BAGHDAD - Lúc chiến tranh sắp xẩy ra, nếu nhiều người ngoại quốc, kể các các phái đoàn ngoại giao hối hả tìm đường rời khỏi Baghdad, thì Sứ Thần Tòa Thánh cùng với các linh mục, nữ tu ngoại quốc vẫn bám trụ để phục vụ nhân dân Iraq. Giờ đây, chiến tranh chấm dứt, các vị ấy kể lại kinh nghiệm:
Viện mồ côi có tên là Căn Nhà Tình Thương tọa lạc tại số 52 đường Al Wada, thủ đô Baghdad, do bốn chị nữ tu dòng Bác Ái Truyền Giáo điều hành. Nhà này chuyên săn sóc các em bị bệnh tâm thần hoặc bị dị tật về thể xác. Dì phước Carol kể lại kinh nghiệm chiến tranh:
"Trong lúc chiến tranh, các em biết có chuyện gì đang xẩy ra và khi có tiếng bom, các em hỏi tiếng gì. Tôi trả lời: trời đang bão to, tiếng sấm, tiếng sét đấy. Nhiều em đòi ra xem mưa bão.”
Trong suốt ba tuần Baghdad bị bom, các nhà thờ luôn mở của để mọi người không phân biệt tôn giáo chạy vào trú ngụ. Sau trận bom, mọi người trở về nhà.
Trong thủ đô Baghdad có một bệnh viện Công Giáo tên là Thánh Raphael, do các chị nữ tu dòng thánh Phanxicô điều khiển. Trong lúc mọi nơi bị cướp bóc, hôi của thì bệnh viện này không hề hấn gì. Các dì nói có lẽ vì người ta từng cảm mến các dì phước dòng Phanxicô. Sau khi liên quân vào thủ đô, hai lính Thủy Quân Lục Chiến đã canh gác bệnh viện này.
Dì Maryanne Pierre, giám đốc bệnh viện khoe rằng: “Bệnh viện chả thiếu thứ gì, chúng tôi có thuốc men, có nước, có thực phẩm. Chỉ mỗi điều lo là máy phát điện, có mỗi một cái, nhưng vẫn chạy tốt”.
Dì cũng kể thêm là lúc đang có chiến tranh, khu thai sản đã đỡ đẻ cho 350 bà mẹ trong vòng 2 tuần lễ. Các bà muốn sanh sớm để đề phòng chiến tranh. Có bà mới sanh xong có 2 giờ đã đòi về nhà. Họ không muốn xa gia đình lúc có chiến tranh.
Ðức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman của thủ đô Baghdad nói rằng: “Một mặt, người Công Giáo không muốn bom rơi, đạn nổ, nhưng mặt khác, lại cũng muốn có sự thay đổi.”
Còn dì Maryanne nhận định:” Theo người Hồi Giáo, binh sĩ Hoa Kỳ là người Thiên Chúa Giáo nên cuộc xung đột này là chống lại Hồi Giáo.”
Viện mồ côi có tên là Căn Nhà Tình Thương tọa lạc tại số 52 đường Al Wada, thủ đô Baghdad, do bốn chị nữ tu dòng Bác Ái Truyền Giáo điều hành. Nhà này chuyên săn sóc các em bị bệnh tâm thần hoặc bị dị tật về thể xác. Dì phước Carol kể lại kinh nghiệm chiến tranh:
"Trong lúc chiến tranh, các em biết có chuyện gì đang xẩy ra và khi có tiếng bom, các em hỏi tiếng gì. Tôi trả lời: trời đang bão to, tiếng sấm, tiếng sét đấy. Nhiều em đòi ra xem mưa bão.”
Trong suốt ba tuần Baghdad bị bom, các nhà thờ luôn mở của để mọi người không phân biệt tôn giáo chạy vào trú ngụ. Sau trận bom, mọi người trở về nhà.
Trong thủ đô Baghdad có một bệnh viện Công Giáo tên là Thánh Raphael, do các chị nữ tu dòng thánh Phanxicô điều khiển. Trong lúc mọi nơi bị cướp bóc, hôi của thì bệnh viện này không hề hấn gì. Các dì nói có lẽ vì người ta từng cảm mến các dì phước dòng Phanxicô. Sau khi liên quân vào thủ đô, hai lính Thủy Quân Lục Chiến đã canh gác bệnh viện này.
Dì Maryanne Pierre, giám đốc bệnh viện khoe rằng: “Bệnh viện chả thiếu thứ gì, chúng tôi có thuốc men, có nước, có thực phẩm. Chỉ mỗi điều lo là máy phát điện, có mỗi một cái, nhưng vẫn chạy tốt”.
Dì cũng kể thêm là lúc đang có chiến tranh, khu thai sản đã đỡ đẻ cho 350 bà mẹ trong vòng 2 tuần lễ. Các bà muốn sanh sớm để đề phòng chiến tranh. Có bà mới sanh xong có 2 giờ đã đòi về nhà. Họ không muốn xa gia đình lúc có chiến tranh.
Ðức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman của thủ đô Baghdad nói rằng: “Một mặt, người Công Giáo không muốn bom rơi, đạn nổ, nhưng mặt khác, lại cũng muốn có sự thay đổi.”
Còn dì Maryanne nhận định:” Theo người Hồi Giáo, binh sĩ Hoa Kỳ là người Thiên Chúa Giáo nên cuộc xung đột này là chống lại Hồi Giáo.”