Đức cha Giuse Phạm Văn Thiên (1907–1997)
Giám mục tiên khởi giáo phận Phú Cường
Sơ lược tiểu sử Đức cha Giuse:
– Sinh ngày 2-5-1907
– Thụ phong linh mục: 17-03-1934
– Tấn phong giám mục: 06-01-1966
– Qua đời: 15-02-1997 tại Bình Dương
– Khẩu hiệu giám mục: “Ơn Chúa ở cùng tôi”
Một đời sống tu đức sâu xa
Nền tảng của đời sống thiêng liêng là thinh lặng và hồi tâm. Hai đặc điểm đó, ai tiếp xúc với Đức cha Giuse đều có thể dễ dàng nhận ra: ngài chỉ nói những lúc cần, những điểm cần và vừa đủ. Ngài ít nói, nhưng nhìn ngài quỳ trước Nhà Tạm, cung kính nghiêm chỉnh và như bất động, người ta có thể đoán được ngài đang nói thật nhiều.
Một vẻ đẹp của nhân cách
Nếp sống kỷ luật của Đức cha Giuse Phạm Văn Thiên là kết quả của một nền giáo dục kỹ càng: ngài rất đúng giờ. Mọi chương trình làm việc được ghi chú cẩn thận vào agenda. Thời đại của ngài chưa có “thiết bị nhớ” để lưu trữ lịch trình cần thực hiện. Nhưng chưa thấy ngài quên ngày giờ và công việc ngài đã chuẩn nhận.
Tới thăm giáo xứ nào, nếu thấy giáo dân xếp hàng chào đón, ngài liền chủ động bảo tài xế dừng xe, xuống đi bộ để đáp lễ mọi người.
Một bông hồng khiêm tốn
Có một tin đồn, chỉ mang tính “hành lang” nhưng đã đến tai nhiều người: lúc nhận được quyết định bổ nhiệm của Tòa Thánh, ngài đã mời cha Antôn Phùng Thành, đang làm quản lý của Đại chủng viện Sài Gòn, giúp ngài quản trị công việc tài chính cho giáo phận mới. Khi trao đổi với cha Antôn, ngài đã nhấn mạnh: “Nếu cha từ chối, có lẽ tôi cũng không dám lãnh nhận sứ vụ.” Không rõ thực hư câu chuyện, nhưng nếu đúng, quả thật ngài đã biết “tri kỷ”, biết mình “sở đoản” trong lãnh vực tài chính. Nhưng cũng “tri bỉ”, biết người, cha Antôn có nhiều “sở trường” trong lãnh vực đó.
Từ thấy đi đến tin tưởng và trao trách nhiệm. Sự tín nhiệm đó được duy trì suốt cả đời ngài. Khi trao tác phẩm đầu tay “Từ Thánh Thể đến Chúa Ba Ngôi” cho một cha phát hành, ngài đã không ngại ngùng ngỏ lời: “Cha vui lòng giúp sửa lại lời văn”.
Một dịp tĩnh tâm thường niên, trong giờ hội thảo, ngài đã đưa ra một vài chỉ thị về phụng vụ: “Phần ca dâng lễ: hát hay đọc?” Một cha góp ý. Ý này khác hẳn ý ngài. Đầu tiên có vẻ ngài không hài lòng, nhưng sau đó, duyệt xét lại, ngài đã thẳng thắn và công khai xin lỗi.
Một dịp tĩnh tâm thường niên khác, lúc đã trọng tuổi, ngài kết thúc giờ huấn thị bằng một câu rất ấn tượng: “Cám ơn quý cha đã vui lòng nghe!” Câu nói vừa được thốt ra, cộng đoàn linh mục ai nấy đều tươi nở nụ cười, nụ cười của yêu thương, chất ngất niềm cảm xúc.
Một tấm lòng dễ rung cảm
Mỗi khi đề cập với Đức cha Giuse về tình cảnh nghèo khổ của anh chị em giáo dân, là thấy ngay được nỗi xúc cảm hằn sâu trên khuôn mặt của ngài. Trong giai đoạn khó khăn của những ngày đầu sau 1975, ngài đã gợi ý với các linh mục: “Hãy cố sắp xếp gọn nhẹ những giờ phụng vụ, để tạo sự dễ dãi cho công việc lao động của bổn đạo”, mặc dù ngài rất nghiêm chỉnh và cẩn thận trong việc phụng vụ.
Bất cứ một linh mục, tu sĩ nào trong giáo phận lâm trọng bệnh, ngài đều thân hành đến tận nơi thăm hỏi và giúp đỡ tài chính nếu cần.
Một con người dám đổi mới
Tinh thần vâng phục của Đức cha Giuse cũng rất đáng lưu ý. Mọi quyết định từ Tòa Thánh, ngài hết sức trân trọng và thực thi tỉ mỉ, không phải chỉ với Tòa Thánh, mà ngay cả với Tòa Tổng giám mục, ngài vẫn luôn tỏ lòng tôn kính.
Con người của ngài thấm sâu một nền tu đức, lấy sự nhiệm nhặt làm nền tảng. Nhưng ngài vẫn sẵn sàng đổi mới khi thấy đó là hướng đi chung của Giáo Hội. Một chứng cớ cho thấy rõ điều đó là: chỉ một lần qua Rôma viếng mộ thánh Phêrô vào năm 1980, lúc trở về, cộng đoàn linh mục đã thấy nơi ngài nhiều thái độ và cách ứng xử mới.
Một người cha biết phòng xa
Đại đa số linh mục trong giáo phận đều là học trò của Đức cha Giuse, từ ngày ngài còn làm giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Saigon. Vì thế, ngoài tư cách là chủ chăn của giáo phận, ngài còn dùng tình “sư đệ” để giúp hàng ngũ linh mục duy trì lòng đạo đức và trung thành với lời khấn độc thân và vâng phục.
Giám mục tiên khởi giáo phận Phú Cường
– Sinh ngày 2-5-1907
– Thụ phong linh mục: 17-03-1934
– Tấn phong giám mục: 06-01-1966
– Qua đời: 15-02-1997 tại Bình Dương
– Khẩu hiệu giám mục: “Ơn Chúa ở cùng tôi”
Một đời sống tu đức sâu xa
Nền tảng của đời sống thiêng liêng là thinh lặng và hồi tâm. Hai đặc điểm đó, ai tiếp xúc với Đức cha Giuse đều có thể dễ dàng nhận ra: ngài chỉ nói những lúc cần, những điểm cần và vừa đủ. Ngài ít nói, nhưng nhìn ngài quỳ trước Nhà Tạm, cung kính nghiêm chỉnh và như bất động, người ta có thể đoán được ngài đang nói thật nhiều.
Một vẻ đẹp của nhân cách
Nếp sống kỷ luật của Đức cha Giuse Phạm Văn Thiên là kết quả của một nền giáo dục kỹ càng: ngài rất đúng giờ. Mọi chương trình làm việc được ghi chú cẩn thận vào agenda. Thời đại của ngài chưa có “thiết bị nhớ” để lưu trữ lịch trình cần thực hiện. Nhưng chưa thấy ngài quên ngày giờ và công việc ngài đã chuẩn nhận.
Tới thăm giáo xứ nào, nếu thấy giáo dân xếp hàng chào đón, ngài liền chủ động bảo tài xế dừng xe, xuống đi bộ để đáp lễ mọi người.
Một bông hồng khiêm tốn
Có một tin đồn, chỉ mang tính “hành lang” nhưng đã đến tai nhiều người: lúc nhận được quyết định bổ nhiệm của Tòa Thánh, ngài đã mời cha Antôn Phùng Thành, đang làm quản lý của Đại chủng viện Sài Gòn, giúp ngài quản trị công việc tài chính cho giáo phận mới. Khi trao đổi với cha Antôn, ngài đã nhấn mạnh: “Nếu cha từ chối, có lẽ tôi cũng không dám lãnh nhận sứ vụ.” Không rõ thực hư câu chuyện, nhưng nếu đúng, quả thật ngài đã biết “tri kỷ”, biết mình “sở đoản” trong lãnh vực tài chính. Nhưng cũng “tri bỉ”, biết người, cha Antôn có nhiều “sở trường” trong lãnh vực đó.
Từ thấy đi đến tin tưởng và trao trách nhiệm. Sự tín nhiệm đó được duy trì suốt cả đời ngài. Khi trao tác phẩm đầu tay “Từ Thánh Thể đến Chúa Ba Ngôi” cho một cha phát hành, ngài đã không ngại ngùng ngỏ lời: “Cha vui lòng giúp sửa lại lời văn”.
Một dịp tĩnh tâm thường niên, trong giờ hội thảo, ngài đã đưa ra một vài chỉ thị về phụng vụ: “Phần ca dâng lễ: hát hay đọc?” Một cha góp ý. Ý này khác hẳn ý ngài. Đầu tiên có vẻ ngài không hài lòng, nhưng sau đó, duyệt xét lại, ngài đã thẳng thắn và công khai xin lỗi.
Một dịp tĩnh tâm thường niên khác, lúc đã trọng tuổi, ngài kết thúc giờ huấn thị bằng một câu rất ấn tượng: “Cám ơn quý cha đã vui lòng nghe!” Câu nói vừa được thốt ra, cộng đoàn linh mục ai nấy đều tươi nở nụ cười, nụ cười của yêu thương, chất ngất niềm cảm xúc.
Một tấm lòng dễ rung cảm
Mỗi khi đề cập với Đức cha Giuse về tình cảnh nghèo khổ của anh chị em giáo dân, là thấy ngay được nỗi xúc cảm hằn sâu trên khuôn mặt của ngài. Trong giai đoạn khó khăn của những ngày đầu sau 1975, ngài đã gợi ý với các linh mục: “Hãy cố sắp xếp gọn nhẹ những giờ phụng vụ, để tạo sự dễ dãi cho công việc lao động của bổn đạo”, mặc dù ngài rất nghiêm chỉnh và cẩn thận trong việc phụng vụ.
Bất cứ một linh mục, tu sĩ nào trong giáo phận lâm trọng bệnh, ngài đều thân hành đến tận nơi thăm hỏi và giúp đỡ tài chính nếu cần.
Một con người dám đổi mới
Tinh thần vâng phục của Đức cha Giuse cũng rất đáng lưu ý. Mọi quyết định từ Tòa Thánh, ngài hết sức trân trọng và thực thi tỉ mỉ, không phải chỉ với Tòa Thánh, mà ngay cả với Tòa Tổng giám mục, ngài vẫn luôn tỏ lòng tôn kính.
Con người của ngài thấm sâu một nền tu đức, lấy sự nhiệm nhặt làm nền tảng. Nhưng ngài vẫn sẵn sàng đổi mới khi thấy đó là hướng đi chung của Giáo Hội. Một chứng cớ cho thấy rõ điều đó là: chỉ một lần qua Rôma viếng mộ thánh Phêrô vào năm 1980, lúc trở về, cộng đoàn linh mục đã thấy nơi ngài nhiều thái độ và cách ứng xử mới.
Một người cha biết phòng xa
Đại đa số linh mục trong giáo phận đều là học trò của Đức cha Giuse, từ ngày ngài còn làm giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Saigon. Vì thế, ngoài tư cách là chủ chăn của giáo phận, ngài còn dùng tình “sư đệ” để giúp hàng ngũ linh mục duy trì lòng đạo đức và trung thành với lời khấn độc thân và vâng phục.