Đỉnh cao của Phụng Vụ Công Giáo khởi đầu bằng Chúa Nhật Lễ Lá, một Tuần Thánh và kết thúc bằng Chúa Nhật Phục Sinh. Người ta dễ nhận ra bầu không khí thánh thiêng, trầm lắng nơi các xứ đạo tạm gọi là truyền thống và toàn tòng. Tấp nập người đến tòa cáo giải. Rộn ràng chuyện nguyện ngắm cũng như chuẩn bị các nghi lễ của Tam Nhật Thánh. Dĩ nhiên các cây dừa, cây vạn tuế… đều chung số phận tả tơi cho một ngày Lễ mà hình như không ai chịu nỗi cảnh mình thiếu lá cầm tay. Nghi lễ nhiều, bài Thương Khó dài, thế là nhiều vị mục tử tự châm chước việc giảng giải Lời Chúa cách bình tâm như vại. Lễ dài, giảng nữa thì chỉ có dại. Lại có Đấng siêu nhiên hơn: Hãy để cho các nghi thức và chính các bản văn Lời Chúa trực tiếp nói với đoàn tín hữu.
Quả là những lập luận rất hữu lý. Thậm chí rất nhiều tín hữu còn vỗ tay hoan hô. Mới đây một đấng vị vọng ở Tòa Thánh đã khẳng định rằng một bài giảng ngày Chúa Nhật không nên qua tám phút! Bản thân thì nhận đây là một hình thức cường điệu (ngoa ngôn) để muốn nhắc nhở các mục tử quen thói giảng dài, giảng dai, giảng dại… Quy định con số tối đa mà là tám phút thì đúng là “nói quá”. Dù biết nghi thức dài, nhưng một vài chia sẻ ngắn gọn cũng không là vô ích hay phản tác dụng mà trái lại sẽ giúp tín hữu tham dự Thánh Lễ sốt sắng và ích lợi hơn.
Một vài tâm tình của Chúa nhật Lễ Lá:
1.Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường của kiếp người. Vừa mới hồ hởi: “hoan hô Con Vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”, thì mấy ngày sau lại giơ cao nắm đấm hùng hỗ thét gào: “đóng đinh nó vào thập giá” là chuyện như không tưởng mà lại rất thật, đã xảy ra với đám đông dân chúng Do Thái ngày nào. Hãy cẩn trọng để giữ lòng mình khỏi sự đổi thay bất chợt kiểu nắng mưa. Không ai biết được tương lai và mọi sự đều là có thể. Chớ có thất vọng vì quá khứ đầy lỗi lầm và cũng đừng tự hào vì những công lao lẫy lừng của một thời hay sự đạo hạnh đang có.
2.Chiến thuật “cò mồi”: con dao hai lưỡi. Trước đây, khi Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ, thì dân chúng đã muốn tôn Người lên làm vua. Chẳng biết khi ấy các môn đệ của Người có làm “người cò mồi” không, nhưng trong chuyến khải hoàn vào Giêrusalem thì chính các môn đệ là những người đóng vai trò tác nhân chính khiến cho một vài Biệt phái tức tối thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!”(Lc 19,39).
Nếu cậy dựa vào “những người sống theo chiều gió” thì quả là nguy hiểm. Bởi chưng, gió đổi chiều nào thì họ sẽ ngã theo chiều ấy. Theo sự xúi giục của các Thượng tế và ký mục, đám đông dân chúng đã đổi ngược thái độ với Chúa Giêsu và “đồng thanh la to: Đóng đinh nó vào thập giá”(Mt 27,20-23). Một niềm tin, một đời sống đạo dựa trên phong trào hay lễ hội chắc chắn không bền.
3.Đã yêu thì không bao giờ chịu thúc thủ, chịu “bó tay”. Tình yêu đích thực đòi hỏi phải đến cùng. Chúa Kitô đã bày tỏ tình yêu đến cùng của Người bằng cái chết thập giá. Đôi tay Chúa Kitô giang ra, trái tim của Người mở ra đón nhận tất cả những gì là của nhân loại chúng ta. Người đón nhận sự hồ hởi, tán dương, mộ mến của dân chúng trước các lời dạy dỗ của Đấng có uy quyền, trước bao kỳ công Người thực hiện. Người đón nhận cả sự hận thù ghen ghét của nhiều người biệt phái, luật sĩ, của nhiều thượng tế và kỳ mục Do Thái giáo bấy giờ. Người còn nhận cả sự thay đổi thất thường kiểu nắng mưa của đám đông dân chúng, đón nhận cả sự phản bội bất trung của một Giuđa, của Phêrô và nhóm môn đệ thân tín. Chúa đón nhận tất cả để rồi lại trao ban điều tốt đẹp cho nhân trần.
Đôi tay Người giang ra, trái tim Người mở ra để trao ban tất cả những gì Người có và những gì Người là. Đó là lời chân lý từ miệng Người. Đó là các hành vi, cử chỉ yêu thương của Người xoa dịu nỗi đau thể lý và tâm linh cho nhiều người. Và cuối cùng đó chính là sự sống của Người. Khi trao ban chính sự sống thần linh của mình, thì Chúa Kitô đã đón nhận toàn thể nhân loại làm em của Người. Nhân loại được thứ tha. Con người được cứu sống.
Đã yêu thì không bao giờ chịu bó tay. Đã yêu thì quyết đi cho đến cùng và điểm đến cùng ấy chính là cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết là thế đấy. Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Tình yêu Người dắt dìu ta vươn lên. Đã yêu là đi, đi mãi. Đã yêu là đi cho đến cùng.
Quả là những lập luận rất hữu lý. Thậm chí rất nhiều tín hữu còn vỗ tay hoan hô. Mới đây một đấng vị vọng ở Tòa Thánh đã khẳng định rằng một bài giảng ngày Chúa Nhật không nên qua tám phút! Bản thân thì nhận đây là một hình thức cường điệu (ngoa ngôn) để muốn nhắc nhở các mục tử quen thói giảng dài, giảng dai, giảng dại… Quy định con số tối đa mà là tám phút thì đúng là “nói quá”. Dù biết nghi thức dài, nhưng một vài chia sẻ ngắn gọn cũng không là vô ích hay phản tác dụng mà trái lại sẽ giúp tín hữu tham dự Thánh Lễ sốt sắng và ích lợi hơn.
Một vài tâm tình của Chúa nhật Lễ Lá:
1.Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường của kiếp người. Vừa mới hồ hởi: “hoan hô Con Vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”, thì mấy ngày sau lại giơ cao nắm đấm hùng hỗ thét gào: “đóng đinh nó vào thập giá” là chuyện như không tưởng mà lại rất thật, đã xảy ra với đám đông dân chúng Do Thái ngày nào. Hãy cẩn trọng để giữ lòng mình khỏi sự đổi thay bất chợt kiểu nắng mưa. Không ai biết được tương lai và mọi sự đều là có thể. Chớ có thất vọng vì quá khứ đầy lỗi lầm và cũng đừng tự hào vì những công lao lẫy lừng của một thời hay sự đạo hạnh đang có.
2.Chiến thuật “cò mồi”: con dao hai lưỡi. Trước đây, khi Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ, thì dân chúng đã muốn tôn Người lên làm vua. Chẳng biết khi ấy các môn đệ của Người có làm “người cò mồi” không, nhưng trong chuyến khải hoàn vào Giêrusalem thì chính các môn đệ là những người đóng vai trò tác nhân chính khiến cho một vài Biệt phái tức tối thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!”(Lc 19,39).
Nếu cậy dựa vào “những người sống theo chiều gió” thì quả là nguy hiểm. Bởi chưng, gió đổi chiều nào thì họ sẽ ngã theo chiều ấy. Theo sự xúi giục của các Thượng tế và ký mục, đám đông dân chúng đã đổi ngược thái độ với Chúa Giêsu và “đồng thanh la to: Đóng đinh nó vào thập giá”(Mt 27,20-23). Một niềm tin, một đời sống đạo dựa trên phong trào hay lễ hội chắc chắn không bền.
3.Đã yêu thì không bao giờ chịu thúc thủ, chịu “bó tay”. Tình yêu đích thực đòi hỏi phải đến cùng. Chúa Kitô đã bày tỏ tình yêu đến cùng của Người bằng cái chết thập giá. Đôi tay Chúa Kitô giang ra, trái tim của Người mở ra đón nhận tất cả những gì là của nhân loại chúng ta. Người đón nhận sự hồ hởi, tán dương, mộ mến của dân chúng trước các lời dạy dỗ của Đấng có uy quyền, trước bao kỳ công Người thực hiện. Người đón nhận cả sự hận thù ghen ghét của nhiều người biệt phái, luật sĩ, của nhiều thượng tế và kỳ mục Do Thái giáo bấy giờ. Người còn nhận cả sự thay đổi thất thường kiểu nắng mưa của đám đông dân chúng, đón nhận cả sự phản bội bất trung của một Giuđa, của Phêrô và nhóm môn đệ thân tín. Chúa đón nhận tất cả để rồi lại trao ban điều tốt đẹp cho nhân trần.
Đôi tay Người giang ra, trái tim Người mở ra để trao ban tất cả những gì Người có và những gì Người là. Đó là lời chân lý từ miệng Người. Đó là các hành vi, cử chỉ yêu thương của Người xoa dịu nỗi đau thể lý và tâm linh cho nhiều người. Và cuối cùng đó chính là sự sống của Người. Khi trao ban chính sự sống thần linh của mình, thì Chúa Kitô đã đón nhận toàn thể nhân loại làm em của Người. Nhân loại được thứ tha. Con người được cứu sống.
Đã yêu thì không bao giờ chịu bó tay. Đã yêu thì quyết đi cho đến cùng và điểm đến cùng ấy chính là cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết là thế đấy. Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Tình yêu Người dắt dìu ta vươn lên. Đã yêu là đi, đi mãi. Đã yêu là đi cho đến cùng.