Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Philipphê Phan Văn Tuyền (1913 – 1947)
Linh mục Philipphê Phan Văn Tuyền sinh năm 1913 tại Cái Mơn (Bến Tre) trong một gia đình đạo đức thuộc dòng dõi Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815–1853). Song thân là ông Matthêu Phan Văn Trị và bà Anna Nguyễn Thị Quốc. Ông bà sinh được 8 người con: 4 trai 4 gái mà Philipphê Tuyền là con thứ ba.
Philipphê Phan Văn Tuyền lớn lên theo học tại trường họ Cái Mơn, dưới thời cha sở Isidoro Dumortier Đượm. Là một thiếu nhi minh mẫn, tính tình hiền hậu, đạo đức nên được cha sở Isidoro Dumortier chú ý và tuyển chọn. Khi cha Isidoro được tấn phong làm Giám mục Sàigòn, lúc đó Phan Văn Tuyền được 13 tuổi, được Đức Tân giám mục gọi vào Chủng viện Thánh Giuse Sàigòn. Thực là một vinh hạnh. Sau 14 năm tu học ở Tiểu và Đại Chủng viện Sàigòn, thầy Philipphê Tuyền được thụ phong linh mục vào mùa thu năm Canh Thìn (21-09-1940) tại Sài Gòn. Sau đó, ngài trở về giáo phận Vĩnh Long phục vụ vì ngài là linh mục thuộc giáo phận này, một giáo phận được thành lập năm 1938 với Giám mục tiên khởi là Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục,
Cha Philipphê Tuyền được chỉ định làm cha phó họ Giồng Miễu (Thạnh Phú) từ năm 1940 đến năm 1944. Tại nơi đây, ngài luôn hoạt tông đồ một cách hăng say và đắc lực.
Năm 1944, cha được Đức Cha gọi về coi họ Giồng Giá thuộc quận Ba Tri, đang khi tình hình chiến cuộc ở đó rất căng thẳng. Giồng Giá khi ấy là vùng hoạt động của Việt Minh, thỉnh thoảng bị lính Tây đến bắn phá, dân chúng bị thiệt hại nặng nên thường sống trong lo âu và sợ hãi. Năm 1946, khi cuộc chiến ngày càng leo thang, cha Philipphê Tuyền xin phép về gia đình nghỉ tạm thời gian.
Sau thời gian gần 5 tháng, cha vâng lời Đức Giám mục giáo phận trở về Giồng Giá để lo cho giáo dân đi xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh năm 1947. Lợi dụng tình thế đó, một số kẻ ghét đạo cố ý phao tin thất thiệt, vu cáo cha nào là theo Tây, nào là giữ chức vụ kín Tây giao cho v.v… Một vài người hoạt động trong vùng đó sẵn lòng oán ghét đạo Công giáo nay được dịp vu khống cho vị linh mục vô tội này. Ngay khi về nhiệm sở, phòng công an mời cha về Đình Bảo Hòa, gần họ Giồng Giá trình giấy tờ, vì có đủ giấy tờ hợp lệ nên không có lý do nào để cầm giữ cha.
Một đêm tối trời tháng 7 năm 1947, một nhóm người bất hảo tới rình rập nhà cha sở Giồng Giá, họ kêu cửa và bảo: “Tây tới, cha mở cửa, con dắt cha đi trốn”. Bọn chúng kêu nhiều lần mà cha không mở cửa vì cha nghe tiếng lạ. Đến khi bọn chúng giả giọng ông Sáu Chim người quen của cha (vì nhà ông ở gần nhà cha sở), cha nghe tiếng thì an tâm ra mở cửa. Cửa vừa mở, bọn chúng xông tới bắt cha và ông từ Tiện dẫn đi.
Khoảng nửa đêm, nguời ta tạo một trận báo động giả với tiếng còi và tiếng hô to: “Tây tới, Tây tới”. Dân chúng sợ hãi chạy trốn. Đến sáng ngày, giáo dân không nghe nhà thờ đổ chuông như thường lệ nên ai nấy đều tưởng lầm rằng cha bị Tây bắt. Những kẻ bách hại cha đưa cha tới họ Gảnh cách Giồng Giá 7 cây số, vào lúc đêm khuya tăm tối. Họ chọn chỗ đó làm chốn pháp trường nên đã đào hầm sẵn để chôn sống cha.
Đến đó, cha biết mình phải bị giết nên cha xin dừng lại 5, 10 phút để dọn mình. Cha quì gối xuống đọc kinh thầm thỉ kêu xin Chúa, phó thác mạng sống mình trong tay Chúa. Bọn chúng nghe cha đọc kinh thì quát mắng to: “Giờ phút này mà còn kêu Tây nữa”. Khi cha đọc kinh xong, bọn chúng xúm lại đập cha bằng cây dầu vuông. Đau quá, cha kêu Chúa liên lỉ nhưng chúng vẫn đập cho đến khi không còn nghe tiếng cha rên nữa thì chúng đạp cha xuống một cái hầm đào rất cạn rồi lấp đất lại sơ sài, đoạn bỏ chạy trốn hết.
Vài hôm sau, ông biện Kiềm tại họ Gảnh ra canh tác nơi mảnh đất của ông gần chổ họ đã giết cha. Ông nhìn thấy một cảnh tượng hãi hùng: một mô đất lấp sơ sài còn lộ ra 2 gót giầy. Rất đau lòng. Ông liền nhanh nhẹn lấp lại kỹ lưỡng, rồi kín đáo báo cho ông Bảy Trình (em cha Benoit Thắng) biết. Hai ông lén lút đánh dấu nơi ấy.
Thường đêm, những người biết và thương mến cha đều hướng về ngôi mộ cha để cầu nguyện. Vào một đêm năm 1950, có một số người thấy ánh sáng chiếu ra từ ngôi mộ cha. Và còn lạ hơn, có đêm cha về kêu những người ấy và nói: “Sao chúng con không đem cha về Nhà thờ, để cha ở đây cô quạnh một mình”.
Họ liền đến kể lại cho cha Phêrô Chính (cha sở họ Giồng Giá) tất cả những gì họ đã nghe thấy. Cha sở nghe các việc về cha Philipphê Tuyền nên ngài đến trình với Đức cha Ngô Đình Thục. Cũng nên biết, sau khi cha Philipphê Tuyền bị giết thì Nhà thờ Họ Giồng Giá cũng bị phá hủy tan hoang. Đức cha đã yêu cầu cha Phêrô Chính lo tu sửa nhà thờ lại và tìm cách đem hài cốt cha Philipphê Tuyền về an táng nơi Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá.
Người ta chỉ còn biết là đã chôn cha Philipphê ở khu vực đó chứ không ai nhớ rõ chỗ nào đúng là mộ huyệt của cha, vì tinh thế rất căng thẳng, không ai dám lui tới và nơi ấy đã trở nên hoang vắng, cỏ mọc um tùm.
Cha sở Phêrô Chính phải tổ chức công việc chu đáo: ngày 19-01-1951, ngài chọn và giao công việc cho bốn người trong số những người đã trông thấy ánh sáng tỏ rực từ mộ cha Philipphê Tuyền lúc ban đêm gồm: ông biện Kiềm và một ông biện khác vác cuốc giả vờ đi đào chuột và hai người phụ nữ bưng rổ giả đi xúc cá.
Khi họ tới Gò Trộm là nơi chôn cha nơi mà họ đã thấy ánh sáng đó, cùng nhau họ quì xuống đọc kinh cầu nguyện và thầm thĩ với cha: “Cha ơi! Nếu chỗ này là nơi cha an nghỉ thì xin cha cho chúng con biết để chúng con đem cha về”. Sau khi cầu nguyện xong, họ đứng lên, ông biện Kiềm lấy cuốc xốc lên một cái thì quả thật, gặp được xương cha. Họ quá đỗi mừng, tìm tới nữa thì gặp cái sọ đầu của cha. Họ nhanh chóng thu lượm đầy đủ không thiếu sót xương nào. Hai bà vội vã bỏ xương vào rổ, bưng thẳng về nhà thờ Gảnh, giao cho Dì Tư Thê và Dì Sáu Trong thuộc Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn đang công tác tại đó. Còn hai ông biện lo lấp đất lại kỹ lưỡng rồi về sau.
Hai Dì chùi rửa hài cốt sạch sẽ, rồi lấy khăn trắng trải trên bàn, sắp xương ra và đốt ngọn nến. Các Dì và một ít người cùng nhau canh thức suốt đêm cầu nguyện cho cha.
Qua ngày 20-01-1951, Dì Phước tại họ Gảnh cùng với một nhóm các em đi dự lễ ở nhà thờ Giồng Giá. Thừa cơ đi dự lễ, các dì gói bộ xương kín đáo, cái sọ để riêng, xương để riêng, rồi bỏ vào 1 bọc lá do các bà chầm sẵn, cho mấy em thiếu nữ gánh đem xuống nhà thờ Giồng Giá giao cho cha sở. Tại đó, cha sở đóng sẵn một cái quách. Cha tiếp nhận hài cốt rồi tổ chức nghi lễ tẩm liệm tại nhà xứ, đoạn chuyển linh cữu đặt giữa nhà thờ cho giáo dân đến kính viếng, cầu nguyện suốt 3 ngày.
Đến ngày 24-01-1951, Cha Benoit Thắng và 13 Cha ở các họ đạo gần xa mạo hiểm đến dự lễ cải táng cha Philipphê Tuyền. Lúc 6 giờ sáng, qưới chức và con chiên trong họ đầu vấn khăn tang, khiêng hài cốt cha Tuyền đi kiệu vòng quanh nhà thờ. Kiệu xong, khiêng hài cốt cha vào nhà thờ. Cha Benoit Thắng cử hành lễ an táng để cầu nguyện cho cha và cử hành nghi thức an táng rồi đặt hài cốt cha tại Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá. Buổi lễ diễn ra trong bầu khí vô cùng cảm động. Trong buổi lễ cải táng này, có bà mẹ cha Tuyền đến dự lễ để tiễn đưa con bà.
Giồng Giá đến nay vẫn còn mộ vị linh mục này. Cha Philipphê mới được 34 tuổi đời, 7 năm linh mục nhưng đã được Thiên Chúa thương trao ban hồng ân tử đạo. Cha là vị linh mục thứ 26 sinh quán tại Cái Mơn, sau Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo.
(Tổng hợp các lời kể và tài liệu về cha Philipphê Phan Văn Tuyền)
Linh mục Philipphê Phan Văn Tuyền sinh năm 1913 tại Cái Mơn (Bến Tre) trong một gia đình đạo đức thuộc dòng dõi Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815–1853). Song thân là ông Matthêu Phan Văn Trị và bà Anna Nguyễn Thị Quốc. Ông bà sinh được 8 người con: 4 trai 4 gái mà Philipphê Tuyền là con thứ ba.
Philipphê Phan Văn Tuyền lớn lên theo học tại trường họ Cái Mơn, dưới thời cha sở Isidoro Dumortier Đượm. Là một thiếu nhi minh mẫn, tính tình hiền hậu, đạo đức nên được cha sở Isidoro Dumortier chú ý và tuyển chọn. Khi cha Isidoro được tấn phong làm Giám mục Sàigòn, lúc đó Phan Văn Tuyền được 13 tuổi, được Đức Tân giám mục gọi vào Chủng viện Thánh Giuse Sàigòn. Thực là một vinh hạnh. Sau 14 năm tu học ở Tiểu và Đại Chủng viện Sàigòn, thầy Philipphê Tuyền được thụ phong linh mục vào mùa thu năm Canh Thìn (21-09-1940) tại Sài Gòn. Sau đó, ngài trở về giáo phận Vĩnh Long phục vụ vì ngài là linh mục thuộc giáo phận này, một giáo phận được thành lập năm 1938 với Giám mục tiên khởi là Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục,
Cha Philipphê Tuyền được chỉ định làm cha phó họ Giồng Miễu (Thạnh Phú) từ năm 1940 đến năm 1944. Tại nơi đây, ngài luôn hoạt tông đồ một cách hăng say và đắc lực.
Năm 1944, cha được Đức Cha gọi về coi họ Giồng Giá thuộc quận Ba Tri, đang khi tình hình chiến cuộc ở đó rất căng thẳng. Giồng Giá khi ấy là vùng hoạt động của Việt Minh, thỉnh thoảng bị lính Tây đến bắn phá, dân chúng bị thiệt hại nặng nên thường sống trong lo âu và sợ hãi. Năm 1946, khi cuộc chiến ngày càng leo thang, cha Philipphê Tuyền xin phép về gia đình nghỉ tạm thời gian.
Sau thời gian gần 5 tháng, cha vâng lời Đức Giám mục giáo phận trở về Giồng Giá để lo cho giáo dân đi xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh năm 1947. Lợi dụng tình thế đó, một số kẻ ghét đạo cố ý phao tin thất thiệt, vu cáo cha nào là theo Tây, nào là giữ chức vụ kín Tây giao cho v.v… Một vài người hoạt động trong vùng đó sẵn lòng oán ghét đạo Công giáo nay được dịp vu khống cho vị linh mục vô tội này. Ngay khi về nhiệm sở, phòng công an mời cha về Đình Bảo Hòa, gần họ Giồng Giá trình giấy tờ, vì có đủ giấy tờ hợp lệ nên không có lý do nào để cầm giữ cha.
Một đêm tối trời tháng 7 năm 1947, một nhóm người bất hảo tới rình rập nhà cha sở Giồng Giá, họ kêu cửa và bảo: “Tây tới, cha mở cửa, con dắt cha đi trốn”. Bọn chúng kêu nhiều lần mà cha không mở cửa vì cha nghe tiếng lạ. Đến khi bọn chúng giả giọng ông Sáu Chim người quen của cha (vì nhà ông ở gần nhà cha sở), cha nghe tiếng thì an tâm ra mở cửa. Cửa vừa mở, bọn chúng xông tới bắt cha và ông từ Tiện dẫn đi.
Khoảng nửa đêm, nguời ta tạo một trận báo động giả với tiếng còi và tiếng hô to: “Tây tới, Tây tới”. Dân chúng sợ hãi chạy trốn. Đến sáng ngày, giáo dân không nghe nhà thờ đổ chuông như thường lệ nên ai nấy đều tưởng lầm rằng cha bị Tây bắt. Những kẻ bách hại cha đưa cha tới họ Gảnh cách Giồng Giá 7 cây số, vào lúc đêm khuya tăm tối. Họ chọn chỗ đó làm chốn pháp trường nên đã đào hầm sẵn để chôn sống cha.
Đến đó, cha biết mình phải bị giết nên cha xin dừng lại 5, 10 phút để dọn mình. Cha quì gối xuống đọc kinh thầm thỉ kêu xin Chúa, phó thác mạng sống mình trong tay Chúa. Bọn chúng nghe cha đọc kinh thì quát mắng to: “Giờ phút này mà còn kêu Tây nữa”. Khi cha đọc kinh xong, bọn chúng xúm lại đập cha bằng cây dầu vuông. Đau quá, cha kêu Chúa liên lỉ nhưng chúng vẫn đập cho đến khi không còn nghe tiếng cha rên nữa thì chúng đạp cha xuống một cái hầm đào rất cạn rồi lấp đất lại sơ sài, đoạn bỏ chạy trốn hết.
Vài hôm sau, ông biện Kiềm tại họ Gảnh ra canh tác nơi mảnh đất của ông gần chổ họ đã giết cha. Ông nhìn thấy một cảnh tượng hãi hùng: một mô đất lấp sơ sài còn lộ ra 2 gót giầy. Rất đau lòng. Ông liền nhanh nhẹn lấp lại kỹ lưỡng, rồi kín đáo báo cho ông Bảy Trình (em cha Benoit Thắng) biết. Hai ông lén lút đánh dấu nơi ấy.
Thường đêm, những người biết và thương mến cha đều hướng về ngôi mộ cha để cầu nguyện. Vào một đêm năm 1950, có một số người thấy ánh sáng chiếu ra từ ngôi mộ cha. Và còn lạ hơn, có đêm cha về kêu những người ấy và nói: “Sao chúng con không đem cha về Nhà thờ, để cha ở đây cô quạnh một mình”.
Họ liền đến kể lại cho cha Phêrô Chính (cha sở họ Giồng Giá) tất cả những gì họ đã nghe thấy. Cha sở nghe các việc về cha Philipphê Tuyền nên ngài đến trình với Đức cha Ngô Đình Thục. Cũng nên biết, sau khi cha Philipphê Tuyền bị giết thì Nhà thờ Họ Giồng Giá cũng bị phá hủy tan hoang. Đức cha đã yêu cầu cha Phêrô Chính lo tu sửa nhà thờ lại và tìm cách đem hài cốt cha Philipphê Tuyền về an táng nơi Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá.
Người ta chỉ còn biết là đã chôn cha Philipphê ở khu vực đó chứ không ai nhớ rõ chỗ nào đúng là mộ huyệt của cha, vì tinh thế rất căng thẳng, không ai dám lui tới và nơi ấy đã trở nên hoang vắng, cỏ mọc um tùm.
Cha sở Phêrô Chính phải tổ chức công việc chu đáo: ngày 19-01-1951, ngài chọn và giao công việc cho bốn người trong số những người đã trông thấy ánh sáng tỏ rực từ mộ cha Philipphê Tuyền lúc ban đêm gồm: ông biện Kiềm và một ông biện khác vác cuốc giả vờ đi đào chuột và hai người phụ nữ bưng rổ giả đi xúc cá.
Khi họ tới Gò Trộm là nơi chôn cha nơi mà họ đã thấy ánh sáng đó, cùng nhau họ quì xuống đọc kinh cầu nguyện và thầm thĩ với cha: “Cha ơi! Nếu chỗ này là nơi cha an nghỉ thì xin cha cho chúng con biết để chúng con đem cha về”. Sau khi cầu nguyện xong, họ đứng lên, ông biện Kiềm lấy cuốc xốc lên một cái thì quả thật, gặp được xương cha. Họ quá đỗi mừng, tìm tới nữa thì gặp cái sọ đầu của cha. Họ nhanh chóng thu lượm đầy đủ không thiếu sót xương nào. Hai bà vội vã bỏ xương vào rổ, bưng thẳng về nhà thờ Gảnh, giao cho Dì Tư Thê và Dì Sáu Trong thuộc Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn đang công tác tại đó. Còn hai ông biện lo lấp đất lại kỹ lưỡng rồi về sau.
Hai Dì chùi rửa hài cốt sạch sẽ, rồi lấy khăn trắng trải trên bàn, sắp xương ra và đốt ngọn nến. Các Dì và một ít người cùng nhau canh thức suốt đêm cầu nguyện cho cha.
Qua ngày 20-01-1951, Dì Phước tại họ Gảnh cùng với một nhóm các em đi dự lễ ở nhà thờ Giồng Giá. Thừa cơ đi dự lễ, các dì gói bộ xương kín đáo, cái sọ để riêng, xương để riêng, rồi bỏ vào 1 bọc lá do các bà chầm sẵn, cho mấy em thiếu nữ gánh đem xuống nhà thờ Giồng Giá giao cho cha sở. Tại đó, cha sở đóng sẵn một cái quách. Cha tiếp nhận hài cốt rồi tổ chức nghi lễ tẩm liệm tại nhà xứ, đoạn chuyển linh cữu đặt giữa nhà thờ cho giáo dân đến kính viếng, cầu nguyện suốt 3 ngày.
Đến ngày 24-01-1951, Cha Benoit Thắng và 13 Cha ở các họ đạo gần xa mạo hiểm đến dự lễ cải táng cha Philipphê Tuyền. Lúc 6 giờ sáng, qưới chức và con chiên trong họ đầu vấn khăn tang, khiêng hài cốt cha Tuyền đi kiệu vòng quanh nhà thờ. Kiệu xong, khiêng hài cốt cha vào nhà thờ. Cha Benoit Thắng cử hành lễ an táng để cầu nguyện cho cha và cử hành nghi thức an táng rồi đặt hài cốt cha tại Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá. Buổi lễ diễn ra trong bầu khí vô cùng cảm động. Trong buổi lễ cải táng này, có bà mẹ cha Tuyền đến dự lễ để tiễn đưa con bà.
Giồng Giá đến nay vẫn còn mộ vị linh mục này. Cha Philipphê mới được 34 tuổi đời, 7 năm linh mục nhưng đã được Thiên Chúa thương trao ban hồng ân tử đạo. Cha là vị linh mục thứ 26 sinh quán tại Cái Mơn, sau Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo.
(Tổng hợp các lời kể và tài liệu về cha Philipphê Phan Văn Tuyền)