Phỏng vấn Đức Cha Giulio Gia Chí Quốc, Giám Mục Chánh Định, tỉnh Hà Bắc, về bức thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc
Cách đây gần 3 năm, ngày 30 tháng 6 năm 2007, Tòa Thánh đã cho công bố bức thư Đức Thánh Cha viết cho tín hữu công giáo Trung Quốc. Ngay trong đầu thư Đức Thánh Cha minh định mục đích bức thư là cống hiến cho các tín hữu Trung Quốc một vài đường hướng liên quan tới đời sống Giáo Hội và công tác rao truyền Tin Mừng tại Trung Quốc, cũng như giúp Giáo Hội khám phá ra điều Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thầy muốn nơi Giáo Hội (s. 2).
Trong thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bầy tỏ vui mừng vì lòng trung thành các tín hữu công giáo tại Trung Quốc đã chứng tỏ đối với Giáo Hội trong 50 năm qua. Ngài đề cao giá trị vô giá các khổ đau và bách hại họ phải chịu vì Tin Mừng, và tha thiết kêu gọi họ hiệp nhất và hòa giải với nhau. Xác tín rằng sự hòa giải trọn vẹn không thể được thực hiện một sớm một chiều, Đức Thánh Cha nhắc cho các tín hữu biết rằng con đường hòa giải được đỡ nâng bởi gương sáng và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu chứng nhân của đức tin đã khổ đau, nhưng đã tha thứ bằng cách hiến dâng mạng sống họ cho tương lai của Gáo Hội công giáo tại Trung Quốc (s. 6).
Trong bối cảnh đó lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ ”Hãy ra khơi” (Lc 5,4) vần còn thời sự. Đó là ”một lời kêu mời chúng ta biết ơn nhớ lại qúa khứ, hăng say sống hiện tại và tin tưởng rộng mở cho tương lai”. Thật vậy, tại Trung Quốc cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới ”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Chúa Kitô, hướng cái nhìn về phía trước với niềm hy vọng và trong việc loan báo Tin Mừng đọ sức các thách đố mà nhân dân Trung Quốc phải đương đầu” (s.3). Đức Thánh Cha nhắc lại rằng: ”Ngay trên quê hương đất nước của anh chị em việc loan báo Chúa Kitô bị đóng đanh và sống lại sẽ là điều có thể trong mức độ trong đó lòng trung thành với Tin Mừng, trong sự hiệp thông với Người Kế Vị Tông Đồ Phêrô và với Giáo Hội hoàn vũ, anh chị em biết thực thi các dấu hiệu của tình yêu thương và sự hiệp nhất” (ivi).
Trong việc đương đầu với vài đề tài cấp thiết, do chính các Giám Mục và Linh Mục Trung Quốc gửi về Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đưa ra các chỉ dẫn liên quan tới việc thừa nhân Giáo Hội thầm lặng từ phía chính quyền (s. 7) và nêu bật đề tài Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc (s. 8) đặc biệt vấn đề chỉ định các Giám Mục (s. 9).
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đưa ra đường hướng mục vụ bằng cách nêu bật gương mặt và sứ mệnh của vị Giám Mục trong cộng đoàn giáo phận. Vị Giám Mục là điểm tham chiếu của giáo phận: ”không làm gì mà không có Giám Mục”. Ngoài ra cũng có các chỉ dẫn liên quan tới việc cử hành bí tích Thánh Thể, việc đào tạo linh mục và đào tạo cuộc sống gia đình. Đức Thánh Cha cũng mời gọi thành lập các cơ cấu khác nhau trong giáo phận, như được giáo luật dự trù trước.
Về tương quan giữa Giáo Hội với Nhà Nước, Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn công giáo, đã được Công Đồng Chung Vaticăng II tái đề nghị. Ngài chân thành cầu mong cho cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Chính Quyền Trung Quốc có thể tiến triển và đi tới một thỏa hiệp liên quan tới việc chỉ định các Giám Muc, việc tín hữu thực thi đức tin của mình một cách tràn đầy trong sự tôn trọng sự tự do tôn giáo đích thực và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Chính Quyền Bắc Kinh. Sau cùng Đức Thánh Cha thu hồi tất cả các khả thể và hướng dẫn thuộc trật tự mục vụ, mà trong qúa khứ và mới đây Tòa Thánh đã ban cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Các tình trạng thay đổi trong tình hình chung của Giáo Hội tại Trung Quốc cũng như các liên lạc dễ dàng hơn hiện nay cho phép tín hữu công giáo Trung Quốc tuân theo các điều luật tổng quát như các Giáo Hội khác.
Mặc dầu Nhà Nước Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản, lá thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Giáo Hội tại Trung Quốc đã được phổ biến chui. Tuy nhiên đã có các giải thích sai lạc gieo hoang mang lẫn lộn và chán nản trong các cộng đoàn thuộc Giáo Hội thầm lặng. Vì thế ngày 23 tháng 5 năm 2009, Tòa Thánh đã công bố một tập ”Toát yếu” để giúp các tín hữu hiểu nội dung bức thư một cách trung thực và rõ ràng hơn. Nhân dịp này Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hồng Kông, ghi nhận các khó khăn và lúng túng của Giáo Hội thầm lặng, sự nhút nhát của Giáo Hội chính thức bị Nhà Nước nhốt tù trong lồng hẹp của đường lối chính trị tôn giáo và chính sách của Nhà Nước Bắc Kinh tiếp tục đàn áp Giáo Hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Giulio Gia Chí Quốc, Giám Mục Chánh Định, tỉnh Hà Bắc, về ảnh hưởng của bức thư này.
Đức Cha Gia năm nay 74 tuổi và đã ngồi tù hơn 22 năm trời. Hiện nay ngài bị Nhà Nước cộng sản Trung Quốc cô lập hóa và thường xuyên phải tham dự các buổi tẩy não, để chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Ái Quốc, là cơ quan chính trị do Nhà Nước Trung Quốc điều khiển trong mưu toan thành lập một Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc tự trị, tách rời khỏi sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Hoàn Vũ.
Ngày 26-2-2010 Đức Cha Giulio Gia Chí Quốc, đã được trả tự do sau khi bị bắt giam 17 ngày. Vụ bắt giữ cuối cùng xảy ra ngày mùng 5-6-2009. Ngày 22 tháng 6 Đức Cha được trả về nhà. Hôm mùng 5-3-2010 sau nhiều lần thử liên lạc, hãng thông tấn Asianews của Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, đã may mắn phỏng vấn được Đức Cha liên quan tới lá thư Đức Thánh Cha gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, mà Đức Cha đang đọc, cũng như tình hình Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc hiện nay.
Hỏi: Thưa Đức Cha, lá thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc có gây được ảnh hưởng nào trên các tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước hay không?
Đáp: Tôi sợ là chúng tôi không thể chờ đợi gì nhiều từ quan điểm này. Thế giới chính trị Trung Quốc đã không thay đổi gì hết. Nhà Nước Trung Quốc vẫn sử dụng cùng một chiến thuật như dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, nghĩa là họ khuấy động và tạo ra các xung khắc giữa lòng Giáo Hội.
Đây là kiểu hành động đã kéo dài từ 50 năm qua, tức là kể từ khi Hội Ái Quốc được thành lập và tôi sợ rằng Lá Thư của Đức Thánh Cha sẽ không thể thay đổi gì nhiều đối với tình hình hiện nay.
Dĩ nhiên, Bức Thư tuyên bố rõ ràng giáo huấn của Giáo Hội và đối với những người tìm sự thật thì nó là một khích lệ rất lớn. Nhưng với biết bao nhiêu người vô thần giữa giới chính trị, thì tất cả những điều này không có ý nghĩa gì: họ không thay đổi ý kiến vì các lời tuyên bố này. Cần phải có sự thay đổi sâu rộng não trạng nơi chính quyền và một sự cởi mở lớn hơn trong việc thực thi tự do tôn giáo đích thực.
Hỏi: Đức Cha nhận thấy tương quan giữa Giáo Hội và Hội công giáo ái quốc sau lời Đức Thánh Cha kết án hội này trong thư gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc như thế nào?
Đáp: Hội Công Giáo Ái Quốc là một dụng cụ của chính quyền. Nó sẽ không ngừng xen mình vào chuyện nội bộ của Giáo Hội, cho tới khi nào chính quyền không can thiệp để chấm dứt sự kiện này. Vấn đề đó là Hội Ái Quốc không thể quyết định một mình, vì nó không độc lập mà chỉ phục vụ chính quyền và nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Không dễ mà thoát ra khỏi các dây xích này. Tôi nghĩ rằng nếu không có Thiên Chúa can thiệp, thì tình hình sẽ không khả quan hơn. Chúng tôi tin rằng Chúa luôn làm việc trong Giáo Hội của Ngài.
Hỏi: Đức Cha có nghĩ rằng lá thư của Đức Thánh Cha sẽ khiến cho tương quan của Giáo Hội chính thức và Giáo Hội hầm trú tiến triển hơn không?
Đáp: Đối với những người sống trong chân lý, trong công bằng, trong sự trung thành với đức tin của mình, bức thư của Đức Giáo Hoàng sẽ là một khích lệ định đoạt giúp thăng tiến sự hiệp nhất. Tuy nhiên vấn đề đích thật là vượt thắng được mọi áp lực từ phía Nhà Nước. Nhiền Giám Mục của Giáo Hội chính thức sợ hãi hiệp thông một cách tích cực với các Giám Mục của Giáo Hội hầm trú. Các vị thường thiếu can đảm, vì các vị cũng sống trong một tình trạng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn như điện thoại của các vị luôn luôn bị chính quyền kiểm soát. Cả khi các vị được Nhà Nước công khai thừa nhận, việc di chuyển của các vị cũng bị hạn chế: các vị không làm được những gì các vị muốn.
Cả đối với chúng tôi là các Giám Mục hầm trú không được Nhà Nước thừa nhận, chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc liên lạc. Hầu như không thể liên lạc được một cách trực tiếp: chính tôi cũng luôn luôn bị kiểm soát. Và đối với các Giám Mục của Giáo Hội chính thức sự kiểm soát lại còn nghiêm ngặt hơn nữa. Chỉ có thể đối thoại một cách gián tiếp mà thôi, qua các người trung gian. Nhưng chúng tôi biết rằng không ai muốn tạo khó khăn cho chính quyền.
Hỏi: Thưa Đức Cha Gia, bức thư của Đức Thánh Cha có thúc đẩy các tín hữu công giáo can đảm sống sứ mệnh của mình tại Trung Quốc hay không?
Đáp: Tôi chưa đọc hết bức thư của Đức Thánh Cha, nhưng tôi nghĩ rằng đối với các tín hữu công giáo cương quyết hơn, bức thư của Đức Thánh Cha cống hiến cho họ một con đường rất chính xác. Về điểm này giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng tôi phải thi hành chức thừa tác mục tử và sứ mệnh trong sự hiệp thông với nhau. Với sự khích lệ của Chúa và của Đức Giáo Hoàng tôi tiếp tục sứ mệnh của mình mà không sợ hãi.
Con đường mà chúng tôi đã đi cho tới nay là con đường đúng đắn. Giờ đây chúng tôi phải tiếp tục bước đi. Sự nâng đỡ của Đức Thánh Cha giúp chúng tôi bước đi cho tới cùng, cả khi có phải hy sinh mạng sống đi nữa.
(ASIANEWS 5-3-2010)
Cách đây gần 3 năm, ngày 30 tháng 6 năm 2007, Tòa Thánh đã cho công bố bức thư Đức Thánh Cha viết cho tín hữu công giáo Trung Quốc. Ngay trong đầu thư Đức Thánh Cha minh định mục đích bức thư là cống hiến cho các tín hữu Trung Quốc một vài đường hướng liên quan tới đời sống Giáo Hội và công tác rao truyền Tin Mừng tại Trung Quốc, cũng như giúp Giáo Hội khám phá ra điều Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thầy muốn nơi Giáo Hội (s. 2).
Trong thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bầy tỏ vui mừng vì lòng trung thành các tín hữu công giáo tại Trung Quốc đã chứng tỏ đối với Giáo Hội trong 50 năm qua. Ngài đề cao giá trị vô giá các khổ đau và bách hại họ phải chịu vì Tin Mừng, và tha thiết kêu gọi họ hiệp nhất và hòa giải với nhau. Xác tín rằng sự hòa giải trọn vẹn không thể được thực hiện một sớm một chiều, Đức Thánh Cha nhắc cho các tín hữu biết rằng con đường hòa giải được đỡ nâng bởi gương sáng và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu chứng nhân của đức tin đã khổ đau, nhưng đã tha thứ bằng cách hiến dâng mạng sống họ cho tương lai của Gáo Hội công giáo tại Trung Quốc (s. 6).
Trong bối cảnh đó lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ ”Hãy ra khơi” (Lc 5,4) vần còn thời sự. Đó là ”một lời kêu mời chúng ta biết ơn nhớ lại qúa khứ, hăng say sống hiện tại và tin tưởng rộng mở cho tương lai”. Thật vậy, tại Trung Quốc cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới ”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Chúa Kitô, hướng cái nhìn về phía trước với niềm hy vọng và trong việc loan báo Tin Mừng đọ sức các thách đố mà nhân dân Trung Quốc phải đương đầu” (s.3). Đức Thánh Cha nhắc lại rằng: ”Ngay trên quê hương đất nước của anh chị em việc loan báo Chúa Kitô bị đóng đanh và sống lại sẽ là điều có thể trong mức độ trong đó lòng trung thành với Tin Mừng, trong sự hiệp thông với Người Kế Vị Tông Đồ Phêrô và với Giáo Hội hoàn vũ, anh chị em biết thực thi các dấu hiệu của tình yêu thương và sự hiệp nhất” (ivi).
Trong việc đương đầu với vài đề tài cấp thiết, do chính các Giám Mục và Linh Mục Trung Quốc gửi về Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đưa ra các chỉ dẫn liên quan tới việc thừa nhân Giáo Hội thầm lặng từ phía chính quyền (s. 7) và nêu bật đề tài Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc (s. 8) đặc biệt vấn đề chỉ định các Giám Mục (s. 9).
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đưa ra đường hướng mục vụ bằng cách nêu bật gương mặt và sứ mệnh của vị Giám Mục trong cộng đoàn giáo phận. Vị Giám Mục là điểm tham chiếu của giáo phận: ”không làm gì mà không có Giám Mục”. Ngoài ra cũng có các chỉ dẫn liên quan tới việc cử hành bí tích Thánh Thể, việc đào tạo linh mục và đào tạo cuộc sống gia đình. Đức Thánh Cha cũng mời gọi thành lập các cơ cấu khác nhau trong giáo phận, như được giáo luật dự trù trước.
Về tương quan giữa Giáo Hội với Nhà Nước, Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn công giáo, đã được Công Đồng Chung Vaticăng II tái đề nghị. Ngài chân thành cầu mong cho cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Chính Quyền Trung Quốc có thể tiến triển và đi tới một thỏa hiệp liên quan tới việc chỉ định các Giám Muc, việc tín hữu thực thi đức tin của mình một cách tràn đầy trong sự tôn trọng sự tự do tôn giáo đích thực và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Chính Quyền Bắc Kinh. Sau cùng Đức Thánh Cha thu hồi tất cả các khả thể và hướng dẫn thuộc trật tự mục vụ, mà trong qúa khứ và mới đây Tòa Thánh đã ban cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Các tình trạng thay đổi trong tình hình chung của Giáo Hội tại Trung Quốc cũng như các liên lạc dễ dàng hơn hiện nay cho phép tín hữu công giáo Trung Quốc tuân theo các điều luật tổng quát như các Giáo Hội khác.
Mặc dầu Nhà Nước Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản, lá thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Giáo Hội tại Trung Quốc đã được phổ biến chui. Tuy nhiên đã có các giải thích sai lạc gieo hoang mang lẫn lộn và chán nản trong các cộng đoàn thuộc Giáo Hội thầm lặng. Vì thế ngày 23 tháng 5 năm 2009, Tòa Thánh đã công bố một tập ”Toát yếu” để giúp các tín hữu hiểu nội dung bức thư một cách trung thực và rõ ràng hơn. Nhân dịp này Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hồng Kông, ghi nhận các khó khăn và lúng túng của Giáo Hội thầm lặng, sự nhút nhát của Giáo Hội chính thức bị Nhà Nước nhốt tù trong lồng hẹp của đường lối chính trị tôn giáo và chính sách của Nhà Nước Bắc Kinh tiếp tục đàn áp Giáo Hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Giulio Gia Chí Quốc, Giám Mục Chánh Định, tỉnh Hà Bắc, về ảnh hưởng của bức thư này.
Đức Cha Gia năm nay 74 tuổi và đã ngồi tù hơn 22 năm trời. Hiện nay ngài bị Nhà Nước cộng sản Trung Quốc cô lập hóa và thường xuyên phải tham dự các buổi tẩy não, để chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Ái Quốc, là cơ quan chính trị do Nhà Nước Trung Quốc điều khiển trong mưu toan thành lập một Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc tự trị, tách rời khỏi sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Hoàn Vũ.
Ngày 26-2-2010 Đức Cha Giulio Gia Chí Quốc, đã được trả tự do sau khi bị bắt giam 17 ngày. Vụ bắt giữ cuối cùng xảy ra ngày mùng 5-6-2009. Ngày 22 tháng 6 Đức Cha được trả về nhà. Hôm mùng 5-3-2010 sau nhiều lần thử liên lạc, hãng thông tấn Asianews của Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano, đã may mắn phỏng vấn được Đức Cha liên quan tới lá thư Đức Thánh Cha gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, mà Đức Cha đang đọc, cũng như tình hình Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc hiện nay.
Hỏi: Thưa Đức Cha, lá thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc có gây được ảnh hưởng nào trên các tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước hay không?
Đáp: Tôi sợ là chúng tôi không thể chờ đợi gì nhiều từ quan điểm này. Thế giới chính trị Trung Quốc đã không thay đổi gì hết. Nhà Nước Trung Quốc vẫn sử dụng cùng một chiến thuật như dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, nghĩa là họ khuấy động và tạo ra các xung khắc giữa lòng Giáo Hội.
Đây là kiểu hành động đã kéo dài từ 50 năm qua, tức là kể từ khi Hội Ái Quốc được thành lập và tôi sợ rằng Lá Thư của Đức Thánh Cha sẽ không thể thay đổi gì nhiều đối với tình hình hiện nay.
Dĩ nhiên, Bức Thư tuyên bố rõ ràng giáo huấn của Giáo Hội và đối với những người tìm sự thật thì nó là một khích lệ rất lớn. Nhưng với biết bao nhiêu người vô thần giữa giới chính trị, thì tất cả những điều này không có ý nghĩa gì: họ không thay đổi ý kiến vì các lời tuyên bố này. Cần phải có sự thay đổi sâu rộng não trạng nơi chính quyền và một sự cởi mở lớn hơn trong việc thực thi tự do tôn giáo đích thực.
Hỏi: Đức Cha nhận thấy tương quan giữa Giáo Hội và Hội công giáo ái quốc sau lời Đức Thánh Cha kết án hội này trong thư gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc như thế nào?
Đáp: Hội Công Giáo Ái Quốc là một dụng cụ của chính quyền. Nó sẽ không ngừng xen mình vào chuyện nội bộ của Giáo Hội, cho tới khi nào chính quyền không can thiệp để chấm dứt sự kiện này. Vấn đề đó là Hội Ái Quốc không thể quyết định một mình, vì nó không độc lập mà chỉ phục vụ chính quyền và nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Không dễ mà thoát ra khỏi các dây xích này. Tôi nghĩ rằng nếu không có Thiên Chúa can thiệp, thì tình hình sẽ không khả quan hơn. Chúng tôi tin rằng Chúa luôn làm việc trong Giáo Hội của Ngài.
Hỏi: Đức Cha có nghĩ rằng lá thư của Đức Thánh Cha sẽ khiến cho tương quan của Giáo Hội chính thức và Giáo Hội hầm trú tiến triển hơn không?
Đáp: Đối với những người sống trong chân lý, trong công bằng, trong sự trung thành với đức tin của mình, bức thư của Đức Giáo Hoàng sẽ là một khích lệ định đoạt giúp thăng tiến sự hiệp nhất. Tuy nhiên vấn đề đích thật là vượt thắng được mọi áp lực từ phía Nhà Nước. Nhiền Giám Mục của Giáo Hội chính thức sợ hãi hiệp thông một cách tích cực với các Giám Mục của Giáo Hội hầm trú. Các vị thường thiếu can đảm, vì các vị cũng sống trong một tình trạng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn như điện thoại của các vị luôn luôn bị chính quyền kiểm soát. Cả khi các vị được Nhà Nước công khai thừa nhận, việc di chuyển của các vị cũng bị hạn chế: các vị không làm được những gì các vị muốn.
Cả đối với chúng tôi là các Giám Mục hầm trú không được Nhà Nước thừa nhận, chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc liên lạc. Hầu như không thể liên lạc được một cách trực tiếp: chính tôi cũng luôn luôn bị kiểm soát. Và đối với các Giám Mục của Giáo Hội chính thức sự kiểm soát lại còn nghiêm ngặt hơn nữa. Chỉ có thể đối thoại một cách gián tiếp mà thôi, qua các người trung gian. Nhưng chúng tôi biết rằng không ai muốn tạo khó khăn cho chính quyền.
Hỏi: Thưa Đức Cha Gia, bức thư của Đức Thánh Cha có thúc đẩy các tín hữu công giáo can đảm sống sứ mệnh của mình tại Trung Quốc hay không?
Đáp: Tôi chưa đọc hết bức thư của Đức Thánh Cha, nhưng tôi nghĩ rằng đối với các tín hữu công giáo cương quyết hơn, bức thư của Đức Thánh Cha cống hiến cho họ một con đường rất chính xác. Về điểm này giáo huấn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng tôi phải thi hành chức thừa tác mục tử và sứ mệnh trong sự hiệp thông với nhau. Với sự khích lệ của Chúa và của Đức Giáo Hoàng tôi tiếp tục sứ mệnh của mình mà không sợ hãi.
Con đường mà chúng tôi đã đi cho tới nay là con đường đúng đắn. Giờ đây chúng tôi phải tiếp tục bước đi. Sự nâng đỡ của Đức Thánh Cha giúp chúng tôi bước đi cho tới cùng, cả khi có phải hy sinh mạng sống đi nữa.
(ASIANEWS 5-3-2010)