ROMA. ĐHY Roger Etchegaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, gọi cuộc viếng thăm của Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, tại Vatican và 3 nước Âu Châu là một ”dấu hiệu tích cực”.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang thực hiện chương trình công du tại Italia, Tây Ban Nha và cộng hòa Slovak từ ngày chiều ngày 9 đến 18-12-2009. Lúc 11 giờ sáng thứ sáu 12-12, ông sẽ được ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến tại Vatican và sau đó sẽ hội kiến với ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Quốc tế I.MEDIA tại Roma hôm 9-12-2009, ĐHY Etchegaray nhận định rằng ”Nguyên sự kiện Ông Nguyễn Minh Triết đến đây là một dấu hiệu rất quan trọng về sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây”.
Trả lời câu hỏi của ký giả: ”Liệu cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một vị Giáo hoàng và một vị Chủ tịch Việt Nam có phải là dịp để đẩy mạnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hay không, ĐHY chỉ nói ”những cuộc tiếp xúc như thế là điều thiết yếu”. Ngài nhận xét thêm rằng: ”Người ta biết Việt Nam ở xa Roma và toàn thể Âu Châu, không những về địa lý nhưng cả về mặt tâm lý nữa. Tất cả những gì có thể làm cho Đông và Tây phương xích lại gần nhau đều là điều rất quan trọng vì trong thế giới nhỏ bé vẫn còn rất tây phương của chúng ta, chúng ta mới bắt đầu khám phá những lãnh thổ mênh mông ở Đông phương trong đó Kitô giáo hầu như ít được biết tới”.
ĐHY Etchegaray là vị đầu tiên hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam hồi năm 1989. Ngài cho rằng quan hệ song phương ”chậm chạp và cam go” từ nay được đánh dấu bằng một ”tinh thần tín nhiệm lẫn nhau”. ĐHY không nhắc đến những hoàn cảnh khó khăn của Công giáo thiểu số ở Việt Nam, nhưng ngài bày tỏ ”ngưỡng mộ lòng can đảm và kiên trì của dân tộc Việt Nam cần cù làm việc, rất tháo vát và hiếu khách”.
Sau cùng về chuyến viếng thăm Âu Châu của Chủ tịch Việt Nam, ĐHY Etchegaray nói: ”Việt Nam là một nước trước kia quá khép kín vào mình, vì nhiều lý do, nhưng nay, ngoài sự cởi mở kinh tế và chính trị, người ta cảm thấy rằng tuy vẫn tiếp tục là một nước Viễn Đông, Việt Nam ngày càng có những quan hệ với Tây phương, và chúng ta cũng cần điều đó”.
Về phần Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, ngài gọi cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là một biến cố làm cho tâm hồn các tín hữu Công giáo Việt Nam đầy hy vọng. ”Đây là một dấu hiệu về sự tôn trọng lẫn nhau, giúp cho có sự trao đổi rất hữu ích, cảm thông lẫn nhau, và mở ra những hứa hẹn và hy vọng mới cho Việt Nam và cho Giáo hội Công giáo. Tất cả các tín hữu Công giáo Việt Nam đều mong ước cho cuộc gặp gỡ này mang lại những thành quả dồi dào và lâu bền cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo Việt Nam”.
Đức cha Phêrô Nhơn nói thêm rằng: ”Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hoàn toàn chia sẻ số phận của anh chị em đồng bào Việt Nam và chỉ có một mục tiêu duy nhất là yêu mến và phụng sự Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến trong trần thế để mang Tin Vui này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, Thiên Chúa là Tình Thương”.
Sáng ngày 10-12-2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp tổng thống Italia, Ông Giorgio Napoletano, và nhân dịp này Ông mời tổng thống đến viếng thăm Việt Nam (Apic 9-12-2009, Fides, Ansa 10-12-2009)
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang thực hiện chương trình công du tại Italia, Tây Ban Nha và cộng hòa Slovak từ ngày chiều ngày 9 đến 18-12-2009. Lúc 11 giờ sáng thứ sáu 12-12, ông sẽ được ĐTC Biển Đức 16 tiếp kiến tại Vatican và sau đó sẽ hội kiến với ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công giáo Quốc tế I.MEDIA tại Roma hôm 9-12-2009, ĐHY Etchegaray nhận định rằng ”Nguyên sự kiện Ông Nguyễn Minh Triết đến đây là một dấu hiệu rất quan trọng về sự xích lại gần nhau giữa Đông và Tây”.
Trả lời câu hỏi của ký giả: ”Liệu cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một vị Giáo hoàng và một vị Chủ tịch Việt Nam có phải là dịp để đẩy mạnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hay không, ĐHY chỉ nói ”những cuộc tiếp xúc như thế là điều thiết yếu”. Ngài nhận xét thêm rằng: ”Người ta biết Việt Nam ở xa Roma và toàn thể Âu Châu, không những về địa lý nhưng cả về mặt tâm lý nữa. Tất cả những gì có thể làm cho Đông và Tây phương xích lại gần nhau đều là điều rất quan trọng vì trong thế giới nhỏ bé vẫn còn rất tây phương của chúng ta, chúng ta mới bắt đầu khám phá những lãnh thổ mênh mông ở Đông phương trong đó Kitô giáo hầu như ít được biết tới”.
ĐHY Etchegaray là vị đầu tiên hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam hồi năm 1989. Ngài cho rằng quan hệ song phương ”chậm chạp và cam go” từ nay được đánh dấu bằng một ”tinh thần tín nhiệm lẫn nhau”. ĐHY không nhắc đến những hoàn cảnh khó khăn của Công giáo thiểu số ở Việt Nam, nhưng ngài bày tỏ ”ngưỡng mộ lòng can đảm và kiên trì của dân tộc Việt Nam cần cù làm việc, rất tháo vát và hiếu khách”.
Sau cùng về chuyến viếng thăm Âu Châu của Chủ tịch Việt Nam, ĐHY Etchegaray nói: ”Việt Nam là một nước trước kia quá khép kín vào mình, vì nhiều lý do, nhưng nay, ngoài sự cởi mở kinh tế và chính trị, người ta cảm thấy rằng tuy vẫn tiếp tục là một nước Viễn Đông, Việt Nam ngày càng có những quan hệ với Tây phương, và chúng ta cũng cần điều đó”.
Về phần Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, ngài gọi cuộc gặp gỡ giữa ĐTC và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là một biến cố làm cho tâm hồn các tín hữu Công giáo Việt Nam đầy hy vọng. ”Đây là một dấu hiệu về sự tôn trọng lẫn nhau, giúp cho có sự trao đổi rất hữu ích, cảm thông lẫn nhau, và mở ra những hứa hẹn và hy vọng mới cho Việt Nam và cho Giáo hội Công giáo. Tất cả các tín hữu Công giáo Việt Nam đều mong ước cho cuộc gặp gỡ này mang lại những thành quả dồi dào và lâu bền cho dân tộc và cho Giáo hội Công giáo Việt Nam”.
Đức cha Phêrô Nhơn nói thêm rằng: ”Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hoàn toàn chia sẻ số phận của anh chị em đồng bào Việt Nam và chỉ có một mục tiêu duy nhất là yêu mến và phụng sự Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến trong trần thế để mang Tin Vui này: Thiên Chúa là Cha chúng ta, Thiên Chúa là Tình Thương”.
Sáng ngày 10-12-2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp tổng thống Italia, Ông Giorgio Napoletano, và nhân dịp này Ông mời tổng thống đến viếng thăm Việt Nam (Apic 9-12-2009, Fides, Ansa 10-12-2009)