Thư gửi Galileo Galilei
Thưa Ngài…tôi không được vinh dự biết Ngài…nhưng tôi đã được nghe khá nhiều về Ngài ngay từ khi tôi còn rất nhỏ – thủa mài đũng trên ghế Nhà Trường. Tôi vui mừng thấy Marcel Maréchal – qua Bertolt Brecht – đã đánh giá rất cao những nét mạnh trong đời sống tha thiết và đau khổ của một nhà thông thái…là Ngài.
Tôi là…con người mà người ta gọi là “người của Giáo Hội” – một “danh xưng” tôi không thích lắm …vì nó làm cho người ta nghĩ đến một con người…của lễ nghi…Những con người của lễ nghi…dĩ nhiên là cần phải có họ trong tất cả mọi xã hội có tổ chức…nhưng điều không chịu nổi…đó là – Ngài đã biết rồi … bằng kinh nghiệm của chính mình - khi họ bị giáng cấp…thành một con người chỉ còn lại có cái “vẽ” thôi…thì cả là một sự tra tấn về thể xác cũng như tinh thần…Những con người lễ nghi ấy …người ta có thể tìm thấy ở mọi nơi mọi chốn và trong tất cả những tổ chức quyền lực chính trị cũng như tôn giáo. Với Ngài…họ khoác lễ phục của một Vị Tổng Tống thành Gênes và thành Venise xưa hoặc là của một Hồng Y.
Tên của Ngài đã trở thành biểu tượng của sự đối kháng giữa lý trí và đức tin, và rất nhiều người còn lấy làm khoái trá với cái “vụ Galilée” …này. Chúng tôi đã không dành cho Ngài và những người đồng thời với Ngài cú “sốc” do một khám phá mà một Thầy Dòng gốc Ba Lan là kẻ khởi xướng – khám phá đã đưa tới cuộc “cách mạng Copernic”: cuộc cách mạng trứ danh…vì đã làm đảo lộn cả một quá trình trình bày về Vũ Trụ…và kéo theo…cả một cơn khủng hoảng lương tâm…về phát triển…
Nay thì Giáo Hội đã phục hồi danh dự cho Ngài rồi…Tôi nhớ ngày mùng 10 tháng 11 năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã triệu tập các Hồng Y trên toàn thế giới để mừng sinh nhật thứ 100 của Albert Einstein và yêu cầu “trường hợp” của Ngài phải được xét lại…Mười ba năm sau, ngày 31 tháng 10 năm 1992, một Uỷ Ban Giáo Hoàng về các vấn đề Kỷ Luật đã đệ trình lên Đức Giáo Hoàng những kết luận về lãnh vực văn hóa…và chấm dứt… “vụ án” của Ngài...Đức Tin đấy – Đức Tin đã phục vụ khoa học cách vô vị lợi và cũng là Đức Tin…đã tạo nên sự chống đối lại với chính mình…vì một công trình khoa học…gây nhiều ân oán…Thưa Ngài…chính Đức Tin ấy… lại trở thành đồng minh lớn của khoa học để giúp khoa học đi đến một vấn nạn về ý nghĩa tối thượng...mà con người vẫn tha thiết muốn lý giải…nhưng vô vọng…và bản thân khoa học cũng không thể hé mở chút gì được… Chính vì thế Giáo Hội cảnh giác về khoa học…như một tảng đá ngầm hai mặt: mặt của tự phụ và mặt của khiêm tốn – tảng đá ngầm đe dọa đối với Giáo Hội mỗi khi Giáo Hội xoay lưng lại với một ảo tưởng nào đó của con người.
Bắt đầu từ giờ phút này…tôi có thể ngẩng đầu chào Ngài trong bất cứ một diễn đàn nào trên trái đất này…-trái đất tròn …tự xoay quanh chính mình và xoay quanh mặt trời. Đức Tin của một Hồng Y đấy, thưa Ngài !
Thư gửi Đức Thánh Cha Angelo Roncalli
Con thích gọi Người như thế theo cái kiểu của người Roma vốn có thứ nghệ thuật đã được thử nghiệm qua cả hai ngàn năm chung sống: nghệ thuật hài hòa cách điệu đà cả lòng tôn kính lẫn tính gia đình trong ứng xử của mình với Vị Giám Mục của mình. Còn với Người - thưa Đức Thánh Cha - thì là cả một tình yêu rất lớn không những trong giới công giáo thôi … mà là toàn thể nhân loại. Người đã luôn luôn cảm thấy thoải mái với tất cả mọi người biết bao. .. Nơi Người…không hề có một vết lằn nào có thể thấy được…giữa đức tin và cuộc sống…đồng thời siêu nhiên …lại có vẻ rất ư … tự nhiên.
Cái tên thực sự mà Người muốn chọn cho mình ở tuổi mười bảy…là “Angelo Giêsu”. Trong cuốn Nhật Ký Tâm Hồn của Người, Người viết: Tôi sẽ cố gắng để Giêsu có thể nói được với tôi như đã từng nói với Thánh Nữ Têrêxa: “Ta là Giêsu Têrêxa !”…Nhưng tiên vàn tôi phải là…”Angelo Giêsu” đã.
Đức Thánh Cha Roncalli ! Không biết Người có còn nhớ cái ngày mùng 1 tháng bảy năm 1951 ở Bayonne không ? Giám mục của con – và khi đó con còn là một thư ký trẻ của Tòa Giám Mục – đã mời Người chủ sự một Đại Hội Thánh Thể. Vì thế mà con được làm tài xế cho Người qua những con đường chật hẹp của một thành phố đang trong bầu khí lễ hội. Và…con còn được là người dẫn đường cho Người vào một của hàng…vì Người muốn mua một chiếc mũ nồi basque…nhưng cả Người lẫn con cũng phải vất vả lắm mới kiếm được một cái cho vừa với…cái đầu tròn của Người !
Cha Carré – nhà giảng thuyết và là thành viên Hàn Lâm Viện Pháp – một ngày kia đã thuật lại cho con những lời của Người trong một cuộc yết kiến riêng tư: “Này các Bạn !Ta muốn kể lại cho Anh Em…điều gì đã xảy đến với Ta…ngày Ta được bầu làm Giáo Hoàng…Ta không có tham vọng đâu…Nhất định là không……Nhưng được bầu làm Giáo Hoàng…thì cũng là một chuyện đại sự đấy chứ ! Người ta đưa Ta vào một căn phòng mà – theo truyền thống – ba cái áo dòng trắng với…những chiều đo khác nhau được dọn sẵn…(một nụ cười nhẹ)…Cái bự nhất…thì cũng thật là khó khăn…khi Ta mặc vào…Và cả đoàn rước…cùng bước ra…hành lang Thánh Phêrô. Dưới Quảng Trường tràn ngập những người với người … Sau này người ta mới nói lại cho Ta biết vậy thôi…chứ lúc đó Ta bị loá mắt…vì ánh sáng chói chan từ những ngọn đèn của các thứ máy quay…Ta lập bập và run rẩy xướng lên công thức ban phép lành urbi et orbi…Và…Anh Em có biết là Vị Giáo Hoàng đã tự nói với mình như thế nào khi rời hành lang để bước vào căn nhà mới của mình không ? Người tự nhủ: “Bắt đầu từ hôm nay…là mọi thứ máy quay thuộc đủ loại hạng sẽ chiếu thẳng vào ngươi…Nếu ngươi không thật sự hiền lành và khiêm tốn trong lòng…thì không biết được là điều gì sẽ xảy ra với ngươi…Ngươi sẽ không thể nhìn ra sự thật được đâu…y như lúc nãy…tại Quảng trường Thánh Phêrô vậy: nguơi sẽ bị mù !!!”.
Toàn thể thế giới – tận đáy lòng – đã bật khóc trước cái chết của Người…vì nhận ra nơi Người… Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người mà mỗi người chúng con – dĩ nhiên cũng có mơ hồ nhiều hoặc ít đó – nhưng nhất định sẽ noi gương Người để xứng đáng với sự ca tụng của mọi người.
Thư gửi Đức Hồng Y Marty
Con giữ lại trong đáy giếng lòng mình nỗi niềm bí ẩn mà – qua đó – Ngài đã làm cho vọt lên giòng nước tươi mát giải nhiệt cuộc sống của một Linh Mục và một Giám Mục. (Chính Ngài đã tấn phong cho con tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào một buổi chiều trong cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Pháp).
“Đức Tin. Luôn luôn là Đức Tin. ” Đó là cái “ từ - chìa khoá” được Ngài sử dụng khắp nơi với sức mạnh không mệt mỏi…y như thứ gió ở miền Causse – quê hương Ngài. Và khi xảy ra bão tố…thì Ngài lại nhắc nhở là …đừng tự đặt vấn đề về những cành, những lá…nhưng hãy quan tâm đến những gốc, những rễ của cây cối…
Với những Vị có Trách Nhiệm về Đức Tin có mặt tại UNESCO, Ngài đã công bố: “ Tôi yêu Giáo Hội vì đó là một cái “sân gom góp những kỳ diệu” – nơi hội tụ những nỗi khốn cùng của nhân loại và khai mở sự cao cả của con người. Thiên Chúa thực hiện những kỳ diệu ở đó. Mỗi buồi sáng…Giáo Hội tái sinh từ Thiên Chúa. Mỗi buổi sáng…Giáo Hội lên đường vào công việc của mình…và luôn luôn chen lấn với một nền văn minh đang trong cơn khủng hoảng…Tội lỗi của Giáo Hội hôm nay…có lẽ là sự thất vọng của con cái mình…Tôi yêu Giáo Hội…Tôi nói lên điều đó với niềm hoan lạc lớn lao – niềm hoan lạc của con người đi được đến cuối luống cày đời mình và – ở những tháng đầu của mùa hè – nhận ra rằng mình đã không lầm.”
Để làm chứng về Đức Tin của mình…Ngài đã chấp nhận những buổi trao đổi gay cấn nhất trên truyền hình. Người ta run rẩy đứng trước những câu hỏi được đặt ra…và chúng con khoái trá khi thấy Ngài tìm kiếm những câu trả lời nơi đáy một cái giếng: cái gàu thỉnh thoảng hình như khựng lại một chút…để rồi cuối cùng cũng đưa lên được giòng nước mát và trong. Chúng con như nghe Ngài nói với chúng con: “Tôi làm việc về Thiên Chúa y như tôi đang làm vườn khi còn là một Cha Sở trong thế chiến: làm để ăn chứ không phải chỉ để có…hoa lá cành mà thôi.Tôi luôn luôn thấy “đói” Thiên Chúa !”. Vâng …và Ngài cũng chia sẻ cái “đói” ấy…nhất là với những người trẻ khát khao kiếm tìm tuyệt đối mà Ngài…đã cho thừ kế Tin Mừng.
Lạy Cha Marty ! Xin hãy giúp chúng con – như Ngài vẫn nói – biết giữ cho vững “mũi tàu Tin Mừng”. Xin hãy giúp chúng con nghiệm cảm được tâm hồn con người như họ thực sự là họ…để có thể la lên như Ngài: “ Tôi chưa từng thấy một điều gì tốt đẹp như thế bao giờ !”
Thư gửi Ong Gaston Defferre – Thị Trưởng Marseille
Từ khi được bổ nhiệm Giám Mục Marseille - tôi dám tin như vậy – tôi được đón nhận ngay và như được “rửa tội” để trở thành một người Marseille trong giòng nước cảng Vieux – Port. Và lúc này …thì…được “thêm sức” ( nguyên văn: confirmé: xác nhận hay chuẩn nhận…nhưng dùng hai chữ “thêm sức” để đi đôi với rửa tội ở trên:chú thích của ND)…với cái quyền công dân Marseille của mình. Những lời Ngài công bố – ngang ngửa với cái giọng của Giám Mục – là dấu chỉ rõ ràng nhất và hiệu lực nhất được đưa ra trong Dinh Thị Trưởng – ngôi nhà của dân Marseille – và Ngài cũng đón nhận tôi như một người Marseille…
Ngài không mang bên mình cây gươm của quyền lực…và tôi cũng không…có bình nước thánh với mình…Nhưng vai kề vai – Ngài với quyền ủy nhiệm và tôi với sứ mệnh – chúng ta cùng có chung niềm khao khát được phục vụ Marseille…trong tinh thần độc lập và trân trọng lẫn nhau với hai trách nhiệm hoàn toàn khác biệt nhưng bổ sung cho nhau. Khi phải có một quyết định nào đó nhằm thăng tiến mọi người trong một khu vực hay thăng cấp cho một ai đó vốn có tương quan trong cả hai lãnh vực đạo và đời(double dimension horizontale et verticale)…thì – trong tin tưởng – vị quan chức hàng đầu của thành phố và Giám Mục Giáo Phận gặp gỡ nhau trong một sự “nối kết” rất tế nhị về cả mặt trần thế cũng như siêu nhiên. Péguy đã từng bảo rằng: “ siêu nhiên nằm ngủ trên cái phản gỗ của tự nhiên”. Tôi rất hoan hỉ để khẳng định rằng ở Marseille…tất cả đều đúng là như thế.
Marseille là một thành phố…làm cho người ta thấy yêu nó ngay cả trước khi được biết nó… Tôi đã bị nó mê hoặc ngay từ ngày đầu tiên…nhưng lại cần phải có thời gian…để khám phá ra tâm hồn của nó …bởi vì - quả thực – nó như vậy đấy…nhưng “ lại …không phải là vậy !”. Vừa đỏng đảnh … vừa hoang dại…nó tập cho người ta làm quen với nó dần dần y như câu nói cửa miệng của người dân Marseille: “ Người Marseille…vừa thuộc giống bìm bịp…lại y như loài mắc cỡ…Chỉ có ở nơi chúng tôi…mới có thể có được…sự kín miệng gần như thái quá !”.
Và…cả một thế giới…mênh mông…nữa chứ Marseille ! Tôi không nghĩ là mình đa ngôn đa quá…với cái nút chai vang…mở dần và bung đi thật xa…khi bảo rằng cả một vũ trụ…được gom lại ở đây – không phải với cái cảnh quan tạc vẽ đặt trong một cái chai để trang trí - nhưng sống động và linh hoạt với những sắc mầu và hương vị của cả năm Châu ! Ở Marseille – chỉ trong vòng mười lăm phút thôi – Bạn có thể thực sự vòng quanh thế giới được một vòng: Jules Verne…cũng đành chào thua…: một kỷ lục nữa của chúng tôi đó ! Nhưng phải thú nhận là người Marseille không thích rời khỏi cái khung cảnh quen thuộc của mình mấy: chỉ lê lết đến cái chòi nhỏ của họ ở Morgiou hay Carry thôi…thì cũng làm cho họ có cảm tưởng…phải “lưu đày”…hơn cả một chuyến “xuyên lục địa !”
Còn có cái thành phố nào có thể trao dâng cho Bạn ngay trong lòng mình cả một biển cả với những bãi tắm, những vũng đầm, một quần đảo, núi đồi với những tay thích leo núi, những tay săn thỏ hay chim đa đa…như Marseille này không ? Ngay trong lòng đất đai của chúng tôi, chúng tôi còn có thể khai thác địa tầng thứ hai để chăm sóc sức khoẻ bằng suối nước nóng ( ở Camons)…và thậm chí tôi còn tận mắt chứng kiến - trên các cao nguyên Saint – Julien – còn có cả một bầy cừu…được chăn thả như ở…Espelette.
Khắp nơi tôi đều bắt gặp những cái nhìn rạng rỡ…và hơi có vẻ thích …dò xét…Một sự pha trộn giữa tính hoạt kê và sự nghiêm túc: cái chiều sâu của tâm hồn người dân Provence – nó cũng giống như chiều sâu của không khí mùa gió Bắc lạnh: đầy trọng lực ! Người dân của sự “ tự lực tự cường”…như Tướng Montsabert đã nói khi Ong giải phóng Marseille với lực lượng kỵ binh của Ong. Đức Maria – Đấng Phù Trợ – ngự trên một nơi cao, tách biệt hẳn khỏi khung cảnh chằng chịt của thành phố và rất gắn bó với lối sống ẩn danh của Ngài…nhưng lại là nơi mà mỗi người cảm thấy mình được đón nhận và được yêu mến…với cái bản chất của riêng mình trong huyền nhiệm của hiện hữu mình cũng như trong những khát khao hay những ngóng trông về quê hương mình…nằm sâu trong trái tim mình…Đức Maria – Đấng Phù Trợ – là “ngã tư quốc tế” của niềm hy vọng điên cuồng của cả cái dân tộc này: dân tộc không ngừng kiếm tìm nỗi niềm hạnh phúc thực sự mà sự tươi mát ngây ngô của quá nhiều những người…có vẻ như người “ngoại”…là một bằng chứng…Đức Maria – Đấng Phù Trợ – là Bà Mẹ tốt lành một cách ương ngạnh …không bao giờ có thể hiểu được tội lỗi là gì…vì hoàn toàn tinh sạch…và là nơi mọi người có thể trao gửi những tâm tình khiêm tốn nhất…đồng thời Mẹ cũng luôn luôn tìm cách để mò mẫm cho ra một khía cạnh tốt nào đó của Bạn – dù nó vô cùng nhỏ !
Đức Maria – Đấng Phù Trợ – tiên vàn là một ánh mắt nhìn. Người dân Marseille…sẽ cảm thấy như điên nếu không nhìn thấy Ngài trong buồng lái của chiếc xe, ở một ngã rẽ của một con đường, trên một góc cửa sổ…hay trên mũi một chiếc thuyền…. Khi leo lên đỉnh đồi…như một cố gắng để vượt thắng chính bản thân mình…Khi chiêm ngắm Ngài như một thành công tuyệt nhất của Thiên Chúa…ai trong chúng ta lại không cố để tìm cách nên giống Người nhiều hơn…và cận kề với “Người - Con - Thiên – Chúa” của Người – Người Con mà Người đưa lên cao như một vận động viên với trái banh chiến thắng của mình ?
Thư gửi Đoàn Vận Động Viên Thể Dục Thể Thao của Marseille (Olympique Marseille)
Vào một ngày thứ hai tháng mười hai năm 1979, các tạp chí của chúng ta trên Canebìere đồng loạt treo cờ rũ: “ Tất cả đều mất hết… kể cả danh dự…Thật là thảm hại…và là một dàn đồng ca “requiem” tập thể. Từng trận đấu…và … từng trận đấu qua đi…Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille “dắt díu nhau vào hỏa ngục !”: Này ! các Bạn để cho mình bị cháy sém trong đó cả mùa thi đấu này hay là được thanh tẩy với ngọn lửa của cam go… thế ? Trên đài Truyền Thanh, người ta quăng ra một cái phao cứu sinh: chỉ còn cách Vị Tổng Giám Mục – Môisen mới – với hai tay vươn cao để cầu xin cùng Đức Từ Mẫu mà thôi.
Marseille: hãy tự giúp mình đi …rồi trời sẽ giúp ! Vị Giám Mục của ngươi là người tin tưởng ở lời cầu nguyện. Nhưng là ở lời cầu nguyện hoàn toàn không là một nơi trú ẩn, không là một chốn lẩn tránh…và cũng không là thứ van nài một phép mầu…Lời cầu nguyện thực sự …chính là lời cầu nguyện đòi buộc bản thân mình phải cố gắng tìm cách để thực hiện điều mà mình cầu xin Thiên Chúa làm cho mình. Lời cầu nguyện không phải là những “từ ngữ trên trời”: chúng ta chỉ có thể cầu nguyện nếu chúng ta hoàn toàn ý thức chúng ta có trách nhiệm về những gì mình nói.
Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille thân mến ! Hãy tự cứu mình đi ! Các Bạn hãy nhớ rằng để làm được điều đó các Bạn cần có các nhân đức phải có … để trở nên một vị thánh. Thật không dễ để lập nên một đội quân áo thun trắng được gom lại để đoạt huy chương vàng…Và càng không dễ dàng chi để đổ và pha thành một màu…cả cái cầu vồng đa sắc của những cá tính và những câu lạc bộ đã có dấu ấn riêng trên các vận động viên của mình. Lại cũng không dễ dàng để mà giương ra quả đấm của mình trên một đấu trường mà những cổ động viên – dựa trên số điểm - luôn sẵn sàng để đốt cháy…thay vì chiêm ngưỡng…
Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille ! Hãy tự cứu mình ! Nhưng thật ra… các Bạn là những ai ? Một câu lạc bộ…thì không thể thu mình lại thành một nhóm hàng đầu…với những vận động viên…mà người ta đã biến họ thành…thần thánh !Hãy nhìn đi, các Bạn !Nhìn với tất cả niềm tin: nhìn vào những nhóm hội của những người trẻ đang vươn lên …Nhìn vào những người dân Marseille này đi…Không phải tất cả …đều là những cổ động viên lãng xẹt hay vô cảm mà thôi đâu…nhưng còn là những nhà thể thao thể dục đam mê sự nỗ lực và luôn lo lắng để cộng tác vào việc giáo dục hầu chúng ta có được một câu lạc bộ có uy tín.
Nhưng không phải chỉ có Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille…qui tụ lại thành một nhóm những vận động viên…mà cả Marseille…phải trở thành Đoàn Thể Dục Thể Thao (O.M)…của chúng ta!Hỡi những người dân Marseille !Các Bạn cũng hãy nhìn vào thành phố của các Bạn… nhúc nhích những người lao động đủ mầu sắc, những nhà kinh doanh, những công chức và lãnh đạo của họ: chính họ cũng đang thi đấu cho trận đấu cuộc đời họ – thường xuyên là thi đấu một mình, không cổ động viên…nhưng…với lá cờ phướn trong tay của mình. Tất cả Marseille làm thành một Câu Lạc Bộ vĩ đại…luôn cần cảm nhận sự vững chắc của mình.
Đoàn Thể Dục Thể Thao (O.M) Marseille…thân mến ! Hãy tự giúp mình đi…rồi Đức Thánh mẫu Từ Nhân sẽ giúp các Bạn …dù các Bạn có thắp lên cho Ngài một ngọn nến thật to hay không !
Cổ động viên khiêm tốn và trung thành của các Bạn.
Thư gửi những Nghệ Sĩ – Anh Em của tôi
Trong sự đa dạng và phong phú của lãnh vực nghệ thuật mà các Bạn đang hành nghề, “nghệ sĩ” chắc chắn là một mẫu số chung, một cái tên mà người khác đặt cho các Bạn, gần như một biệt danh thân tình…nhưng lại nhuốm mầu phi thường…kiểu như các Bạn là những người đến từ một hành tinh khác vậy…
Tiên tri Isaia diễn tả Thiên Chúa như một người thợ gốm: “Chúng con là đất sét, Người là thợ gốm, tất cả chúng con là tác phẩm từ tay Ngưới.”(Is 64,7). Còn có nghệ nhân nào có sức mê hoặc hơn Vị Thiên Chúa ấy – Đấng đã nắn nót nên chúng ta từng người một…như một kiệt tác…có một không hai…và bao nhiêu con người là bấy nhiêu kiệt tác: mỗi con người mang nơi chính mình dấu ấn của Người…
Và mỗi người trong chúng ta có cái bổn phận phải như Người…có chút đỉnh gì đó là nghệ sĩ …chắc chắn là không do nghề nghiệp…nhưng do bản chất cấu tạo chúng ta cách tự nhiên như là – nếu tôi có thể nói được như thế –những thụ tạo có óc “sáng tạo”. Tôi thích một câu nói ngồ ngộ của một triết gia: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người chỉ mới được một phần ít oi lắm !”…như mới chỉ là một phác thảo theo hình ảnh Người…và Người trao cho con người nhiệm vụ để hoàn thành công trình của mình. Cái không gian ở giữa công cuộc tạo dựng chưa hoàn chỉnh ấy và sự hoàn chỉnh thần linh của mình là cả một thảo nguyên mênh mông để làm cho chúng ta trở thành những nghệ sĩ say mê việc làm cho mình nên giống Thiên Chúa hơn cả những nghệ nhân siêng sắn nhất.
Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết cho các Bạn dịp Phục Sinh 1999 rằng: các Bạn biết rất rõ bằng kinh nghiệm của chính mình là giữa những gì hiện đang có trong các tác phẩm của các Bạn – dù những tác phẩm ấy có thành công mấy đi chăng nữa – thì – so với “sự hoàn hảo ghê gớm của sự toàn mỹ trong giây phút nóng hổi của tạo dựng.” …vẫn có “một khoảng cách gần như vô phương giải quyết.”. Đó chính là cuộc “thương khó và nỗi đam mê”(passion: vừa là thương khó vừa là đam mê: ND)… hằng ngày của các Bạn với cả hai ý nghĩa: hiến tế và hoan lạc. Càng cận kề với Thiên Chúa, các Bạn càng thấy khát khao hơi thở tạo dựng của Người…đồng thời chính các Bạn cũng sẽ phà hơi thở của các Bạn trên những nắm tro đất để hé mở sự nồng nhiệt của cuộc sống cho những người chỉ biết có một việc là sản xuất những sản phẩm hàng loạt và chẳng có chút gì là sức sống.
Con người không ngừng để kiếm tìm trong sâu thẳm của chính mình Đức Giêsu Kytô – “ Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. ”…như thánh tông Đồ Phaolô nói. (Col 1, 15).Nghệ Thuật lớn lao của Giáo Hội - được làm cho tinh tế hơn lên với hai mươi thế kỷ luyện lọc lui tới (Mục Lục không hề thay đổi của Giáo Hội) - là chạm khắc nơi chúng ta những nét, những vẻ của Thiên Chúa mà sự tỏa sáng rực rỡ nhấtlà trong chính cuộc Thương Khó của Ngài. “Nếu Bạn không thể nhìn thấy cái đẹp trong khổ đau…Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể chiêm ngưỡng được cái đẹp”. Nhà thơ Schiller đã nói như thế.
Cái đẹp của vòng tay Maria ôm cái xác lạnh ngắt của CON mình…như tác phẩm “pietà” của Michel- Ange …cho thấy – qua đó, cả với Mẹ lẫn với Con - sự sống và sự chết chẳng còn ý nghĩa chi …mà tất cả cô đọng lại…thành một sự hòa lẫn…tuyệt vời…
“Này là Người !”(Ecce Homo!): Philatô…quả thật đã khéo nói…
Chỉ Con Người ấy thôi mới có thể thực sự hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. . .và cũng chỉ Vị Thiên Chúa ấy mới có thể khai mở cho chúng ta về sự thật của con người.
Chỉ khi đứng trước Thánh Giá … con người mới có thể tự rứt mình ra khỏi sự mê hoặc về cái đẹp giả tạo của ma quỷ để mà cảm nếm sự cuồng điên của Thiên Chúa – Đấng đầy lòng xót thương.
Thiên Chúa làm người, “ánh sáng bởi ánh sáng”: Kinh Tin Kính tuyên xưng như thế đó !
Xin Thiên Chúa giúp các Bạn ! Các Bạn…những con người vốn là những tay khai phá, chiếm giữ…và là những nhà phù thuỷ của ánh sáng…xin Người giúp các Bạn có được ánh sáng nơi chính mình trước đã ! Trong đời sống Công Giáo cũng như trong đời sống nghệ thuật: điều quan trọng là đôi mắt. Hãy cho tôi biết tình trạng của đôi mắt các Bạn ra sao…tôi sẽ nói cho các Bạn biết…các Bạn là người như thế nào ! Và Đức Giêsu dạy: “ Nếu mắt Anh sáng thì toàn thân Anh sẽ sáng” (Mt 6,22).
Chính trong sa mạc của chết chóc…mà những nghệ sĩ mang mặc những bộ lễ phục rực sáng nhất…bởi vì người ta bảo rằng: “chỉ có mặt trời và thần chết là không thể…diện đối diện với nhau được!”. Nhưng không có ai – ngoài Đức Kytô – là người đã thọc mũi kiếm cuối cùng của mình vào thần chết…và cũng không có gì có thể giúp chúng ta loại trừ được sự chết khỏi lương tâm mình đâu: nó sẽ đến vào một ngày nào đó…và sẽ tung liềm để hái đi sự sống, những tác phẩm…và cả những ước mơ của chúng ta nữa. Người hoạ sĩ của những đêm ở Montmartre, Wilette - cách đây cả trăm năm – đã mai mỉa…để kêu gọi những tay thợ gieo vãi sự sống…là các nghệ sĩ rằng: hãy biết cúi chào sự chết…mỗi dịp đầu mùa Chay…bằng kiểu cách của các kiếm sĩ La mã: “ Hỡi những kẻ sẽ chết ! Ta chào các ngươi !” (Morituri te salutant !).
Khuôn mặt đích thực của sự chết…chính là khuôn mặt của Đấng Chiến Thắng sự chết, Đấng Sống Lại trong ánh sáng mặt trời không bao giờ lặn nữa của Ngày Phục Sinh. Và như thế là chúng ta gặp lại Thiên Chúa trong vai trò tối ưu của Người…là “Đấng Làm Chủ Sự Sống”…với những bước chân khiêu vũ của Vũ Trụ. Chúng ta không thể hờn dỗi Người như những chú nhóc mà Tin Mừng nói đến: người ta thổi sáo để chúng nhảy…nhưng chúng lại không muốn nhảy !(xx Lc 7, 12). Khi Thiên Chúa mời gọi tôi đi vào Niềm Hoan Lạc của Người (xx Mt 25,21)…tôi muốn đi vào với những bước nhảy thiên thần mà Fra Angelico đã vẽ trên những bức tường trong Tu Viện San Marco de Florence của Ong. Và tôi xin đoan chắc với các Bạn rằng tôi sẽ cùng nhảy với các Bạn – những nguời Anh Em nghệ sĩ của tôi !
Thư gửi “chính mình”
Ngày xưa, các Giám Mục – dịp Mùa Chay – thường viết một lá thư mục vụ, dài như … một ngày không mảnh vụn bánh nào trong dạ dày, dài đến nỗi việc công bố lá thư mục vụ ấy…phải chia ra nhiều Chúa Nhật để mà đọc…Tôi có cái ý tưởng kỳ cục là viết cho chính mình một lá thư mùa chay. Nó đây ! Ngắn thôi ! Và tôi còn đọc nó với đôi mắt mệt mỏi của một Vị Hồng Y già !
Cho chính Bạn đây: Roger !
Ta biết Bạn…như là Ta đã làm nên Bạn hay - thực sự mà nói - thì quả thực là chính Ta đã làm nên Bạn như Bạn …đã là…trong hôm nay: một con người mang mặt nạ ! Thôi đi nào ! Xin hãy làm ơn lấy đi cái mặt nạ của Bạn…và hãy nhớ rằng Bạn là bụi đất ! Từ Thứ Tư Lễ Tro đến ngày an táng thi hài của Bạn trong Tro Bụi – đêm cũng như ngày –Bạn hãy nghe Lời của Chúa: Sám hối đi và tin vào Phúc Am.
Hãy trở lại với Suối Nguồn và giã từ tất cả những hồ xây, những thùng nhựa…không chứa nổi giòng Nước Hằng Sống của Thánh Thần. Hãy ngược lên cho đến tận nguồn của định mệnh mình: đó là sự sống vĩnh cửu – từ đấy trào vọt giòng nước của nhiệm tích Thanh Tẩy.
Hãy lôi mình ra khỏi những vướng bận về củ hành củ tỏi đất Ai Cập…và ẩn mình trong hoang mạc … từ bốn mươi ngày đêm này đến bốn mươi ngày đêm khác …Hãy sống bám vào Thiên Chúa, để mặc cho Người vạch đường dẫn lối…và sắp xếp thời gian theo ý Người muốn…Trở thành tên du mục cùng khát với những người khát. Đừng đợi chờ những dấu chỉ, những hiển nhiên hay những cẩm nang nào hết ngoài cột mây ban ngày và cột lửa ban đêm…Chính Chúa đi trước bạn: Ngài là Trưởng Tử của những người tin…Đừng than thở…Hãy can trường lên…Ngài đặt để đây đó những thanh đảo trên những nẻo đường trong hoang mạc…nhưng không bao giờ có được trên những con đường cao tốc…đầy tiện nghi…
Đừng khoái trí …với những lời ca tụng…nhất là khi biết rõ…chúng giả tạo…Hãy thích thú vì những phê phán…nhất là khi chúng là những phê phán …đúng…Một ngày sống của Bạn càng bận bịu những công việc, những tiếp xúc, những ưu tư…thì Bạn càng phải mau mắn, ngay từ sáng sớm, để có ngay được những chọn lựa có thể giúp Bạn nghỉ ngơi hay là tăng lên gấp mười những thứ mỏi mệt trên đây…Hãy cân nhắc để chọn lựa sự cầu nguyện và sự thinh lặng…Dù là Appolos trồng, Bạn tưới đó…nhưng chỉ Thiên Chúa mới làm cho triển nở…
Nếu Bạn thấy lá thư này quá ngắn…thì hãy nói…và Ta – Ta sẽ gửi thêm cho Bạn những lá thư khác nữa…để Bạn có cái mà nuôi sống tâm hồn mình…cho đến Lễ Phục Sinh…và còn xa hơn thế nữa: cho tận đến cõi đời đời…
Thưa Ngài…tôi không được vinh dự biết Ngài…nhưng tôi đã được nghe khá nhiều về Ngài ngay từ khi tôi còn rất nhỏ – thủa mài đũng trên ghế Nhà Trường. Tôi vui mừng thấy Marcel Maréchal – qua Bertolt Brecht – đã đánh giá rất cao những nét mạnh trong đời sống tha thiết và đau khổ của một nhà thông thái…là Ngài.
Tôi là…con người mà người ta gọi là “người của Giáo Hội” – một “danh xưng” tôi không thích lắm …vì nó làm cho người ta nghĩ đến một con người…của lễ nghi…Những con người của lễ nghi…dĩ nhiên là cần phải có họ trong tất cả mọi xã hội có tổ chức…nhưng điều không chịu nổi…đó là – Ngài đã biết rồi … bằng kinh nghiệm của chính mình - khi họ bị giáng cấp…thành một con người chỉ còn lại có cái “vẽ” thôi…thì cả là một sự tra tấn về thể xác cũng như tinh thần…Những con người lễ nghi ấy …người ta có thể tìm thấy ở mọi nơi mọi chốn và trong tất cả những tổ chức quyền lực chính trị cũng như tôn giáo. Với Ngài…họ khoác lễ phục của một Vị Tổng Tống thành Gênes và thành Venise xưa hoặc là của một Hồng Y.
Tên của Ngài đã trở thành biểu tượng của sự đối kháng giữa lý trí và đức tin, và rất nhiều người còn lấy làm khoái trá với cái “vụ Galilée” …này. Chúng tôi đã không dành cho Ngài và những người đồng thời với Ngài cú “sốc” do một khám phá mà một Thầy Dòng gốc Ba Lan là kẻ khởi xướng – khám phá đã đưa tới cuộc “cách mạng Copernic”: cuộc cách mạng trứ danh…vì đã làm đảo lộn cả một quá trình trình bày về Vũ Trụ…và kéo theo…cả một cơn khủng hoảng lương tâm…về phát triển…
Nay thì Giáo Hội đã phục hồi danh dự cho Ngài rồi…Tôi nhớ ngày mùng 10 tháng 11 năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan – Phaolô II đã triệu tập các Hồng Y trên toàn thế giới để mừng sinh nhật thứ 100 của Albert Einstein và yêu cầu “trường hợp” của Ngài phải được xét lại…Mười ba năm sau, ngày 31 tháng 10 năm 1992, một Uỷ Ban Giáo Hoàng về các vấn đề Kỷ Luật đã đệ trình lên Đức Giáo Hoàng những kết luận về lãnh vực văn hóa…và chấm dứt… “vụ án” của Ngài...Đức Tin đấy – Đức Tin đã phục vụ khoa học cách vô vị lợi và cũng là Đức Tin…đã tạo nên sự chống đối lại với chính mình…vì một công trình khoa học…gây nhiều ân oán…Thưa Ngài…chính Đức Tin ấy… lại trở thành đồng minh lớn của khoa học để giúp khoa học đi đến một vấn nạn về ý nghĩa tối thượng...mà con người vẫn tha thiết muốn lý giải…nhưng vô vọng…và bản thân khoa học cũng không thể hé mở chút gì được… Chính vì thế Giáo Hội cảnh giác về khoa học…như một tảng đá ngầm hai mặt: mặt của tự phụ và mặt của khiêm tốn – tảng đá ngầm đe dọa đối với Giáo Hội mỗi khi Giáo Hội xoay lưng lại với một ảo tưởng nào đó của con người.
Bắt đầu từ giờ phút này…tôi có thể ngẩng đầu chào Ngài trong bất cứ một diễn đàn nào trên trái đất này…-trái đất tròn …tự xoay quanh chính mình và xoay quanh mặt trời. Đức Tin của một Hồng Y đấy, thưa Ngài !
Thư gửi Đức Thánh Cha Angelo Roncalli
Con thích gọi Người như thế theo cái kiểu của người Roma vốn có thứ nghệ thuật đã được thử nghiệm qua cả hai ngàn năm chung sống: nghệ thuật hài hòa cách điệu đà cả lòng tôn kính lẫn tính gia đình trong ứng xử của mình với Vị Giám Mục của mình. Còn với Người - thưa Đức Thánh Cha - thì là cả một tình yêu rất lớn không những trong giới công giáo thôi … mà là toàn thể nhân loại. Người đã luôn luôn cảm thấy thoải mái với tất cả mọi người biết bao. .. Nơi Người…không hề có một vết lằn nào có thể thấy được…giữa đức tin và cuộc sống…đồng thời siêu nhiên …lại có vẻ rất ư … tự nhiên.
Cái tên thực sự mà Người muốn chọn cho mình ở tuổi mười bảy…là “Angelo Giêsu”. Trong cuốn Nhật Ký Tâm Hồn của Người, Người viết: Tôi sẽ cố gắng để Giêsu có thể nói được với tôi như đã từng nói với Thánh Nữ Têrêxa: “Ta là Giêsu Têrêxa !”…Nhưng tiên vàn tôi phải là…”Angelo Giêsu” đã.
Đức Thánh Cha Roncalli ! Không biết Người có còn nhớ cái ngày mùng 1 tháng bảy năm 1951 ở Bayonne không ? Giám mục của con – và khi đó con còn là một thư ký trẻ của Tòa Giám Mục – đã mời Người chủ sự một Đại Hội Thánh Thể. Vì thế mà con được làm tài xế cho Người qua những con đường chật hẹp của một thành phố đang trong bầu khí lễ hội. Và…con còn được là người dẫn đường cho Người vào một của hàng…vì Người muốn mua một chiếc mũ nồi basque…nhưng cả Người lẫn con cũng phải vất vả lắm mới kiếm được một cái cho vừa với…cái đầu tròn của Người !
Cha Carré – nhà giảng thuyết và là thành viên Hàn Lâm Viện Pháp – một ngày kia đã thuật lại cho con những lời của Người trong một cuộc yết kiến riêng tư: “Này các Bạn !Ta muốn kể lại cho Anh Em…điều gì đã xảy đến với Ta…ngày Ta được bầu làm Giáo Hoàng…Ta không có tham vọng đâu…Nhất định là không……Nhưng được bầu làm Giáo Hoàng…thì cũng là một chuyện đại sự đấy chứ ! Người ta đưa Ta vào một căn phòng mà – theo truyền thống – ba cái áo dòng trắng với…những chiều đo khác nhau được dọn sẵn…(một nụ cười nhẹ)…Cái bự nhất…thì cũng thật là khó khăn…khi Ta mặc vào…Và cả đoàn rước…cùng bước ra…hành lang Thánh Phêrô. Dưới Quảng Trường tràn ngập những người với người … Sau này người ta mới nói lại cho Ta biết vậy thôi…chứ lúc đó Ta bị loá mắt…vì ánh sáng chói chan từ những ngọn đèn của các thứ máy quay…Ta lập bập và run rẩy xướng lên công thức ban phép lành urbi et orbi…Và…Anh Em có biết là Vị Giáo Hoàng đã tự nói với mình như thế nào khi rời hành lang để bước vào căn nhà mới của mình không ? Người tự nhủ: “Bắt đầu từ hôm nay…là mọi thứ máy quay thuộc đủ loại hạng sẽ chiếu thẳng vào ngươi…Nếu ngươi không thật sự hiền lành và khiêm tốn trong lòng…thì không biết được là điều gì sẽ xảy ra với ngươi…Ngươi sẽ không thể nhìn ra sự thật được đâu…y như lúc nãy…tại Quảng trường Thánh Phêrô vậy: nguơi sẽ bị mù !!!”.
Toàn thể thế giới – tận đáy lòng – đã bật khóc trước cái chết của Người…vì nhận ra nơi Người… Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người mà mỗi người chúng con – dĩ nhiên cũng có mơ hồ nhiều hoặc ít đó – nhưng nhất định sẽ noi gương Người để xứng đáng với sự ca tụng của mọi người.
Thư gửi Đức Hồng Y Marty
Con giữ lại trong đáy giếng lòng mình nỗi niềm bí ẩn mà – qua đó – Ngài đã làm cho vọt lên giòng nước tươi mát giải nhiệt cuộc sống của một Linh Mục và một Giám Mục. (Chính Ngài đã tấn phong cho con tại Nhà Thờ Đức Bà Paris vào một buổi chiều trong cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Pháp).
“Đức Tin. Luôn luôn là Đức Tin. ” Đó là cái “ từ - chìa khoá” được Ngài sử dụng khắp nơi với sức mạnh không mệt mỏi…y như thứ gió ở miền Causse – quê hương Ngài. Và khi xảy ra bão tố…thì Ngài lại nhắc nhở là …đừng tự đặt vấn đề về những cành, những lá…nhưng hãy quan tâm đến những gốc, những rễ của cây cối…
Với những Vị có Trách Nhiệm về Đức Tin có mặt tại UNESCO, Ngài đã công bố: “ Tôi yêu Giáo Hội vì đó là một cái “sân gom góp những kỳ diệu” – nơi hội tụ những nỗi khốn cùng của nhân loại và khai mở sự cao cả của con người. Thiên Chúa thực hiện những kỳ diệu ở đó. Mỗi buồi sáng…Giáo Hội tái sinh từ Thiên Chúa. Mỗi buổi sáng…Giáo Hội lên đường vào công việc của mình…và luôn luôn chen lấn với một nền văn minh đang trong cơn khủng hoảng…Tội lỗi của Giáo Hội hôm nay…có lẽ là sự thất vọng của con cái mình…Tôi yêu Giáo Hội…Tôi nói lên điều đó với niềm hoan lạc lớn lao – niềm hoan lạc của con người đi được đến cuối luống cày đời mình và – ở những tháng đầu của mùa hè – nhận ra rằng mình đã không lầm.”
Để làm chứng về Đức Tin của mình…Ngài đã chấp nhận những buổi trao đổi gay cấn nhất trên truyền hình. Người ta run rẩy đứng trước những câu hỏi được đặt ra…và chúng con khoái trá khi thấy Ngài tìm kiếm những câu trả lời nơi đáy một cái giếng: cái gàu thỉnh thoảng hình như khựng lại một chút…để rồi cuối cùng cũng đưa lên được giòng nước mát và trong. Chúng con như nghe Ngài nói với chúng con: “Tôi làm việc về Thiên Chúa y như tôi đang làm vườn khi còn là một Cha Sở trong thế chiến: làm để ăn chứ không phải chỉ để có…hoa lá cành mà thôi.Tôi luôn luôn thấy “đói” Thiên Chúa !”. Vâng …và Ngài cũng chia sẻ cái “đói” ấy…nhất là với những người trẻ khát khao kiếm tìm tuyệt đối mà Ngài…đã cho thừ kế Tin Mừng.
Lạy Cha Marty ! Xin hãy giúp chúng con – như Ngài vẫn nói – biết giữ cho vững “mũi tàu Tin Mừng”. Xin hãy giúp chúng con nghiệm cảm được tâm hồn con người như họ thực sự là họ…để có thể la lên như Ngài: “ Tôi chưa từng thấy một điều gì tốt đẹp như thế bao giờ !”
Thư gửi Ong Gaston Defferre – Thị Trưởng Marseille
Từ khi được bổ nhiệm Giám Mục Marseille - tôi dám tin như vậy – tôi được đón nhận ngay và như được “rửa tội” để trở thành một người Marseille trong giòng nước cảng Vieux – Port. Và lúc này …thì…được “thêm sức” ( nguyên văn: confirmé: xác nhận hay chuẩn nhận…nhưng dùng hai chữ “thêm sức” để đi đôi với rửa tội ở trên:chú thích của ND)…với cái quyền công dân Marseille của mình. Những lời Ngài công bố – ngang ngửa với cái giọng của Giám Mục – là dấu chỉ rõ ràng nhất và hiệu lực nhất được đưa ra trong Dinh Thị Trưởng – ngôi nhà của dân Marseille – và Ngài cũng đón nhận tôi như một người Marseille…
Ngài không mang bên mình cây gươm của quyền lực…và tôi cũng không…có bình nước thánh với mình…Nhưng vai kề vai – Ngài với quyền ủy nhiệm và tôi với sứ mệnh – chúng ta cùng có chung niềm khao khát được phục vụ Marseille…trong tinh thần độc lập và trân trọng lẫn nhau với hai trách nhiệm hoàn toàn khác biệt nhưng bổ sung cho nhau. Khi phải có một quyết định nào đó nhằm thăng tiến mọi người trong một khu vực hay thăng cấp cho một ai đó vốn có tương quan trong cả hai lãnh vực đạo và đời(double dimension horizontale et verticale)…thì – trong tin tưởng – vị quan chức hàng đầu của thành phố và Giám Mục Giáo Phận gặp gỡ nhau trong một sự “nối kết” rất tế nhị về cả mặt trần thế cũng như siêu nhiên. Péguy đã từng bảo rằng: “ siêu nhiên nằm ngủ trên cái phản gỗ của tự nhiên”. Tôi rất hoan hỉ để khẳng định rằng ở Marseille…tất cả đều đúng là như thế.
Marseille là một thành phố…làm cho người ta thấy yêu nó ngay cả trước khi được biết nó… Tôi đã bị nó mê hoặc ngay từ ngày đầu tiên…nhưng lại cần phải có thời gian…để khám phá ra tâm hồn của nó …bởi vì - quả thực – nó như vậy đấy…nhưng “ lại …không phải là vậy !”. Vừa đỏng đảnh … vừa hoang dại…nó tập cho người ta làm quen với nó dần dần y như câu nói cửa miệng của người dân Marseille: “ Người Marseille…vừa thuộc giống bìm bịp…lại y như loài mắc cỡ…Chỉ có ở nơi chúng tôi…mới có thể có được…sự kín miệng gần như thái quá !”.
Và…cả một thế giới…mênh mông…nữa chứ Marseille ! Tôi không nghĩ là mình đa ngôn đa quá…với cái nút chai vang…mở dần và bung đi thật xa…khi bảo rằng cả một vũ trụ…được gom lại ở đây – không phải với cái cảnh quan tạc vẽ đặt trong một cái chai để trang trí - nhưng sống động và linh hoạt với những sắc mầu và hương vị của cả năm Châu ! Ở Marseille – chỉ trong vòng mười lăm phút thôi – Bạn có thể thực sự vòng quanh thế giới được một vòng: Jules Verne…cũng đành chào thua…: một kỷ lục nữa của chúng tôi đó ! Nhưng phải thú nhận là người Marseille không thích rời khỏi cái khung cảnh quen thuộc của mình mấy: chỉ lê lết đến cái chòi nhỏ của họ ở Morgiou hay Carry thôi…thì cũng làm cho họ có cảm tưởng…phải “lưu đày”…hơn cả một chuyến “xuyên lục địa !”
Còn có cái thành phố nào có thể trao dâng cho Bạn ngay trong lòng mình cả một biển cả với những bãi tắm, những vũng đầm, một quần đảo, núi đồi với những tay thích leo núi, những tay săn thỏ hay chim đa đa…như Marseille này không ? Ngay trong lòng đất đai của chúng tôi, chúng tôi còn có thể khai thác địa tầng thứ hai để chăm sóc sức khoẻ bằng suối nước nóng ( ở Camons)…và thậm chí tôi còn tận mắt chứng kiến - trên các cao nguyên Saint – Julien – còn có cả một bầy cừu…được chăn thả như ở…Espelette.
Khắp nơi tôi đều bắt gặp những cái nhìn rạng rỡ…và hơi có vẻ thích …dò xét…Một sự pha trộn giữa tính hoạt kê và sự nghiêm túc: cái chiều sâu của tâm hồn người dân Provence – nó cũng giống như chiều sâu của không khí mùa gió Bắc lạnh: đầy trọng lực ! Người dân của sự “ tự lực tự cường”…như Tướng Montsabert đã nói khi Ong giải phóng Marseille với lực lượng kỵ binh của Ong. Đức Maria – Đấng Phù Trợ – ngự trên một nơi cao, tách biệt hẳn khỏi khung cảnh chằng chịt của thành phố và rất gắn bó với lối sống ẩn danh của Ngài…nhưng lại là nơi mà mỗi người cảm thấy mình được đón nhận và được yêu mến…với cái bản chất của riêng mình trong huyền nhiệm của hiện hữu mình cũng như trong những khát khao hay những ngóng trông về quê hương mình…nằm sâu trong trái tim mình…Đức Maria – Đấng Phù Trợ – là “ngã tư quốc tế” của niềm hy vọng điên cuồng của cả cái dân tộc này: dân tộc không ngừng kiếm tìm nỗi niềm hạnh phúc thực sự mà sự tươi mát ngây ngô của quá nhiều những người…có vẻ như người “ngoại”…là một bằng chứng…Đức Maria – Đấng Phù Trợ – là Bà Mẹ tốt lành một cách ương ngạnh …không bao giờ có thể hiểu được tội lỗi là gì…vì hoàn toàn tinh sạch…và là nơi mọi người có thể trao gửi những tâm tình khiêm tốn nhất…đồng thời Mẹ cũng luôn luôn tìm cách để mò mẫm cho ra một khía cạnh tốt nào đó của Bạn – dù nó vô cùng nhỏ !
Đức Maria – Đấng Phù Trợ – tiên vàn là một ánh mắt nhìn. Người dân Marseille…sẽ cảm thấy như điên nếu không nhìn thấy Ngài trong buồng lái của chiếc xe, ở một ngã rẽ của một con đường, trên một góc cửa sổ…hay trên mũi một chiếc thuyền…. Khi leo lên đỉnh đồi…như một cố gắng để vượt thắng chính bản thân mình…Khi chiêm ngắm Ngài như một thành công tuyệt nhất của Thiên Chúa…ai trong chúng ta lại không cố để tìm cách nên giống Người nhiều hơn…và cận kề với “Người - Con - Thiên – Chúa” của Người – Người Con mà Người đưa lên cao như một vận động viên với trái banh chiến thắng của mình ?
Thư gửi Đoàn Vận Động Viên Thể Dục Thể Thao của Marseille (Olympique Marseille)
Vào một ngày thứ hai tháng mười hai năm 1979, các tạp chí của chúng ta trên Canebìere đồng loạt treo cờ rũ: “ Tất cả đều mất hết… kể cả danh dự…Thật là thảm hại…và là một dàn đồng ca “requiem” tập thể. Từng trận đấu…và … từng trận đấu qua đi…Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille “dắt díu nhau vào hỏa ngục !”: Này ! các Bạn để cho mình bị cháy sém trong đó cả mùa thi đấu này hay là được thanh tẩy với ngọn lửa của cam go… thế ? Trên đài Truyền Thanh, người ta quăng ra một cái phao cứu sinh: chỉ còn cách Vị Tổng Giám Mục – Môisen mới – với hai tay vươn cao để cầu xin cùng Đức Từ Mẫu mà thôi.
Marseille: hãy tự giúp mình đi …rồi trời sẽ giúp ! Vị Giám Mục của ngươi là người tin tưởng ở lời cầu nguyện. Nhưng là ở lời cầu nguyện hoàn toàn không là một nơi trú ẩn, không là một chốn lẩn tránh…và cũng không là thứ van nài một phép mầu…Lời cầu nguyện thực sự …chính là lời cầu nguyện đòi buộc bản thân mình phải cố gắng tìm cách để thực hiện điều mà mình cầu xin Thiên Chúa làm cho mình. Lời cầu nguyện không phải là những “từ ngữ trên trời”: chúng ta chỉ có thể cầu nguyện nếu chúng ta hoàn toàn ý thức chúng ta có trách nhiệm về những gì mình nói.
Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille thân mến ! Hãy tự cứu mình đi ! Các Bạn hãy nhớ rằng để làm được điều đó các Bạn cần có các nhân đức phải có … để trở nên một vị thánh. Thật không dễ để lập nên một đội quân áo thun trắng được gom lại để đoạt huy chương vàng…Và càng không dễ dàng chi để đổ và pha thành một màu…cả cái cầu vồng đa sắc của những cá tính và những câu lạc bộ đã có dấu ấn riêng trên các vận động viên của mình. Lại cũng không dễ dàng để mà giương ra quả đấm của mình trên một đấu trường mà những cổ động viên – dựa trên số điểm - luôn sẵn sàng để đốt cháy…thay vì chiêm ngưỡng…
Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille ! Hãy tự cứu mình ! Nhưng thật ra… các Bạn là những ai ? Một câu lạc bộ…thì không thể thu mình lại thành một nhóm hàng đầu…với những vận động viên…mà người ta đã biến họ thành…thần thánh !Hãy nhìn đi, các Bạn !Nhìn với tất cả niềm tin: nhìn vào những nhóm hội của những người trẻ đang vươn lên …Nhìn vào những người dân Marseille này đi…Không phải tất cả …đều là những cổ động viên lãng xẹt hay vô cảm mà thôi đâu…nhưng còn là những nhà thể thao thể dục đam mê sự nỗ lực và luôn lo lắng để cộng tác vào việc giáo dục hầu chúng ta có được một câu lạc bộ có uy tín.
Nhưng không phải chỉ có Đoàn Thể Dục Thể Thao Marseille…qui tụ lại thành một nhóm những vận động viên…mà cả Marseille…phải trở thành Đoàn Thể Dục Thể Thao (O.M)…của chúng ta!Hỡi những người dân Marseille !Các Bạn cũng hãy nhìn vào thành phố của các Bạn… nhúc nhích những người lao động đủ mầu sắc, những nhà kinh doanh, những công chức và lãnh đạo của họ: chính họ cũng đang thi đấu cho trận đấu cuộc đời họ – thường xuyên là thi đấu một mình, không cổ động viên…nhưng…với lá cờ phướn trong tay của mình. Tất cả Marseille làm thành một Câu Lạc Bộ vĩ đại…luôn cần cảm nhận sự vững chắc của mình.
Đoàn Thể Dục Thể Thao (O.M) Marseille…thân mến ! Hãy tự giúp mình đi…rồi Đức Thánh mẫu Từ Nhân sẽ giúp các Bạn …dù các Bạn có thắp lên cho Ngài một ngọn nến thật to hay không !
Cổ động viên khiêm tốn và trung thành của các Bạn.
Thư gửi những Nghệ Sĩ – Anh Em của tôi
Trong sự đa dạng và phong phú của lãnh vực nghệ thuật mà các Bạn đang hành nghề, “nghệ sĩ” chắc chắn là một mẫu số chung, một cái tên mà người khác đặt cho các Bạn, gần như một biệt danh thân tình…nhưng lại nhuốm mầu phi thường…kiểu như các Bạn là những người đến từ một hành tinh khác vậy…
Tiên tri Isaia diễn tả Thiên Chúa như một người thợ gốm: “Chúng con là đất sét, Người là thợ gốm, tất cả chúng con là tác phẩm từ tay Ngưới.”(Is 64,7). Còn có nghệ nhân nào có sức mê hoặc hơn Vị Thiên Chúa ấy – Đấng đã nắn nót nên chúng ta từng người một…như một kiệt tác…có một không hai…và bao nhiêu con người là bấy nhiêu kiệt tác: mỗi con người mang nơi chính mình dấu ấn của Người…
Và mỗi người trong chúng ta có cái bổn phận phải như Người…có chút đỉnh gì đó là nghệ sĩ …chắc chắn là không do nghề nghiệp…nhưng do bản chất cấu tạo chúng ta cách tự nhiên như là – nếu tôi có thể nói được như thế –những thụ tạo có óc “sáng tạo”. Tôi thích một câu nói ngồ ngộ của một triết gia: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người chỉ mới được một phần ít oi lắm !”…như mới chỉ là một phác thảo theo hình ảnh Người…và Người trao cho con người nhiệm vụ để hoàn thành công trình của mình. Cái không gian ở giữa công cuộc tạo dựng chưa hoàn chỉnh ấy và sự hoàn chỉnh thần linh của mình là cả một thảo nguyên mênh mông để làm cho chúng ta trở thành những nghệ sĩ say mê việc làm cho mình nên giống Thiên Chúa hơn cả những nghệ nhân siêng sắn nhất.
Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết cho các Bạn dịp Phục Sinh 1999 rằng: các Bạn biết rất rõ bằng kinh nghiệm của chính mình là giữa những gì hiện đang có trong các tác phẩm của các Bạn – dù những tác phẩm ấy có thành công mấy đi chăng nữa – thì – so với “sự hoàn hảo ghê gớm của sự toàn mỹ trong giây phút nóng hổi của tạo dựng.” …vẫn có “một khoảng cách gần như vô phương giải quyết.”. Đó chính là cuộc “thương khó và nỗi đam mê”(passion: vừa là thương khó vừa là đam mê: ND)… hằng ngày của các Bạn với cả hai ý nghĩa: hiến tế và hoan lạc. Càng cận kề với Thiên Chúa, các Bạn càng thấy khát khao hơi thở tạo dựng của Người…đồng thời chính các Bạn cũng sẽ phà hơi thở của các Bạn trên những nắm tro đất để hé mở sự nồng nhiệt của cuộc sống cho những người chỉ biết có một việc là sản xuất những sản phẩm hàng loạt và chẳng có chút gì là sức sống.
Con người không ngừng để kiếm tìm trong sâu thẳm của chính mình Đức Giêsu Kytô – “ Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. ”…như thánh tông Đồ Phaolô nói. (Col 1, 15).Nghệ Thuật lớn lao của Giáo Hội - được làm cho tinh tế hơn lên với hai mươi thế kỷ luyện lọc lui tới (Mục Lục không hề thay đổi của Giáo Hội) - là chạm khắc nơi chúng ta những nét, những vẻ của Thiên Chúa mà sự tỏa sáng rực rỡ nhấtlà trong chính cuộc Thương Khó của Ngài. “Nếu Bạn không thể nhìn thấy cái đẹp trong khổ đau…Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể chiêm ngưỡng được cái đẹp”. Nhà thơ Schiller đã nói như thế.
Cái đẹp của vòng tay Maria ôm cái xác lạnh ngắt của CON mình…như tác phẩm “pietà” của Michel- Ange …cho thấy – qua đó, cả với Mẹ lẫn với Con - sự sống và sự chết chẳng còn ý nghĩa chi …mà tất cả cô đọng lại…thành một sự hòa lẫn…tuyệt vời…
“Này là Người !”(Ecce Homo!): Philatô…quả thật đã khéo nói…
Chỉ Con Người ấy thôi mới có thể thực sự hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. . .và cũng chỉ Vị Thiên Chúa ấy mới có thể khai mở cho chúng ta về sự thật của con người.
Chỉ khi đứng trước Thánh Giá … con người mới có thể tự rứt mình ra khỏi sự mê hoặc về cái đẹp giả tạo của ma quỷ để mà cảm nếm sự cuồng điên của Thiên Chúa – Đấng đầy lòng xót thương.
Thiên Chúa làm người, “ánh sáng bởi ánh sáng”: Kinh Tin Kính tuyên xưng như thế đó !
Xin Thiên Chúa giúp các Bạn ! Các Bạn…những con người vốn là những tay khai phá, chiếm giữ…và là những nhà phù thuỷ của ánh sáng…xin Người giúp các Bạn có được ánh sáng nơi chính mình trước đã ! Trong đời sống Công Giáo cũng như trong đời sống nghệ thuật: điều quan trọng là đôi mắt. Hãy cho tôi biết tình trạng của đôi mắt các Bạn ra sao…tôi sẽ nói cho các Bạn biết…các Bạn là người như thế nào ! Và Đức Giêsu dạy: “ Nếu mắt Anh sáng thì toàn thân Anh sẽ sáng” (Mt 6,22).
Chính trong sa mạc của chết chóc…mà những nghệ sĩ mang mặc những bộ lễ phục rực sáng nhất…bởi vì người ta bảo rằng: “chỉ có mặt trời và thần chết là không thể…diện đối diện với nhau được!”. Nhưng không có ai – ngoài Đức Kytô – là người đã thọc mũi kiếm cuối cùng của mình vào thần chết…và cũng không có gì có thể giúp chúng ta loại trừ được sự chết khỏi lương tâm mình đâu: nó sẽ đến vào một ngày nào đó…và sẽ tung liềm để hái đi sự sống, những tác phẩm…và cả những ước mơ của chúng ta nữa. Người hoạ sĩ của những đêm ở Montmartre, Wilette - cách đây cả trăm năm – đã mai mỉa…để kêu gọi những tay thợ gieo vãi sự sống…là các nghệ sĩ rằng: hãy biết cúi chào sự chết…mỗi dịp đầu mùa Chay…bằng kiểu cách của các kiếm sĩ La mã: “ Hỡi những kẻ sẽ chết ! Ta chào các ngươi !” (Morituri te salutant !).
Khuôn mặt đích thực của sự chết…chính là khuôn mặt của Đấng Chiến Thắng sự chết, Đấng Sống Lại trong ánh sáng mặt trời không bao giờ lặn nữa của Ngày Phục Sinh. Và như thế là chúng ta gặp lại Thiên Chúa trong vai trò tối ưu của Người…là “Đấng Làm Chủ Sự Sống”…với những bước chân khiêu vũ của Vũ Trụ. Chúng ta không thể hờn dỗi Người như những chú nhóc mà Tin Mừng nói đến: người ta thổi sáo để chúng nhảy…nhưng chúng lại không muốn nhảy !(xx Lc 7, 12). Khi Thiên Chúa mời gọi tôi đi vào Niềm Hoan Lạc của Người (xx Mt 25,21)…tôi muốn đi vào với những bước nhảy thiên thần mà Fra Angelico đã vẽ trên những bức tường trong Tu Viện San Marco de Florence của Ong. Và tôi xin đoan chắc với các Bạn rằng tôi sẽ cùng nhảy với các Bạn – những nguời Anh Em nghệ sĩ của tôi !
Thư gửi “chính mình”
Ngày xưa, các Giám Mục – dịp Mùa Chay – thường viết một lá thư mục vụ, dài như … một ngày không mảnh vụn bánh nào trong dạ dày, dài đến nỗi việc công bố lá thư mục vụ ấy…phải chia ra nhiều Chúa Nhật để mà đọc…Tôi có cái ý tưởng kỳ cục là viết cho chính mình một lá thư mùa chay. Nó đây ! Ngắn thôi ! Và tôi còn đọc nó với đôi mắt mệt mỏi của một Vị Hồng Y già !
Cho chính Bạn đây: Roger !
Ta biết Bạn…như là Ta đã làm nên Bạn hay - thực sự mà nói - thì quả thực là chính Ta đã làm nên Bạn như Bạn …đã là…trong hôm nay: một con người mang mặt nạ ! Thôi đi nào ! Xin hãy làm ơn lấy đi cái mặt nạ của Bạn…và hãy nhớ rằng Bạn là bụi đất ! Từ Thứ Tư Lễ Tro đến ngày an táng thi hài của Bạn trong Tro Bụi – đêm cũng như ngày –Bạn hãy nghe Lời của Chúa: Sám hối đi và tin vào Phúc Am.
Hãy trở lại với Suối Nguồn và giã từ tất cả những hồ xây, những thùng nhựa…không chứa nổi giòng Nước Hằng Sống của Thánh Thần. Hãy ngược lên cho đến tận nguồn của định mệnh mình: đó là sự sống vĩnh cửu – từ đấy trào vọt giòng nước của nhiệm tích Thanh Tẩy.
Hãy lôi mình ra khỏi những vướng bận về củ hành củ tỏi đất Ai Cập…và ẩn mình trong hoang mạc … từ bốn mươi ngày đêm này đến bốn mươi ngày đêm khác …Hãy sống bám vào Thiên Chúa, để mặc cho Người vạch đường dẫn lối…và sắp xếp thời gian theo ý Người muốn…Trở thành tên du mục cùng khát với những người khát. Đừng đợi chờ những dấu chỉ, những hiển nhiên hay những cẩm nang nào hết ngoài cột mây ban ngày và cột lửa ban đêm…Chính Chúa đi trước bạn: Ngài là Trưởng Tử của những người tin…Đừng than thở…Hãy can trường lên…Ngài đặt để đây đó những thanh đảo trên những nẻo đường trong hoang mạc…nhưng không bao giờ có được trên những con đường cao tốc…đầy tiện nghi…
Đừng khoái trí …với những lời ca tụng…nhất là khi biết rõ…chúng giả tạo…Hãy thích thú vì những phê phán…nhất là khi chúng là những phê phán …đúng…Một ngày sống của Bạn càng bận bịu những công việc, những tiếp xúc, những ưu tư…thì Bạn càng phải mau mắn, ngay từ sáng sớm, để có ngay được những chọn lựa có thể giúp Bạn nghỉ ngơi hay là tăng lên gấp mười những thứ mỏi mệt trên đây…Hãy cân nhắc để chọn lựa sự cầu nguyện và sự thinh lặng…Dù là Appolos trồng, Bạn tưới đó…nhưng chỉ Thiên Chúa mới làm cho triển nở…
Nếu Bạn thấy lá thư này quá ngắn…thì hãy nói…và Ta – Ta sẽ gửi thêm cho Bạn những lá thư khác nữa…để Bạn có cái mà nuôi sống tâm hồn mình…cho đến Lễ Phục Sinh…và còn xa hơn thế nữa: cho tận đến cõi đời đời…