cáo từ,trao ngài chiếc phong thư.Bố cảm động vỗ nhẹ vào vai tôi trìu mến: “Bố cám ơn con ! Bố giành để uống thuốc cho mau lại sức ! “ Tôi nghe mà lòng xót xa vì đời sống đơn sơ nghèo khó của bố và cũng buồn vì hoàn cảnh eo hẹp của mình mang danh là sống ở nước ngoài về.
Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Dưỡng Phụ,vì trở về Mỹ 2 tháng sau tôi nghe tin Bố mất,sau hơn 60 năm cuộc đời Linh Mục hiiến dâng cho Chúa,phụng sự Giáo Hội.Với tôi Dưỡng Phụ không phải là vị thánh như Cha Thánh Vianney cha sở họ Ars hay cha Trương bửu Diệp, nhưng suốt 64 năm đời Linh mục qua nhiều giáo xứ từ miền Bắc: Nam Biên,Như Sơn, Gia Lạc, Cồn Thoi cho tới miền Nam: Long Chữ, Bạch Đằng, Lạc Quang, ngài luôn tận tụy với nhiệm vụ Chúa trao phó, được mọi người kính trọng yêu mến vì giữ trọn 3 lời tuyên hứa: Khó nghèo – Khiết tịnh và Vâng lời.
Nhân dịp năm Thánh Linh Mục,tôi dưỡng tử xin ghi nhớ đôi dòng kỷ niệm về Linh Mục Dưỡng Phụ mà tôi luôn kính mến và biết ơn.Cũng là dịp tôi muốn đóng góp vài ý kiến nhỏ về sự quan tâm hỗ trợ cho các Linh mục đang truyền giáo nơi những vùng xa xôi hẻo lánh,dân chúng nghèo nàn nơi các vùng Thượng du miền Bắc,Tây nguyên miền Trung VN …đang cần những phương tiện tối thiểu như nhà thờ,trường học thuốc men,thực phẩm…- Chúng ta hiểu lòng Chúa muốn ngự nơi mái tranh khó nghèo như xưa sinh xuống gian trần nơi hang Be-lem, để chia xẻ tình thương yêu nhân loại hơn là nơi lâu đài nguy nga tráng lệ mà trống vắng cô đơn….. Đặc biệt,tôi muốn nói đến sự rộng tay nâng đỡ các Linh Mục già yếu hưu dưỡng tại Việt Nam.Cuối cùng tôi xin mượn lời Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô quang Kiệt kêu gọi trong Tâm thư gửi cho các Linh Mục,Tu sĩ và Giáo dân hải ngoại:
“ Hiện nay cuộc sống của các Linh Mục già yếu,bệnh tật ở 26 Giáo phận Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.Hội đồng Giám Mục Việt Nam dù rất muốn chăm sóc tất cả các ngài được chu đáo trong những tháng ngày còn lại, sau cả cuộc đời tận tụy và trung thành phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội,nhưng hoàn cảnh và điều kiện chưa cho phép.Đây là nỗi khổ tâm rất lớn của chúng tôi.
Trong những năm qua,lòng quảng đại của anh chị em,đặc biệt anh chị em tại hải ngoại,đã gíúp cuộc sống của các Linh Mục hưu dưỡng phần nào tốt hơn.Nhưng những trợ giúp đó chưa có chương trình ổn định lâu dài.Để công việc này có được qui mô rộng lớn và có kết quả lâu dài cho tất cả các Giáo Phận trên toàn quốc.Hội đồng Giám Mục VN đã ủy thác cho chúng tôi cùng với Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu dưỡng và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Ký xúc tiến công việc……”
Phao-lô Trần hữu Lý ( 1911 – 2003 )
Thân phụ tôi mất sớm khi tôi còn là một đứa trẻ 10 tuổi.Tôi không có sư phụ truyền dạy võ công hay nghề nghiệp để hành hịệp và mưu sinh. Nhưng tôi may mắn được 1 Linh mục nhận làm dưỡng tử.Kể từ đó tôi gọi ngài là Cha Bố hay Dưỡng Phụ.Hai chữ Dưỡng Phụ với tôi mang trọn vẹn ý nghĩa cả về tinh thần và vật chất.
Khi song thân qua đời,chị em tôi lâm vào cảnh mồ côi cơ cực.Người chị cả 18 tuổi vừa kết hôn theo chồng đi xa.Chị hai mới 16 phải gánh vác gia đình.Chị theo các bà bạn của mẹ với những chuyến buôn xa, lấy tiền nuội 3 đứa em còn nhỏ dại.Thày dạy tôi thương cảm hoàn cảnh giới thiệu tôi với một linh mục và ngài sẵn sàng giơ tay đón nhận tôi,mặc dù lúc ấy ngài đã có 6 đệ tử.Ngài gửi tôi vào tu viện khi ấy gọi là Truờng Thử hay Trường Tập vì các tập sinh cần thử thách về đạo hạnh và học hành qua 2 năm Lớp Nhì và Lớp Nhất Tiểu học,trước khi được tuyển chọn lên Tiểu Chủng Viện.
Lúc này Cha Bố đang làm quản lý địa phận Phát Diệm và trông coi vùng Xứ đạo đồn điền ven biển Cồn Thoi.Nhưng cha không ở đó – sau này tôi mới biết lý do – đây là vùng xôi đậu ban đêm Việt Cộng thường về quấy phá và chúng có ý hãm hãi cha nên ngài phải ở lại Giáo Khu an toàn của Đức Cha Lê hữu Từ - nơi đặt Tổng Bộ Tự Vệ Công giáo do cha Hoàng Quỳnh chỉ huy.Ngoài nhiệm vụ quản lý,cha dạy giáo lý các lớp Trung học Trần Lục cùng biên soạn tài liệu hướng dẫn hôn nhân cho nam nữ thanh niên..
Mỗi dịp nghỉ hè,các huynh đệ chúng tôi về sống với gia đình 1 tuần trước khi xuống Cồn Thoi.Nơi đây không khí mát mẻ trong lành,tốt cho sức khoẻ và học hành. Tuy là nghỉ hè, chúng tôi vẫn phải giữ đúng thời khoá biểu do đại sư huynh ấn định.Buổi sáng sau Thánh Lễ,ăn sáng rối học bổ túc những môn yếu kém,tới 12 giờ dùng cơm trưa.Buổi chiều sau nghỉ trưa được tự do đi tắm sông,lưới cá cua trôi theo dòng nước cuốn về, hay bắt sò,hến., đuổi theo những con ngỗng trời vô bờ biển kiếm mồi. Đến 9 giờ tối lên nhà nguyện,10 giờ tắt đèn ngủ.Cuối tuần thứ Bảy,Chúa Nhật nghỉ học,đi viếng các nhà thờ họ quanh vùng.Những ngày hè dù sống theo giờ giấc ấn định,nhưng mang lại cho chúng tôi nhiều ích lợi và thú vị.Tinh thần tỉnh táo,sức khoẻ hồi phục,môn học yếu kém các sư huynh đệ bổ túc cho nhau.Những chiều dạo chơi trên đê,nghe sóng biển rì rào ngoài xa,từng đàn hải âu dập dờn trên sóng.Những đêm trăng sáng, đại sư huynh tụ họp thanh thiếu niên xóm đạo,ngồi dọc hai bên bờ đê lộng giò,tập những bản thánh ca du dương dìu dặt.
Cứ hai tuần một lần,Cha Bố từ giáo khu Phát Diệm đi xe mô-tô chạy dọc con đê dài xuống thị sát công việc đồn điền. và giáo xứ. Mỗi lần nghe tiếng xe từ xa vọng lại,trẻ con thi nhau chạy dọc bên bờ đê hò reo: “ Cha bình bịch về ! Bình bịch về !.Độ ấy người dân quê đặt tên theo âm thanh phát ra – nôm na nhưng chính xác mà dễ nhớ: ’ xe bình bịch ‘.Theo tôi nghĩ có lẽ thời ấy,cả giáo khu Phát Diệm chỉ có mình cha dùng mô-tô làm phương tiện di chuyển và cũng vì cha cao lớn gần 2 thước mới đủ sức điều khiển nổi con ngựa Phù Đổng.Mỗi lần xuống,ngài vào chào cha già đang hưu dưỡng và thày phụ tá bàn bạc công việc.Sau đó gặp riêng đại sư huynh để biết tình hình tổng quát về chúng tôi,nếu có ai sai phạm điều gì cha gặp riêng khuyên bảo,không bao giờ to tiếng la rầy.Bố chỉ ở vài tiếng rồi ra về trong tiếng reo hò của bày trẻ chạy theo xe với làn khói dài tan loãng phía sau.
Trong thời gian tôi sống nơi tu viện,Cha Bố thường xuyên theo dõi gíúp đỡ đời sống chị em tôi.Vào các dịp Tết cha nhờ ngườii đem cho quà bánh để hưởng Xuân. Sau khi tôi đậu bằng Tiểu học cũng là lúc Hiệp Định Giơ-neo ký kết ngày 20/7/1954 chia đôi Đất Nước: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc Cộng sản Bắc Việt và từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Miền Nam tự do.Dân chúng Miền Bắc – nhất là các xứ Công giáo – tìm đủ mọi cách trốn ra Hà Nội,Hải Phòng chờ phương tiện di cư vào Nam, trốn thoát chế độ Cộng sản.Tu viện chúng tôi di chuyển ra tạm trú nơi trường Saint Josept Hải Phòng chờ xuôi Nam.Trong khi chờ đợi,chú em trai 8 tuổi thất lạc các chị, chạy theo đoàn người di cư tới nơi.Tôi rất lo lắng vì chưa nhận được tin tức các chị và càng lo âu Không biết phảI làm sao cho em lúc này.Cha Bố xuất hiện đúng lúc,bảo tôi cứ yên tâm theo Tu viện vào Nam và ngài sẽ sắp đặt cho em tôi vào. Tuần lễ sau tôi theo Tu viện vào Nam trên chuyến tàu Pháp Saran…
Vào Miền Nam tôi nhập Tiểu chủng viện Phát- Diệm tại Phú Nhuận. Qua 2 năm học,tôi bị đau nặng nên Bề trên cho về gia đình để thuốc thang dưỡng bệnh.Nhưng tôi làm gì có gia đình vì chị em tôi đã phiêu bạt mỗi người một nơi,Cha Bố đưa tôi về xứ ngài săn sóc, chạy chữa.Nhờ sự tận tình của Dưỡng Phụ, hơn hai năm tôi đã bình phục.Lúc này tôi có thể trở lại trường,nhưng rất khó theo kịp học tập cùng các đồng môn – nhất là môn La-tinh – còn nếu lui lại 2 hay 3 năm cũng không phù hợp.Chính lúc tôi đang phân vân, Bố đã giải đáp thay tôi và nói: “ Thôi con ạ ! Chúa gọi thì nhiều nhưng chọn thì ít ! Chúa đã dọn cho con đi theo con đường khác ! “
Tôi vâng lời,nên sau khi đậu Trung học, tôi bước vào đời sớm để mưu sinh.Trong suốt cuộc sống từ kèm trẻ tư gia,thư ký hãng buôn,giáo viên Tiểu học,giáo chức Trung học,gia nhập Quân đội..tôi vẫn luôn liên lạc, lui tới thăm ngài.Có thể nói trong các huynh đệ sau này hoàn tục,chỉ có tôi luôn gấn bó với Cha Bố để đón nhận sự hướng dẫn,chỉ bảo,giữ tình cha con thân mật,đó cũng là cách tôi luôn tỏ lòng kính mến biết ơn Dưỡng Phụ.Tôi bị mất liên lạc với ngài gần 10 năm khi trong ngục tù Cộng-sản.Nhưng tôi luôn nhớ cầu nguyện cho ngài – và chắc ngài cũng nhớ tới đứa con ‘dưỡng tử ‘ mà cuộc đời buồn nhiều hơn vui-Sau khi mãn hạn tù,tôi tiếp tục mối giây liên lạc với ngài.Mặc dù sống dưới chế độ kìm kẹp của Cộng sản,tôi rất vui mừng vì thấy Bố còn khoẻ mạnh và vẫn can đảm hăng hái như xưa,xây dựng giáo đường,trường học,nữ tu viện rộng rãi khang trang,tổ chức các đoàn thể chặt chẽ,sốt sáng….Ngài biết cuộc sống khó khăn khi tôi mới từ lao tù trở về,luôn an ủi hỗ trợ…Những năm tháng nhọc nhằn mưu sinh rồi cũng qua.Gia đình tôi được chính phủ Hoa kỳ chấp nhận cho đi định cư theo diện tị nạn chính trị.Trước ngày lên đường,tôi đưa gia đình lên từ biệt. Bố đặt tay trên đầu từng người và chúc chúng tôi thượng lộ bình an.
Định cư tại Mỹ hơn 10 năm,tôi chưa một lần trở về thăm Quê Hương,không phải tôi muốn chối bỏ Tổ -Quốc – nơi mình đã sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn – mà vì ‘ Nước Non còn đó,Hồn Quê mất rồi ‘.Nhưng khi nghe tin Dưỡng Phụ bệnh nặng,tôi vội vã trở về thăm ngài.
Trở lại chốn xưa,tôi thấy nhiều sự đổi thay. Sự thay đổi ‘ phồn vinh giả tạo ‘ mà trước đây Cộng sản Bắc Việt đã gán ghép cho Miền Nam,giờ lại đúng cho một chế độ gian tham lừa bịp.Các cơ quan chính quyền,công ty,khách sạn,vũ trường…xây cất lộng lẫy mọc lên như nấm để moi tiền khách du lịch nước ngoài cùng Việt kiều áo gấm về làng khoe khoang du hí.! Trong khi còn quá nhiều những khu nhà ổ chuột của dân chúng nghèo đói,tất tưởi ngược xuôi kiếm sống cùng những trẻ em gầy ốm,rách ruới,bới từng đống rác mưu sinh.Dưới chân nhà cao ốc,gầm cầu,vất vưởng những người dân quê từ nông thôn đổ về thành phố sinh sống, vì đồng ruộng xác xơ thiếu nước,nông cụ,phân bón..thuế thu quá cao không thể bám vào mảnh đất của cha ông để sống…Bản thân tôi,khi sống nơi đất khách quê người luôn thấy trông trải cô đơn mong ngày trở về Quê cũ,nhưng chua xót thay lúc này tôi đang đứng trên Đất Nước thân yêu,giữa dòng người qua lại ồn ào,tôi vẫn thấy mình lạc lõng cô đơn ! …
Tôi tìm đến xứ đạo Cha Bố.Tháp giáo đường vẫn vươn cao trong nắng sớm.Ngôi nhà hưu dưỡng ngài xây sẵn cho ngày về hưu an dưỡng vẫn còn đây,nhưng Dưỡng Phụ thân yêu không còn ở đó ! Cha xứ mới cho biết hiện ngài đang trú ngụ tại Nữ Tu viện gần đây..Sơ Bề Trên hướng dẫn tôi tới gian phòng ngài dưỡng bệnh,Sơ cho biết mấy tuần trước cha đau nặng nằm liệt giường,nay đã đỡ hơn có thể ngồi dạy đọc kinh nguyện và làm lế tại phòng.Sơ lên tiếng gọi,Cha ngồi dậy,vịn vào thành giường tiến về phía cửa sổ.Bóng dáng ngài cao lớn,chắn ngang tầm cửa, thân mình gầy ốm, xanh xao,nét mặt mệt mỏi..Hình như cha chưa nhận ra ai,tôi vội lên tiếng: “ Thưa Bố,con là Hùng đây ! Bố có nhận ra con không ? Con mới ở nước ngoài về ! “ Cha vẫn chưa nhớ ra, có lẽ vì lãng tai và trí nhớ suy giảm.Tôi phải nhắc tên hai Sư huynh Linh Mục, ngài mới nhớ ra và mở cửa cho tôi bước vào.Bóng đèn tròn vàng vọt yếu ớt không đủ soi rõ căn phòng nhỏ hẹp,mỗi chiều chừng ba thước với chiếc giường, chiếc bàn nhỏ và chiếc ghế gỗ.Cha ngồi trên giường nhường ghế cho tôi.Tôi đưa mắt nhìn quanh thầm cảm phục sự hy sinh khó nghèo của ngài Căn nhà hưu dưỡng sẵn có.sạch sẽ rộng rãi vớí tiện nghi tạm đủ sao ngài không ở mà chấp nhận cuộc sống thiếu thốn thế này ? Sau chừng một giờ hàn huyên tâm sự giữa hai bố con lâu ngày xa cách.Khi thấy ngài đã mệt cần nghỉ ngơi,tôi đứng lên cáo từ,trao ngài chiếc phong thư.Bố cảm động vỗ nhẹ vào vai tôi trìu mến: “Bố cám ơn con ! Bố giành để uống thuốc cho mau lại sức ! “ Tôi nghe mà lòng xót xa vì đời sống đơn sơ nghèo khó của bố và cũng buồn vì hoàn cảnh eo hẹp của mình mang danh là sống ở nước ngoài về.
Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Dưỡng Phụ,vì trở về Mỹ 2 tháng sau tôi nghe tin Bố mất,sau hơn 60 năm cuộc đời Linh Mục hiiến dâng cho Chúa,phụng sự Giáo Hội.Với tôi Dưỡng Phụ không phải là vị thánh như Cha Thánh Vianney cha sở họ Ars hay cha Trương bửu Diệp, nhưng suốt 64 năm đời Linh mục qua nhiều giáo xứ từ miền Bắc: Nam Biên,Như Sơn, Gia Lạc, Cồn Thoi cho tới miền Nam: Long Chữ, Bạch Đằng, Lạc Quang, ngài luôn tận tụy với nhiệm vụ Chúa trao phó, được mọi người kính trọng yêu mến vì giữ trọn 3 lời tuyên hứa: Khó nghèo – Khiết tịnh và Vâng lời.
Nhân dịp năm Thánh Linh Mục,tôi dưỡng tử xin ghi nhớ đôi dòng kỷ niệm về Linh Mục Dưỡng Phụ mà tôi luôn kính mến và biết ơn.Cũng là dịp tôi muốn đóng góp vài ý kiến nhỏ về sự quan tâm hỗ trợ cho các Linh mục đang truyền giáo nơi những vùng xa xôi hẻo lánh,dân chúng nghèo nàn nơi các vùng Thượng du miền Bắc,Tây nguyên miền Trung VN …đang cần những phương tiện tối thiểu như nhà thờ,trường học thuốc men,thực phẩm…- Chúng ta hiểu lòng Chúa muốn ngự nơi mái tranh khó nghèo như xưa sinh xuống gian trần nơi hang Be-lem, để chia xẻ tình thương yêu nhân loại hơn là nơi lâu đài nguy nga tráng lệ mà trống vắng cô đơn….. Đặc biệt,tôi muốn nói đến sự rộng tay nâng đỡ các Linh Mục già yếu hưu dưỡng tại Việt Nam.Cuối cùng tôi xin mượn lời Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô quang Kiệt kêu gọi trong Tâm thư gửi cho các Linh Mục,Tu sĩ và Giáo dân hải ngoại:
“ Hiện nay cuộc sống của các Linh Mục già yếu,bệnh tật ở 26 Giáo phận Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.Hội đồng Giám Mục Việt Nam dù rất muốn chăm sóc tất cả các ngài được chu đáo trong những tháng ngày còn lại, sau cả cuộc đời tận tụy và trung thành phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội,nhưng hoàn cảnh và điều kiện chưa cho phép.Đây là nỗi khổ tâm rất lớn của chúng tôi.
Trong những năm qua,lòng quảng đại của anh chị em,đặc biệt anh chị em tại hải ngoại,đã gíúp cuộc sống của các Linh Mục hưu dưỡng phần nào tốt hơn.Nhưng những trợ giúp đó chưa có chương trình ổn định lâu dài.Để công việc này có được qui mô rộng lớn và có kết quả lâu dài cho tất cả các Giáo Phận trên toàn quốc.Hội đồng Giám Mục VN đã ủy thác cho chúng tôi cùng với Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu dưỡng và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Ký xúc tiến công việc……”