HIỆP THÔNG TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài tham luận của GM Giuse Trần Xuân Tiếu, GP. Long Xuyên
Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam dùng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II để khẳng định:
Hội Thánh Việt Nam phải trở nên bí tích của sự hiệp thông, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và hiệp thông giữa con người với nhau [1]. Vì thế, sự hiệp thông của Hội Thánh vừa là ân sủng của Thiên Chúa và cũng là trách nhiệm của con nguời. Ân sủng và trách nhiệm vì sự hiệp thông của Hội Thánh là điều kiện thiết yếu để Hội Thánh là mầm mống của Nước-Trời-Đang-Phát-Triển [2], trong đó dân Thiên Chúa trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần, thi hành chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha, là qui tụ nhân loại và mọi loài thụ tạo cách viên mãn trong ngày cánh chung trong Chúa Kitô [3].
Với ý tưởng nòng cốt trên về sự hiệp thông của Hội Thánh, tôi xin trình bày 3 điểm chính:
1. Một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thông Vì Sứ Vụ.
2. Hiệp Thông trong nội bộ Hội Thánh trong tinh thần Đồng Trách Nhiệm.
3. Hội Thánh Đồng Trách Nhiệm đối thoại với cộng đồng nhân loại để xây dựng sự hiệp thông.
I. MỘT HỘI THÁNH HIỆP THÔNG VÀ THAM GIA VÌ SỨ VỤ
Trước hết, Hội Thánh địa phương phải trở nên dấu chỉ sự hiệp thông với Thiên Chúa, và mô phỏng theo hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo hội xây dựng sự hiệp thông với nhau [4] giữa Giáo hội chiến đấu ở trần gian, với Giáo hội chiến thắng trên thiên quốc, và với Giáo hội thanh luyện trong luyện hình [5], và từ đó, Giáo hội mời gọi mọi người đi “từ bắc chí nam, từ đông sang tây”, tham dự vào sự hiệp thông này.
Tông Huấn Giáo hội Tại Á châu – Ecclesia in Asia (EA) viết: “Sự Hiệp thông trong Hội thánh ngụ ý nói mỗi Hội thánh địa phương (tại Á Châu) phải trở nên điều mà các nghị phụ Thượng Hội Đồng gọi là một Hội Thánh Tham Gia” [6].
Như vậy, nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được tham dự vào Sứ Vụ là chứng nhân và giảng dạy về sự Hiệp thông. Theo ý nghĩa này, Hội Thánh địa phương trở thành lớp học của Chúa Thánh Thần, trong đó, mọi người, giáo sĩ và giáo dân, vừa là học trò vừa là giáo viên về sự hiệp thông trong cuộc lữ hành trần thế. Quả thật, dân Thiên Chúa trong Hội thánh địa phương, nhờ được tham dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế, và vương đế của Đức Kitô, được mời gọi tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, và được Chúa Thánh Thần liên kết hiệp nhất trong đức tin, đức ái, và đức cậy. Đây thật là gia đình của Thiên Chúa mà từng người và mọi ngừơi có sứ vụ đón nhận, sống, và thông truyền những giá trị về sự thật từ Lời Chúa, về tình yêu cứu độ, và về sự tự do của con cái Thiên Chúa hướng đến cùng đích là qui tụ đoàn con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối trong sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.
II. HIỆP THÔNG TRONG NỘI BỘ HỘI THÁNH VỚI TINH THẦN ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô Hữu không chỉ chia sẻ sự sống thần linh, mà còn chia sẻ sứ vụ của Chúa Kitô nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, sự hiệp thông trong giáo phận được thể hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm của toàn thể dân Thiên Chúa đối với sứ mạng của Hội Thánh Chúa Kitô.
Theo giáo lý của Công Đồng Vaticanô II, cũng như Giám mục Rôma có nhiệm vụ duy nhất đảm bảo và cổ võ sự hiệp nhất trong giáo hội, Giám mục giáo phận là “nguyên lý và nền tảng của sự hiệp nhất trong giáo hội
địa phương” [7]. Hơn nữa, nếu công đồng Vaticanô II đề ra tập đoàn tính của giám mục đoàn [8], thì tại giáo hội địa phương tập đoàn tính cũng phải đuợc thực hiện trong hàng giáo sĩ. Như vậy, trước hết là sự đồng trách nhiệm của các linh mục với giám mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong linh mục đoàn, trong hội đồng linh mục và trong ban tư vấn. Đây là sự hiệp thông ấn tích của những người được tuyển chọn và được tham dự vào chức vụ linh mục thừa tác của Đức Kitô. Chính nhờ ân sủng và trách nhiệm của bí tích truyền chức, các thành viên trong linh mục đoàn hiệp thông với Giám mục giáo phận trong khi thi hành sứ vụ của Hội thánh địa phương luôn đồng trách nhiệm trong việc truy tìm ý Chúa cho cộng đoàn theo mô hình của công đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định rằng…”(Cv 15,28).
Kế đến, tinh thần đồng trách nhiệm còn được thể hiện trong tương quan giữa hàng giáo sĩ và giáo dân. Thật vậy, mọi kitô hữu được mời gọi tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô. Trong khi hàng giáo dân tham dự vào chức linh mục phổ quát, thì hàng giáo sĩ tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Kitô. Theo ý nghĩa này, tinh thần đồng trách nhiệm phải được Hội thánh địa phương biểu hiện trong hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo hạt, và giáo phận. Tinh thần đồng trách nhiệm còn được thực hiện qua hội đồng kinh tế của giáo xứ và giáo phận.
Cuối cùng, sự hiệp thông và tham gia của Giáo hội địa phương được thực hiện một cách rất hợp thời trong các cộng đoàn Giáo hội cơ bản mô phỏng theo các cộng đoàn sơ khai thời các tông đồ (x Cv 2,44-47;4,32-35). Thực vậy, chính các cộng đoàn giáo hội cơ bản là một cách thế thể hiện tinh thần đồng trách nhiệm của Hội thánh địa phương với sứ vụ trong hoàn cảnh xã hội ngày nay [9].
III. HỘI THÁNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG
Tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu khẳng định: “ Sự đóng góp duy nhất của giáo hội cho các dân tộc trên lục địa (Á Châu), là việc rao giảng về Chúa Kitô Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất cho mọi dân tộc” (EA 10). Đó cũng là sứ vụ của các giáo hội địa phương tại Việt Nam
Quả thật, vì là ánh sáng, là muối và là men tại trần thế, Hội thánh địa phương phải sống tinh thần nhập thể và nhập thế của Đức Kitô giữa lòng thế giới để tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô cho đến ngày cánh chung. Theo ý nghĩa này, mầu nhiệm nhập thể và nhập thế được thực hiện theo hình thức đối thoại. Theo Liên Hiệp Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) thì Hội thánh Á châu cần thực hiện đối thoại với các nền văn hoá địa phương, với các tôn giáo bản xứ, và đối thoại với người nghèo. Ngoài ra, vì người nghèo và cho người nghèo, còn đối thoại với những người giầu, những người có quyền trong xã hội, và những nguời trí thức đương thời để đồng trách nhiệm trong công cuộc biến đổi thế giới thành một Trời Mới, Đất Mới nơi công lý ngự trị.
Sứ mạng này là của mọi Kitô hữu vì “Bản chất của giáo hội lữ hành là truyền giáo”, và Hội Thánh là cộng đồng các sứ giả tin mừng trong thế giới hôm nay. Điều này nói lên tinh thần đồng trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hội địa phương, thực hiện sự đối thoại để xây dựng sự hiệp thông trong thế giới hôm nay.
Tinh thần đồng trách nhiệm này được Liên hiệp Hội Đồng giám mục Á Châu cổ võ trong tổ chức “Cộng Đồng Nhân Sinh Cơ Bản”, trong đó, các Kitô hữu không chỉ quan tâm đến đời sống phượng tự tại nhà thờ, nhưng là những hạt nhân sinh động trong cộng đồng xã hội” [10]. Chính nhờ cộng đồng nhân sinh cơ bản này, Hội Thánh địa phương đang đối thoại bằng đời sống và bằng hoạt động, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng diễn giảng và bằng chia sẻ cảm nghiệm thiêng liêng.
Một trong những món quà mà Hội Thánh Việt Nam dâng lên Thiên Chúa trong năm thánh này là xây dựng một Hội Thánh Hiệp Thông và Tham Gia vì sứ vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, để mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa Kitô tiếp tục trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Giám mục Giáo phận Long Xuyên
1 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 11
2Vaticanô II, Lumen Gentium 5
3Vaticanô II, Lumen Gentium 1
4 Ecclesia in Asia 24
5Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 14
6 Ecclesia in Asia 25
7 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam 16
8 Vaticanô II, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong giáo hội Christus Dominus 4
9 Ecclesia in Asia 25
10FABC I, For All, vol I trang 11-19.
Bài tham luận của GM Giuse Trần Xuân Tiếu, GP. Long Xuyên
Tài liệu làm việc của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam dùng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II để khẳng định:
Với ý tưởng nòng cốt trên về sự hiệp thông của Hội Thánh, tôi xin trình bày 3 điểm chính:
1. Một Hội Thánh Tham Gia và Hiệp Thông Vì Sứ Vụ.
2. Hiệp Thông trong nội bộ Hội Thánh trong tinh thần Đồng Trách Nhiệm.
3. Hội Thánh Đồng Trách Nhiệm đối thoại với cộng đồng nhân loại để xây dựng sự hiệp thông.
I. MỘT HỘI THÁNH HIỆP THÔNG VÀ THAM GIA VÌ SỨ VỤ
Trước hết, Hội Thánh địa phương phải trở nên dấu chỉ sự hiệp thông với Thiên Chúa, và mô phỏng theo hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo hội xây dựng sự hiệp thông với nhau [4] giữa Giáo hội chiến đấu ở trần gian, với Giáo hội chiến thắng trên thiên quốc, và với Giáo hội thanh luyện trong luyện hình [5], và từ đó, Giáo hội mời gọi mọi người đi “từ bắc chí nam, từ đông sang tây”, tham dự vào sự hiệp thông này.
Tông Huấn Giáo hội Tại Á châu – Ecclesia in Asia (EA) viết: “Sự Hiệp thông trong Hội thánh ngụ ý nói mỗi Hội thánh địa phương (tại Á Châu) phải trở nên điều mà các nghị phụ Thượng Hội Đồng gọi là một Hội Thánh Tham Gia” [6].
Như vậy, nhờ ân sủng của bí tích Thánh tẩy và bí tích Thêm sức, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được tham dự vào Sứ Vụ là chứng nhân và giảng dạy về sự Hiệp thông. Theo ý nghĩa này, Hội Thánh địa phương trở thành lớp học của Chúa Thánh Thần, trong đó, mọi người, giáo sĩ và giáo dân, vừa là học trò vừa là giáo viên về sự hiệp thông trong cuộc lữ hành trần thế. Quả thật, dân Thiên Chúa trong Hội thánh địa phương, nhờ được tham dự vào vai trò ngôn sứ, tư tế, và vương đế của Đức Kitô, được mời gọi tham dự vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, và được Chúa Thánh Thần liên kết hiệp nhất trong đức tin, đức ái, và đức cậy. Đây thật là gia đình của Thiên Chúa mà từng người và mọi ngừơi có sứ vụ đón nhận, sống, và thông truyền những giá trị về sự thật từ Lời Chúa, về tình yêu cứu độ, và về sự tự do của con cái Thiên Chúa hướng đến cùng đích là qui tụ đoàn con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối trong sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.
II. HIỆP THÔNG TRONG NỘI BỘ HỘI THÁNH VỚI TINH THẦN ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô Hữu không chỉ chia sẻ sự sống thần linh, mà còn chia sẻ sứ vụ của Chúa Kitô nơi trần thế trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính vì thế, sự hiệp thông trong giáo phận được thể hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm của toàn thể dân Thiên Chúa đối với sứ mạng của Hội Thánh Chúa Kitô.
Theo giáo lý của Công Đồng Vaticanô II, cũng như Giám mục Rôma có nhiệm vụ duy nhất đảm bảo và cổ võ sự hiệp nhất trong giáo hội, Giám mục giáo phận là “nguyên lý và nền tảng của sự hiệp nhất trong giáo hội
địa phương” [7]. Hơn nữa, nếu công đồng Vaticanô II đề ra tập đoàn tính của giám mục đoàn [8], thì tại giáo hội địa phương tập đoàn tính cũng phải đuợc thực hiện trong hàng giáo sĩ. Như vậy, trước hết là sự đồng trách nhiệm của các linh mục với giám mục. Sự hiệp thông này được thể hiện trong linh mục đoàn, trong hội đồng linh mục và trong ban tư vấn. Đây là sự hiệp thông ấn tích của những người được tuyển chọn và được tham dự vào chức vụ linh mục thừa tác của Đức Kitô. Chính nhờ ân sủng và trách nhiệm của bí tích truyền chức, các thành viên trong linh mục đoàn hiệp thông với Giám mục giáo phận trong khi thi hành sứ vụ của Hội thánh địa phương luôn đồng trách nhiệm trong việc truy tìm ý Chúa cho cộng đoàn theo mô hình của công đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định rằng…”(Cv 15,28).
Kế đến, tinh thần đồng trách nhiệm còn được thể hiện trong tương quan giữa hàng giáo sĩ và giáo dân. Thật vậy, mọi kitô hữu được mời gọi tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô. Trong khi hàng giáo dân tham dự vào chức linh mục phổ quát, thì hàng giáo sĩ tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Kitô. Theo ý nghĩa này, tinh thần đồng trách nhiệm phải được Hội thánh địa phương biểu hiện trong hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo hạt, và giáo phận. Tinh thần đồng trách nhiệm còn được thực hiện qua hội đồng kinh tế của giáo xứ và giáo phận.
Cuối cùng, sự hiệp thông và tham gia của Giáo hội địa phương được thực hiện một cách rất hợp thời trong các cộng đoàn Giáo hội cơ bản mô phỏng theo các cộng đoàn sơ khai thời các tông đồ (x Cv 2,44-47;4,32-35). Thực vậy, chính các cộng đoàn giáo hội cơ bản là một cách thế thể hiện tinh thần đồng trách nhiệm của Hội thánh địa phương với sứ vụ trong hoàn cảnh xã hội ngày nay [9].
III. HỘI THÁNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM ĐỐI THOẠI VỚI CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI ĐỂ XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG
Tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu khẳng định: “ Sự đóng góp duy nhất của giáo hội cho các dân tộc trên lục địa (Á Châu), là việc rao giảng về Chúa Kitô Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, Đấng Cứu Thế độc nhất và duy nhất cho mọi dân tộc” (EA 10). Đó cũng là sứ vụ của các giáo hội địa phương tại Việt Nam
Quả thật, vì là ánh sáng, là muối và là men tại trần thế, Hội thánh địa phương phải sống tinh thần nhập thể và nhập thế của Đức Kitô giữa lòng thế giới để tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô cho đến ngày cánh chung. Theo ý nghĩa này, mầu nhiệm nhập thể và nhập thế được thực hiện theo hình thức đối thoại. Theo Liên Hiệp Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) thì Hội thánh Á châu cần thực hiện đối thoại với các nền văn hoá địa phương, với các tôn giáo bản xứ, và đối thoại với người nghèo. Ngoài ra, vì người nghèo và cho người nghèo, còn đối thoại với những người giầu, những người có quyền trong xã hội, và những nguời trí thức đương thời để đồng trách nhiệm trong công cuộc biến đổi thế giới thành một Trời Mới, Đất Mới nơi công lý ngự trị.
Sứ mạng này là của mọi Kitô hữu vì “Bản chất của giáo hội lữ hành là truyền giáo”, và Hội Thánh là cộng đồng các sứ giả tin mừng trong thế giới hôm nay. Điều này nói lên tinh thần đồng trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo hội địa phương, thực hiện sự đối thoại để xây dựng sự hiệp thông trong thế giới hôm nay.
Tinh thần đồng trách nhiệm này được Liên hiệp Hội Đồng giám mục Á Châu cổ võ trong tổ chức “Cộng Đồng Nhân Sinh Cơ Bản”, trong đó, các Kitô hữu không chỉ quan tâm đến đời sống phượng tự tại nhà thờ, nhưng là những hạt nhân sinh động trong cộng đồng xã hội” [10]. Chính nhờ cộng đồng nhân sinh cơ bản này, Hội Thánh địa phương đang đối thoại bằng đời sống và bằng hoạt động, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng diễn giảng và bằng chia sẻ cảm nghiệm thiêng liêng.
Một trong những món quà mà Hội Thánh Việt Nam dâng lên Thiên Chúa trong năm thánh này là xây dựng một Hội Thánh Hiệp Thông và Tham Gia vì sứ vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, để mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa Kitô tiếp tục trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu.
Giám mục Giáo phận Long Xuyên
1 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 11
2Vaticanô II, Lumen Gentium 5
3Vaticanô II, Lumen Gentium 1
4 Ecclesia in Asia 24
5Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam số 14
6 Ecclesia in Asia 25
7 Tài liệu Làm việc Đại hội Dân Chúa Việt Nam 16
8 Vaticanô II, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong giáo hội Christus Dominus 4
9 Ecclesia in Asia 25
10FABC I, For All, vol I trang 11-19.