Sơ lược về lịch sử quốc gia Vanuatu
Vanuatu là một đảo quốc gồm nhiều quần đảo nguyên thủy là những núi lửa tạo thành. Quốc gia này gồm 83 đảo với tổng diện tích là 12.200 km vuông, nằm giữa New Caledonia và Fiji trong miền Nam Thái bình dương. Vanuatu cách xa Úc ở phía Tây là 1.750 km, và cách xa New Caledonia ở phía nam là 500 km. Phía Tây có đảo quốc Fiji, đông bắc là quần đảo Salomon và xa về phía tây là New Guinea.
Xem hình ảnh thăm viếng Port Vila thuộc đảo quốc Vanuatu
Đảo lớn nhất có tên là Espiritu Santo (2,266 km vuông); các đảo khác gồm có Malekula, Malo, Pentecost, Tanna, và Efate. Thủ đô Port Vila nằm trên đảo Efate, và đây cũng là địa điểm người lao động Việt Nam di dân đầu tiên đến đây sinh sống. Dân số ước khoảng dưới 220.000 người, và thủ đô Port Vila có chừng 35.300 người. Trước đây trên đảo này có lúc có đến 5000 người Việt Nam sinh sống, nhưng hiện nay còn chừng 10 gia đình Việt Nam lưu lại mà thôi.
Port Vila là thủ đô của Vanuatu và là chốn đô hội tân tiến, có những khách sạn, nhà hàng ăn, chỗ mua sắm. Vì thế Port Vila thật là khác xa với những làng mạc truyền thống và dân quê tại đảo quốc này.
Người ta tin rằng những người đầu tiên đến sinh sống tại đảo quốc này người Melanesia cư ngụ từ 3500 năm về trước, sau đó người từ New Guinea và từ quần đảo Salomon đến.
Nhà thám hiểm người Bồ đào nha là Pedro Fernandes de Queiros thấy những quần đảo này đầu tiên vào năm 1606, rồi nhà thám hiểm Anh quốc là James Cook đến đây năm 1774 và đặt tên là New Hebrides, nhắc nhớ những tên đảo miền nam của Scotland.
Vào thập niên 1880, tranh giành đất với người Anh, nên người Pháp cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng quần đảo này. Về sau vào năm 1906 hai nước đồng ý lập thành chế độ đồng quản trị Pháp-Anh mang tên là “chính quyền chung sống” (Anglo-French Condominium government).
Thập niên 1800 có khoảng 1 triệu người sống trên 83 đảo của New Hebrides, nhưng tới năm 1935 chỉ còn lại có 45.000 người. Lý do là bệnh dịch do các thừa sai mang tới cùng bệnh di truyền do các lái buôn truyền lây sang dân thiểu số đã làm chết vô số người.
Thời đó là thời kỳ mới phát triển kinh tế qua việc thành lập các đồn điền trồng dừa nên người Pháp đã mang nhân công người Việt Nam tới đây khai thác các đồn điền trồng cây dừa lấy trái. Nghề trồng dừa phát đạt cho tới cuối thập niên 1920 thì đi xuống.
Vào thế chiến thứ II, Liên quân Anh Mỹ Pháp đả sử dụng các đảo này làm địa bàn quân sự tấn công Nhật.
Sau thế chiến II, người bản xứ bắt đầu đòi độc lập, và tới thập niên 1970 thì phong trào đòi độc lập bùng lên. Đến năm 1980, Anh Pháp mới đồng ý trả độc lập và quốc gia mới được thành lập có tên là Vanuatu, tên chính thức tiếng thổ dân Bislama gọi là Ripablik Blong Vanuatu.
Từ ngày được độc lập, dân chúng ở đây đã cố gắng tạo căn cước riêng cho mình dựa trên kastom Melanesia. Đây là đất nước tràn đầy mầu sắc các nền văn hóa, với biết bao bất ngờ đến ngạc nhiên. Dân bản xứ gọi mình là Ni-Vanuatu, và nếu bạn là khách du lịch hỏi dân bản xứ rằng: con thác, suối nước, hang động, dòng nước nóng, chỗ bơi lội hay thác đá ở đâu? Họ sẽ biết và chỉ cho bạn ngay.
Nói chúng Vanuatu có cảnh đẹp tự nhiên và đời sống thảnh thơi an nhàn là đặc điểm lôi cuốn khách du lịch dừng chân nơi đây. Không có đảo quốc nào trong Nam Thái Bình Dương lại có nhiều cảnh sắc biến đổi bằng ở đây.
Dân chúng ở Vanuatu tình tình cởi mở, thân tình và sống hạnh phúc. Vanuatu thực ra không phải là một điểm du lịch trọng yếu, nhưng vì đời sống thanh bình, có các bãi biển đẹp, dân chúng thân thiện và không phải là thứ dân ham “dola du lịch” nên không nài ép khách du lịch như các nơi khác. Đời sống rất dễ thở.
Đến thăm nơi này bạn sẽ nhận ra dân chúng rất hiếu khách và chân tình. Đến với Vanuatu là một cuộc khám phá mới đầy lý thú, nhất là những ai yêu thích biển cả và thiên nhiên, ngoài khơi có những thềm đá rong biển mầu sắc và những loài cá muôn mầu. Đây chính là nơi lý tường cho những ai thích bơi lặn, hay mạo hiểm bằng scuba.
Đi tìm lại vết tích người Việt Nam được mộ đi làm lao động ở Tân Thế Giới:
Trong hậu bán thế kỉ 19, Pháp sai các tầu chiến đi thăm dò và chiếm các đảo ở Thái Bình Dương làm thuộc địa, những nơi Pháp chiếm gồm có quần đảo Tahiti, French Polylesia, Nouvvelles Hebrides và New Caledonia.
Để phục vụ cho nhu cầu khai thác các mỏ kim loại và làm đồn điền, người Pháp đã mộ các dân chúng từ các nước thuộc địa đến các đảo mới chiếm để khai khẩn và mở mang kinh tế.
Lịch sử ghi lại rằng: “Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa thuộc New Caledonia. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng”.
Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Danh từ “Chân Đăng” mà người Tây dùng để gọi người Việt Nam sang đây làm việc, sau cũng trở nên thông dụng với chính người Việt nơi vì họ tự coi mình là “chân đăng”. Hỏi lại những người đi trước “chân đăng” là gì? Không ai rõ nguồn gốc ra sao, nhưng có một số người đưa ra giả thuyết như sau: Khi ghi danh đi làm cho Tây, thì nói xin cho tôi một “chân”, còn “đăng” là đăng kí. Vây “chân đăng” là người đạ giữ được một chỗ để đi sang “Tân thế giới” làm việc cho Tây.
Vào khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Port Vila và Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Cộng Đồng người Việt nam tại Port Vila thuộc Vanuatu (Nouvelles Hébrides)
Khoàng đầu thế kỉ 20 và tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Nguyên ở Noumea số người Việt đã lên tới đã lên tới hơn 6400 người.
Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt tở Tân thế giới lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong các mỏ hay các đồn điền, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Tân Thế Giới đi làm, trong đó gồm cả New Caledonia và New Hebrides (Vanuatu).
Danh từ “Tân Thế Giới” hay “Tân Đảo”, ý nghĩa cũng rất mơ hồ, khi đi làm cho Tây ở các đảo Tây mới chiếm được thì gọi là “Tân Đảo” hay “Tân thế giới”. Và thường ra đối với nhiều người Tân Đảo thường hiểu là New Caledonia, vì đảo này có số người Việt Nam đền đây đầu tiên và đông nhất. Thành phố Noumea trước đây là sau này cũng là nơi qui tụ đông dân gốcViệt Nam và phát triển mạnh.
Một điểm quan trọng đáng nói ở đây là Cộng đoàn Công giáo tại Port Vila mới là cộng đoàn Công giáo có linh mục Việt Nam được chính thức gửi tới làm việc mục vụ. Chính Cha Vịnh trên đường đi tới Port Vila có dừng chân lại ở Noumea và vì thấy nhu cần của dân chúng tại Noumea nên chính Ngài đã viết thư xin có linh mục Việt Nam cho cộng đoàn Noumea.
Năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người lao công Việt Nam cũng được các tầu chở trực tiếp đổ người xuốn cảng Melé ơ Port Vila, nhưng hiện nay chúng tôi chưa có những tài liệu kê khai chính xác về sự hình thành và số người Việt nam tại Vanuatu ra sao.
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh và Giáo xứ Thiên Môn 1954
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh, sinh ngày 4.10.1908 tại Đại Đề, Bùi Chu, ngài được Đức Cha Phạm ngọc Chi giáo phận Bùi chu cho phép sang Vanuatu giúp cho người Việt nam đang sinh sống tại Port Vila. Ngài tới Port Vila ngày 23.6.1953. Và chắc chắn trước khi qua Port Vila, giám mục tại Port Vila phải có lời mời chính thức xin ngài sang giúp cho giáo dân Việt nam tại đây thì Đức Cha Bùi Chu mới cho phép ngài đi làm tong đồ cho Việt kiều. Có lẽ một trong những lý do mà Cha Vịnh được gửi sang Port Vila là vì giáo dân ở đây yêu cầu và vì Cha Vịnh có một số bà con hiện đang sống ở Port Vila. Hiện nay con cháu của Cha Vịnh hảy còn sống ở Port Vila đó là gia đình bà Tặng. Một số người kể lại là cha mẹ của Ông bà Tặng đã có công nhiều trong việc xây dựng giáo xứ Thiên Môn.
Suốt từ khi tới Port Vila vào năm 1953 cho tới tới ngày qua đời 23.11.1977, Cha Giuse Vịnh đã có công chăm sóc cho nhu cầu thiêng liêng và tìm cách bảo vệ nâng đỡ cho người dân Việt đang lao động và bơ vơ ở xứ lạ quê người, những người dân Việt vì hoàn cảnh sinh kế đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, lại không thông thạo ngôn ngữ và bị những quan Tây hành hạ bóc lột.
Cảng Mele và nhà thờ tiên khởi cho người Công giáo Việt Nam ở Tân Thế Giới
Một mốc lịch sử rất quan trọng là tại Mele ở Efate, nơi chúng tôi đã tới thăm viếng và nhìn tận mắt thì đây chính là nơi qui tụ cộng đoàn Công giáo Việt Nam tiên khởi ở Nam Thái Bình dương.
Hải cảng Mele cũ này, chính là nơi mà trước đây tầu cập bến đưa những người di dân đến làm ăn trên đảo này, hiện nay hãy còn một cổng chào xây bằng xi-măng cốt sắt, với hình thánh giá và trái tim ở trên, dưới có đề niên hiệu năm 1944 của người Việt Nam ghi lại.
Câu hỏi được đặt ra là: Trong số gần 791 người Việt Nam đầu tiên đến cảng Noumea năm 1891 có bao nhiêu người được Pháp để ở lại làm nhân công khai thác mỏ kền (nickel) ở New Caledonia, và có ai trong số này sau được đưa sang New Hebrides (Vanuatu) đề làm trong các đồn điền trồng dừa không? Câu hỏi được đặt ra là vì người Pháp cũng đã khởi công làm các đồn điền trồng dừa ở Melé trong đảo Efate thuộc Vanuatu.
Chúng tôi chưa có thời giờ để tra tìm tài liệu lịch sử về câu hỏi trên, tuy nhiên được biết Cộng đoàn người Công giáo Việt Nam tại Mele có trước cả cộng đoàn người Công giáo Việt ở Noumea, vì chính nơi đây đã có nhà thờ và có linh mục Việt Nam tiên khởi xây dựng cộng đoàn dân Chúa.
Cũng như ở Noumea, những người lao công Việt Nam ở Port Vila đã phải chịu đủ thứ cực hình trong việc khai thác đồn điền trồng dừa. Những người con cái của các ông bà “chân đăng” hiện còn sống đã kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Tân Thế Giới đã mãn hợp đồng làm trong mỏ hay các đồn điền, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, một đàng khi đó Việt Minh sang tuyên truyền nên hồi hương, nên nhiều người bị lợi dụng. Đàng khác khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Nhiều người Việt Nam đem cả cơ nghiệp và hồi hương về miền Bắc Việt Nam.
Tuy không biết chính xác, nhưng những người tự nguyện ở lại Port Vila cũng còn lại rất ít. Còn số người tự nguyện ở lại Noumea tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Noumea và tại Port Vila và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của hai đảo quốc này.
Đường về cội nguồn và những cuộc gặp gỡ lý thú:
Chúng tôi tới cảng Port Vila vào lúc 10 giờ sáng và khi vừa bước xuống khỏi tầu du lịch thì đã thấy Sr. Marie Francoise Xinh và chị Marie Thi Văn Bador đứng chờ với tấm biển chào mừng chúng tôi tới Vanuatu. Trời mưa lất phất nhưng không khí trong lành và những tiếng chào rộn rã làm bầu khí vui tươi hẳn lên. Dù chưa gặp lần nào, nhưng tình đồng hương và những câu chuyện qua lại vừa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp văn và tiếng Việt tạo một bầu khí thật đặc biệt. Sr. Xinh nói tiếng Pháp và tiếng Việt, cô Thi Vân biết tiếng Pháp và tiếng Anh (nghe hiểu tiếng Việt nhưng không nói được).
Trước hết, Sr. Xinh đưa chúng tôi về nhà thờ nơi Sơ làm việc, một nhà thờ bé nhỏ, nhưng có những bức tranh dậm nét dân tộc Vanuatu, nhất là có một tượng Đức Mẹ Maria lâu cả hơn 100 năm. Tượng này vào thời dân chúng nôĩ lên đòi độc lập đã đập tan, nhưng dân chúng đã nhặt những miếng vụn và lại ghép lại. Tượng này có rất nhiều kỉ niệm với giáo dân gốc Việt vì họ đã nhiều lần kính viếng và tôn vinh tượng Mẹ Maria.
Chúng tôi rời nhà thờ và đi tới thăm Nhà Dòng các nữ tu Marist thuộc hội dòng của Sr Xinh, nơi đây có 3 nữ tu Marist người gốc Ý. Các Sơ sống trong một khu nhà yên tĩnh, nằm ngay bên một con sông lớn. Chung quanh tu viện trồng hoa và nhiều cây ăn trái, đặc biệt có những cây bưởi nhiều quả trái to và rất mọng, giống như các trái bưởi ở Biên Hòa. Bầu khí yên tĩnh và phong cảnh thiên nhiên tại tu viện thật là lý tưởng cho những ai muốn đến đây tĩnh tâm.
Nhà thờ đầu tiên cho người Công giáo tại cảng Melé ở Port Vila
Tiếp tục đi tìm dấu vết của nhửng người Việt nam đầu tiên sinh sống tại Vanuatu, Sơ Xinh và chị Thi Vân đã đưa tôi tới thăm cảng Melé (ngày nay không còn là hải cảng nữa mà chỉ là một bãi biển hoang vu), nơi mà những người Việt đã đến cư trú ở đây để đi làm đồn điền trồng dừa.
Vừa tới nơi, thấy bãi biển hoang vu, nhìn xa xa là biển rộng mênh mông, chỉ tay về bờ biển xa phía bên phải, chị Thi Vân nói “đấy đồn điền trồng dừa là nơi mà ba con đã làm việc và sinh sống… nhưng nay thì không còn ai ở đó nữa”. Tôi mời gọi mọi người cùng đọc kinh cầu nguyện cho những người đã tới được bến bờ này, cũng như cho nhiều người bất hạnh đã phải chết nơi biển sâu hay trên rừng già hưu quạnh…
Đi một khoảng về bên tay phải, tôi nhìn thấy một chiếc cổng bằng xi măng cốt xắt vẫn còn thi gan với tuế nguyệt, mầu đã hoen ố, đen xậm theo thời gian, nhưng hình thành giá và trái tim cùng niên hiệu 1944 vẫn còn hiên ngang in vào trời xanh. Sơ Xinh và cô Thi Vân đều nói “Đây là cổng chào đã được người Công giáo Việt xây lên đề đón chào các người di dân người Việt Nam tới đây, và khi xuống khỏi tầu thì họ sống chung trong khu nhà phía trong kia…”
Hai bên cổng chào có 4 câu đối viết bằng chữ Nho hay Hán tự (tôi không rõ viết gì, nhưng tôi đã ghi lại và hy vọng sau này sẽ có người giải thích hộ ý nghĩa những câu đối này).
Theo hướng cổng chào đi vào bên trong chừng 500 mét, là một nhà nguyện nhỏ và là khu nhà ở. Sơ cho biết nhà nguyện và khu đất này đã bị bán đi và nay trở thành hãng sản xuất café. Khi vào tới nơi, chúng tôi thấy có vài chục khách du lịch đang tham quan hãng café và mua những đồ kỉ niệm tại đây. Phía tiền đường trước khi bước vào trong nhà nguyện, trước cửa hãy còn ghi rõ chữ “Catholic Church 1903” (nhà thờ Công giáo năm 1903). Như vậy, có nghĩa là trước năm 1903 đã có người Công giáo sinh hoạt ở đây, và từ năm 1903 mới xây nhà thờ để phục vụ cho nhu cầu thiêng liêng của họ. Khi quyết định xây nhà thờ như vậy, cũng có nghĩa là số dân ở đây và đặc biệt số người Công giáo đã đạt tới con số tương đối ổn định.
Chúng tôi không rõ số người này gồm những sắc dân nào, nhưng chắc chắn số người Công giáo gốc Việt Nam không phải là ít, vì ngày từ cuối thập niên 1890 người Pháp đã đưa người Việt nam đi Tân thế giới để làm lao công.
Và nếu như vào năm 1944 người Công giáo Việt đã dựng lên cổng chào có ghi tiếng chữ Hán Việt thì có nghĩa là Công đoàn Việt Nam ở đây đã có sinh hoạt trọng yếu, vì phía bên trong đã có nhà nguyện cho các sinh hoạt tôn giáo.
Thêm vào đó, nếu nơi đây là trung tâm sinh hoạt Công giáo cho nhiều sắc dân thì tại sao người Việt Nam lại có thể dựng lên cổng chào Việt Nam mà không phải là cổng chào chung cho các sắc dân khác? Do vậy cũng có thể kết luận rằng, phần đất này, và nhà thờ này có lẽ là nơi chỉ dành riêng để tiếp cư người Việt Nam và là nơi sinh hoạt tôn giáo cho người Công giáo Việt Nam trước khi Cha Vịnh tới đây. Rồi sau này Cha Vịnh mới thành lập thêm một nhà thờ Công giáo khác có tên là “Thiên Môn” ở ngày trung tâm thành phố Port Vila, bên cạnh nhà thờ chính tòa Port Vila.
Không biết phần đất này đã được nhượng lại bao nhiêu lần và cho những ai và từ bao giờ? Nhưng hiện nay nó trở thành hãng sản xuất café Tannia. Họ đã biến nhà nguyện thành nơi vừa bán đố kỉ niệm, vừa là nơi ché biến càfé. Bước chân vào trong trên gian cung thành trước đây, bạn sẽ thấy lò chế biến café và lò xấy café khói bay nghi ngút, mùi thơm ngạt ngào. Thềm để lò máy xấy café đúng là nơi cung thành xưa vì nền cao hơn lòng nhà thờ.
Chúng tôi cũng may mắn gặp được ông chủ hãng café Tannia và nói truyện với ông. Ông xác nhận ông là người mua khu vực này 7 năm trước đây. Ông cũng cho biết nguyên thủy, đây là khu của người Việt Nam sinh hoạt, ông còn cho biết phía sau khu gia cư chung của người Việt Nam còn có nghĩa trang và còn những một bia của người Việt Nam, nhưng lâu ngày không ai chăm sóc, nên cỏ lên cao che ngập. Ông nói ông rất muốn biết mấy dòng chữ viết ở cổng chào có ý nghĩa là gì. Chúng tôi hứa với ông là sẽ tìm hiểu và cho ông biết sau.
Thăm nơi chốn này, ai là người Việt nam cũng cảm thấy một cảm giác bùi ngùi nuối tiếc. Một dấu tích của người Việt trên quê người cả hơn 100 năm nhưng nay đã bị lãng quên và dần dần mai một. Đáng lý ra nhưng người có liên hệ với nơi chốn này phải cố gắng giữ lại như một gia bảo của ông cha truyền lại, hay ít nhất giữ lại như một bảo tàng viện ghi lại lịch sử của cha ông. Hy vọng một ngày nào đó, người Việt nam trong vùng Thái Bình Dương sẽ nghiệm ra tầm mức quan trọng của chốn này và làm một cái gì đó cho chính mình và như một ghi ơn sâu xa đối với tiền nhân.
Nhà thờ Thiên Môn của người Việt Nam tại Port Vila
Rời khu vực bãi cảng Melé, chúng tôi đi thăm nhà thờ “Thiên Môn” ở gần nhà thờ chính tòa Port Vila. Theo Sơ Xinh và cô Thi Vân kể lại thì nhà thờ này trước đây là nhà nguyện của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thế chiến thứ II. Nhưng sau chiến tranh không còn sử dụng nữa. Chính khi Cha Vịnh sang đây lo mục vụ cho người Việt Nam và tìm chỗ cho sinh hoạt tôn giáo thì may thay, qua sự dàn xếp với Tòa Giám Mục và với người Hoa Kỳ, đã đồng ý nhượng lại nhà nguyện và khu đất này cho người Việt Nam sử dụng.
Mái tôn nhà nguyện hãy còn nguyên vẹn như xưa, chỉ có mặt tiền là được tác tạo lại thành mặt tháp và có tháp đi lên và ở trên cao có viết chữ “Porte du Ciel” (Cửa Thiên Đàng, hay Thiên Môn) hang dưới có chữ Việt: “Đức Bà là cửa Thiên Đàng” và hàng dưới viết chữ Hán “Thượng Thiên Chi Môn” và hàng cuối cùng là niêm hiệu “1954”.
Bên cạnh nhà thờ còn có nhà xứ, nơi Cha Vịnh đã sống trên 24 năm ở đây.
Vào năm 2004 kỉ niệm 50 năm thành lập họ đạo Thiên Môn, giáo dân ở đây đã làm thêm một đài kỉ niệm có ghi những bảng tên của gần 80 người quá cố gồm cả tên Cha Giuse Vịnh.
Ngày nay nhà thờ đã đóng cửa không còn sinh hoạt tôn giáo. Một phần vì số người Việt Nam ở tại Vanuatu chỉ còn chừng 10 gia đình, đàng khác cũng có những khó khăn bất đồng nội bộ mà Đức Giám mục Port Vila trước đây vài năm đã cố giải quyết nhưng không thành công.
Cũng cách đây vài năm có một linh mục Việt Nam tới đây và được một nhóm giáo dân mời làm lễ nhưng người giữ chià khóa nhà thờ không mở cửa cho làm lễ, nên giáo dân Việt và Cha đó phải đến một nhà thờ của người bản xứ dâng lễ, người ta kể lại rằng “vì ông cha đến đây mà không đến chào hỏi ông chánh trương!” Một thực trạng rất đáng buồn.
Tấm gương của những nữ tu gốc Việt Nam tận hiến đời mình cho dân bản xứ
Người đầu tiên mà tôi gặp khi vừa xuống khỏi tầu là Sr. Marie Francoise Xinh. Năm nay Sơ được 66 tuổi, Sơ sinh ra và lớn lên tại Noumea. Sơ cho biết khi lớn lên Sơ được ơn gọi muốn dâng hiến đời mình cho Chúa, và xin nhập Dòng Soeurs Maristes Missionnaires (Marist). Trong thời gian tu học, Sơ được gửi đi học tại một số trung tâm của Dòng ở hải ngoại, trở về phục vụ cho dân chúng ở Noumea. Sau đó Dòng cử Sơ đi phục vụ di truyền giáo ở đảo Espiritu Santo của Vanuatu, và trong hơn 10 năm qua Sơ được sai đến Port Vila làm công tác mục vụ và giúp dân nghèo, giúp một số các em học sinh có cơ hội đi học, thăm nom các người ốm đau. Sơ cũng dùng thời gian giúp đỡ mục vụ và thăm người Việt Nam.
Tuy dù sinh ra ở đây nhưng Sơ nói được tiếng Việt rất tốt. Sơ cho biết Mẹ của Sơ người làng Quy Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm, và Sơ cũng đã có dịp về thăm quê tổ. Trong chuyến thăm viếng Vanuatu của chúng tôi, Sơ là người đã tận tình sắp xếp và lái xe cho đi thăm các nơi cũng như giải thích cho biết về những gì đã xẩy ra cho cộng đoàn người Việt tại Vanuatu.
Trong số những người gốc Việt sinh ra ở Vanuatu còn có 4 người tận hiến đời sống trong ơn gọi làm nữ tu, 3 vị đã qua đời và còn một nữ tu duy nhất hiện còn sống tại một tu viện ở Port Vila. Sơ Xinh đã chở chúng tôi tới thăm vị nữ tu đáng kính này, Sơ có tên là Goretti, năm ngoái vừa mới mừng kỉ niệm kim khánh khấn dòng. Sơ hiện đang sống trong một tu viện với vài nữ tu và một đệ tử người bản xứ. Đến thăm Sơ thấy Sơ sống trong một khung cảnh rất nghèo nàn và thiếu thốn về mọi mặt, giống y như những người dân bản xứ láng giềng. Là người gốc Việt Nam, tuy dù không nói được tiếng Việt, nhưng khi gặp chúng tôi, Sơ vui mừng ứa nước mắt vì có dịp gặp lại người quê hương của cha mẹ Sơ… Một cuộc gặp gỡ để lại nhiều kính phục và cảm mến. Một tấm gương tận hiến quên mình không còn giữ lại điều chi cho chính bản thân…
Người phụ nữ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 4 tại Vanuatu
Ngoài Sơ Xinh hướng dẫn chuyến viếng thăm, chúng tôi còn được may mắn gặp một người phụ nữ cũng được sinh ra tại đây, Cha của chị là người Hả Phòng, mẹ của chị là người gốc Việt cũng được sinh ra tại Port Vila. Chị nói Ba chị khi về già, ông đã muốn về lại quê hương Hải phòng để được chết và chôn cất tại cố hương.
Có thế nói câu chuyện của Chị Marie Thi Vân Bador cũng là câu chuyện của nhiều gia đình gốc Việt Nam sinh ra và lớn lên nơi quê người, dầu vậy cái tình cảm gắn bó với quê cha đất tổ không bao giờ phai nhạt.
Khi Ba chị Thi Vân quyết định về sống tại Việt Nam, ông đã đưa 3 người con về cùng với ông, còn lại bên này là bà mẹ và 3 người con khác. Cảnh người đi kẻ ở lại thật là tang thương, nhưng vì những gắn bó và nỗi niềm xa quê, nhiều khi những quyết định của thời gian nào đó tưởng là đúng nhưng hóa ra lại là một điều tai hại. Sau khi về cố hương cùng với biết bao mộng đẹp vì những điều hứa xuông của Việt Minh thời đó, ông cụ và những người con đã bị tịch thu hết mọi giấy tờ, sau này muốn ra đi trở lại Vanuatu cũng không được nữa, vì không có giấy tờ chứng minh. Vì thương các anh em của mình, chị Thi Vân đã phải tốn rất nhiều thời gian và tiền của sau 20 năm mới bảo lãnh được mấy người em trai sang Pháp định cư tại Pháp. Còn Ba chị năm nay đã 94 tuổi, già yếu, nên muốn ở lại an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Không những chỉ gia đình chị Thi Vân nhưng trong thập niên 1960 có đến cả gần 10.000 Việt Nam nghe tiếng gọi của non sông mà trờ về Việt Nam, đa số họ được định cư tại Tuyên Quang Bắc Việt. Họ về từ hai đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, mà sau này hối hận không kịp. Họ mất hết tất cả cơ nghiệp khi về Việt Nam và mất luôn cái tự do mà họ được hưởng nơi quê người.
Hiện nay chị Thi Vân có chồng là một bác sĩ, và có 5 người con, các con của chị đã thành tài. Tuy dù không biết nói tiếng Việt, nhưng chị rất trân trọng những kỉ niệm quá khứ của ba má chị để lại, những câu chuyện và những kí ức về tuổi niên thiếu sống với gia đình ba má và anh em. Chị sẵn sang hy sinh tất cả cho gia đình và những người than yêu.
Một gia đình chuyên viên gốc Việt đến từ Úc châu làm việc tại Vanuatu
Trong cuộc hành trình đi tìm cội nguồn người Việt tại một hải đảo xa xôi nơi Thái Bình Dương, chúng tôi được gặp một gia đình rất đặc biệt, đó là gia đình anh Lê Kông và chị Trang, hiện được ngân hàng của Úc ANZ gửi sang đây đã hai năm nhằm làm kế hoạch phát triển và mở thị trường nơi đây. Hỏi ra thì được biết ba của anh Kông là người Thái Bình còn má của chị Trang là người Phát Diệm. Gia đình anh chị Kông còn trẻ với 2 cháu trai và 1 bé gái mới 2 tuổi. Tuy dù tất cả sinh ra ở xứ người, nhưng các cháu đều nói được cả tiếng Anh và tiếng Việt rất sõi, ngay bé Vy mới hai tuổi nhưng đã hiểu và trả lời được cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt luôn.
Được gửi sang đây trong trách nhiệm là chuyên viên dự án phát triển và huấn luyện của ngân hàng, nên anh chị Kông được công ty cấp cho một căn biệt thự ở bờ sông rất đẹp đầy đủ tiện nghi, khung cảnh thơ mộng, một sống cuộc sống rất an bình thoải mái. Hai con lớn đi học trường Anh quốc, chị ở nhà coi bé gái.
Cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhưng anh chị nói đôi lúc rất nhớ nhà, nhưng vì công ăn việc làm nên cũng đành hy sinh. Theo hợp đồng thì còn một năm nữa anh chị sẽ trờ lại vùng đất của cha mẹ ở bên Melbourne.
Điều bất ngờ và vô cùng lý thú là anh chị Kông đã mời chúng tôi ăn cơm tại gia đình với những món ăn hết sức quê hương, gồm có thịt heo kho trứng, canh rau mùng tơi, thịt bò xào với rau cần… Những món ăn mà ở một nơi biền biệt bát ngát giữa trùng dương Thái Bình, dù có óc tưởng tượng mạnh đến đâu, cũng không không thể nghĩ là sẽ được thưỡng thức như vậy.
Chị nói: Biết là Cha đến từ vùng thủ đô người Việt ở Cali có đủ thứ, nhưng chúng cũng con muốn làm cha bất ngờ là ở ngày giữa đại dương mênh mông trời biển này, Cha vẫn được thưởng thức món quê hương để cha nhớ mãi những hòn đão li ti như những nét chấm nhỏ trong vùng Thái Bình Dương!
Chị nói tiếp, người bản xứ không ăn rau mùng tơi và rau cần, nhưng có người bản xứ họ vẫn trồng những thứ rau này và chỉ bán cho mấy gia đình Việt Nam ở đây mà thôi!
Thật đúng là cái tình đồng hương thắm thiết! Người đồng hương dù ở đâu vẫn đậm nét quê hương, vẫn còn tinh thần nhớ nước thương nòi, vẫn còn ngào ngạt hương vị tình tự dân tộc, vẫn nặng lòng và hiệp nhất trong một đức tin là con cái Chúa. Một bữa cơm thanh đạm, nhưng nói lên tất cả tình yêu muôn mầu muôn sắc, muôn ý nghĩa cao vời của tình tự dân tộc.
Một bố cục không đẹp như lòng mộng ước
Sau ít ngày thăm viếng đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi cảm phục những người đi tiên phong vì biết bao chứng tích và vết chân khai phá cũng như công lao của họ đi trước hầu tạo nên một khối người cùng cảnh ngộ, biết tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh khó khăn hoạn nạn, biết tạo dừng một cộng đoàn hầu giữa vững đức tin hầu và bảo vệ phát huy truyền thống của cha ông. Biết bao thành tích họ đã đạt được không những cho mình mà còn để lại cho những thế hệ tương lai.
Mới đây cả hai nơi ở Noumea và Port Vila đều kỉ niệm kim khánh 50 năm xây dựng thành đường và chính thức thành lập cộng đoàn. Đó là bước kỉ niệm rất đáng cảm phục và đáng hãnh diện. Hai cộng đoàn nguyện ước rằng qua việc nhìn lại hành trình đã qua để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và xin nhìn về tương lai để xứng đáng là những người con trung kiên của Giáo hội và là phần tử yêu mến của con Rồng cháu Tiên.
Với những kỉ niệm và những nơi mà chúng tôi được thăm viếng hết sức cảm động, nhưng khi chia tay, lòng chúng tôi còn cảm thấy niềm vui của mình đột nhiên bị mất đi phần nào, như có một cái gì vô hình làm mất đi cảm nghiệm trân quý mình vừa lãnh nhận được… Ra đi với sự nuối tiếc và niềm vui không trọn vẹn.
Trước khi chia tay hai cộng đoàn, chúng tôi được cho biết là hiện nay hai cộng đoàn này đều đang có vấn đề phân hóa. Chúng tôi tiếc rằng mình không có đủ thời giờ tìm hiểu vì lý do đích thực đã ra nông nỗi này! Chỉ biết rằng từ khoảng từ 2 năm vừa qua, cả hai Cộng đoàn Việt Nam ở Noumea và Port Vila đã bị phân hóa nội bộ, đến nỗi ở giáo dân cũng không còn đến nhà thờ của mình để đọc kinh cầu nguyện chung được nữa.
Ở cộng đoàn Port Vila, không phải là vì thiếu linh mục Việt Nam (vì đã từ năm 1977 không có linh mục Việt Nam mà vẫn đến được với nhau) nhưng vì yếu tố nội bộ xung đột mà ngày cả mới đây Đức Giám Mục giáo phận cố gắng hòa giải nhưng vẫn không mang lại sự thành công.
Còn Cộng đoàn CGVN ở Noumea, thì từ Tuần Thánh 2 năm về trước cho đến nay, sau vụ một số chức sắc Việt Nam lên Tòa Tổng Giám Mục phản đối Đức Cha và Cha Quản Nhiệm về thời biểu Lễ Tuần Thánh gì đó… thì sau đó đã bị không còn được tổ chức thành lễ tại nhà thờ Chúa Kitô Vua được nữa! Một thực tại đáng buồn và đáng tiếc.
Hy vọng những sự cố không mấy vui hiện nay sẽ chóng được dịp hàn gắn, và hai Cộng đoàn tiên phong ở miền Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tỏa sáng như mong ước và công khó của các tiên nhân người Việt khi xưa.
NB: Bài viết chắc chắn có rất nhiều thiếu sót vì chúng tôi chưa có thời gian và phương tiện tìm hiểu kĩ lưỡng về lịch sử người Việt Nam di dân tới Port Vila, và đặc biệt lịch sử hình thành Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Vanuatu, kính xin qúi vị nào có tài liệu và hiểu biết về sinh hoạt người Việt tại, xin vui lòng chỉ giáo và gửi tài liệu cho chúng tôi để bổ túc
Vanuatu là một đảo quốc gồm nhiều quần đảo nguyên thủy là những núi lửa tạo thành. Quốc gia này gồm 83 đảo với tổng diện tích là 12.200 km vuông, nằm giữa New Caledonia và Fiji trong miền Nam Thái bình dương. Vanuatu cách xa Úc ở phía Tây là 1.750 km, và cách xa New Caledonia ở phía nam là 500 km. Phía Tây có đảo quốc Fiji, đông bắc là quần đảo Salomon và xa về phía tây là New Guinea.
Xem hình ảnh thăm viếng Port Vila thuộc đảo quốc Vanuatu
Đảo lớn nhất có tên là Espiritu Santo (2,266 km vuông); các đảo khác gồm có Malekula, Malo, Pentecost, Tanna, và Efate. Thủ đô Port Vila nằm trên đảo Efate, và đây cũng là địa điểm người lao động Việt Nam di dân đầu tiên đến đây sinh sống. Dân số ước khoảng dưới 220.000 người, và thủ đô Port Vila có chừng 35.300 người. Trước đây trên đảo này có lúc có đến 5000 người Việt Nam sinh sống, nhưng hiện nay còn chừng 10 gia đình Việt Nam lưu lại mà thôi.
Port Vila là thủ đô của Vanuatu và là chốn đô hội tân tiến, có những khách sạn, nhà hàng ăn, chỗ mua sắm. Vì thế Port Vila thật là khác xa với những làng mạc truyền thống và dân quê tại đảo quốc này.
Người ta tin rằng những người đầu tiên đến sinh sống tại đảo quốc này người Melanesia cư ngụ từ 3500 năm về trước, sau đó người từ New Guinea và từ quần đảo Salomon đến.
Nhà thám hiểm người Bồ đào nha là Pedro Fernandes de Queiros thấy những quần đảo này đầu tiên vào năm 1606, rồi nhà thám hiểm Anh quốc là James Cook đến đây năm 1774 và đặt tên là New Hebrides, nhắc nhớ những tên đảo miền nam của Scotland.
Vào thập niên 1880, tranh giành đất với người Anh, nên người Pháp cũng tuyên bố chủ quyền trên vùng quần đảo này. Về sau vào năm 1906 hai nước đồng ý lập thành chế độ đồng quản trị Pháp-Anh mang tên là “chính quyền chung sống” (Anglo-French Condominium government).
Thập niên 1800 có khoảng 1 triệu người sống trên 83 đảo của New Hebrides, nhưng tới năm 1935 chỉ còn lại có 45.000 người. Lý do là bệnh dịch do các thừa sai mang tới cùng bệnh di truyền do các lái buôn truyền lây sang dân thiểu số đã làm chết vô số người.
Thời đó là thời kỳ mới phát triển kinh tế qua việc thành lập các đồn điền trồng dừa nên người Pháp đã mang nhân công người Việt Nam tới đây khai thác các đồn điền trồng cây dừa lấy trái. Nghề trồng dừa phát đạt cho tới cuối thập niên 1920 thì đi xuống.
Vào thế chiến thứ II, Liên quân Anh Mỹ Pháp đả sử dụng các đảo này làm địa bàn quân sự tấn công Nhật.
Sau thế chiến II, người bản xứ bắt đầu đòi độc lập, và tới thập niên 1970 thì phong trào đòi độc lập bùng lên. Đến năm 1980, Anh Pháp mới đồng ý trả độc lập và quốc gia mới được thành lập có tên là Vanuatu, tên chính thức tiếng thổ dân Bislama gọi là Ripablik Blong Vanuatu.
Từ ngày được độc lập, dân chúng ở đây đã cố gắng tạo căn cước riêng cho mình dựa trên kastom Melanesia. Đây là đất nước tràn đầy mầu sắc các nền văn hóa, với biết bao bất ngờ đến ngạc nhiên. Dân bản xứ gọi mình là Ni-Vanuatu, và nếu bạn là khách du lịch hỏi dân bản xứ rằng: con thác, suối nước, hang động, dòng nước nóng, chỗ bơi lội hay thác đá ở đâu? Họ sẽ biết và chỉ cho bạn ngay.
Nói chúng Vanuatu có cảnh đẹp tự nhiên và đời sống thảnh thơi an nhàn là đặc điểm lôi cuốn khách du lịch dừng chân nơi đây. Không có đảo quốc nào trong Nam Thái Bình Dương lại có nhiều cảnh sắc biến đổi bằng ở đây.
Dân chúng ở Vanuatu tình tình cởi mở, thân tình và sống hạnh phúc. Vanuatu thực ra không phải là một điểm du lịch trọng yếu, nhưng vì đời sống thanh bình, có các bãi biển đẹp, dân chúng thân thiện và không phải là thứ dân ham “dola du lịch” nên không nài ép khách du lịch như các nơi khác. Đời sống rất dễ thở.
Đến thăm nơi này bạn sẽ nhận ra dân chúng rất hiếu khách và chân tình. Đến với Vanuatu là một cuộc khám phá mới đầy lý thú, nhất là những ai yêu thích biển cả và thiên nhiên, ngoài khơi có những thềm đá rong biển mầu sắc và những loài cá muôn mầu. Đây chính là nơi lý tường cho những ai thích bơi lặn, hay mạo hiểm bằng scuba.
Đi tìm lại vết tích người Việt Nam được mộ đi làm lao động ở Tân Thế Giới:
Trong hậu bán thế kỉ 19, Pháp sai các tầu chiến đi thăm dò và chiếm các đảo ở Thái Bình Dương làm thuộc địa, những nơi Pháp chiếm gồm có quần đảo Tahiti, French Polylesia, Nouvvelles Hebrides và New Caledonia.
Để phục vụ cho nhu cầu khai thác các mỏ kim loại và làm đồn điền, người Pháp đã mộ các dân chúng từ các nước thuộc địa đến các đảo mới chiếm để khai khẩn và mở mang kinh tế.
Lịch sử ghi lại rằng: “Ngày 12 tháng 3 năm 1891, con tàu mang tên Cheribon, sau một cuộc hành trình vừa lâu vừa khó khăn từ Hải Phòng tiến vào hải cảng Nouméa thuộc New Caledonia. Trên tầu là những người Việt Nam đầu tiên. Tất cả là 791 người, trong đó có chừng 50 phụ nữ. Trong số 791 người thì đại đa số là những người tù bị đi lưu đày, chỉ có 41 người là tự nguyện ghi tên đi làm, họ ký giấy làm việc trong một thời gian ấn định theo hợp đồng”.
Họ là những người “Chân Đăng” đầu tiên với một niềm hy-vọng có một nếp sống mới tốt đẹp hơn, trình độ cao hơn là ở quê nhà.
Danh từ “Chân Đăng” mà người Tây dùng để gọi người Việt Nam sang đây làm việc, sau cũng trở nên thông dụng với chính người Việt nơi vì họ tự coi mình là “chân đăng”. Hỏi lại những người đi trước “chân đăng” là gì? Không ai rõ nguồn gốc ra sao, nhưng có một số người đưa ra giả thuyết như sau: Khi ghi danh đi làm cho Tây, thì nói xin cho tôi một “chân”, còn “đăng” là đăng kí. Vây “chân đăng” là người đạ giữ được một chỗ để đi sang “Tân thế giới” làm việc cho Tây.
Vào khoảng năm 1895, luật lệ Pháp thay đổi và người Việt Nam bắt đầu tới Port Vila và Nouméa theo diện tự nguyện chứ không còn là những người tù bị lưu đày. Lương hàng tháng cũng bắt đầu được nâng cao hơn, năm 1900 mỗi người được trả 20 đồng một tháng.
Cộng Đồng người Việt nam tại Port Vila thuộc Vanuatu (Nouvelles Hébrides)
Khoàng đầu thế kỉ 20 và tới năm 1929, có thể nói đây là thời kỳ mà người Việt Nam sang làm việc đông nhất. Nguyên ở Noumea số người Việt đã lên tới đã lên tới hơn 6400 người.
Với những biến chuyển của tình hình thế giới, con số người Việt tở Tân thế giới lên xuống bất thường. Những người Việt trở về Việt Nam sau khi mãn nhiệm kỳ làm việc trong các mỏ hay các đồn điền, số khác thì từ Việt-Nam ghi tên tự nguyện sang Tân Thế Giới đi làm, trong đó gồm cả New Caledonia và New Hebrides (Vanuatu).
Danh từ “Tân Thế Giới” hay “Tân Đảo”, ý nghĩa cũng rất mơ hồ, khi đi làm cho Tây ở các đảo Tây mới chiếm được thì gọi là “Tân Đảo” hay “Tân thế giới”. Và thường ra đối với nhiều người Tân Đảo thường hiểu là New Caledonia, vì đảo này có số người Việt Nam đền đây đầu tiên và đông nhất. Thành phố Noumea trước đây là sau này cũng là nơi qui tụ đông dân gốcViệt Nam và phát triển mạnh.
Một điểm quan trọng đáng nói ở đây là Cộng đoàn Công giáo tại Port Vila mới là cộng đoàn Công giáo có linh mục Việt Nam được chính thức gửi tới làm việc mục vụ. Chính Cha Vịnh trên đường đi tới Port Vila có dừng chân lại ở Noumea và vì thấy nhu cần của dân chúng tại Noumea nên chính Ngài đã viết thư xin có linh mục Việt Nam cho cộng đoàn Noumea.
Năm 1942, thời Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ và sự liên lạc với Việt Nam cũng bị cắt đứt. Trong hoàn cảnh này, những gia đình “chân đăng” không thể trở về Việt Nam, đành phải ở lại tìm kế sinh nhai sau khi thời hạn làm việc trong mỏ đã mãn.
Người lao công Việt Nam cũng được các tầu chở trực tiếp đổ người xuốn cảng Melé ơ Port Vila, nhưng hiện nay chúng tôi chưa có những tài liệu kê khai chính xác về sự hình thành và số người Việt nam tại Vanuatu ra sao.
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh và Giáo xứ Thiên Môn 1954
LM Giuse Nguyễn Năng Vịnh, sinh ngày 4.10.1908 tại Đại Đề, Bùi Chu, ngài được Đức Cha Phạm ngọc Chi giáo phận Bùi chu cho phép sang Vanuatu giúp cho người Việt nam đang sinh sống tại Port Vila. Ngài tới Port Vila ngày 23.6.1953. Và chắc chắn trước khi qua Port Vila, giám mục tại Port Vila phải có lời mời chính thức xin ngài sang giúp cho giáo dân Việt nam tại đây thì Đức Cha Bùi Chu mới cho phép ngài đi làm tong đồ cho Việt kiều. Có lẽ một trong những lý do mà Cha Vịnh được gửi sang Port Vila là vì giáo dân ở đây yêu cầu và vì Cha Vịnh có một số bà con hiện đang sống ở Port Vila. Hiện nay con cháu của Cha Vịnh hảy còn sống ở Port Vila đó là gia đình bà Tặng. Một số người kể lại là cha mẹ của Ông bà Tặng đã có công nhiều trong việc xây dựng giáo xứ Thiên Môn.
Suốt từ khi tới Port Vila vào năm 1953 cho tới tới ngày qua đời 23.11.1977, Cha Giuse Vịnh đã có công chăm sóc cho nhu cầu thiêng liêng và tìm cách bảo vệ nâng đỡ cho người dân Việt đang lao động và bơ vơ ở xứ lạ quê người, những người dân Việt vì hoàn cảnh sinh kế đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, lại không thông thạo ngôn ngữ và bị những quan Tây hành hạ bóc lột.
Cảng Mele và nhà thờ tiên khởi cho người Công giáo Việt Nam ở Tân Thế Giới
Một mốc lịch sử rất quan trọng là tại Mele ở Efate, nơi chúng tôi đã tới thăm viếng và nhìn tận mắt thì đây chính là nơi qui tụ cộng đoàn Công giáo Việt Nam tiên khởi ở Nam Thái Bình dương.
Hải cảng Mele cũ này, chính là nơi mà trước đây tầu cập bến đưa những người di dân đến làm ăn trên đảo này, hiện nay hãy còn một cổng chào xây bằng xi-măng cốt sắt, với hình thánh giá và trái tim ở trên, dưới có đề niên hiệu năm 1944 của người Việt Nam ghi lại.
Câu hỏi được đặt ra là: Trong số gần 791 người Việt Nam đầu tiên đến cảng Noumea năm 1891 có bao nhiêu người được Pháp để ở lại làm nhân công khai thác mỏ kền (nickel) ở New Caledonia, và có ai trong số này sau được đưa sang New Hebrides (Vanuatu) đề làm trong các đồn điền trồng dừa không? Câu hỏi được đặt ra là vì người Pháp cũng đã khởi công làm các đồn điền trồng dừa ở Melé trong đảo Efate thuộc Vanuatu.
Chúng tôi chưa có thời giờ để tra tìm tài liệu lịch sử về câu hỏi trên, tuy nhiên được biết Cộng đoàn người Công giáo Việt Nam tại Mele có trước cả cộng đoàn người Công giáo Việt ở Noumea, vì chính nơi đây đã có nhà thờ và có linh mục Việt Nam tiên khởi xây dựng cộng đoàn dân Chúa.
Cũng như ở Noumea, những người lao công Việt Nam ở Port Vila đã phải chịu đủ thứ cực hình trong việc khai thác đồn điền trồng dừa. Những người con cái của các ông bà “chân đăng” hiện còn sống đã kể cho con cháu nghe những ngược đãi, những cực nhọc nhục nhã mà họ đã phải chịu thời đó để có được những gì ngày hôm nay con cháu họ hưởng.
Tới năm 1945, tất cả những người Việt Nam “chân đăng” sang Tân Thế Giới đã mãn hợp đồng làm trong mỏ hay các đồn điền, chính phủ Pháp cho phép tự do ra lập nghiệp chứ không còn bị kềm kẹp bởi những luật lệ có tính cách kỳ thị chủng tộc như trước.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều người Việt Nam từ Tân Đảo và từ Vanuatu (Nouvelles Hébrides) yêu cầu chính phủ Pháp trả về Việt Nam. Lời yêu cầu của họ đã được chính phủ Pháp chấp nhận và chuyển họ về Việt Nam.
Người Việt Nam sống trên đảo hầu hết đều hướng về Việt Nam vì lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, một đàng khi đó Việt Minh sang tuyên truyền nên hồi hương, nên nhiều người bị lợi dụng. Đàng khác khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp bắt đầu có khuynh hướng bài trừ người Việt Nam. Đa số người Pháp họp lại thành nhiều nhóm chống người Việt Nam và muốn đuổi người Việt Nam ra khỏi Tân Đảo! Trước thái độ thù hằn của người Pháp đối với người Việt Nam và cũng vì một phần nhiều người Việt Nam, sau nhiều năm xa quê hương, muốn trở về quê cha đất mẹ, nơi “chôn nhau cắt rốn” của họ. Nhiều người Việt Nam đem cả cơ nghiệp và hồi hương về miền Bắc Việt Nam.
Tuy không biết chính xác, nhưng những người tự nguyện ở lại Port Vila cũng còn lại rất ít. Còn số người tự nguyện ở lại Noumea tất cả là 988 người, kể cả trẻ em, và đại đa số là Công giáo. Họ bắt đầu gây dựng lại cộng đồng người Việt Nam tại Noumea và tại Port Vila và đã tham gia rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của hai đảo quốc này.
Đường về cội nguồn và những cuộc gặp gỡ lý thú:
Chúng tôi tới cảng Port Vila vào lúc 10 giờ sáng và khi vừa bước xuống khỏi tầu du lịch thì đã thấy Sr. Marie Francoise Xinh và chị Marie Thi Văn Bador đứng chờ với tấm biển chào mừng chúng tôi tới Vanuatu. Trời mưa lất phất nhưng không khí trong lành và những tiếng chào rộn rã làm bầu khí vui tươi hẳn lên. Dù chưa gặp lần nào, nhưng tình đồng hương và những câu chuyện qua lại vừa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp văn và tiếng Việt tạo một bầu khí thật đặc biệt. Sr. Xinh nói tiếng Pháp và tiếng Việt, cô Thi Vân biết tiếng Pháp và tiếng Anh (nghe hiểu tiếng Việt nhưng không nói được).
Trước hết, Sr. Xinh đưa chúng tôi về nhà thờ nơi Sơ làm việc, một nhà thờ bé nhỏ, nhưng có những bức tranh dậm nét dân tộc Vanuatu, nhất là có một tượng Đức Mẹ Maria lâu cả hơn 100 năm. Tượng này vào thời dân chúng nôĩ lên đòi độc lập đã đập tan, nhưng dân chúng đã nhặt những miếng vụn và lại ghép lại. Tượng này có rất nhiều kỉ niệm với giáo dân gốc Việt vì họ đã nhiều lần kính viếng và tôn vinh tượng Mẹ Maria.
Chúng tôi rời nhà thờ và đi tới thăm Nhà Dòng các nữ tu Marist thuộc hội dòng của Sr Xinh, nơi đây có 3 nữ tu Marist người gốc Ý. Các Sơ sống trong một khu nhà yên tĩnh, nằm ngay bên một con sông lớn. Chung quanh tu viện trồng hoa và nhiều cây ăn trái, đặc biệt có những cây bưởi nhiều quả trái to và rất mọng, giống như các trái bưởi ở Biên Hòa. Bầu khí yên tĩnh và phong cảnh thiên nhiên tại tu viện thật là lý tưởng cho những ai muốn đến đây tĩnh tâm.
Nhà thờ đầu tiên cho người Công giáo tại cảng Melé ở Port Vila
Tiếp tục đi tìm dấu vết của nhửng người Việt nam đầu tiên sinh sống tại Vanuatu, Sơ Xinh và chị Thi Vân đã đưa tôi tới thăm cảng Melé (ngày nay không còn là hải cảng nữa mà chỉ là một bãi biển hoang vu), nơi mà những người Việt đã đến cư trú ở đây để đi làm đồn điền trồng dừa.
Vừa tới nơi, thấy bãi biển hoang vu, nhìn xa xa là biển rộng mênh mông, chỉ tay về bờ biển xa phía bên phải, chị Thi Vân nói “đấy đồn điền trồng dừa là nơi mà ba con đã làm việc và sinh sống… nhưng nay thì không còn ai ở đó nữa”. Tôi mời gọi mọi người cùng đọc kinh cầu nguyện cho những người đã tới được bến bờ này, cũng như cho nhiều người bất hạnh đã phải chết nơi biển sâu hay trên rừng già hưu quạnh…
Đi một khoảng về bên tay phải, tôi nhìn thấy một chiếc cổng bằng xi măng cốt xắt vẫn còn thi gan với tuế nguyệt, mầu đã hoen ố, đen xậm theo thời gian, nhưng hình thành giá và trái tim cùng niên hiệu 1944 vẫn còn hiên ngang in vào trời xanh. Sơ Xinh và cô Thi Vân đều nói “Đây là cổng chào đã được người Công giáo Việt xây lên đề đón chào các người di dân người Việt Nam tới đây, và khi xuống khỏi tầu thì họ sống chung trong khu nhà phía trong kia…”
Hai bên cổng chào có 4 câu đối viết bằng chữ Nho hay Hán tự (tôi không rõ viết gì, nhưng tôi đã ghi lại và hy vọng sau này sẽ có người giải thích hộ ý nghĩa những câu đối này).
Theo hướng cổng chào đi vào bên trong chừng 500 mét, là một nhà nguyện nhỏ và là khu nhà ở. Sơ cho biết nhà nguyện và khu đất này đã bị bán đi và nay trở thành hãng sản xuất café. Khi vào tới nơi, chúng tôi thấy có vài chục khách du lịch đang tham quan hãng café và mua những đồ kỉ niệm tại đây. Phía tiền đường trước khi bước vào trong nhà nguyện, trước cửa hãy còn ghi rõ chữ “Catholic Church 1903” (nhà thờ Công giáo năm 1903). Như vậy, có nghĩa là trước năm 1903 đã có người Công giáo sinh hoạt ở đây, và từ năm 1903 mới xây nhà thờ để phục vụ cho nhu cầu thiêng liêng của họ. Khi quyết định xây nhà thờ như vậy, cũng có nghĩa là số dân ở đây và đặc biệt số người Công giáo đã đạt tới con số tương đối ổn định.
Chúng tôi không rõ số người này gồm những sắc dân nào, nhưng chắc chắn số người Công giáo gốc Việt Nam không phải là ít, vì ngày từ cuối thập niên 1890 người Pháp đã đưa người Việt nam đi Tân thế giới để làm lao công.
Và nếu như vào năm 1944 người Công giáo Việt đã dựng lên cổng chào có ghi tiếng chữ Hán Việt thì có nghĩa là Công đoàn Việt Nam ở đây đã có sinh hoạt trọng yếu, vì phía bên trong đã có nhà nguyện cho các sinh hoạt tôn giáo.
Thêm vào đó, nếu nơi đây là trung tâm sinh hoạt Công giáo cho nhiều sắc dân thì tại sao người Việt Nam lại có thể dựng lên cổng chào Việt Nam mà không phải là cổng chào chung cho các sắc dân khác? Do vậy cũng có thể kết luận rằng, phần đất này, và nhà thờ này có lẽ là nơi chỉ dành riêng để tiếp cư người Việt Nam và là nơi sinh hoạt tôn giáo cho người Công giáo Việt Nam trước khi Cha Vịnh tới đây. Rồi sau này Cha Vịnh mới thành lập thêm một nhà thờ Công giáo khác có tên là “Thiên Môn” ở ngày trung tâm thành phố Port Vila, bên cạnh nhà thờ chính tòa Port Vila.
Không biết phần đất này đã được nhượng lại bao nhiêu lần và cho những ai và từ bao giờ? Nhưng hiện nay nó trở thành hãng sản xuất café Tannia. Họ đã biến nhà nguyện thành nơi vừa bán đố kỉ niệm, vừa là nơi ché biến càfé. Bước chân vào trong trên gian cung thành trước đây, bạn sẽ thấy lò chế biến café và lò xấy café khói bay nghi ngút, mùi thơm ngạt ngào. Thềm để lò máy xấy café đúng là nơi cung thành xưa vì nền cao hơn lòng nhà thờ.
Chúng tôi cũng may mắn gặp được ông chủ hãng café Tannia và nói truyện với ông. Ông xác nhận ông là người mua khu vực này 7 năm trước đây. Ông cũng cho biết nguyên thủy, đây là khu của người Việt Nam sinh hoạt, ông còn cho biết phía sau khu gia cư chung của người Việt Nam còn có nghĩa trang và còn những một bia của người Việt Nam, nhưng lâu ngày không ai chăm sóc, nên cỏ lên cao che ngập. Ông nói ông rất muốn biết mấy dòng chữ viết ở cổng chào có ý nghĩa là gì. Chúng tôi hứa với ông là sẽ tìm hiểu và cho ông biết sau.
Thăm nơi chốn này, ai là người Việt nam cũng cảm thấy một cảm giác bùi ngùi nuối tiếc. Một dấu tích của người Việt trên quê người cả hơn 100 năm nhưng nay đã bị lãng quên và dần dần mai một. Đáng lý ra nhưng người có liên hệ với nơi chốn này phải cố gắng giữ lại như một gia bảo của ông cha truyền lại, hay ít nhất giữ lại như một bảo tàng viện ghi lại lịch sử của cha ông. Hy vọng một ngày nào đó, người Việt nam trong vùng Thái Bình Dương sẽ nghiệm ra tầm mức quan trọng của chốn này và làm một cái gì đó cho chính mình và như một ghi ơn sâu xa đối với tiền nhân.
Nhà thờ Thiên Môn của người Việt Nam tại Port Vila
Rời khu vực bãi cảng Melé, chúng tôi đi thăm nhà thờ “Thiên Môn” ở gần nhà thờ chính tòa Port Vila. Theo Sơ Xinh và cô Thi Vân kể lại thì nhà thờ này trước đây là nhà nguyện của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong thế chiến thứ II. Nhưng sau chiến tranh không còn sử dụng nữa. Chính khi Cha Vịnh sang đây lo mục vụ cho người Việt Nam và tìm chỗ cho sinh hoạt tôn giáo thì may thay, qua sự dàn xếp với Tòa Giám Mục và với người Hoa Kỳ, đã đồng ý nhượng lại nhà nguyện và khu đất này cho người Việt Nam sử dụng.
Mái tôn nhà nguyện hãy còn nguyên vẹn như xưa, chỉ có mặt tiền là được tác tạo lại thành mặt tháp và có tháp đi lên và ở trên cao có viết chữ “Porte du Ciel” (Cửa Thiên Đàng, hay Thiên Môn) hang dưới có chữ Việt: “Đức Bà là cửa Thiên Đàng” và hàng dưới viết chữ Hán “Thượng Thiên Chi Môn” và hàng cuối cùng là niêm hiệu “1954”.
Bên cạnh nhà thờ còn có nhà xứ, nơi Cha Vịnh đã sống trên 24 năm ở đây.
Vào năm 2004 kỉ niệm 50 năm thành lập họ đạo Thiên Môn, giáo dân ở đây đã làm thêm một đài kỉ niệm có ghi những bảng tên của gần 80 người quá cố gồm cả tên Cha Giuse Vịnh.
Ngày nay nhà thờ đã đóng cửa không còn sinh hoạt tôn giáo. Một phần vì số người Việt Nam ở tại Vanuatu chỉ còn chừng 10 gia đình, đàng khác cũng có những khó khăn bất đồng nội bộ mà Đức Giám mục Port Vila trước đây vài năm đã cố giải quyết nhưng không thành công.
Cũng cách đây vài năm có một linh mục Việt Nam tới đây và được một nhóm giáo dân mời làm lễ nhưng người giữ chià khóa nhà thờ không mở cửa cho làm lễ, nên giáo dân Việt và Cha đó phải đến một nhà thờ của người bản xứ dâng lễ, người ta kể lại rằng “vì ông cha đến đây mà không đến chào hỏi ông chánh trương!” Một thực trạng rất đáng buồn.
Tấm gương của những nữ tu gốc Việt Nam tận hiến đời mình cho dân bản xứ
Người đầu tiên mà tôi gặp khi vừa xuống khỏi tầu là Sr. Marie Francoise Xinh. Năm nay Sơ được 66 tuổi, Sơ sinh ra và lớn lên tại Noumea. Sơ cho biết khi lớn lên Sơ được ơn gọi muốn dâng hiến đời mình cho Chúa, và xin nhập Dòng Soeurs Maristes Missionnaires (Marist). Trong thời gian tu học, Sơ được gửi đi học tại một số trung tâm của Dòng ở hải ngoại, trở về phục vụ cho dân chúng ở Noumea. Sau đó Dòng cử Sơ đi phục vụ di truyền giáo ở đảo Espiritu Santo của Vanuatu, và trong hơn 10 năm qua Sơ được sai đến Port Vila làm công tác mục vụ và giúp dân nghèo, giúp một số các em học sinh có cơ hội đi học, thăm nom các người ốm đau. Sơ cũng dùng thời gian giúp đỡ mục vụ và thăm người Việt Nam.
Tuy dù sinh ra ở đây nhưng Sơ nói được tiếng Việt rất tốt. Sơ cho biết Mẹ của Sơ người làng Quy Hậu thuộc giáo phận Phát Diệm, và Sơ cũng đã có dịp về thăm quê tổ. Trong chuyến thăm viếng Vanuatu của chúng tôi, Sơ là người đã tận tình sắp xếp và lái xe cho đi thăm các nơi cũng như giải thích cho biết về những gì đã xẩy ra cho cộng đoàn người Việt tại Vanuatu.
Trong số những người gốc Việt sinh ra ở Vanuatu còn có 4 người tận hiến đời sống trong ơn gọi làm nữ tu, 3 vị đã qua đời và còn một nữ tu duy nhất hiện còn sống tại một tu viện ở Port Vila. Sơ Xinh đã chở chúng tôi tới thăm vị nữ tu đáng kính này, Sơ có tên là Goretti, năm ngoái vừa mới mừng kỉ niệm kim khánh khấn dòng. Sơ hiện đang sống trong một tu viện với vài nữ tu và một đệ tử người bản xứ. Đến thăm Sơ thấy Sơ sống trong một khung cảnh rất nghèo nàn và thiếu thốn về mọi mặt, giống y như những người dân bản xứ láng giềng. Là người gốc Việt Nam, tuy dù không nói được tiếng Việt, nhưng khi gặp chúng tôi, Sơ vui mừng ứa nước mắt vì có dịp gặp lại người quê hương của cha mẹ Sơ… Một cuộc gặp gỡ để lại nhiều kính phục và cảm mến. Một tấm gương tận hiến quên mình không còn giữ lại điều chi cho chính bản thân…
Người phụ nữ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 4 tại Vanuatu
Ngoài Sơ Xinh hướng dẫn chuyến viếng thăm, chúng tôi còn được may mắn gặp một người phụ nữ cũng được sinh ra tại đây, Cha của chị là người Hả Phòng, mẹ của chị là người gốc Việt cũng được sinh ra tại Port Vila. Chị nói Ba chị khi về già, ông đã muốn về lại quê hương Hải phòng để được chết và chôn cất tại cố hương.
Có thế nói câu chuyện của Chị Marie Thi Vân Bador cũng là câu chuyện của nhiều gia đình gốc Việt Nam sinh ra và lớn lên nơi quê người, dầu vậy cái tình cảm gắn bó với quê cha đất tổ không bao giờ phai nhạt.
Khi Ba chị Thi Vân quyết định về sống tại Việt Nam, ông đã đưa 3 người con về cùng với ông, còn lại bên này là bà mẹ và 3 người con khác. Cảnh người đi kẻ ở lại thật là tang thương, nhưng vì những gắn bó và nỗi niềm xa quê, nhiều khi những quyết định của thời gian nào đó tưởng là đúng nhưng hóa ra lại là một điều tai hại. Sau khi về cố hương cùng với biết bao mộng đẹp vì những điều hứa xuông của Việt Minh thời đó, ông cụ và những người con đã bị tịch thu hết mọi giấy tờ, sau này muốn ra đi trở lại Vanuatu cũng không được nữa, vì không có giấy tờ chứng minh. Vì thương các anh em của mình, chị Thi Vân đã phải tốn rất nhiều thời gian và tiền của sau 20 năm mới bảo lãnh được mấy người em trai sang Pháp định cư tại Pháp. Còn Ba chị năm nay đã 94 tuổi, già yếu, nên muốn ở lại an nghỉ trên mảnh đất quê hương.
Không những chỉ gia đình chị Thi Vân nhưng trong thập niên 1960 có đến cả gần 10.000 Việt Nam nghe tiếng gọi của non sông mà trờ về Việt Nam, đa số họ được định cư tại Tuyên Quang Bắc Việt. Họ về từ hai đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, mà sau này hối hận không kịp. Họ mất hết tất cả cơ nghiệp khi về Việt Nam và mất luôn cái tự do mà họ được hưởng nơi quê người.
Hiện nay chị Thi Vân có chồng là một bác sĩ, và có 5 người con, các con của chị đã thành tài. Tuy dù không biết nói tiếng Việt, nhưng chị rất trân trọng những kỉ niệm quá khứ của ba má chị để lại, những câu chuyện và những kí ức về tuổi niên thiếu sống với gia đình ba má và anh em. Chị sẵn sang hy sinh tất cả cho gia đình và những người than yêu.
Một gia đình chuyên viên gốc Việt đến từ Úc châu làm việc tại Vanuatu
Trong cuộc hành trình đi tìm cội nguồn người Việt tại một hải đảo xa xôi nơi Thái Bình Dương, chúng tôi được gặp một gia đình rất đặc biệt, đó là gia đình anh Lê Kông và chị Trang, hiện được ngân hàng của Úc ANZ gửi sang đây đã hai năm nhằm làm kế hoạch phát triển và mở thị trường nơi đây. Hỏi ra thì được biết ba của anh Kông là người Thái Bình còn má của chị Trang là người Phát Diệm. Gia đình anh chị Kông còn trẻ với 2 cháu trai và 1 bé gái mới 2 tuổi. Tuy dù tất cả sinh ra ở xứ người, nhưng các cháu đều nói được cả tiếng Anh và tiếng Việt rất sõi, ngay bé Vy mới hai tuổi nhưng đã hiểu và trả lời được cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt luôn.
Được gửi sang đây trong trách nhiệm là chuyên viên dự án phát triển và huấn luyện của ngân hàng, nên anh chị Kông được công ty cấp cho một căn biệt thự ở bờ sông rất đẹp đầy đủ tiện nghi, khung cảnh thơ mộng, một sống cuộc sống rất an bình thoải mái. Hai con lớn đi học trường Anh quốc, chị ở nhà coi bé gái.
Cuộc sống đầy đủ tiện nghi, nhưng anh chị nói đôi lúc rất nhớ nhà, nhưng vì công ăn việc làm nên cũng đành hy sinh. Theo hợp đồng thì còn một năm nữa anh chị sẽ trờ lại vùng đất của cha mẹ ở bên Melbourne.
Điều bất ngờ và vô cùng lý thú là anh chị Kông đã mời chúng tôi ăn cơm tại gia đình với những món ăn hết sức quê hương, gồm có thịt heo kho trứng, canh rau mùng tơi, thịt bò xào với rau cần… Những món ăn mà ở một nơi biền biệt bát ngát giữa trùng dương Thái Bình, dù có óc tưởng tượng mạnh đến đâu, cũng không không thể nghĩ là sẽ được thưỡng thức như vậy.
Chị nói: Biết là Cha đến từ vùng thủ đô người Việt ở Cali có đủ thứ, nhưng chúng cũng con muốn làm cha bất ngờ là ở ngày giữa đại dương mênh mông trời biển này, Cha vẫn được thưởng thức món quê hương để cha nhớ mãi những hòn đão li ti như những nét chấm nhỏ trong vùng Thái Bình Dương!
Chị nói tiếp, người bản xứ không ăn rau mùng tơi và rau cần, nhưng có người bản xứ họ vẫn trồng những thứ rau này và chỉ bán cho mấy gia đình Việt Nam ở đây mà thôi!
Thật đúng là cái tình đồng hương thắm thiết! Người đồng hương dù ở đâu vẫn đậm nét quê hương, vẫn còn tinh thần nhớ nước thương nòi, vẫn còn ngào ngạt hương vị tình tự dân tộc, vẫn nặng lòng và hiệp nhất trong một đức tin là con cái Chúa. Một bữa cơm thanh đạm, nhưng nói lên tất cả tình yêu muôn mầu muôn sắc, muôn ý nghĩa cao vời của tình tự dân tộc.
Một bố cục không đẹp như lòng mộng ước
Sau ít ngày thăm viếng đảo quốc New Caledonia và Vanuatu, rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi cảm phục những người đi tiên phong vì biết bao chứng tích và vết chân khai phá cũng như công lao của họ đi trước hầu tạo nên một khối người cùng cảnh ngộ, biết tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh khó khăn hoạn nạn, biết tạo dừng một cộng đoàn hầu giữa vững đức tin hầu và bảo vệ phát huy truyền thống của cha ông. Biết bao thành tích họ đã đạt được không những cho mình mà còn để lại cho những thế hệ tương lai.
Mới đây cả hai nơi ở Noumea và Port Vila đều kỉ niệm kim khánh 50 năm xây dựng thành đường và chính thức thành lập cộng đoàn. Đó là bước kỉ niệm rất đáng cảm phục và đáng hãnh diện. Hai cộng đoàn nguyện ước rằng qua việc nhìn lại hành trình đã qua để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và xin nhìn về tương lai để xứng đáng là những người con trung kiên của Giáo hội và là phần tử yêu mến của con Rồng cháu Tiên.
Với những kỉ niệm và những nơi mà chúng tôi được thăm viếng hết sức cảm động, nhưng khi chia tay, lòng chúng tôi còn cảm thấy niềm vui của mình đột nhiên bị mất đi phần nào, như có một cái gì vô hình làm mất đi cảm nghiệm trân quý mình vừa lãnh nhận được… Ra đi với sự nuối tiếc và niềm vui không trọn vẹn.
Trước khi chia tay hai cộng đoàn, chúng tôi được cho biết là hiện nay hai cộng đoàn này đều đang có vấn đề phân hóa. Chúng tôi tiếc rằng mình không có đủ thời giờ tìm hiểu vì lý do đích thực đã ra nông nỗi này! Chỉ biết rằng từ khoảng từ 2 năm vừa qua, cả hai Cộng đoàn Việt Nam ở Noumea và Port Vila đã bị phân hóa nội bộ, đến nỗi ở giáo dân cũng không còn đến nhà thờ của mình để đọc kinh cầu nguyện chung được nữa.
Ở cộng đoàn Port Vila, không phải là vì thiếu linh mục Việt Nam (vì đã từ năm 1977 không có linh mục Việt Nam mà vẫn đến được với nhau) nhưng vì yếu tố nội bộ xung đột mà ngày cả mới đây Đức Giám Mục giáo phận cố gắng hòa giải nhưng vẫn không mang lại sự thành công.
Còn Cộng đoàn CGVN ở Noumea, thì từ Tuần Thánh 2 năm về trước cho đến nay, sau vụ một số chức sắc Việt Nam lên Tòa Tổng Giám Mục phản đối Đức Cha và Cha Quản Nhiệm về thời biểu Lễ Tuần Thánh gì đó… thì sau đó đã bị không còn được tổ chức thành lễ tại nhà thờ Chúa Kitô Vua được nữa! Một thực tại đáng buồn và đáng tiếc.
Hy vọng những sự cố không mấy vui hiện nay sẽ chóng được dịp hàn gắn, và hai Cộng đoàn tiên phong ở miền Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tỏa sáng như mong ước và công khó của các tiên nhân người Việt khi xưa.
NB: Bài viết chắc chắn có rất nhiều thiếu sót vì chúng tôi chưa có thời gian và phương tiện tìm hiểu kĩ lưỡng về lịch sử người Việt Nam di dân tới Port Vila, và đặc biệt lịch sử hình thành Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Vanuatu, kính xin qúi vị nào có tài liệu và hiểu biết về sinh hoạt người Việt tại, xin vui lòng chỉ giáo và gửi tài liệu cho chúng tôi để bổ túc