Thứ năm, ngày 1 tháng 7 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 155 ngày qua đời của Antonio Rosmini, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý là đức Hồng Y Angelo Bagnasco, đã tới Stresa cử hành Thánh Lễ mừng kính ông. Trong bài giảng lễ, Đức HY Bagnasco nhấn mạnh rằng với Rosmini, đức tin, lý trí và trái tim chính là phương thế để đối thoại với thế giới hiện đại và vượt qua các trở ngại cũng như khó hiểu do chủ nghĩa thế tục đem đến. Đức Hồng Y cho rằng con đường gặp gỡ và đối thoại với thế giới hiện đại luôn được gợi hứng bởi nhiều ánh sáng và khát vọng chung nhưng không thiếu trở ngại và nhiều thiên kiến sâu xa. Muốn vượt qua những trở ngại và hiểu lầm ấy, Rosmini chỉ cho ta con đường đức tin, lý trí và trái tim: “qua một hành trình lâu dài và liên tục, hào hứng và sâu sắc đầy suy tư và nghiên cứu, nhưng trước hết phải cầu nguyện và sống thực”. Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới một đòi hỏi khác cũng đã được Rosmini nêu ra và nêu gương cho những người biết tin, suy tư và đối thoại: lòng khiêm tốn, đủ để chấp nhận đau đớn và khổ nhục.
Một cuộc đời đầy sóng gío
Rosmini chính là nhân vật được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nâng lên hàng đáng kính vào ngày 26 tháng 6 năm 2006. Một năm sau, tức vào ngày 3 tháng 6 năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI ký sắc lệnh chấp thuận việc phong chân phúc cho ông và lễ phong chân phúc đã diễn ra ngày 18 tháng 11 cùng năm tại Novara, Ý Đại Lợi. Toàn bộ diễn biến này được Sandro Magister gọi là một phép lạ (1). Vì, con người được nâng lên hàng đáng kính và chân phúc ấy từng bị “Giáo Hội” trù dập suốt từ năm 1849 cho tới tận năm 2001. Cũng chính vì sự trù dập này, không thiếu những người cho rằng hành động của Đức Bênêđíctô XVI nhân việc phong chân phúc cho Rosmini chỉ là một hành vi lạc giáo không hơn không kém.
Các phản ứng trái ngược trên đủ cho ta thấy: cuộc đời của chân phúc Rosmini không hề đơn giản chút nào. Sinh tại Rovereto, lúc ấy thuộc Đế Quốc Áo Hung, vào ngày 24 tháng 3 năm 1797, Rosmini vốn thuộc một gia đình giầu có trong vùng. Tuy nhiên, ông được cha mẹ gửi vào học trường công. Tháng 8 năm 1816, ông dự kỳ thi mãn trung học đệ nhị cấp với điểm ưu hạng cho tất cả các môn và được phê là “có trí thông minh vượt bậc”. Mùa thu năm ấy, ông bắt đầu học thần học tại Đại Học Padua, nơi ông đậu cử nhân năm 1822. Trước đó, vào năm 1821, ông được thụ phong linh mục. Sau đó, ông được tháp tùng thượng phụ Venice là Đức Hồng Y Ladislao Pyrcher tới Rôma. Tại đây, ông được Đan Viện Phụ Mauro Cappellari, tức Đức GH Grêgôriô XVI tương lai, giới thiệu với Đức Thánh Cha Piô VIII. Vị giáo hoàng này khuyên ông nên chuyên chăm viết sách thay vì hoạt động ở ngoài đời, vì thấy ông rất giỏi về lý luận. Năm 1830, ông cho xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên về triết học, tựa là “Khảo Luận Mới về Nguồn Gốc Các Ý Niệm”. Ngày 2 tháng 2 năm 1831, người bạn của ông là Hồng Y Capellari lên ngôi giáo hoàng. Chỉ trong hơn 10 ngày từ ngày 18 tới ngày 30 tháng 11 năm 1832, ông viết xong cuốn “Năm Thương Tích Của Giáo Hội Thánh Thiện”. Trong cuốn này, ông tố cáo các nguy cơ đang đe dọa sự hợp nhất và nền tự do của Giáo Hội, và đưa ra các phương thuốc chữa trị. Cuốn sách chỉ được xuất bản năm 1846.
Năm 1839, ông cho xuất bản cuốn “Khảo Luận về Lương Tâm Luân Lý”. Trong cuốn này, ông cho rằng trí khôn con người được soi dẫn bởi ánh sáng thực tại tức ánh sáng chân lý. Do đó, có một cái gì “thần thiêng” ngay trong chính con người. Một số tu sĩ Dòng Tên lên tiếng mạnh mẽ tấn công các luận điểm của ông. Năm 1848, theo lệnh của Vua Piedmont là Carlo Alberto di Savoia, Rosmini trở lại Rôma với sứ mệnh ngoại giao, nhằm thuyết phục Đức Giáo Hoàng Piô IX làm quốc trưởng một liên bang các quốc gia Ý Đại Lợi. Nhưng khi chính phủ Piedmont yêu cầu đức giáo hoàng tham gia cuộc chiến chống lại Áo, Rosmini đã từ bỏ vai trò ngoại giao của mình. Tuy nhiên, Đức Piô IX yêu cầu ông lưu lại Rôma. Có nguồn tin ông sẽ làm hồng y quốc vụ khanh, và sau khi thiết lập ra Cộng Hòa Rôma, sẽ làm thủ tướng. Nhưng ông từ khước cầm đầu một chính phủ cách mạng nhằm tước quyền tự do của đức giáo hoàng. Ngày 24 tháng 11 năm 1848, Đức Piô IX chạy về Gaeta. Rosmini tháp tùng ngài. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông bị thất sủng vì chống đối đường lối chính trị của Đức Hồng Y Giacomo Antonelli, người muốn sử dụng quân đội ngoại quốc để ủng hộ đức giáo hoàng. Năm 1849, Rosmini rời bỏ hàng ngũ của Đức Piô IX.
Về điểm này, từ điển mở Wikipedia cho rằng: năm 1848, ông được mời phục vụ tại Giáo Triều của Đức Piô IX trong tư cách thủ tướng các Lãnh Địa Giáo Hoàng. Ông tham gia cuộc tranh đấu trí thức nhằm mục đích thoát ly khỏi Đế Quốc Áo, nhưng với tư cách cố vấn và là nhà ngoại giao tin cậy của đức giáo hoàng, ông không khởi xướng phong trào nhằm giải phóng và thống nhất nước Ý. Thực vậy, dù rất muốn giải phóng Ý khỏi Đế Quốc Áo, mục đích của ông lại là thành lập một liên bang các quốc gia đặt dưới quyền kiểm soát của đức giáo hoàng. Nhưng, với việc thành lập Cộng Hòa Rôma, Đức Piô IX đã buộc phải chạy trốn và trở thành xa lạ đối với người cố vấn cũ của mình trong các vấn đề chính trị. Hoàn cảnh mong manh về chính trị lúc ấy khó có thể giảng hoà hai nhân vật này vì các dự án rất khác nhau của họ: các canh tân nhằm cải tiến xã hội và luật lệ, dù nhỏ nhoi, cũng phải lùi bước trước các nhu cầu cấp bách có tính hiện sinh nhằm bảo vệ tính tối thượng về quyền lực thế tục cho Giáo Hội.
Rời Rôma, ông trở lại miền Bắc nước Ý. Nhưng đang trên đường tới Stresa, ông được tin hai cuốn “Năm Thương Tích của Giáo Hội Thánh Thiện” và “Hiến Pháp Dân Chính Theo Công Bằng Xã Hội” bị liệt vào Bảng Các Sách Bị Cấm. Rosmini lập tức tuyên bố phục tùng và vui lòng ẩn dật tại Stresa. Ở đấy, dưới sự công kích của nhiều tu sĩ Dòng Tên, nhưng được sự nâng đỡ tận tình của nhiều bằng hữu, trong đó có Alessandro Manzoni, tiểu thuyết gia danh tiếng, ông dành trọn thời giờ hướng dẫn hai tu hội do ông sáng lập và viết tác phẩm thời danh "Theosophia" (Triết thần học).
Năm 1854, ông bị Vatican xử lần đầu, nhưng được trắng án. Hai tác phẩm của ông được tuyên bố là vô hại, và không còn bị coi là sách cấm nữa. Ông qua đời tại Stresa sau đó ít lâu, tức ngày 1 tháng 7 năm 1855.
Tuy nhiên, 20 năm sau khi ông qua đời, từ ngữ “dimittantur” làm tựa đề cho quyết định của Văn Phòng Thánh (Holy Office, Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay) nhằm “giải vạ” hai tác phẩm của ông được đem ra tranh luận trở lại. Có người cho rằng từ ngữ này là bằng chứng của việc chấp thuận trực tiếp đối với hai tác phẩm, nhưng có người lại cho nó chỉ có nghĩa tiêu cực và do đó không hàm nghĩa hai tác phẩm này không có lầm lẫn. Cuộc tranh luận này tiếp tục cho tới năm 1887, khi Đức Lêô XIII chấp thuận Sắc Lệnh “Post Obitum” (sau khi đã qua đời) của Văn Phòng Thánh lên án 40 mệnh đề của ông và cấm không được giảng dạy về chúng. Sắc lệnh này phải đợi tới ngày 1 tháng 7 năm 2001, nhân kỷ niệm năm thứ 146 sau ngày ông qua đời, mới được thu hồi bằng quyết định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc ấy dưới quyền điều khiển của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Tuyên bố của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Thành thực mà nói: cung cách giải “oan” cho Rosmini khá đặc biệt và tế nhị. Nguyên hình thức của nó cũng đã lạ lùng rồi. 40 mệnh đề của Rosmini bị lên án và cấm giảng dạy bằng một sắc lệnh. Nhưng chúng đã được tuyên bố là không sai lầm bằng một văn kiện có tên chính thức trong tiếng Anh là “Note on the Force of the Doctrinal Decrees Concerning the Thought and Work of Fr Antonio Rosmini Serbati” (Ghi Chú về Quyền Lực Pháp Lý của Các Sắc Lệnh Tín Lý Liên Quan Tới Tư Tưởng và Công Trình của Cha Antonio Rosmini Serbati). Chúng tôi dịch chữ “Note” là Ghi Chú, vì thực sự không biết thuật ngữ chuyên môn của Thánh Bộ này có nghĩa gì. Rất có thể nó có nghĩa khác, nên Gregory Baum, một nhà cực duy hiện đại (arch-modernist), vốn không ưa gì Đức HY Ratzinger, khi lên tiếng nhận định về văn kiện này, đã dùng nguyên ngữ La Tinh “nota” để gọi nó.
Thứ hai, chúng tôi nói sắc lệnh lên án 40 mệnh đề của Rosmini đã được thu hồi (revoked) là nói theo một số nhà bình luận cho giản tiện. Chứ thực ra, nó không bị thu hồi đúng nghĩa. Thu hồi phải là vô hiệu lực, bị hủy bỏ. Đàng này, sắc lệnh trên không hẳn bị hủy bỏ. Nói theo Baum, mục đích của nó là bãi bỏ việc lên án 40 mệnh đề của Rosmini. Còn hiệu lực pháp lý của nó vẫn còn đó, ít nhất đối với những ai đọc Rosmini bên ngoài hệ thống của ông. Từ ngữ chính thức được văn kiện này dùng là “bị thay thế” (superseded) và không hẳn chính sắc lệnh mà là các nguyên động lực đưa đến việc công bố sắc lệnh này đã bị thay thế. Ta hãy đọc phần quan trọng nhất của văn kiện, tức số 7:
“Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi khảo sát ngọn nguồn hai Sắc Lệnh tín lý, được công bố trong thế kỷ 19, và xem sét các kết quả phát sinh từ khoa nghiên cứu lịch sử cũng như tìm tòi khoa học và lý thuyết của 10 năm qua đã đạt tới kết luận sau đây: 'Các nguyên động lực khiến có sự quan tâm tín lý và khôn ngoan cũng như các khó khăn đến độ phải công bố Sắc Lệnh lên án 40 mệnh đề rút ra từ các công trình của Antonio Rosmini nay được coi là bị thay thế. Sở dĩ như thế, là vì ý nghĩa của các mệnh đề này, như đã được Sắc Lệnh hiểu và lên án, không nằm trong chủ trương đích thực của Rosmini, mà nằm trong các kết luận có thể đã được rút ra từ việc đọc các công trình của ông. Các vấn đề liên quan tới tính đáng tin cậy (plausibility) của hệ thống Rosmini, của sự nhất quán về suy lý của nó và của các lý thuyết cũng như giả thuyết về triết lý và thần học trong đó vẫn còn được ủy thác cho cuộc tranh luận lý thuyết.
Đồng thời, hiệu lực khách quan (objective validity) của Sắc Lệnh liên quan tới các mệnh đề bị kết án trước đây vẫn còn đó đối với bất cứ ai, đứng bên ngoài hệ thống của Rosmini, và đọc chúng theo quan điểm duy tâm luận (idealist), tồn hữu luận (ontologist) và với một ý nghĩa đi ngược lại đức tin và tín lý Công Giáo'”.
Gregory Baum coi quyết định này nói lên một mâu thuẫn nội bộ với ý nghĩa: những gì trước đây bị Giáo Hội coi là sai lầm nay được Giáo Hội nhìn nhận là đúng đắn. Nhưng nếu đọc kỹ lời lẽ rào trước đón sau của văn kiện, người ta khó mà nhất trí với nhận định của Baum. Số 2 của văn kiện giúp ta hiểu phần nào điểm tế nhị này: “Đọc vội vàng và phiến diện các can thiệp khác nhau này khiến người ta nghĩ rằng chúng tạo nên một mâu thuẫn nội tại và khách quan về phía Huấn Quyền trong các đường lối giải thích nội dung tư tưởng của Rosmini và trong đường lối đánh giá nó cho Dân Chúa. Tuy nhiên, đọc một cách cẩn trọng không những các bản văn của Thánh Bộ, mà cả ngữ cảnh của chúng cũng như tình thế lúc công bố chúng, một tình thế cho phép có những khai triển lịch sử, ta sẽ đánh giá được việc suy tư đầy cảnh giác và gắn bó, luôn lo lắng đối với nhiệm vụ gìn giữ đức tin Công Giáo và quyết tâm không cho phép có những giải thích sai lạc hay giản lược đối với đức tin ấy. Ghi Chú hiện nay về giá trị tín lý của các văn kiện trước đây cũng nằm trong dòng suy tư đó”.
Nói cách khác mọi văn kiện trên đều không có gì mâu thuẫn, vì đều cùng phát sinh từ một âu lo, một quan tâm, một sứ mệnh như nhau là gìn giữ đức tin Công Giáo khỏi các nguy hại, méo mó, lệch lạc có thể do não trạng hiện đại tạo ra hay làm cho gia trọng. Một khi não trạng ấy thay đổi hay không còn nữa, thì những nguy cơ do chúng tạo ra hay làm cho gia trọng cũng không còn. Lúc ấy, sự ích lợi lớn hơn có thể được xem sét để đưa ra những kết luận mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc gìn giữ đức tin sống động của Dân Chúa.
Đàng khác, trong Giáo Hội trước đây, người ta tưởng có một nền triết học chính thức duy nhất được đồng hóa với chủ nghĩa Tôma (Thomism). Lối suy nghĩ này chính là lực lượng nằm phía sau việc lên án học lý của Rosmini. Như văn kiện năm 2001 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phân tích, sắc lệnh năm 1854 của Thánh Bộ, khi bãi bỏ việc cấm lưu hành hai tác phẩm của Rosmini, đã xác nhận tính chính thống trong tư tưởng của ông. Nhưng đến thời Đức Lêô XIII, Giáo Hội thấy mình cần phải tách rời khỏi dòng tư tưởng này trong cố gắng phản công lại lối tư duy hiện đại, rất nguy hại cho đức tin Công Giáo. Trong cố gắng này, Giáo Hội đã canh tân việc học hỏi trong các định chế của mình bằng cách đưa ra thông điệp Aeterni Patris (1879), nhằm phát huy lòng trung thành với tư duy của Thánh Tôma Aquinô. Huấn Quyền lúc đó thấy cần phải cổ vũ học thuyết Tôma làm phương tiện triết học và thần học để đưa ra một tổng hợp nghiên cứu có tính thống nhất cho việc đào luyện trong Giáo Hội, nhất là trong các chủng viện và phân khoa thần học, chống lại phương thức chiết trung hầm bà làng về triết học đương thời. Việc cổ vũ này tạo ra phán đoán tiêu cực đối với các chủ trương triết học và suy lý như của Rosmini, vì sự dị biệt về ngôn từ và hệ thống ý niệm.
Lối suy tư ấy ngày nay không còn thích hợp nữa. Thực vậy, tháng 9 năm 1998, Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp Fides et Ratio, đã tuyên bố rằng Giáo Hội không hề có một nền triết lý đặc thù nào và lên án chủ trương cho rằng một hệ thống đơn độc nào đó có thể đại diện cho tính toàn bộ của triết học. Chính vì thế, lần đầu tiên, ngài chính thức liệt kê Rosmini vào sổ các triết gia và thần học gia được Giáo Hội ca ngợi vì các công trình có giá trị của họ. Khi nhắc lại điểm này, văn kiện của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (số 8) cũng nhấn mạnh thêm một điểm nữa của Thông Điệp nói trên: việc nêu tên các nhân vật ở đây không hề hàm nghĩa công nhận mọi khía cạnh trong tư tưởng của họ, mà chỉ là nêu ra các điển hình có ý nghĩa cho diễn trình tìm kiếm triết học, một diễn trình sẽ phong phú hơn khi nối kết với các dữ kiện đức tin. Nói cách khác, tâm thức Công Giáo hiện nay đủ trưởng thành để có thể chào đón tính đa nguyên của triết học nhằm phục vụ hay giải thích đức tin. Việc “giải oan” cho Rosmini thực sự là vì lợi ích của tín hữu vậy.
Diễn trình giải oan
Thực ra, văn kiện giải oan của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không hẳn là độc đáo. Nó chỉ là bước cuối cùng của một diễn trình dài, bắt đầu từ trước Công Đồng Vatican II. Thực vậy, dù một số mệnh đề của Rosmini bị coi là không đồng thanh đồng khí (consonant) với chân lý Công Giáo và bị cấm không được giảng dạy, nhưng chính sắc lệnh Post Obitum cũng không minh nhiên coi chúng là lạc giáo. Bản thân ông không hề bị lên án và nhất là tu hội do ông sáng lập vẫn tiếp tục hoạt động và hoạt động rất hiệu quả ở khắp mọi nơi. Nhờ thế, phần lớn học thuyết của ông vẫn được truyền bá, nghiên cứu, các tác phẩm của ông vẫn được in ấn, phổ biến, học hỏi.Theo Royden Hunt của Đại Học Cardiff, Anh (2), các triết gia như Brentano và sau đó Husserl cũng như Heidegger đều cho thấy những dấu vết chịu ảnh hưởng sâu sắc của Rosmini…
Từ 1930 tới năm 1960, nhà xuất bản quốc gia của Ý đã công bố 30 tác phẩm lớn của ông. Việc này đã kích thích các đại học Ý, nhất là các đại học ở phía Bắc, hăng say nghiên cứu về ông. Stresa, nơi có một văn khố lớn về Rosmini, cũng là một trung tâm khảo cứu nhộn nhịp, tạo ra nhiều tác phẩm cũng như nhiều hội nghị chuyên đề về ông. Và, năm 1955, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ông qua đời, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập. Nhân dịp này Tổng Thống Ý, Sig. Gronchi, đã gửi cho Cha Giuseppe Bozzetti, Bề Trên Tu Hội Bác Ái do ông sáng lập, một điện văn trong đó có đoạn: “Tên tuổi và công trình của Antonio Rosmini thuộc di sản của Phong Trào Hồi Sinh Ý Đại Lợi (Risorgimento) hiện vẫn còn được nhân dân Ý duy trì như một thực tại tâm linh có tính sinh tử. Chính từ di sản đó, ý thức quốc gia của chúng ta đã thành hình, các định chế tự do của chúng ta đã được khai sinh. Rosmini là bậc thầy của nguyên lý tự do, duy trì được sự quân bằng hoàn hảo giữa lý thuyết và thực hành; ông cũng đã mạnh mẽ tuyên xưng các bổn phận và quyền lợi mà nền tự do cần phải có nếu muốn đơm hoa kết trái. Là một trong các tư tưởng gia độc đáo và có ý nghĩa nhất mà nước Ý và Âu Châu đã cho ra đời trong thế kỷ 19, Rosmini mãi mãi luôn trung thành với lý tưởng tự do trong các trước tác triết học của mình, trong khi đó, về lãnh vực hoạt động chính trị, ông luôn nhất quán với nguyên lý cai trị theo hiến định. Song song với tư cách một triết gia và một tư tưởng gia về chính trị, trước nhất, ông còn là một nhà giáo dục, không những qua gương sáng đời sống, mà còn qua việc hiểu biết thấu đáo và sáng suốt trái tim con người. Là một người Công Giáo sâu sắc, nhờ hoạt động trí thức, nhờ sự thánh thiện bản thân, một sự thánh thiện đã đạt tới đỉnh cao nhất, ông đã rút tỉa được sức mạnh để có thể phát biểu lại toàn bộ truyền thống Kitô Giáo trong một hệ thống có cơ cấu trong đó có cả những chủ trương cốt yếu của tư tưởng hiện đại”.
Tuy nhiên, phải đợi đến Đức Gioan XXIII, việc phục hồi danh dự cho Rosmini mới có được những bước tiến dứt khoát. Cuốn tiểu sử về ngài, do Peter Hebblethwaite viết, ghi nhận rằng mùa hè năm 1961, lúc đang chuẩn bị cho Công Đồng Vatican II, Đức Gioan XXIII đã tái khám ra Rosmini và đã trích dẫn tác giả này trong Nhật Ký của mình. Năm 1905, lúc còn là sinh viên, Đức Gioan XXIII từng gặp và làm bạn với TGM Milan là Đức Cha Ferrari, một người vốn bị Đức Piô X coi là nguy hiểm vì đã phục hồi các ý tưởng của Rosmini về Giáo Hội như đã được phát biểu trong cuốn Năm Thương Tích Của Giáo Hội Thánh Thiện. Lúc lên ngôi giáo hoàng, Đức Gioan XXIII đã cho phép mở án phong chân phước cho vị TGM này. Bởi thế, người ta dễ dàng nhìn ra đường dây thông đạt giữa Rosmini, Đức Gioan XXIII và Vatican II, một đường dây sau đó đã nhập thân các khát vọng của Rosmini muốn có sự liên kết gần gũi hơn giữa giáo sĩ và giáo dân, giữa phụng vụ và ngôn ngữ bình dân, và nhất là tự do tôn giáo. Đức Hồng Y Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh, và là đại diện của Đức Bênêđíctô XVI trong lễ phong chân phúc cho Antonio Rosmini, cũng coi Rosmini là tiền hô của Dignitatis Humanae.
Vị giáo hoàng kế tiếp, tức Đức Phaolô VI, cũng đã thấu đáo Rosmini lúc còn làm TGM Milan. Bởi thế, khi lên ngôi giáo hoàng, ngài đã chọn một linh mục thuộc Tu Hội Bác Ái tại nhà mẹ ở Porta Latina làm cha giải tội. Nhưng chính học giả của tu hội này là Don Clemente Riva, người được Đức Phaolô VI cử làm Tham Tán cho Phòng Báo Chí Công Giáo tại Công Đồng Vatican II, mới là người thiết lập được những mối liên hệ thiết yếu với hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II, những mối liên hệ cho phép việc phục hồi danh dự của Rosmini tiến nhanh. Câu truyện liên hệ giữa học giả Riva và Đức Gioan Phaolô I quả là do Chúa quan phòng. Lúc dọn tiến sĩ tại ĐH Lateran ở Rôma, Don Riva chọn luận án sau đây: “Nguyên Ủy của Tri Hồn Theo Rosmini” (Origine of Intellective Soul According to Rosmini). Mục đích là giải thích đúng đắn các mệnh đề 20-24 trong 40 mệnh đề bị cấm của Rosmini. Giải đáp ấy cũng là lời giải đáp đối với một luận án tiến sĩ tương tự khác được đệ nạp tại ĐH Gregoriana, của Albino Luciani, Đức Gioan Phaolô I tương lai. Luciani không những bênh vực việc lên án 40 mệnh đề trên mà còn cho rằng lệnh cấm này không thể nào đảo ngược được. Tuy nhiên, năm 1975, Don Riva được Đức Phaolô VI cử làm giám mục phụ tá cho Rôma. Bởi thế, khi trình diện với Đức Gioan Phaolô I lúc mới lên ngôi, Đức Cha Riva bẽn lẽn thưa với vị tân giáo hoàng rằng mình là giám mục phụ tá cho một giáo hoàng vốn có ý kiến dị biệt về Rosmini. Nhưng lạ lùng thay, mấy hôm sau, chính vị giáo hoàng này đã nói tới Rosmini “như một linh mục yêu mến Giáo Hội, chịu đau khổ vì Giáo Hội, một người học rộng, có đức tin Kitô Giáo tinh tuyền, một bậc thầy của khôn ngoan triết lý và luân lý, một người nhìn ra những trì trệ cũng như các thiếu sót về rao giảng và mục vụ của Giáo Hội. Tôi muốn tìm dịp để nói về Antonio Rosmini và công trình của ông, các công trình mà tôi đã đọc lại cẩn thận. Trước nhất, tôi sẽ gặp các cha Tu Hội Bác Ái để làm hòa. Lúc công bố luận án tiến sĩ của tôi về “Nguyên Ủy của Linh Hồn Con Người Theo Antonio Rosmini”, một số các cha ấy không nhất trí với lối suy nghĩ và phân tích của tôi. Tôi muốn sắc lệnh tín lý Post Obitum mà Văn Phòng Thánh dùng để kết án bốn mươi mệnh đề rút ra từ các công trình của Rosmini được duyệt lại. Chúng ta không cần phải vội vã làm việc đó, nhưng chúng ta nhất định sẽ làm”. Rất tiếc, sau đó ít ngày, Đức Giao Phaolô I băng hà, như ta đã thấy.
Sau đó, nhiệm vụ làm giám mục phó của Rôma đã giúp Đức Cha Riva tiếp xúc thường xuyên với Đức Gioan Phaolô II. Nhờ thế, ngài có nhiều cơ hội nói với đức giáo hoàng về Rosmini. Là một người ưa nghiên cứu về triết học, Đức Gioan Phaolô II, dù lúc mới lên ngôi, không biết nhiều về Rosmini, nhưng nhờ đọc Rosmini, ngài khám phá thấy một tinh thần tìm kiếm chân lý giống như ngài và là một nguồn mà ngài có thể dựa vào để phục hồi triết học trở lại địa vị chủ yếu trong tư duy hiện đại. Bởi thế, ngài cho thiết lập một ủy ban để tái sét các công trình của Rosmini. Kết quả là năm 1994, ngài chính thức mở đường cho việc phong chân phúc cho Rosmini và năm 1998, sau lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông, ngài đã không tiếc lời ca ngợi ông trong thông điệp Fides et Ratio như đã trình bày. Và sau đó, ngài còn gửi một thông điệp cho Tu Hội Bác Ái lúc đó đang hội họp tại Rôma. Trong thông điệp này, ngài viết: “Vị sáng lập của anh em đã đứng vững vàng trong truyền thống trí thức vĩ đại của Kitô Giáo là truyền thống vốn biết rằng không hề có sự chống chọi nhau giữa đức tin và lý trí, nhưng điều này đòi phải có điều kia. Thời của ngài là thời mà diễn trình phân rẽ lâu dài giữa đức tin và lý trí đã đạt đến đỉnh cao, cả hai xem nhau như kẻ tử thù. Tuy nhiên, Rosmini… biết rằng đức tin mà không có lý trí sẽ úa tàn thành thần thoại và mê tín, và bởi thế, ông bắt tay vào việc áp dụng các khả năng tri thức rộng lớn của mình không những vào thần học và linh đạo, mà còn vào cả những lãnh vực khác nhau như triết học, chính trị, luật pháp, giáo dục, khoa học, tâm lý và nghệ thuật, không thấy trong chúng bất cứ đe dọa nào mà chỉ là những đồng minh thiết yếu của đức tin… Dù là một người rõ ràng thuộc thế kỷ 19, Rosmini vượt quá thời và nơi của ông để trở thành nhân chứng phổ quát mà đến nay, giáo huấn vẫn còn thích đáng và hợp thời”.
Theo nhận định của Royden Hunt, các lời lẽ trên thực ra không thấm thía gì so với lời lẽ của Đức Gioan Phaolô II trong Fides et Ratio. Có thể nói: người ta không thể hiểu tư tưởng của thông điệp này nếu không tham chiếu tư tưởng của Rosmini. Thực vậy, thông điệp này là lời tái khẳng định cả Vatican I lẫn Vatican II khi cho rằng không thể có sự phân rẽ giữa đức tin và lý trí, giữa lý tính và mạc khải. Thông điệp cũng nhấn mạnh tới địa vị xây nền của triết học trong việc con người đi tìm sự thật.
Giống Rosmini, Đức Giáo Hoàng phác họa các nguyên nhân lịch sử và xã hội từng tạo ra sự phân rẽ ngày càng sâu rộng giữa đức tin và lý trí kể từ thời Phong Trào Ánh Sáng tại Âu Châu. Một trong các nguyên nhân ấy chính là sự phân mảnh triết học đến đánh mất vai trò làm nguồn khôn ngoan và hiểu biết của mình. Ngài ghi nhận sự xuất hiện của chủ nghĩa hoài nghi phổ quát đối với các nền tảng của triết học và việc mất tin tưởng vào khả năng của nó trong việc giải quyết các vấn nạn do thế giới kỹ thuật tạo ra. Sự xuống dốc của triết học cũng làm suy yếu vị thế thuận lý của mọi niềm tin tôn giáo cũng như tính khả tín của thần học nói chung về phương diện tri thức.
Ngay ở phần nhập đề, Đức Giáo Hoàng cũng đã dùng những ngôn từ khiến người ta phải nhớ tới Rosmini để nói tới ngữ cảnh cho mọi cuộc tìm kiếm triết học. Ngài viết: “Thúc đẩy bởi ý muốn tìm ra chân lý tối hậu của hiện hữu, con người tìm cách thủ đắc các yếu tố phổ quát của nhận thức, tức các yếu tố giúp họ hiểu chính họ tốt hơn và tiến bộ trong việc tự thể hiện chính mình… Dù thời gian có thay đổi và nhận thức có gia tăng… ta vẫn có thể biện phân được cốt lõi cái hiểu thông sáng của triết học trong lịch sử tư tưởng như một toàn bộ”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng trình bày bản chất cái hiểu thông sáng ấy cũng như mối liên hệ của nó với lý tính. Ngài dùng những ngôn từ hết sức đặc trưng liên quan tới nền tảng từng được Rosmini nhận ra cho triết học trong trực giác về hữu thể. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng nói tới ‘nguyên tắc không mâu thuẫn, nguyên tắc cùng đích và nguyên tắc nguyên nhân cũng như ý niệm coi con người là chủ thể tự do và thông minh có khả năng nhận biết Thiên Chúa, sự thật và sự thiện’. Ngài còn cho rằng, ‘một khi lý trí thành công trong việc trực giác được và phát biểu được các nguyên tắc phổ quát của hữu thể và từ chúng rút được các kết luận đúng đắn có tính gắn bó cả về luận lý lẫn đạo đức, thì lúc đó nó xứng đáng mang danh lý trí đúng đắn hay orthos logos’.
Đối với Đức Gioan Phaolô II, muốn sử dụng lý trí đúng đắn ấy, triết học phải vượt quá các dữ kiện thực nghiệm để đạt tới điều tuyệt đối, tối hậu và nền tảng trong cố gắng đi tìm Sự Thật… Thách đố lớn nhất của thời nay là chuyển dịch từ hiện tượng tới nền tảng. Suy tư suy lý phải vào sâu cốt lõi linh thiêng và cái cơ sở phát sinh ra cốt lõi linh thiêng ấy… vì… con người tạo thành điểm gặp gỡ ưu việt với hữu thể và do đó với cuộc tìm kiếm siêu hình.
Tuy nhiên, theo Hunt, đoạn có ý nghĩa nhất trong thông điệp liên quan tới triết học của Rosmini là số 66. Trong số này, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng không có sự đóng góp của triết học, thì thực tế ta không thể thảo luận các vấn đề thần học, như việc dùng ngôn ngữ nói về Thiên Chúa, các mối liên hệ bản vị giữa Thiên Chúa Ba Ngôi, hành động sáng tạo của Chúa trong thế giới, mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, hay bản sắc Chúa Kitô như Thiên Chúa thật và người thật. Tóm lại, thần học tín lý có tính suy lý giả thiết và hàm nghĩa phải có một triết học về hữu thể nhân bản, về thế giới và căn để hơn nữa về chính hữu thể, một triết học phải có sự thật khách quan làm nền tảng.
Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng khó có thể có những chủ trương như thế về triết học và thần học nếu không dựa vào các nguồn đã có sẵn. Thực vậy, phần lớn những điều ngài viết đều nhắc ta nhớ rất rõ nền triết học của Antonio Rosmini. Chính vì thế, ngài đã nhắc tới ông một cách đặc biệt trong thông điệp này. Và chính thông điệp này đã trực tiếp dẫn tới Ghi Chú (hay Thông Cáo) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chính thức giải oan cho ông và mở đường cho việc tôn phong ông lên hàng chân phúc của Giáo Hội.
Ghi chú:
(1) Sandro Magister, Blessed Liberty: The Posthumous Miracle of Antonio Rosmini
(2) Royden Hunt, An Introduction to the Life and Thought of Antonio Rosmini
Một cuộc đời đầy sóng gío
Rosmini chính là nhân vật được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nâng lên hàng đáng kính vào ngày 26 tháng 6 năm 2006. Một năm sau, tức vào ngày 3 tháng 6 năm 2007, Đức Bênêđíctô XVI ký sắc lệnh chấp thuận việc phong chân phúc cho ông và lễ phong chân phúc đã diễn ra ngày 18 tháng 11 cùng năm tại Novara, Ý Đại Lợi. Toàn bộ diễn biến này được Sandro Magister gọi là một phép lạ (1). Vì, con người được nâng lên hàng đáng kính và chân phúc ấy từng bị “Giáo Hội” trù dập suốt từ năm 1849 cho tới tận năm 2001. Cũng chính vì sự trù dập này, không thiếu những người cho rằng hành động của Đức Bênêđíctô XVI nhân việc phong chân phúc cho Rosmini chỉ là một hành vi lạc giáo không hơn không kém.
Các phản ứng trái ngược trên đủ cho ta thấy: cuộc đời của chân phúc Rosmini không hề đơn giản chút nào. Sinh tại Rovereto, lúc ấy thuộc Đế Quốc Áo Hung, vào ngày 24 tháng 3 năm 1797, Rosmini vốn thuộc một gia đình giầu có trong vùng. Tuy nhiên, ông được cha mẹ gửi vào học trường công. Tháng 8 năm 1816, ông dự kỳ thi mãn trung học đệ nhị cấp với điểm ưu hạng cho tất cả các môn và được phê là “có trí thông minh vượt bậc”. Mùa thu năm ấy, ông bắt đầu học thần học tại Đại Học Padua, nơi ông đậu cử nhân năm 1822. Trước đó, vào năm 1821, ông được thụ phong linh mục. Sau đó, ông được tháp tùng thượng phụ Venice là Đức Hồng Y Ladislao Pyrcher tới Rôma. Tại đây, ông được Đan Viện Phụ Mauro Cappellari, tức Đức GH Grêgôriô XVI tương lai, giới thiệu với Đức Thánh Cha Piô VIII. Vị giáo hoàng này khuyên ông nên chuyên chăm viết sách thay vì hoạt động ở ngoài đời, vì thấy ông rất giỏi về lý luận. Năm 1830, ông cho xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên về triết học, tựa là “Khảo Luận Mới về Nguồn Gốc Các Ý Niệm”. Ngày 2 tháng 2 năm 1831, người bạn của ông là Hồng Y Capellari lên ngôi giáo hoàng. Chỉ trong hơn 10 ngày từ ngày 18 tới ngày 30 tháng 11 năm 1832, ông viết xong cuốn “Năm Thương Tích Của Giáo Hội Thánh Thiện”. Trong cuốn này, ông tố cáo các nguy cơ đang đe dọa sự hợp nhất và nền tự do của Giáo Hội, và đưa ra các phương thuốc chữa trị. Cuốn sách chỉ được xuất bản năm 1846.
Năm 1839, ông cho xuất bản cuốn “Khảo Luận về Lương Tâm Luân Lý”. Trong cuốn này, ông cho rằng trí khôn con người được soi dẫn bởi ánh sáng thực tại tức ánh sáng chân lý. Do đó, có một cái gì “thần thiêng” ngay trong chính con người. Một số tu sĩ Dòng Tên lên tiếng mạnh mẽ tấn công các luận điểm của ông. Năm 1848, theo lệnh của Vua Piedmont là Carlo Alberto di Savoia, Rosmini trở lại Rôma với sứ mệnh ngoại giao, nhằm thuyết phục Đức Giáo Hoàng Piô IX làm quốc trưởng một liên bang các quốc gia Ý Đại Lợi. Nhưng khi chính phủ Piedmont yêu cầu đức giáo hoàng tham gia cuộc chiến chống lại Áo, Rosmini đã từ bỏ vai trò ngoại giao của mình. Tuy nhiên, Đức Piô IX yêu cầu ông lưu lại Rôma. Có nguồn tin ông sẽ làm hồng y quốc vụ khanh, và sau khi thiết lập ra Cộng Hòa Rôma, sẽ làm thủ tướng. Nhưng ông từ khước cầm đầu một chính phủ cách mạng nhằm tước quyền tự do của đức giáo hoàng. Ngày 24 tháng 11 năm 1848, Đức Piô IX chạy về Gaeta. Rosmini tháp tùng ngài. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông bị thất sủng vì chống đối đường lối chính trị của Đức Hồng Y Giacomo Antonelli, người muốn sử dụng quân đội ngoại quốc để ủng hộ đức giáo hoàng. Năm 1849, Rosmini rời bỏ hàng ngũ của Đức Piô IX.
Về điểm này, từ điển mở Wikipedia cho rằng: năm 1848, ông được mời phục vụ tại Giáo Triều của Đức Piô IX trong tư cách thủ tướng các Lãnh Địa Giáo Hoàng. Ông tham gia cuộc tranh đấu trí thức nhằm mục đích thoát ly khỏi Đế Quốc Áo, nhưng với tư cách cố vấn và là nhà ngoại giao tin cậy của đức giáo hoàng, ông không khởi xướng phong trào nhằm giải phóng và thống nhất nước Ý. Thực vậy, dù rất muốn giải phóng Ý khỏi Đế Quốc Áo, mục đích của ông lại là thành lập một liên bang các quốc gia đặt dưới quyền kiểm soát của đức giáo hoàng. Nhưng, với việc thành lập Cộng Hòa Rôma, Đức Piô IX đã buộc phải chạy trốn và trở thành xa lạ đối với người cố vấn cũ của mình trong các vấn đề chính trị. Hoàn cảnh mong manh về chính trị lúc ấy khó có thể giảng hoà hai nhân vật này vì các dự án rất khác nhau của họ: các canh tân nhằm cải tiến xã hội và luật lệ, dù nhỏ nhoi, cũng phải lùi bước trước các nhu cầu cấp bách có tính hiện sinh nhằm bảo vệ tính tối thượng về quyền lực thế tục cho Giáo Hội.
Rời Rôma, ông trở lại miền Bắc nước Ý. Nhưng đang trên đường tới Stresa, ông được tin hai cuốn “Năm Thương Tích của Giáo Hội Thánh Thiện” và “Hiến Pháp Dân Chính Theo Công Bằng Xã Hội” bị liệt vào Bảng Các Sách Bị Cấm. Rosmini lập tức tuyên bố phục tùng và vui lòng ẩn dật tại Stresa. Ở đấy, dưới sự công kích của nhiều tu sĩ Dòng Tên, nhưng được sự nâng đỡ tận tình của nhiều bằng hữu, trong đó có Alessandro Manzoni, tiểu thuyết gia danh tiếng, ông dành trọn thời giờ hướng dẫn hai tu hội do ông sáng lập và viết tác phẩm thời danh "Theosophia" (Triết thần học).
Năm 1854, ông bị Vatican xử lần đầu, nhưng được trắng án. Hai tác phẩm của ông được tuyên bố là vô hại, và không còn bị coi là sách cấm nữa. Ông qua đời tại Stresa sau đó ít lâu, tức ngày 1 tháng 7 năm 1855.
Tuy nhiên, 20 năm sau khi ông qua đời, từ ngữ “dimittantur” làm tựa đề cho quyết định của Văn Phòng Thánh (Holy Office, Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay) nhằm “giải vạ” hai tác phẩm của ông được đem ra tranh luận trở lại. Có người cho rằng từ ngữ này là bằng chứng của việc chấp thuận trực tiếp đối với hai tác phẩm, nhưng có người lại cho nó chỉ có nghĩa tiêu cực và do đó không hàm nghĩa hai tác phẩm này không có lầm lẫn. Cuộc tranh luận này tiếp tục cho tới năm 1887, khi Đức Lêô XIII chấp thuận Sắc Lệnh “Post Obitum” (sau khi đã qua đời) của Văn Phòng Thánh lên án 40 mệnh đề của ông và cấm không được giảng dạy về chúng. Sắc lệnh này phải đợi tới ngày 1 tháng 7 năm 2001, nhân kỷ niệm năm thứ 146 sau ngày ông qua đời, mới được thu hồi bằng quyết định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc ấy dưới quyền điều khiển của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Tuyên bố của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Thành thực mà nói: cung cách giải “oan” cho Rosmini khá đặc biệt và tế nhị. Nguyên hình thức của nó cũng đã lạ lùng rồi. 40 mệnh đề của Rosmini bị lên án và cấm giảng dạy bằng một sắc lệnh. Nhưng chúng đã được tuyên bố là không sai lầm bằng một văn kiện có tên chính thức trong tiếng Anh là “Note on the Force of the Doctrinal Decrees Concerning the Thought and Work of Fr Antonio Rosmini Serbati” (Ghi Chú về Quyền Lực Pháp Lý của Các Sắc Lệnh Tín Lý Liên Quan Tới Tư Tưởng và Công Trình của Cha Antonio Rosmini Serbati). Chúng tôi dịch chữ “Note” là Ghi Chú, vì thực sự không biết thuật ngữ chuyên môn của Thánh Bộ này có nghĩa gì. Rất có thể nó có nghĩa khác, nên Gregory Baum, một nhà cực duy hiện đại (arch-modernist), vốn không ưa gì Đức HY Ratzinger, khi lên tiếng nhận định về văn kiện này, đã dùng nguyên ngữ La Tinh “nota” để gọi nó.
Thứ hai, chúng tôi nói sắc lệnh lên án 40 mệnh đề của Rosmini đã được thu hồi (revoked) là nói theo một số nhà bình luận cho giản tiện. Chứ thực ra, nó không bị thu hồi đúng nghĩa. Thu hồi phải là vô hiệu lực, bị hủy bỏ. Đàng này, sắc lệnh trên không hẳn bị hủy bỏ. Nói theo Baum, mục đích của nó là bãi bỏ việc lên án 40 mệnh đề của Rosmini. Còn hiệu lực pháp lý của nó vẫn còn đó, ít nhất đối với những ai đọc Rosmini bên ngoài hệ thống của ông. Từ ngữ chính thức được văn kiện này dùng là “bị thay thế” (superseded) và không hẳn chính sắc lệnh mà là các nguyên động lực đưa đến việc công bố sắc lệnh này đã bị thay thế. Ta hãy đọc phần quan trọng nhất của văn kiện, tức số 7:
“Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi khảo sát ngọn nguồn hai Sắc Lệnh tín lý, được công bố trong thế kỷ 19, và xem sét các kết quả phát sinh từ khoa nghiên cứu lịch sử cũng như tìm tòi khoa học và lý thuyết của 10 năm qua đã đạt tới kết luận sau đây: 'Các nguyên động lực khiến có sự quan tâm tín lý và khôn ngoan cũng như các khó khăn đến độ phải công bố Sắc Lệnh lên án 40 mệnh đề rút ra từ các công trình của Antonio Rosmini nay được coi là bị thay thế. Sở dĩ như thế, là vì ý nghĩa của các mệnh đề này, như đã được Sắc Lệnh hiểu và lên án, không nằm trong chủ trương đích thực của Rosmini, mà nằm trong các kết luận có thể đã được rút ra từ việc đọc các công trình của ông. Các vấn đề liên quan tới tính đáng tin cậy (plausibility) của hệ thống Rosmini, của sự nhất quán về suy lý của nó và của các lý thuyết cũng như giả thuyết về triết lý và thần học trong đó vẫn còn được ủy thác cho cuộc tranh luận lý thuyết.
Đồng thời, hiệu lực khách quan (objective validity) của Sắc Lệnh liên quan tới các mệnh đề bị kết án trước đây vẫn còn đó đối với bất cứ ai, đứng bên ngoài hệ thống của Rosmini, và đọc chúng theo quan điểm duy tâm luận (idealist), tồn hữu luận (ontologist) và với một ý nghĩa đi ngược lại đức tin và tín lý Công Giáo'”.
Gregory Baum coi quyết định này nói lên một mâu thuẫn nội bộ với ý nghĩa: những gì trước đây bị Giáo Hội coi là sai lầm nay được Giáo Hội nhìn nhận là đúng đắn. Nhưng nếu đọc kỹ lời lẽ rào trước đón sau của văn kiện, người ta khó mà nhất trí với nhận định của Baum. Số 2 của văn kiện giúp ta hiểu phần nào điểm tế nhị này: “Đọc vội vàng và phiến diện các can thiệp khác nhau này khiến người ta nghĩ rằng chúng tạo nên một mâu thuẫn nội tại và khách quan về phía Huấn Quyền trong các đường lối giải thích nội dung tư tưởng của Rosmini và trong đường lối đánh giá nó cho Dân Chúa. Tuy nhiên, đọc một cách cẩn trọng không những các bản văn của Thánh Bộ, mà cả ngữ cảnh của chúng cũng như tình thế lúc công bố chúng, một tình thế cho phép có những khai triển lịch sử, ta sẽ đánh giá được việc suy tư đầy cảnh giác và gắn bó, luôn lo lắng đối với nhiệm vụ gìn giữ đức tin Công Giáo và quyết tâm không cho phép có những giải thích sai lạc hay giản lược đối với đức tin ấy. Ghi Chú hiện nay về giá trị tín lý của các văn kiện trước đây cũng nằm trong dòng suy tư đó”.
Nói cách khác mọi văn kiện trên đều không có gì mâu thuẫn, vì đều cùng phát sinh từ một âu lo, một quan tâm, một sứ mệnh như nhau là gìn giữ đức tin Công Giáo khỏi các nguy hại, méo mó, lệch lạc có thể do não trạng hiện đại tạo ra hay làm cho gia trọng. Một khi não trạng ấy thay đổi hay không còn nữa, thì những nguy cơ do chúng tạo ra hay làm cho gia trọng cũng không còn. Lúc ấy, sự ích lợi lớn hơn có thể được xem sét để đưa ra những kết luận mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc gìn giữ đức tin sống động của Dân Chúa.
Đàng khác, trong Giáo Hội trước đây, người ta tưởng có một nền triết học chính thức duy nhất được đồng hóa với chủ nghĩa Tôma (Thomism). Lối suy nghĩ này chính là lực lượng nằm phía sau việc lên án học lý của Rosmini. Như văn kiện năm 2001 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phân tích, sắc lệnh năm 1854 của Thánh Bộ, khi bãi bỏ việc cấm lưu hành hai tác phẩm của Rosmini, đã xác nhận tính chính thống trong tư tưởng của ông. Nhưng đến thời Đức Lêô XIII, Giáo Hội thấy mình cần phải tách rời khỏi dòng tư tưởng này trong cố gắng phản công lại lối tư duy hiện đại, rất nguy hại cho đức tin Công Giáo. Trong cố gắng này, Giáo Hội đã canh tân việc học hỏi trong các định chế của mình bằng cách đưa ra thông điệp Aeterni Patris (1879), nhằm phát huy lòng trung thành với tư duy của Thánh Tôma Aquinô. Huấn Quyền lúc đó thấy cần phải cổ vũ học thuyết Tôma làm phương tiện triết học và thần học để đưa ra một tổng hợp nghiên cứu có tính thống nhất cho việc đào luyện trong Giáo Hội, nhất là trong các chủng viện và phân khoa thần học, chống lại phương thức chiết trung hầm bà làng về triết học đương thời. Việc cổ vũ này tạo ra phán đoán tiêu cực đối với các chủ trương triết học và suy lý như của Rosmini, vì sự dị biệt về ngôn từ và hệ thống ý niệm.
Lối suy tư ấy ngày nay không còn thích hợp nữa. Thực vậy, tháng 9 năm 1998, Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp Fides et Ratio, đã tuyên bố rằng Giáo Hội không hề có một nền triết lý đặc thù nào và lên án chủ trương cho rằng một hệ thống đơn độc nào đó có thể đại diện cho tính toàn bộ của triết học. Chính vì thế, lần đầu tiên, ngài chính thức liệt kê Rosmini vào sổ các triết gia và thần học gia được Giáo Hội ca ngợi vì các công trình có giá trị của họ. Khi nhắc lại điểm này, văn kiện của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (số 8) cũng nhấn mạnh thêm một điểm nữa của Thông Điệp nói trên: việc nêu tên các nhân vật ở đây không hề hàm nghĩa công nhận mọi khía cạnh trong tư tưởng của họ, mà chỉ là nêu ra các điển hình có ý nghĩa cho diễn trình tìm kiếm triết học, một diễn trình sẽ phong phú hơn khi nối kết với các dữ kiện đức tin. Nói cách khác, tâm thức Công Giáo hiện nay đủ trưởng thành để có thể chào đón tính đa nguyên của triết học nhằm phục vụ hay giải thích đức tin. Việc “giải oan” cho Rosmini thực sự là vì lợi ích của tín hữu vậy.
Diễn trình giải oan
Thực ra, văn kiện giải oan của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không hẳn là độc đáo. Nó chỉ là bước cuối cùng của một diễn trình dài, bắt đầu từ trước Công Đồng Vatican II. Thực vậy, dù một số mệnh đề của Rosmini bị coi là không đồng thanh đồng khí (consonant) với chân lý Công Giáo và bị cấm không được giảng dạy, nhưng chính sắc lệnh Post Obitum cũng không minh nhiên coi chúng là lạc giáo. Bản thân ông không hề bị lên án và nhất là tu hội do ông sáng lập vẫn tiếp tục hoạt động và hoạt động rất hiệu quả ở khắp mọi nơi. Nhờ thế, phần lớn học thuyết của ông vẫn được truyền bá, nghiên cứu, các tác phẩm của ông vẫn được in ấn, phổ biến, học hỏi.Theo Royden Hunt của Đại Học Cardiff, Anh (2), các triết gia như Brentano và sau đó Husserl cũng như Heidegger đều cho thấy những dấu vết chịu ảnh hưởng sâu sắc của Rosmini…
Từ 1930 tới năm 1960, nhà xuất bản quốc gia của Ý đã công bố 30 tác phẩm lớn của ông. Việc này đã kích thích các đại học Ý, nhất là các đại học ở phía Bắc, hăng say nghiên cứu về ông. Stresa, nơi có một văn khố lớn về Rosmini, cũng là một trung tâm khảo cứu nhộn nhịp, tạo ra nhiều tác phẩm cũng như nhiều hội nghị chuyên đề về ông. Và, năm 1955, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ông qua đời, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập. Nhân dịp này Tổng Thống Ý, Sig. Gronchi, đã gửi cho Cha Giuseppe Bozzetti, Bề Trên Tu Hội Bác Ái do ông sáng lập, một điện văn trong đó có đoạn: “Tên tuổi và công trình của Antonio Rosmini thuộc di sản của Phong Trào Hồi Sinh Ý Đại Lợi (Risorgimento) hiện vẫn còn được nhân dân Ý duy trì như một thực tại tâm linh có tính sinh tử. Chính từ di sản đó, ý thức quốc gia của chúng ta đã thành hình, các định chế tự do của chúng ta đã được khai sinh. Rosmini là bậc thầy của nguyên lý tự do, duy trì được sự quân bằng hoàn hảo giữa lý thuyết và thực hành; ông cũng đã mạnh mẽ tuyên xưng các bổn phận và quyền lợi mà nền tự do cần phải có nếu muốn đơm hoa kết trái. Là một trong các tư tưởng gia độc đáo và có ý nghĩa nhất mà nước Ý và Âu Châu đã cho ra đời trong thế kỷ 19, Rosmini mãi mãi luôn trung thành với lý tưởng tự do trong các trước tác triết học của mình, trong khi đó, về lãnh vực hoạt động chính trị, ông luôn nhất quán với nguyên lý cai trị theo hiến định. Song song với tư cách một triết gia và một tư tưởng gia về chính trị, trước nhất, ông còn là một nhà giáo dục, không những qua gương sáng đời sống, mà còn qua việc hiểu biết thấu đáo và sáng suốt trái tim con người. Là một người Công Giáo sâu sắc, nhờ hoạt động trí thức, nhờ sự thánh thiện bản thân, một sự thánh thiện đã đạt tới đỉnh cao nhất, ông đã rút tỉa được sức mạnh để có thể phát biểu lại toàn bộ truyền thống Kitô Giáo trong một hệ thống có cơ cấu trong đó có cả những chủ trương cốt yếu của tư tưởng hiện đại”.
Tuy nhiên, phải đợi đến Đức Gioan XXIII, việc phục hồi danh dự cho Rosmini mới có được những bước tiến dứt khoát. Cuốn tiểu sử về ngài, do Peter Hebblethwaite viết, ghi nhận rằng mùa hè năm 1961, lúc đang chuẩn bị cho Công Đồng Vatican II, Đức Gioan XXIII đã tái khám ra Rosmini và đã trích dẫn tác giả này trong Nhật Ký của mình. Năm 1905, lúc còn là sinh viên, Đức Gioan XXIII từng gặp và làm bạn với TGM Milan là Đức Cha Ferrari, một người vốn bị Đức Piô X coi là nguy hiểm vì đã phục hồi các ý tưởng của Rosmini về Giáo Hội như đã được phát biểu trong cuốn Năm Thương Tích Của Giáo Hội Thánh Thiện. Lúc lên ngôi giáo hoàng, Đức Gioan XXIII đã cho phép mở án phong chân phước cho vị TGM này. Bởi thế, người ta dễ dàng nhìn ra đường dây thông đạt giữa Rosmini, Đức Gioan XXIII và Vatican II, một đường dây sau đó đã nhập thân các khát vọng của Rosmini muốn có sự liên kết gần gũi hơn giữa giáo sĩ và giáo dân, giữa phụng vụ và ngôn ngữ bình dân, và nhất là tự do tôn giáo. Đức Hồng Y Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh, và là đại diện của Đức Bênêđíctô XVI trong lễ phong chân phúc cho Antonio Rosmini, cũng coi Rosmini là tiền hô của Dignitatis Humanae.
Vị giáo hoàng kế tiếp, tức Đức Phaolô VI, cũng đã thấu đáo Rosmini lúc còn làm TGM Milan. Bởi thế, khi lên ngôi giáo hoàng, ngài đã chọn một linh mục thuộc Tu Hội Bác Ái tại nhà mẹ ở Porta Latina làm cha giải tội. Nhưng chính học giả của tu hội này là Don Clemente Riva, người được Đức Phaolô VI cử làm Tham Tán cho Phòng Báo Chí Công Giáo tại Công Đồng Vatican II, mới là người thiết lập được những mối liên hệ thiết yếu với hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II, những mối liên hệ cho phép việc phục hồi danh dự của Rosmini tiến nhanh. Câu truyện liên hệ giữa học giả Riva và Đức Gioan Phaolô I quả là do Chúa quan phòng. Lúc dọn tiến sĩ tại ĐH Lateran ở Rôma, Don Riva chọn luận án sau đây: “Nguyên Ủy của Tri Hồn Theo Rosmini” (Origine of Intellective Soul According to Rosmini). Mục đích là giải thích đúng đắn các mệnh đề 20-24 trong 40 mệnh đề bị cấm của Rosmini. Giải đáp ấy cũng là lời giải đáp đối với một luận án tiến sĩ tương tự khác được đệ nạp tại ĐH Gregoriana, của Albino Luciani, Đức Gioan Phaolô I tương lai. Luciani không những bênh vực việc lên án 40 mệnh đề trên mà còn cho rằng lệnh cấm này không thể nào đảo ngược được. Tuy nhiên, năm 1975, Don Riva được Đức Phaolô VI cử làm giám mục phụ tá cho Rôma. Bởi thế, khi trình diện với Đức Gioan Phaolô I lúc mới lên ngôi, Đức Cha Riva bẽn lẽn thưa với vị tân giáo hoàng rằng mình là giám mục phụ tá cho một giáo hoàng vốn có ý kiến dị biệt về Rosmini. Nhưng lạ lùng thay, mấy hôm sau, chính vị giáo hoàng này đã nói tới Rosmini “như một linh mục yêu mến Giáo Hội, chịu đau khổ vì Giáo Hội, một người học rộng, có đức tin Kitô Giáo tinh tuyền, một bậc thầy của khôn ngoan triết lý và luân lý, một người nhìn ra những trì trệ cũng như các thiếu sót về rao giảng và mục vụ của Giáo Hội. Tôi muốn tìm dịp để nói về Antonio Rosmini và công trình của ông, các công trình mà tôi đã đọc lại cẩn thận. Trước nhất, tôi sẽ gặp các cha Tu Hội Bác Ái để làm hòa. Lúc công bố luận án tiến sĩ của tôi về “Nguyên Ủy của Linh Hồn Con Người Theo Antonio Rosmini”, một số các cha ấy không nhất trí với lối suy nghĩ và phân tích của tôi. Tôi muốn sắc lệnh tín lý Post Obitum mà Văn Phòng Thánh dùng để kết án bốn mươi mệnh đề rút ra từ các công trình của Rosmini được duyệt lại. Chúng ta không cần phải vội vã làm việc đó, nhưng chúng ta nhất định sẽ làm”. Rất tiếc, sau đó ít ngày, Đức Giao Phaolô I băng hà, như ta đã thấy.
Sau đó, nhiệm vụ làm giám mục phó của Rôma đã giúp Đức Cha Riva tiếp xúc thường xuyên với Đức Gioan Phaolô II. Nhờ thế, ngài có nhiều cơ hội nói với đức giáo hoàng về Rosmini. Là một người ưa nghiên cứu về triết học, Đức Gioan Phaolô II, dù lúc mới lên ngôi, không biết nhiều về Rosmini, nhưng nhờ đọc Rosmini, ngài khám phá thấy một tinh thần tìm kiếm chân lý giống như ngài và là một nguồn mà ngài có thể dựa vào để phục hồi triết học trở lại địa vị chủ yếu trong tư duy hiện đại. Bởi thế, ngài cho thiết lập một ủy ban để tái sét các công trình của Rosmini. Kết quả là năm 1994, ngài chính thức mở đường cho việc phong chân phúc cho Rosmini và năm 1998, sau lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông, ngài đã không tiếc lời ca ngợi ông trong thông điệp Fides et Ratio như đã trình bày. Và sau đó, ngài còn gửi một thông điệp cho Tu Hội Bác Ái lúc đó đang hội họp tại Rôma. Trong thông điệp này, ngài viết: “Vị sáng lập của anh em đã đứng vững vàng trong truyền thống trí thức vĩ đại của Kitô Giáo là truyền thống vốn biết rằng không hề có sự chống chọi nhau giữa đức tin và lý trí, nhưng điều này đòi phải có điều kia. Thời của ngài là thời mà diễn trình phân rẽ lâu dài giữa đức tin và lý trí đã đạt đến đỉnh cao, cả hai xem nhau như kẻ tử thù. Tuy nhiên, Rosmini… biết rằng đức tin mà không có lý trí sẽ úa tàn thành thần thoại và mê tín, và bởi thế, ông bắt tay vào việc áp dụng các khả năng tri thức rộng lớn của mình không những vào thần học và linh đạo, mà còn vào cả những lãnh vực khác nhau như triết học, chính trị, luật pháp, giáo dục, khoa học, tâm lý và nghệ thuật, không thấy trong chúng bất cứ đe dọa nào mà chỉ là những đồng minh thiết yếu của đức tin… Dù là một người rõ ràng thuộc thế kỷ 19, Rosmini vượt quá thời và nơi của ông để trở thành nhân chứng phổ quát mà đến nay, giáo huấn vẫn còn thích đáng và hợp thời”.
Theo nhận định của Royden Hunt, các lời lẽ trên thực ra không thấm thía gì so với lời lẽ của Đức Gioan Phaolô II trong Fides et Ratio. Có thể nói: người ta không thể hiểu tư tưởng của thông điệp này nếu không tham chiếu tư tưởng của Rosmini. Thực vậy, thông điệp này là lời tái khẳng định cả Vatican I lẫn Vatican II khi cho rằng không thể có sự phân rẽ giữa đức tin và lý trí, giữa lý tính và mạc khải. Thông điệp cũng nhấn mạnh tới địa vị xây nền của triết học trong việc con người đi tìm sự thật.
Giống Rosmini, Đức Giáo Hoàng phác họa các nguyên nhân lịch sử và xã hội từng tạo ra sự phân rẽ ngày càng sâu rộng giữa đức tin và lý trí kể từ thời Phong Trào Ánh Sáng tại Âu Châu. Một trong các nguyên nhân ấy chính là sự phân mảnh triết học đến đánh mất vai trò làm nguồn khôn ngoan và hiểu biết của mình. Ngài ghi nhận sự xuất hiện của chủ nghĩa hoài nghi phổ quát đối với các nền tảng của triết học và việc mất tin tưởng vào khả năng của nó trong việc giải quyết các vấn nạn do thế giới kỹ thuật tạo ra. Sự xuống dốc của triết học cũng làm suy yếu vị thế thuận lý của mọi niềm tin tôn giáo cũng như tính khả tín của thần học nói chung về phương diện tri thức.
Ngay ở phần nhập đề, Đức Giáo Hoàng cũng đã dùng những ngôn từ khiến người ta phải nhớ tới Rosmini để nói tới ngữ cảnh cho mọi cuộc tìm kiếm triết học. Ngài viết: “Thúc đẩy bởi ý muốn tìm ra chân lý tối hậu của hiện hữu, con người tìm cách thủ đắc các yếu tố phổ quát của nhận thức, tức các yếu tố giúp họ hiểu chính họ tốt hơn và tiến bộ trong việc tự thể hiện chính mình… Dù thời gian có thay đổi và nhận thức có gia tăng… ta vẫn có thể biện phân được cốt lõi cái hiểu thông sáng của triết học trong lịch sử tư tưởng như một toàn bộ”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng trình bày bản chất cái hiểu thông sáng ấy cũng như mối liên hệ của nó với lý tính. Ngài dùng những ngôn từ hết sức đặc trưng liên quan tới nền tảng từng được Rosmini nhận ra cho triết học trong trực giác về hữu thể. Thí dụ, Đức Giáo Hoàng nói tới ‘nguyên tắc không mâu thuẫn, nguyên tắc cùng đích và nguyên tắc nguyên nhân cũng như ý niệm coi con người là chủ thể tự do và thông minh có khả năng nhận biết Thiên Chúa, sự thật và sự thiện’. Ngài còn cho rằng, ‘một khi lý trí thành công trong việc trực giác được và phát biểu được các nguyên tắc phổ quát của hữu thể và từ chúng rút được các kết luận đúng đắn có tính gắn bó cả về luận lý lẫn đạo đức, thì lúc đó nó xứng đáng mang danh lý trí đúng đắn hay orthos logos’.
Đối với Đức Gioan Phaolô II, muốn sử dụng lý trí đúng đắn ấy, triết học phải vượt quá các dữ kiện thực nghiệm để đạt tới điều tuyệt đối, tối hậu và nền tảng trong cố gắng đi tìm Sự Thật… Thách đố lớn nhất của thời nay là chuyển dịch từ hiện tượng tới nền tảng. Suy tư suy lý phải vào sâu cốt lõi linh thiêng và cái cơ sở phát sinh ra cốt lõi linh thiêng ấy… vì… con người tạo thành điểm gặp gỡ ưu việt với hữu thể và do đó với cuộc tìm kiếm siêu hình.
Tuy nhiên, theo Hunt, đoạn có ý nghĩa nhất trong thông điệp liên quan tới triết học của Rosmini là số 66. Trong số này, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng không có sự đóng góp của triết học, thì thực tế ta không thể thảo luận các vấn đề thần học, như việc dùng ngôn ngữ nói về Thiên Chúa, các mối liên hệ bản vị giữa Thiên Chúa Ba Ngôi, hành động sáng tạo của Chúa trong thế giới, mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người, hay bản sắc Chúa Kitô như Thiên Chúa thật và người thật. Tóm lại, thần học tín lý có tính suy lý giả thiết và hàm nghĩa phải có một triết học về hữu thể nhân bản, về thế giới và căn để hơn nữa về chính hữu thể, một triết học phải có sự thật khách quan làm nền tảng.
Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng khó có thể có những chủ trương như thế về triết học và thần học nếu không dựa vào các nguồn đã có sẵn. Thực vậy, phần lớn những điều ngài viết đều nhắc ta nhớ rất rõ nền triết học của Antonio Rosmini. Chính vì thế, ngài đã nhắc tới ông một cách đặc biệt trong thông điệp này. Và chính thông điệp này đã trực tiếp dẫn tới Ghi Chú (hay Thông Cáo) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chính thức giải oan cho ông và mở đường cho việc tôn phong ông lên hàng chân phúc của Giáo Hội.
Ghi chú:
(1) Sandro Magister, Blessed Liberty: The Posthumous Miracle of Antonio Rosmini
(2) Royden Hunt, An Introduction to the Life and Thought of Antonio Rosmini