(Nhân lễ Thánh Monica)
Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình, ai cũng có một cảm nghiệm quí giá, đó là: Gia đình là một tổ ấm yêu thương. Điều đó phải là hiển nhiên rõ nét nhất nơi một Gia Đình Công Giáo, vì đã được Thiên Chúa chúc phúc qua bí tích Hôn Nhân thánh thiện. Trong gia đình ấy, luôn có Chúa đồng hành và vợ chồng thương yêu nhau và thương yêu con cái, vợ chồng luôn tôn trọng nhau, và cùng nhau chu toàn bổn phận đối với con cái từ cái ăn cái mặc đến nhà cửa phương tiện, từ chuyện học hành đến chuyện giáo dục đạo đức, giáo dục đức tin và đời sống Tin mừng. Trong gia đình ấy, anh chị em thương yêu giúp đỡ nhau, và con cái hiếu kính Cha Mẹ.
Và khi lại được kêu gọi trong bậc sống hôn nhân, tức là, chính mình là chồng là cha, là vợ là mẹ trong một gia đình, thì có thể khám phá ra trong đời sống hôn nhân, trong tổ ấm gia đình ấy, vai trò người vợ, người Mẹ có thể nói như là một người quản lý không chỉ tiền bạc vật chất mà còn quản lý cả hạnh phúc gia đình, quản lý cả đời sống tình cảm tinh thần và đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình, quản lý cả giang sang nhà chồng, quản lý cả tương lai con cái, quản lý cả tương lai gia đình.
Đồng ý là vợ chồng cùng đồng trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng tại sao tôi có thể nói nghiêng về phía các bà mẹ với nhiều trọng trách như thế?
Theo chỗ kinh nghiệm của một số gia đình hạnh phúc, thì người chồng người cha vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc cho vợ và các con, nhưng ông ta chỉ đóng vai trò quyết định, và hạnh phúc nhất của ông là có được một người vợ mà ông đủ tin tưởng giao cho việc quản lý cả sự nghiệp của ông.
Một kinh nghiệm khác, Người Mẹ là người nữ được Thiên Chúa dựng nên với trái tim nhạy cảm, với lòng bao dung tha thứ mềm dịu, với biển tình bao la, nơi con cái vẫn dễ gần gũi dễ chia sẻ, dễ tỏ bày. Vì thế, người Mẹ thấu hiểu tâm tình của con, và sẵn sàng hầu chuyện với Cha nó để nó được thỏa những yêu cầu, những ước muốn. Về điểm nầy, người vợ trở nên một cố vấn đắc lực cho những ông chống để duy trì hạnh phúc gia đình. Hơn thế nữa, người Mẹ còn là gạch nối yêu thương tái thiết lại những bất đồng có thể có giữa cha con và anh em.
Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, thiết tưởng, mỗi người, không chỉ người làm vợ, làm mẹ, mà cả những ông chồng, còn phải biết quí trọng ơn gọi làm phụ nữ của mình, của vợ mình, ơn gọi được sinh cưu mang và ra con cái, được cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo nên con người, và hơn thế nữa, sáng tạo nên những con người là con cái của Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội.
Ai chưa cảm nghiệm được ơn trọng này, thì hãy mở mắt ra, mở lòng ra mà nhìn những khao khát ngày đêm của những người ước mong được chỉ một lần làm mẹ. Có người ước mơ cả đời, và thực hiện ước mơ ấy với lời cầu nguyện, khấn xin và cả việc sẵn sàng tốn kém bao nhiêu chi phí để cậy nhờ khoa học can thiệp. (Trong khi đó, có biết bao người lại khước từ ơn trọng làm mẹ, vì sợ phiền nhiễu đến đời sống của mình, mà bằng lòng giết con mình từ trong trứng nước).
Đừng lầm tưởng phận liễu yếu đào tơ hèn mọn là vô ích theo kiểu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nhưng hãy ghi nhận những ơn trọng Chúa ban cho người nữ, như đã ban cho Mẹ Maria:
“Điều lớn lao Chúa ban cho Mẹ là sự nhỏ bé.
Điều vĩ đại Chúa làm cho Mẹ là sự khiêm nhường.
Điều muôn đời khen mẹ diễm phúc là nữ tỳ được Chúa yêu thương”
(Lời bài hát “Maria Tình Yêu” của Lm. Phaolô Hoàng Kim Tốt, theo tư tưởng của chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
Sách Đức Huấn Ca cũng ca tụng người nữ làm vợ làm mẹ, như người quản lý một kho tàng ân phúc của Thiên Chúa:
“Phúc thay người cưới được vợ hiền,
tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.
Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,
được an vui suốt cả cuộc đời.
Vợ hiền là số tốt phận may
dành cho những người kính sợ Đức Chúa.
Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui
lúc nào nét mặt cũng tươi cười.
Vợ có duyên thì chồng hạnh phúc.
Vợ khôn khéo thì chồng được nở mặt nở mày.
Phụ nữ ít nói là quà của Đức Chúa ban,
không chi sánh bằng người có giáo dục.
Phụ nữ nết na là ân phúc tuyệt vời,
không chi quí bằng người tiết hạnh.
Người vợ hiền trong cửa nhà ngăn nắp
đẹp như vầng hồng,
trên chốn cao xanh của Đức Chúa”.
(Hc 26,1-4, 13-16)
Những người ngoài công giáo, họ cũng biết quí người làm vợ làm mẹ kia mà. Ấy vậy mới có bài vè về VỢ TỐT:
Phải đẹp gái - Không kiêu sa - Thích ở nhà - Lo nội trợ- Không cắc cớ - Chửi chồng con - Không phấn son - Không nhiều chuyện - Không hà tiện - Không càm ràm- Phải siêng năng - Không lười biếng - Nói nhỏ tiếng - Biết chiều chồng - Giỏi nữ công - Và gia chánh. - Biết làm bánh –n Nấu ăn ngon - Biết dạy con - Ứng xử tốt- Không quá dốt - Không quá khôn - Không ôm đồm - Không ủy mị - Không thiên vị - Không cầu kỳ - Không quá phì - Không quá ốm- Không dị hợm - Không chanh chua - Không se sua - Không bẻm mép - Không bép xép - Không phàn nàn …
Một vài gợi ý, hy vọng chúng ta có thể thấy được đời sống gia đình quý giá là chừng nào, và vai trò của người Mẹ, có thể nói là vai trò không thể thay thế trong việc thiết lập một gia đình hạnh phúc, một mái ấm yêu thương toàn bích.
Thế nhưng, đâu đâu vẫn thấy những con người đau khổ, và vẫn thường thấy người phụ nữ đau khổ nhất.
Có người cho là kiếp khổ của người phụ nữ triền miên từ Bà Tổ Tông là Evà. Thì các ông cũng con cháu bà Evà, cũng phải đau khổ và phải chết như vậy. Vậy thì khi nghe chuyện đau khổ của thân phận đàn bà nhất là những người làm vợ, làm mẹ đau khổ, hẳn là phải có nguyên nhân từ việc không cảm nhận được ơn trọng của mình, hoặc không thể kiến tạo được gia đình hạnh phúc. Có người nghĩ rằng mình đau khổ vì gia đình mất hạnh phúc mà quên rằng mình phải chấp nhận đau khổ để gia đình được hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là quà tặng sẵn có, nhưng hy sinh, chấp nhận đau khổ là quà tặng làm nên hạnh phúc. Thiết tưởng mỗi người phải tìm cho ra đau khổ đúng nghĩa lớn nhất trong đời mình.
Có một lần thưa chuyện với các BMCG, tôi được nghe nhiều câu trả lời cho câu hỏi rằng: đau khổ lớn nhất của BMCG là gì.
Và hôm nay, tôi cũng muốn được nghe chính các bà, các chị sẻ chia cho mọi người biết nỗi đau khổ lớn nhất đời của mình, và cách nào để khắc phục, để làm cho vơi đi những đau khổ ấy.
Xin mời các bà các chị tham gia ý kiến…
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra:
Người nghèo thì nói: đau khổ vì thiếu tiền bạc, nhà cửa, điều kiện sống thấp kém, thất nghiệp, con cái không được học hành, không có tiền sắm quần áo cho kịp chị kịp em, chồng vô công rỗi nghề uống rượu say xỉn, chồng bạo hành trong gia đình, vũ phu…
Người có cuộc sống thong thả hơn thì trả: đau khổ vì người chồng không tin tưởng giao tiền bạc, người chồng độc đoán, độc tài, xử tệ với vợ, áp bức vợ, con cái bất kính cha mẹ…
Người có đời sống kinh tế ổn định hơn thì than phiền: “Ôi em đau khổ lắm, chồng em đi sớm về muộn, đi đông đi tây, ăn chơi đủ no mọi món cả thêm chuyện bồ nhí, bồ nhảnh, con cái thì ôi thôi, thấy cha nó vậy, nó sinh hoang luôn, chẳng nói được nó….”
Và còn nhiều nguyên nhân sâu xa khác: mẹ chồng con dâu, các cô các chú bên nội, đủ mọi nguyên nhân đau khổ đè nặng trên thân phận liễu yếu đào tơ của người mẹ, người vợ.
May quá, có một câu trả lời đáng cho chúng ta suy nghĩ: “đau khổ lớn nhất đời em là chống em, con cái em tội lỗi, không ăn ăn sám hối, sợ phải sa hỏa ngục. Còn những đau khổ khác, em không ngán, em có thể khắc phục được hết”.
Vâng, có thể nói đây là đau khổ lớn nhất trong đời người của một người mẹ công giáo.
Thiếu tiền thiếu bạc, thiếu tình thương làm sao đau khổ cho bằng thiếu vắng Chúa trong gia đình, thiếu đời sống đức tin và kinh nguyện. Cha Mẹ con cái không mời Chúa can thiệp vào đời sống của mình. Đức tin dậm chân tại chỗ để khi nào có đủ tiền đủ bạc đủ quần đủ áo thì mới đến nhà thờ, mới giữ đạo sao?
Con bất hiếu với Cha Mẹ làm cha mẹ đau khổ, nhưng đáng sợ hơn là từ chỗ bất hiếu với Cha Mẹ dẫn đến tội bất hiếu với Chúa, không nhận ra ơn Chúa đang tuôn đổ xuống trên gia đình mình.
Chồng say chồng xỉn, chồng bạo hành chồng vũ lực là đau khổ, nhưng làm sao đau khổ cho bằng nhìn thấy chồng mình không còn là con người xinh đẹp, đàng hoàng có nhân cách và là con người giống hình ảnh Thiên Chúa nữa.
Chống ghen tuông, chồng ngoại tình là đau khổ, nhưng đau khổ sao bằng việc linh hồn chồng mình đang chết trong vũng tội? Đã vậy, lại không chịu dứt bỏ đường tội lỗi mà tìm đường trở về với gia đình với Chúa với Giáo hội, thì còn gì đau khổ cho bằng?
Bà mẹ công giáo với nguyện ước thánh hóa bản thân, thánh hóa gia đình và cộng tác với Chúa làm chứng cho Thiên Chúa trước mặt thiên hạ, mà phải đối diện với một thực tế ngược lại với nguyện ước của mình, thì làm sao có thể vui mừng được, có thể bình an được.
Vâng, người mẹ luôn trăn trở để tránh cho được điều đau khổ lớn lao nhất trong đời mình là việc mất linh hồn của mình và của mọi thành viên trong gia đình. Thiết tưởng, đó là trăn trở chính đáng nhất. Nhưng không thể trăn trở, mà thiết nghĩ, còn phải:
Noi gương Mẹ Maria để tận hiến tất cả đời mình cho Thiên Chúa. Của lễ tận hiến là của lễ tinh tuyền. Cuộc sống mẹ công giáo kết hiệp hoàn hảo với thánh Thể Chúa Giêsu, tâm hồn của Mẹ là Nhà Tạm của Chúa Giêsu, và cuộc sống Mẹ là cuộc thương khó với Chúa Giêsu để chuộc tội cho chồng con. Của lễ hy sinh cho ta hy vọng rằng chắc chắn Chúa sẽ nhận lời mà dẫn đưa chồng con về với đường ngay nẻo chính.
Noi gương Mẹ Giáo hội, là hiền thê Chúa Kitô, luôn tuân hành lề luật Chúa dạy trong tin mừng. Và tin mừng ấy sống động trong đời sống làm mẹ làm vợ của các chị, sẽ lan tỏa hương thánh thiện khắp gia đình, sẽ ảnh hưởng trên chồng, sẽ tác động trên con cái, và sẽ là gương soi cho mọi gia đình.
Noi gương Mẹ Monica không chỉ chu toàn bổn phận làm mẹ, làm vợ mà còn luôn tin tưởng tuyệt đối vào lòng thương tha thứ của Thiên Chúa, luôn kiên trì cầu khẩn không bao giờ nản lòng nản chí để cho được ơn trợ giúp, cho được ơn hoàn thiện cả nhà mình.
Noi gương Mẹ Anne Thành, người mẹ đơn sơ yếu đuối thể xác, nhưng chân thành mạnh mẻ cộng tác với Giáo Hội, tuyên xưng niềm tin của mình trước mặt thiên hạ, và cũng không quên điều quan trọng là nhắn gửi cho chồng con thông điệp phải sống đẹp lòng Chúa luôn luôn.
Nhân mừng lễ thánh Monica, bổn mạng Hội Bà Mẹ Công giáo, xin sẻ chia đôi điều tản mạn với ước mong mỗi chị, mỗi Mẹ thay đổi mối bận tâm tiền vật chất thành mối bận tâm về sự suy đồi đời sống đức tin trong gia đình, hầu tránh mỗi hiểm họa hỏa ngục là đau khổ lớn nhất đời người.
Câu hỏi thảo luận:
Chồng em, con em không chịu đi xưng tội, rước lễ. Chị giúp em cách nào đi?
Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình, ai cũng có một cảm nghiệm quí giá, đó là: Gia đình là một tổ ấm yêu thương. Điều đó phải là hiển nhiên rõ nét nhất nơi một Gia Đình Công Giáo, vì đã được Thiên Chúa chúc phúc qua bí tích Hôn Nhân thánh thiện. Trong gia đình ấy, luôn có Chúa đồng hành và vợ chồng thương yêu nhau và thương yêu con cái, vợ chồng luôn tôn trọng nhau, và cùng nhau chu toàn bổn phận đối với con cái từ cái ăn cái mặc đến nhà cửa phương tiện, từ chuyện học hành đến chuyện giáo dục đạo đức, giáo dục đức tin và đời sống Tin mừng. Trong gia đình ấy, anh chị em thương yêu giúp đỡ nhau, và con cái hiếu kính Cha Mẹ.
Và khi lại được kêu gọi trong bậc sống hôn nhân, tức là, chính mình là chồng là cha, là vợ là mẹ trong một gia đình, thì có thể khám phá ra trong đời sống hôn nhân, trong tổ ấm gia đình ấy, vai trò người vợ, người Mẹ có thể nói như là một người quản lý không chỉ tiền bạc vật chất mà còn quản lý cả hạnh phúc gia đình, quản lý cả đời sống tình cảm tinh thần và đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình, quản lý cả giang sang nhà chồng, quản lý cả tương lai con cái, quản lý cả tương lai gia đình.
Đồng ý là vợ chồng cùng đồng trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng tại sao tôi có thể nói nghiêng về phía các bà mẹ với nhiều trọng trách như thế?
Theo chỗ kinh nghiệm của một số gia đình hạnh phúc, thì người chồng người cha vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc cho vợ và các con, nhưng ông ta chỉ đóng vai trò quyết định, và hạnh phúc nhất của ông là có được một người vợ mà ông đủ tin tưởng giao cho việc quản lý cả sự nghiệp của ông.
Một kinh nghiệm khác, Người Mẹ là người nữ được Thiên Chúa dựng nên với trái tim nhạy cảm, với lòng bao dung tha thứ mềm dịu, với biển tình bao la, nơi con cái vẫn dễ gần gũi dễ chia sẻ, dễ tỏ bày. Vì thế, người Mẹ thấu hiểu tâm tình của con, và sẵn sàng hầu chuyện với Cha nó để nó được thỏa những yêu cầu, những ước muốn. Về điểm nầy, người vợ trở nên một cố vấn đắc lực cho những ông chống để duy trì hạnh phúc gia đình. Hơn thế nữa, người Mẹ còn là gạch nối yêu thương tái thiết lại những bất đồng có thể có giữa cha con và anh em.
Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, thiết tưởng, mỗi người, không chỉ người làm vợ, làm mẹ, mà cả những ông chồng, còn phải biết quí trọng ơn gọi làm phụ nữ của mình, của vợ mình, ơn gọi được sinh cưu mang và ra con cái, được cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo nên con người, và hơn thế nữa, sáng tạo nên những con người là con cái của Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội.
Ai chưa cảm nghiệm được ơn trọng này, thì hãy mở mắt ra, mở lòng ra mà nhìn những khao khát ngày đêm của những người ước mong được chỉ một lần làm mẹ. Có người ước mơ cả đời, và thực hiện ước mơ ấy với lời cầu nguyện, khấn xin và cả việc sẵn sàng tốn kém bao nhiêu chi phí để cậy nhờ khoa học can thiệp. (Trong khi đó, có biết bao người lại khước từ ơn trọng làm mẹ, vì sợ phiền nhiễu đến đời sống của mình, mà bằng lòng giết con mình từ trong trứng nước).
Đừng lầm tưởng phận liễu yếu đào tơ hèn mọn là vô ích theo kiểu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nhưng hãy ghi nhận những ơn trọng Chúa ban cho người nữ, như đã ban cho Mẹ Maria:
“Điều lớn lao Chúa ban cho Mẹ là sự nhỏ bé.
Điều vĩ đại Chúa làm cho Mẹ là sự khiêm nhường.
Điều muôn đời khen mẹ diễm phúc là nữ tỳ được Chúa yêu thương”
(Lời bài hát “Maria Tình Yêu” của Lm. Phaolô Hoàng Kim Tốt, theo tư tưởng của chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
Sách Đức Huấn Ca cũng ca tụng người nữ làm vợ làm mẹ, như người quản lý một kho tàng ân phúc của Thiên Chúa:
“Phúc thay người cưới được vợ hiền,
tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.
Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,
được an vui suốt cả cuộc đời.
Vợ hiền là số tốt phận may
dành cho những người kính sợ Đức Chúa.
Giàu hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui
lúc nào nét mặt cũng tươi cười.
Vợ có duyên thì chồng hạnh phúc.
Vợ khôn khéo thì chồng được nở mặt nở mày.
Phụ nữ ít nói là quà của Đức Chúa ban,
không chi sánh bằng người có giáo dục.
Phụ nữ nết na là ân phúc tuyệt vời,
không chi quí bằng người tiết hạnh.
Người vợ hiền trong cửa nhà ngăn nắp
đẹp như vầng hồng,
trên chốn cao xanh của Đức Chúa”.
(Hc 26,1-4, 13-16)
Những người ngoài công giáo, họ cũng biết quí người làm vợ làm mẹ kia mà. Ấy vậy mới có bài vè về VỢ TỐT:
Phải đẹp gái - Không kiêu sa - Thích ở nhà - Lo nội trợ- Không cắc cớ - Chửi chồng con - Không phấn son - Không nhiều chuyện - Không hà tiện - Không càm ràm- Phải siêng năng - Không lười biếng - Nói nhỏ tiếng - Biết chiều chồng - Giỏi nữ công - Và gia chánh. - Biết làm bánh –n Nấu ăn ngon - Biết dạy con - Ứng xử tốt- Không quá dốt - Không quá khôn - Không ôm đồm - Không ủy mị - Không thiên vị - Không cầu kỳ - Không quá phì - Không quá ốm- Không dị hợm - Không chanh chua - Không se sua - Không bẻm mép - Không bép xép - Không phàn nàn …
Một vài gợi ý, hy vọng chúng ta có thể thấy được đời sống gia đình quý giá là chừng nào, và vai trò của người Mẹ, có thể nói là vai trò không thể thay thế trong việc thiết lập một gia đình hạnh phúc, một mái ấm yêu thương toàn bích.
Thế nhưng, đâu đâu vẫn thấy những con người đau khổ, và vẫn thường thấy người phụ nữ đau khổ nhất.
Có người cho là kiếp khổ của người phụ nữ triền miên từ Bà Tổ Tông là Evà. Thì các ông cũng con cháu bà Evà, cũng phải đau khổ và phải chết như vậy. Vậy thì khi nghe chuyện đau khổ của thân phận đàn bà nhất là những người làm vợ, làm mẹ đau khổ, hẳn là phải có nguyên nhân từ việc không cảm nhận được ơn trọng của mình, hoặc không thể kiến tạo được gia đình hạnh phúc. Có người nghĩ rằng mình đau khổ vì gia đình mất hạnh phúc mà quên rằng mình phải chấp nhận đau khổ để gia đình được hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là quà tặng sẵn có, nhưng hy sinh, chấp nhận đau khổ là quà tặng làm nên hạnh phúc. Thiết tưởng mỗi người phải tìm cho ra đau khổ đúng nghĩa lớn nhất trong đời mình.
Có một lần thưa chuyện với các BMCG, tôi được nghe nhiều câu trả lời cho câu hỏi rằng: đau khổ lớn nhất của BMCG là gì.
Và hôm nay, tôi cũng muốn được nghe chính các bà, các chị sẻ chia cho mọi người biết nỗi đau khổ lớn nhất đời của mình, và cách nào để khắc phục, để làm cho vơi đi những đau khổ ấy.
Xin mời các bà các chị tham gia ý kiến…
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra:
Người nghèo thì nói: đau khổ vì thiếu tiền bạc, nhà cửa, điều kiện sống thấp kém, thất nghiệp, con cái không được học hành, không có tiền sắm quần áo cho kịp chị kịp em, chồng vô công rỗi nghề uống rượu say xỉn, chồng bạo hành trong gia đình, vũ phu…
Người có cuộc sống thong thả hơn thì trả: đau khổ vì người chồng không tin tưởng giao tiền bạc, người chồng độc đoán, độc tài, xử tệ với vợ, áp bức vợ, con cái bất kính cha mẹ…
Người có đời sống kinh tế ổn định hơn thì than phiền: “Ôi em đau khổ lắm, chồng em đi sớm về muộn, đi đông đi tây, ăn chơi đủ no mọi món cả thêm chuyện bồ nhí, bồ nhảnh, con cái thì ôi thôi, thấy cha nó vậy, nó sinh hoang luôn, chẳng nói được nó….”
Và còn nhiều nguyên nhân sâu xa khác: mẹ chồng con dâu, các cô các chú bên nội, đủ mọi nguyên nhân đau khổ đè nặng trên thân phận liễu yếu đào tơ của người mẹ, người vợ.
May quá, có một câu trả lời đáng cho chúng ta suy nghĩ: “đau khổ lớn nhất đời em là chống em, con cái em tội lỗi, không ăn ăn sám hối, sợ phải sa hỏa ngục. Còn những đau khổ khác, em không ngán, em có thể khắc phục được hết”.
Vâng, có thể nói đây là đau khổ lớn nhất trong đời người của một người mẹ công giáo.
Thiếu tiền thiếu bạc, thiếu tình thương làm sao đau khổ cho bằng thiếu vắng Chúa trong gia đình, thiếu đời sống đức tin và kinh nguyện. Cha Mẹ con cái không mời Chúa can thiệp vào đời sống của mình. Đức tin dậm chân tại chỗ để khi nào có đủ tiền đủ bạc đủ quần đủ áo thì mới đến nhà thờ, mới giữ đạo sao?
Con bất hiếu với Cha Mẹ làm cha mẹ đau khổ, nhưng đáng sợ hơn là từ chỗ bất hiếu với Cha Mẹ dẫn đến tội bất hiếu với Chúa, không nhận ra ơn Chúa đang tuôn đổ xuống trên gia đình mình.
Chồng say chồng xỉn, chồng bạo hành chồng vũ lực là đau khổ, nhưng làm sao đau khổ cho bằng nhìn thấy chồng mình không còn là con người xinh đẹp, đàng hoàng có nhân cách và là con người giống hình ảnh Thiên Chúa nữa.
Chống ghen tuông, chồng ngoại tình là đau khổ, nhưng đau khổ sao bằng việc linh hồn chồng mình đang chết trong vũng tội? Đã vậy, lại không chịu dứt bỏ đường tội lỗi mà tìm đường trở về với gia đình với Chúa với Giáo hội, thì còn gì đau khổ cho bằng?
Bà mẹ công giáo với nguyện ước thánh hóa bản thân, thánh hóa gia đình và cộng tác với Chúa làm chứng cho Thiên Chúa trước mặt thiên hạ, mà phải đối diện với một thực tế ngược lại với nguyện ước của mình, thì làm sao có thể vui mừng được, có thể bình an được.
Vâng, người mẹ luôn trăn trở để tránh cho được điều đau khổ lớn lao nhất trong đời mình là việc mất linh hồn của mình và của mọi thành viên trong gia đình. Thiết tưởng, đó là trăn trở chính đáng nhất. Nhưng không thể trăn trở, mà thiết nghĩ, còn phải:
Noi gương Mẹ Maria để tận hiến tất cả đời mình cho Thiên Chúa. Của lễ tận hiến là của lễ tinh tuyền. Cuộc sống mẹ công giáo kết hiệp hoàn hảo với thánh Thể Chúa Giêsu, tâm hồn của Mẹ là Nhà Tạm của Chúa Giêsu, và cuộc sống Mẹ là cuộc thương khó với Chúa Giêsu để chuộc tội cho chồng con. Của lễ hy sinh cho ta hy vọng rằng chắc chắn Chúa sẽ nhận lời mà dẫn đưa chồng con về với đường ngay nẻo chính.
Noi gương Mẹ Giáo hội, là hiền thê Chúa Kitô, luôn tuân hành lề luật Chúa dạy trong tin mừng. Và tin mừng ấy sống động trong đời sống làm mẹ làm vợ của các chị, sẽ lan tỏa hương thánh thiện khắp gia đình, sẽ ảnh hưởng trên chồng, sẽ tác động trên con cái, và sẽ là gương soi cho mọi gia đình.
Noi gương Mẹ Monica không chỉ chu toàn bổn phận làm mẹ, làm vợ mà còn luôn tin tưởng tuyệt đối vào lòng thương tha thứ của Thiên Chúa, luôn kiên trì cầu khẩn không bao giờ nản lòng nản chí để cho được ơn trợ giúp, cho được ơn hoàn thiện cả nhà mình.
Noi gương Mẹ Anne Thành, người mẹ đơn sơ yếu đuối thể xác, nhưng chân thành mạnh mẻ cộng tác với Giáo Hội, tuyên xưng niềm tin của mình trước mặt thiên hạ, và cũng không quên điều quan trọng là nhắn gửi cho chồng con thông điệp phải sống đẹp lòng Chúa luôn luôn.
Nhân mừng lễ thánh Monica, bổn mạng Hội Bà Mẹ Công giáo, xin sẻ chia đôi điều tản mạn với ước mong mỗi chị, mỗi Mẹ thay đổi mối bận tâm tiền vật chất thành mối bận tâm về sự suy đồi đời sống đức tin trong gia đình, hầu tránh mỗi hiểm họa hỏa ngục là đau khổ lớn nhất đời người.
Câu hỏi thảo luận:
Chồng em, con em không chịu đi xưng tội, rước lễ. Chị giúp em cách nào đi?