VATICAN -. ĐTC mạnh mẽ lên án vụ thảm sát hàng chục tín hữu Công Giáo Siri tại thủ đô Baghdad của Irak chiều chúa nhật 31-10-2010.
Ngỏ lời với các tín hữu sau khi ban phép lành trong buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 1-1-2010, ĐTC nói: ”Tối hôm qua, trong một vụ khủng bố rất trầm trọng tại Nhà thờ chính tòa Công Giáo Siri ở Baghdad, đã có hàng chục người chết và bị thương, trong đó có hai LM và một nhóm tín hữu tham dự thánh lễ Chúa nhật. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực vô lý này, và nó càng tàn bạo vì đánh vào những người vô tội, tụ họp trong Nhà Chúa, là nhà tình thương và hòa giải. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ sự gần gũi quí mến với cộng đoàn Kitô, lại bị tổn thương, và tôi khuyến khích các vị mục tử và tất cả các tín hữu hãy can đảm và kiên vững trong niềm hy vọng. Sau cùng, đứng trước những vụ bạo lực tàn ác tiếp tục xâu xé các dân tộc ở Trung Đông, tôi muốn lập lại lời kêu gọi khẩn thiết cho hòa bình: hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết quả cố gắng của những người thiện chí, của các tổ chức quốc gia và quốc tế. Tất cả hãy hiệp lực để chấm dứt mọi bạo lực”.
Theo tin báo chí, cho đến nay có 55 người chết và 70 người bị thương trong vụ Nhà thờ Đức Mẹ ơn Cứu Độ của Giáo Hội Công Giáo Siri tại Baghdad, Irak, bị một nhóm võ trang tấn công hôm chúa nhật 31-10 vừa qua.
Nhóm khủng bố đã đột nhập khuôn viên thánh đường, cho một xe bom nổ tung, bắn chết ngay một LM và bắt giữ LM khác cùng với các tín hữu đang dự lễ làm con tin. Sau đó lúc 9 giờ lực lượng an ninh Irak cũng với quân đội Mỹ hỗ trợ, đã tấn công để giải thoát các con tin. Tin mới nhất cho biết có 55 người bị thiệt mạng trong đó có 2 LM, 10 phụ nữ và 8 trẻ em và 8 tên khủng bố; số người chết có thể gia tăng vì có nhiều người bị thương rất nặng.
Đức Cha Shlemon Warduni, GM Phụ tá của Đức HY Thượng Phụ Công Giáo Canđê ở Baghdad nói rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công kinh khủng này và cho cả những kẻ khủng bố để họ hoán cải tâm hồn”. Đức cha cho biết nhóm khủng bố đòi trả tự do trong vòng 48 tiếng cho các phụ nữ Hồi giáo mà theo họ đang bị giữ tại các đan viện Copte tại Ai Cập.
Đức TGM Georges Casmoussa của giáo phận Mossul cùng thuộc Giáo Hội Công Giáo Siri, nói thêm rằng nhóm khủng bố thuộc tổ chức gọi là ”Quốc gia Hồi giáo Irak”, là nhóm Al-Queda tại Irak.
Kinh truyền tin Lễ Các Thánh
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày lễ Các Thánh, với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời mưa, ĐTC nhắc nhở các tín hữu về hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện cũng như sự hiệp thông với các tín hữu đã qua đời.
Ngài nói: ”Lễ Các Thánh chúng ta cử hành hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn về trời và suy niệm về cuộc sống thần linh sung mãn đang chờ đợi chúng ta. ”Chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ ra sao trong tương lai, hiện thời chưa được tỏ lộ” (1 Ga 3,2): với những lời này, thánh Gioan Tông Đồ đoan chắc với chúng ta về thực tại mối liên hệ sâu xa của chúng ta với Thiên Chúa, cũng như sự chắc chắn về số phận tương lai của chúng ta”. Vì thế, trong tư cách là những người con được yêu mến, chúng ta cũng nhận được ơn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống trần thế này - sự đói khát công lý, những hiểu lầm và bách hại (Xc Mt 5,3-11) và đồng thời chúng ta sẽ được thừa hưởng ngay từ bây giờ những gì được hứa trong các mối Phúc Thật của Tin Mừng, trong đó chiếu sáng rạng ngời hình ảnh mới về thế giới và con người mà Chúa Giêsu đã khai mào” (Benedetto XVI, Đức Giêsu thành Nazaret, Milano 2007, 95).
ĐTC nói thêm rằng: ”Sự thánh thiện là in đậm Chúa Kitô vào bản thân, chính là mục đích đời sống tín hữu Kitô. Chân phước Antonio Rosmini đã viết: ”Ngôi Lời đã in đậm chính mình ngài trong linh hồn các môn đệ với một khía cạnh có thể cảm nghiệm được.. và với những lời nói, ngài đã ban cho các môn đệ ơn thánh.. nhờ đó linh hồn cảm nhận được ngay Ngôi Lời” (Antropololia soprannaturale, Roma 1983, 265-266). Và chúng ta được nếm hưởng trước hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ, được hiệp thông với vô số các linh hồn hạnh phúc trên trời, đang tung hộ ơn cứu độ của Thiên Chúa và của Chiên Con (Kh 7,9-10)... ”Thuộc về đời sống các Thánh không những chỉ có tiểu sử trần thế của các vị, nhưng cả cuộc sống và hoạt động của các ngài trong Thiên Chúa sau khi đã qua đời. Trong các Thánh ta thấy rõ: ai tiến về Thiên Chúa thì không xa lìa con người, trái lại càng trở nên gần gũi họ” (Deus caritas es, 42).
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời và thói quen viếng nghĩa trang. Tập quán đạo đức này nhắc nhớ chúng ta rằng cái chết theo Kitô giáo là điều thuộc về hành trình được đồng hòa với Thiên Chúa và nó sẽ biến mất khi Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong mọi người. Sự chia cách những người thân yêu trần thế chắc chắn là điều đau thương, nhưng chúng ta không được sợ sự chia cách ấy, vì khi được kinh nguyện của Giáo hội cầu cho người chết, sự chia cách ấy không thể cắt đứt mối liên hệ sâu xa liên kết chúng ta với nhau trong Chúa Kitô. Về điểm này, thánh Gregorio Nissa đã quả quyết: ”Đấng đã sáng tạo mọi sự trong sự khôn ngoan, đã cho phép xảy ra sự đau thương ấy như một dụng cụ để giải thoát khỏi sự ác và có thể tham dự vào những điều thiện hảo mong ước” (De mortuis oratioi, IX, 1, Leiden 1967, 68). (SD 1-11-2010)
Ngỏ lời với các tín hữu sau khi ban phép lành trong buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 1-1-2010, ĐTC nói: ”Tối hôm qua, trong một vụ khủng bố rất trầm trọng tại Nhà thờ chính tòa Công Giáo Siri ở Baghdad, đã có hàng chục người chết và bị thương, trong đó có hai LM và một nhóm tín hữu tham dự thánh lễ Chúa nhật. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực vô lý này, và nó càng tàn bạo vì đánh vào những người vô tội, tụ họp trong Nhà Chúa, là nhà tình thương và hòa giải. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ sự gần gũi quí mến với cộng đoàn Kitô, lại bị tổn thương, và tôi khuyến khích các vị mục tử và tất cả các tín hữu hãy can đảm và kiên vững trong niềm hy vọng. Sau cùng, đứng trước những vụ bạo lực tàn ác tiếp tục xâu xé các dân tộc ở Trung Đông, tôi muốn lập lại lời kêu gọi khẩn thiết cho hòa bình: hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết quả cố gắng của những người thiện chí, của các tổ chức quốc gia và quốc tế. Tất cả hãy hiệp lực để chấm dứt mọi bạo lực”.
Theo tin báo chí, cho đến nay có 55 người chết và 70 người bị thương trong vụ Nhà thờ Đức Mẹ ơn Cứu Độ của Giáo Hội Công Giáo Siri tại Baghdad, Irak, bị một nhóm võ trang tấn công hôm chúa nhật 31-10 vừa qua.
Nhóm khủng bố đã đột nhập khuôn viên thánh đường, cho một xe bom nổ tung, bắn chết ngay một LM và bắt giữ LM khác cùng với các tín hữu đang dự lễ làm con tin. Sau đó lúc 9 giờ lực lượng an ninh Irak cũng với quân đội Mỹ hỗ trợ, đã tấn công để giải thoát các con tin. Tin mới nhất cho biết có 55 người bị thiệt mạng trong đó có 2 LM, 10 phụ nữ và 8 trẻ em và 8 tên khủng bố; số người chết có thể gia tăng vì có nhiều người bị thương rất nặng.
Đức Cha Shlemon Warduni, GM Phụ tá của Đức HY Thượng Phụ Công Giáo Canđê ở Baghdad nói rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công kinh khủng này và cho cả những kẻ khủng bố để họ hoán cải tâm hồn”. Đức cha cho biết nhóm khủng bố đòi trả tự do trong vòng 48 tiếng cho các phụ nữ Hồi giáo mà theo họ đang bị giữ tại các đan viện Copte tại Ai Cập.
Đức TGM Georges Casmoussa của giáo phận Mossul cùng thuộc Giáo Hội Công Giáo Siri, nói thêm rằng nhóm khủng bố thuộc tổ chức gọi là ”Quốc gia Hồi giáo Irak”, là nhóm Al-Queda tại Irak.
Kinh truyền tin Lễ Các Thánh
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày lễ Các Thánh, với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời mưa, ĐTC nhắc nhở các tín hữu về hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện cũng như sự hiệp thông với các tín hữu đã qua đời.
Ngài nói: ”Lễ Các Thánh chúng ta cử hành hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn về trời và suy niệm về cuộc sống thần linh sung mãn đang chờ đợi chúng ta. ”Chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ ra sao trong tương lai, hiện thời chưa được tỏ lộ” (1 Ga 3,2): với những lời này, thánh Gioan Tông Đồ đoan chắc với chúng ta về thực tại mối liên hệ sâu xa của chúng ta với Thiên Chúa, cũng như sự chắc chắn về số phận tương lai của chúng ta”. Vì thế, trong tư cách là những người con được yêu mến, chúng ta cũng nhận được ơn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống trần thế này - sự đói khát công lý, những hiểu lầm và bách hại (Xc Mt 5,3-11) và đồng thời chúng ta sẽ được thừa hưởng ngay từ bây giờ những gì được hứa trong các mối Phúc Thật của Tin Mừng, trong đó chiếu sáng rạng ngời hình ảnh mới về thế giới và con người mà Chúa Giêsu đã khai mào” (Benedetto XVI, Đức Giêsu thành Nazaret, Milano 2007, 95).
ĐTC nói thêm rằng: ”Sự thánh thiện là in đậm Chúa Kitô vào bản thân, chính là mục đích đời sống tín hữu Kitô. Chân phước Antonio Rosmini đã viết: ”Ngôi Lời đã in đậm chính mình ngài trong linh hồn các môn đệ với một khía cạnh có thể cảm nghiệm được.. và với những lời nói, ngài đã ban cho các môn đệ ơn thánh.. nhờ đó linh hồn cảm nhận được ngay Ngôi Lời” (Antropololia soprannaturale, Roma 1983, 265-266). Và chúng ta được nếm hưởng trước hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ, được hiệp thông với vô số các linh hồn hạnh phúc trên trời, đang tung hộ ơn cứu độ của Thiên Chúa và của Chiên Con (Kh 7,9-10)... ”Thuộc về đời sống các Thánh không những chỉ có tiểu sử trần thế của các vị, nhưng cả cuộc sống và hoạt động của các ngài trong Thiên Chúa sau khi đã qua đời. Trong các Thánh ta thấy rõ: ai tiến về Thiên Chúa thì không xa lìa con người, trái lại càng trở nên gần gũi họ” (Deus caritas es, 42).
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời và thói quen viếng nghĩa trang. Tập quán đạo đức này nhắc nhớ chúng ta rằng cái chết theo Kitô giáo là điều thuộc về hành trình được đồng hòa với Thiên Chúa và nó sẽ biến mất khi Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong mọi người. Sự chia cách những người thân yêu trần thế chắc chắn là điều đau thương, nhưng chúng ta không được sợ sự chia cách ấy, vì khi được kinh nguyện của Giáo hội cầu cho người chết, sự chia cách ấy không thể cắt đứt mối liên hệ sâu xa liên kết chúng ta với nhau trong Chúa Kitô. Về điểm này, thánh Gregorio Nissa đã quả quyết: ”Đấng đã sáng tạo mọi sự trong sự khôn ngoan, đã cho phép xảy ra sự đau thương ấy như một dụng cụ để giải thoát khỏi sự ác và có thể tham dự vào những điều thiện hảo mong ước” (De mortuis oratioi, IX, 1, Leiden 1967, 68). (SD 1-11-2010)