California: Ngày 16/11/2009, Thầy Dominicô Phạm Ngọc Quế, nguyên giáo sư dạy Việt Văn tại trường Lasan Taberb Sài Gòn đã được Chúa gọi về nhà Cha tại Viện Dưỡng Lão Anaheim, 501 South Beach Blvd, Anaheim, Ca,.
Tin Thầy ra đi, tuy không được nổi danh, nhưng điều đáng nói là số phận của người già Việt Nam, sống rất cô đơn nơi viện dưỡng lão, là điều rất đáng buồn.
Nói chung thì mặc dầu ngồi xe lăn tay, thầy Quế vẫn còn sáng suốt tinh thần và nói chuyện rất nhỏ nhẹ. Thầy rất mừng và cảm động khi anh em đến thăm thầy, vì ở căn nhà dưỡng lão của Mỹ, thầy không có bạn, cả ngày ngồi xe lăn tay, chỉ có một tờ báo VN là bạn thôi.
Những năm cuối đời Thầy chỉ luẩn quẩn tại Viện Dưỡng Lão, không đi nhà thờ vì không có ai chở đi.
Khi hỏi thăm về gia cảnh, thầy có nói về một người em hiện là nữ tu thừa sai ở Congo, Phi Châu, một người con gái và một vài người anh em ở Cali.
Khi nhắc tới vợ của thầy thì thấy thầy có vẻ xúc động ứa lệ một chút. Sau này mới biết được là Thầy và vợ đã ly dị, và hình như bà vợ từ Paris đã qua Mỹ và đang sống với một người đàn ông khác ở Texas.
Xin cầu nguyện cho Linh Hồn Dominicô sớm được về cõi vĩnh hằng.
Số phận người già tại Hoa Kỳ
Con số những người cao niên càng ngày càng tăng tại Hoa Kỳ, từ 28.6 triệu người vào năm 2007 và sẽ lên hơn gấp đôi khoảng 71.5 triệu người vào năm 2030.Theo ông Arnold Eppel, cựu chủ tịch Văn Phòng cho người cao niên tại quận Baltimore, Maryland cho biết “tương lai sẽ không còn chỗ cho người cao niên trong viện dưỡng lão, đứng trước những khủng hoảng về kinh tế, chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu đáp ứng trước vấn đề. Hai khởi xướng được đặt ra là Săn Sóc người già tại gia, và trợ cấp cho người chăm sóc. Vì hệ thống viện dưỡng lão quá mắc mỏ”.
Dù thế nào thì Hoa Kỳ không học được bài học luân lý của Việt Nam, chẳng cần Viện Dưỡng Lão. Truyền thống ngàn đời của Việt Nam, Cha mẹ sinh con và nuôi dưỡng tới ngày lớn khôn thì con cái lại chăm sóc bố mẹ đến tuổi về chiều, đơn giản chỉ có thế.
Tin Thầy ra đi, tuy không được nổi danh, nhưng điều đáng nói là số phận của người già Việt Nam, sống rất cô đơn nơi viện dưỡng lão, là điều rất đáng buồn.
Nói chung thì mặc dầu ngồi xe lăn tay, thầy Quế vẫn còn sáng suốt tinh thần và nói chuyện rất nhỏ nhẹ. Thầy rất mừng và cảm động khi anh em đến thăm thầy, vì ở căn nhà dưỡng lão của Mỹ, thầy không có bạn, cả ngày ngồi xe lăn tay, chỉ có một tờ báo VN là bạn thôi.
Những năm cuối đời Thầy chỉ luẩn quẩn tại Viện Dưỡng Lão, không đi nhà thờ vì không có ai chở đi.
Khi hỏi thăm về gia cảnh, thầy có nói về một người em hiện là nữ tu thừa sai ở Congo, Phi Châu, một người con gái và một vài người anh em ở Cali.
Khi nhắc tới vợ của thầy thì thấy thầy có vẻ xúc động ứa lệ một chút. Sau này mới biết được là Thầy và vợ đã ly dị, và hình như bà vợ từ Paris đã qua Mỹ và đang sống với một người đàn ông khác ở Texas.
Xin cầu nguyện cho Linh Hồn Dominicô sớm được về cõi vĩnh hằng.
Số phận người già tại Hoa Kỳ
Con số những người cao niên càng ngày càng tăng tại Hoa Kỳ, từ 28.6 triệu người vào năm 2007 và sẽ lên hơn gấp đôi khoảng 71.5 triệu người vào năm 2030.Theo ông Arnold Eppel, cựu chủ tịch Văn Phòng cho người cao niên tại quận Baltimore, Maryland cho biết “tương lai sẽ không còn chỗ cho người cao niên trong viện dưỡng lão, đứng trước những khủng hoảng về kinh tế, chính quyền Hoa Kỳ bắt đầu đáp ứng trước vấn đề. Hai khởi xướng được đặt ra là Săn Sóc người già tại gia, và trợ cấp cho người chăm sóc. Vì hệ thống viện dưỡng lão quá mắc mỏ”.
Dù thế nào thì Hoa Kỳ không học được bài học luân lý của Việt Nam, chẳng cần Viện Dưỡng Lão. Truyền thống ngàn đời của Việt Nam, Cha mẹ sinh con và nuôi dưỡng tới ngày lớn khôn thì con cái lại chăm sóc bố mẹ đến tuổi về chiều, đơn giản chỉ có thế.