Vào chay…để khỏi sa chước cám dỗ.
Hằng năm, Giáo Hội khai mạc Mùa Chay bằng tường thuật về cơn cám dỗ Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa…Biến cố nhiệm mầu này, các tông đồ chỉ có thể biết được qua tâm sự của chính Chúa Giêsu …bởi vì nó đã xảy ra âm thầm và không có mặt của bất cứ một chứng nhân nào. Và nếu Chúa Giêsu đã có ý nói đến … là vì Ngài muốn cho chúng ta hiểu rằng nó như một thứ chìa khóa của toàn bộ sứ vụ của Ngài.
Với ba lần tấn công mà Ngài phải chịu đựng cũng như việc Ngài đã chọn lựa những lời trích từ Kinh Thánh để chống trả Satan, Đức Kytô đã muốn tự mình đi lại hành trình của Dân Thiên Chúa trong sa mạc. Và chúng ta biết rằng Satan đã trở lại … khi có thời cơ (Lc 4,13). “Bốn Mươi Ngày Chay Tịnh” – với Đức Kytô – chỉ là giai đoạn đầu của một cuộc chiến mà đỉnh điểm chính là giây phút, trên Golgotha, Ngài thảng thốt kêu lên lời van xin đau đớn và con người nhất: “Lạy Thiên Chúa !Lạy Thiên Chúa của con ! Sao Người bỏ con ?”(Mt 27,46). Cho nên cám dỗ vốn là điều kiện bình thường trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu từ đầu cho đến cuối …Và dĩ nhiên …không phải là chuyện để mà cười …vì Chúa Giêsu hoàn toàn không vấp đụng những cơn cám dỗ ảo … mà là rất thật ! Chỉ có thể là người khi mặc lấy cho mình thân phận tội nhân, Chúa Giêsu đã đi đến giới hạn cùng đáy của cơn cám dỗ kinh khủng nhất …
Những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu soi sáng những cơn cám dỗ của chính chúng ta. Theo Chúa Giêsu nghĩa là chấp nhận cũng một cuộc chiến như Ngài chống lại với Thần Ma Mãnh. Cám dỗ hoàn toàn không mang mùi vị ghê tởm … nhưng là một mời gọi được gửi đến cho chúng ta để chúng ta chứng tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa. Cho nên vấn đề là phải hiểu cho rõ lời cầu xin trong kinh Lạy Cha về cám dỗ. Một nhà chú giải đã đếm được chín mươi ba cách giải thích…và cái cách giải thích đúng từ đúng ngữ nhất lại là lời chú giải rõ ràng hơn cả: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” …Hãy gắn kết lời cầu xin ấy vào lời yêu cầu ở Gethsémani: “Hãy thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Mt 26,41). Chúa Giêsu không muốn chúng ta cầu nguyện để không bị cám dỗ … nhưng là để chúng ta không thỏa hiệp với cám dỗ.
Thánh Phaolô quả quyết: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức, nhưng - khi để anh em bị thử thách – Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp … để anh em có sức chịu đựng”(1 Co 10,13). Và – để có được kết quả ấy – thì chỉ có một con đường do chính Chúa Giêsu đã vạch ra: đó là cầu nguyện và chay tịnh: cái thái độ của con người trong hoang địa – vứt bỏ mọi thứ ảo tưởng – và chỉ còn cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi.
Chay tịnh …
Từ ngữ này cổ lỗ lắm rồi … Nó đến với chúng ta từ sâu thẳm của mọi thời và mọi tôn giáo xa xưa nhất, và – vì thế – một cách rất bình nhiên - Giáo Hội luôn luôn nhắc cho chúng ta sự cần thiết phải có nó …Chay tịnh là thành phần không thể thiếu của một tam thức bên cạnh cầu nguyện và bố thí ( hay chia sẻ). Một vị Giám Mục ở Ravenne vào thế kỷ V – Thánh Phêrô Chrysologue – đã từng nói rằng: chay tịnh, cầu nguyện và bố thí quấn quyện lấy nhau …Nếu người ta chỉ sống một việc trong ba … thì cũng có nghĩa là người ta chả sống gì hết”.
Chay tịnh … Nếu việc thực hành này ngày nay làm chúng ta sợ hay gây buồn cười … thì có nghĩa là chúng ta không còn ở trong làn gió của Thần Khí đã đưa đẩy Đức Kytô vào hoang địa để kinh qua một cuộc chay tịnh kéo dài bốn mươi ngày đêm nữa (Mt 4, 1- 11). Thời đại của chúng ta có cái nỗi khổ là thiếu vắng thứ chủ nghĩa hiện thực chân chính, thiếu vắng cái chủ nghĩa chân thực dám tạo nên cái khớp nối giữa hồn với xác và làm cho thế giới siêu nhiên quấn quyện đậm đà với thế giới của khả giác. Tại sao phải chay tịnh ? Sự chay tịnh không là một thứ khổ luyện nhằm tách hồn ra khỏi “ngục tù” của xác thân … nhưng hoàn toàn ngược lại, chay tịnh là một kinh nguyện mà người ta làm cho bật thốt lên từ chính thân xác như để khẳng định với chính mình là người ta không cần phải dài lời dài tiếng khi cầu nguyện. “ Nỗi đói và khát sự công chính” (Mt 5,6) – cốt lõi của hiện hữu kytô giáo – bắt rễ từ chính cái đói và cái khát … thế thôi: với sự nỗ lực mình có khi chay tịnh, con người tông đồ kiểm soát và tạo sức mạnh cho chính sự chân thật của khát vọng mình, tạo sức mạnh cho chính sự tinh tế của ước muốn mình.
Ý nghĩa sâu xa của chay tịnh không phải là để làm áp lực đối với Thiên Chúa để nài khẩn sự tha thứ hay một ân sủng của Người …Phải loại trừ ngay mọi thứ tư tưởng đạo đức mang tính thương mại hay xiểm nịnh, nhất là thứ ý tưởng nặng tính thành tích bên ngoài. Nếu người tín hữu được mời gọi để chay tịnh thì chính là vì – qua chay tịnh – họ công khai bày tỏ sự mở lòng với Thiên Chúa – Đấng duy nhất mà họ đợi chờ tất cả nơi Người. Họ quay về với Chúa cả hồn lẫn xác trong một thái độ lệ thuộc và phó thác hoàn toàn trong tay Người.
Tin Mừng nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu lui vào hoang mạc để “bị cám dỗ”, nghĩa là Ngài tự đặt mình trước những chọn lựa quyết liệt. Chay tịnh – với Ngài – là phương thế để có được một chọn lựa tự do nhất, đồng thời cũng là một chọn lựa đòi hỏi nhất, một chọn lựa hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Chúng ta không ý thức được về những cám dỗ tấn công chúng ta hay cả những cám dỗ mà chúng ta thoải mái rơi vào bởi vì chúng được hóa trang với một hấp lực của một thế giới mà tất cả đều mang tính quảng cáo. Chay tịnh: đó là làm tiêu tán cái ảo ảnh của những nhu cầu giả tạo và bẻ gãy tình trạng nô lệ những cũ mòn nơi chúng ta. Chay tịnh: đó là để cho mình biết đói … và cũng có nghĩa là biểu lộ sức lực của tự do con người và con Thiên Chúa.
“Ngài biến hình trước mặt các ông”
Xin đừng đợi chờ để mong nhìn thấy một cảnh tượng có cả tiếng nói lẫn ánh sáng ở đây – trong biến cố này … Tất cả đều xảy ra trong thâm tình … trước mắt của chỉ ba chứng nhân – những con người rồi sẽ cận kề bên Đức Kytô mãi cho đến cuộc thương khó của Ngài (Mt 26,37). Phêrô, Giacôbê và Gioan – ba cái con người linh hoạt: lành mạnh cả xác lẫn hồn này – đã không bịa chuyện: họ chỉ tường thuật lại biến cố lạ lùng nhất trong cuộc đời Đức Kytô … hoàn toàn không có ý khoa trương và cũng chẳng vay mượn chút màu mè nào. Và đây: Đức Giêsu thoáng thấy với một khuôn mặt rực rỡ như mặt trời và Ngài tỏa sáng: không phải là ánh sáng của thứ vinh quang xiên lệch trên Ngài nhưng là thứ vinh quang vốn là của chính Ngài … Và như để đáp ứng đề nghị ngây ngô của Phêrô là được dựng những căn lều … thì “một đám mấy rạng rỡ “(dấu chỉ Kinh Thánh dùng để cho biết sự hiện diện của Thiên Chúa) đã trùm phủ cả ba như một dạng mái trú, trong đó họ nghe được tiếng của Thiên Chúa: “Đây là Con Ta rất yêu dấu … Hãy nghe lời Ngài” (Mt 17, 5).
Tin Mừng của biến cố Biến Hình xảy ra giữa những loan báo về cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Ngài đan xen với nhau là để nhắc lại rằng Đức Kytô được vinh hiển không phải sau cái chết của Ngài nhưng là ngay lúc ở trên Thánh Giá.
Ngày xưa, mọi thầy dòng ưa thích môn tiếu tượng học đã khai mào “nghệ thuật thánh” của mình bằng cách hoạ vẽ biểu tượng của biến cố Biến Hình. Với chúng ta cũng như với các tông đồ: thật là khó để mà hiểu được cái nghịch lý của “Vinh Quang và Thánh Giá”. Tôi nhớ lại bức hoạ tượng trưng ấy tại hành lang trưng bày ở Tretiakov, Moscou: trên cùng là Đức Kytô trên Thabor gần như bất động trong vinh quang của Ngài và tạo nên một vòng cung tròn trịa của thượng giới trong khi – ở ba góc – là ba chứng nhân hãi sợ vì cuộc xuất thần đột ngột – đang tìm cách để trốn chạy …
Trong hành trình leo dốc gian khổ của chúng ta về Jérusalem, chính trên khuôn mặt của Chúa mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa của lịch sử mình, chúng ta khám phá ra được ý nghĩa của Thánh Giá mình mà đi theo Ngài. Với chúng ta – những con người sống trong đêm tối nhưng không thuộc đêm tối (x.1Thess 5,5-8) – sự Biến Hình của Đức Kytô luôn là chốt sáng của chúng ta.
Thánh Phaolô bảo rằng: “ Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương: như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cùng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như bởi tác động của Chúa là Thần Khí”(2 Co 3, 18) Hãy tập để mà đăng trình lên “núi thánh”.
“Ngày ấy, hãy nhảy mừng !”
Khi nào vậy nhỉ ? “Khi nào thì nhảy mừng ? “Khi vì Con Người mà người ta ghét, người ta loại trừ anh em. ” Và khi ấy thì ai dám nói đến niềm vui ? Dĩ nhiên là Đức Kytô rồi …(Lc 6,22 -23).
Nói đến niềm vui thì cũng khó y như khi nói đến khổ đau vậy ! Chẳng có gì là ngạc nhiên về điều đó cả: trong Tin Mừng, niềm vui rạng nở ngay dưới chân Thánh Giá. Nếu thực tại này không làm nổi bật thực tế kia lên được … thì chúng ta chỉ là những tay thợ đúc Lời Chúa giả tạo mà thôi…Đức Kytô mời gọi chúng ta nhảy mừng lên. Ngài kêu gọi chúng ta đi vào vòng luân vũ không ngừng của “niềm vui trọn hảo”.
Niềm vui này đã được gieo mầm khi Adam mới bừng mắt vào cuộc sống trong địa đàng huyền nhiệm của Đức Nữ Trinh Maria. Và cũng có một chú nhóc, ngay khi còn trong lòng mẹ mình, đã nhảy lên vui sướng trong biến cố Thăm Viếng (Lc 1, 44), và bản thân Đức Maria – qua bài ca Mangnificat – đã tặng ban dấu chỉ của niềm vui sướng cho toàn thể tạo dựng mà cho đến lúc đó vẫn còn mù mờ về ân sủng Thiên Chúa dành cho con người. Và rồi từ từ, cái vòng tròn hoan lạc được mở rộng đến cho mọi người: cho các mục đồng quanh vùng (Lc 2, 10), cho các Đạo Sĩ Đông Phương (Mt 2, 10), cho Gioan Tẩy Giả – “người bạn của Tân Lang” (Gio 3, 29), cho bảy mươi hai môn đệ trở về sau những chuyến đi rao giảng (Lc 10, 17), cho cái dân tộc can trường ngất ngưởng chiêm ngưỡng những gì Chúa đã làm (Lc 13, 17). Và con người – khi nhập vào luân vũ ấy – cũng thấy nỗi buồn của mình biến thành niềm vui (Gio 16,20).
Tại sao lại có những người hờ hững với lời mời gọi … nhảy vào niềm vui … như những đứa trẻ mà người ta thổi sáo … nhưng chúng lại không muốn múa nhảy gì hết vậy (Lc 7, 32) ? Thưa chính là do bởi vì người ta không thể thực sự “đi vào niềm vui của Chúa” mà không ra khỏi mình (Mt 25, 21 ) … Chúng ta phải vào trong niềm vui của Ngài … bởi vì chúng ta không thể đưa cái niềm vui ấy vào trong chúng ta: niềm vui ấy quá to so với những chiều kích con tim chúng ta ! Cho nên chúng ta phải vào trong niềm vui của Thiên Chúa và lăn đùng ra ở đấy. Niềm vui ấy sẽ bao trùm chúng ta như một ngọn lửa của vĩnh cửu … Và Đức Kytô nói với chúng ta rằng: niềm vui ấy, không ai có thể cướp nó đi khỏi chúng ta. (Gio 16, 22 ) … Sâu xa trong tâm hồn người kytô hữu luôn luôn có sự hoan lạc ngay cả giữa những nghịch cảnh: thánh Phaolô bảo rằng ngài dư dật niềm hoan lạc !(2 Co 7, 4).
Xin hãy lắng nghe - trong Claudel - lời của Người Cha khiêm tốn ( Đức Giáo Hoàng) ngỏ cùng người cháu của mình: “Con hãy làm cho họ hiểu rằng họ không có một bổn phận nào khác đối với thế giới này ngoài niềm vui !...Hãy làm cho họ hiểu rằng đấy không là một ngôn từ mơ hồ, một nơi chốn lạt lẽo như cái căn phòng mặc áo đàng sau cung thánh … nhưng là một thực tại siêu vượt, tuyệt đối, rạng rỡ và cũng vô cùng thống khổ ! Một điều gì đó khiêm tốn như tấm bánh mà người ta khao khát, như chén rượu mà người ta cảm thấy là tuyệt !...”
“Và ngày ấy, anh em hãy nhảy mừng !”
“Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con !”
Gọi ai đấy bằng chính tên của họ – bên ngoài cái vòng thân tộc hay bằng hữu – thì là một quá trình của tin tưởng và của tình thân. Hơn nữa … đó còn là một cử chỉ sáng tạo gợi nhớ hành động của Thiên Chúa – Đấng mang lại cho muôn vật hiện hữu bằng chỉ một việc rất đơn giản: đặt tên cho chúng.
Nơi mọi dân tộc, cái tên của một con người luôn có một tầm quan trọng lớn. Nó quan trọng hơn cái nhãn nhằm để phân biệt người này với người kia nhiều, nó có một tương quan sâu đậm với người mang nó, nó là đặc thù của chính con người mang nó …Bóc vỏ cái tên “họ” của một ai đó tức là khám phá ra gốc gác của họ. Từ Abram thành Abraham, từ Simon thành Phêrô: thay đổi tên tuổi cũng có nghĩa là thay đổi cách sống, thay đổi nhiệm vụ. Cái tên được chọn cho mỗi con người được thanh tẩy diễn tả cuộc sống mới vừa được tái sinh của họ (Kh 3,12).
Sứ điệp của Thiên Chúa cốt tại việc mạc khải Tên của Người – một Danh Xưng phải được ca tụng, thánh hiến, yêu thương. Cái Tên này như một nguồn bất tận đến độ lòng đạo đức của người Hồi Giáo đã gom lại thành chín mươi chín “ những Danh Xưng đẹp nhất của Thiên Chúa”; Danh Xưng thứ một trăm là một Danh Xưng không thể diễn tả nổi bằng lời – một Danh Xưng mà chỉ những ai được Thiên Chúa cận kề mới có thể biết được mà thôi … Toàn bộ rao giảng của Tin Mừng đều nhằm mặc khải Danh Xưng bất ngờ của Thiên Chúa: Thiên Chúa là “Cha”. Hơn nữa – trong Đức Giêsu mà Danh Xưng có nghĩa là “Cứu Thế” – Thiên Chúa đã muốn đồng hóa với Danh Xưng ấy mỗi khi chúng ta nhận biết Người như là “Chúa”. Đó là “Danh Hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu”(Ph 2, 9). Những người kytô hữu là “những người nài khẩn Danh của Chúa”(1 Co 1, 3), những người sống, chấp nhận khổ đau và chết “vì Danh Ngài” ( Tđcv 5, 41; 9,16; 21, 13; Kh 2,3).
Một kiểu cách mới trong những tương giao đang được định hình. Cái kiểu cách này chối từ tình trạng vô danh của một xã hội được đặt nền trên những nhãn hiệu, những con số. Nó kiếm tìm một phong cách giao tiếp của “con người được định hình rõ ràng hơn” … và ngay cả với những con người có một sứ vụ nào đó thì cũng thế: trong rất nhiều công sở, tất cả mọi công nhân khi làm việc với người khác luôn phải mang một tấm thẻ với tên thật của mình được ghi rất rõ … Đàng khác, việc sử dụng tên riêng ngày càng phổ biến … trong khi đó – ngày xưa – tên “họ” xem ra chỉ phù hợp để nói đến phẩm chất hay một biệt danh thôi.
Giáo Hội luôn coi trọng sự đặc thù của tất cả mọi con người. Khi cộng đồng những người tin cầu nguyện cho một trong những con cái của mình, Giáo Hội nhắc đến tên thánh rửa tội của họ … để nói lên cái tương quan duy nhất giữa Thiên Chúa và mỗi người trong chúng ta.
Chính vì thế, Chúa nói: “ Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con … Con thuộc về Ta” (Is 43,1). Người còn nhấn mạnh hơn nữa: “ Này Ta đã khắc tên ngươi trong lòng bàn tay Ta”(Is 49, 16).
“Hãy cho Ta uống”
“Hãy cho Ta uống” (Gio 1, 20): Đó là lời nài khẩn con người nhất, lời nài khẩn đụng đến cái phần xác phàm nhất trong con người … Thân xác của tôi – các ông thầy thuốc cho biết – vốn là một bị nước: nước chiếm tỷ lệ hai phần ba của tất cả trọng lượng tôi có ! Trọn vẹn đời sống con người xoay quanh chuyện nước. Người ta dập lửa bằng nước … và người ta gần như bó tay trước nước …Một người có thể tuyệt thực … nhưng người ta không thể nhịn uống được …
“Hãy cho Ta uống.” Ngài gần gũi tôi biết bao … cái con người xứ Galilê mỏi mệt ấy – vào một buổi trưa gắt nắng – đã xin một miếng nước nơi người đàn bà xứ Samaria, một người phụ nữ hoàn toàn lạ xa, một người phị nữ ngây ngô ! Ngài quá ư gần gũi với tôi … cái Ong Giêsu ấy – vốn là Con Thiên Chúa – đã ngồi lại trên miệng một cái giếng – ngồi và chờ ngay ở một trong những điểm mà người ta hay gặp gỡ và nhiều chuyện để ngồi lê đôi mách …
“Hãy cho Ta uống”: cuộc đối thoại khá thoải mái giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samari diễn ra trên bình diện hai chiều, với đầy những ngộ nhận, và người đàn bà kín nước ấy cũng không dễ dàng gì để có thể đụng “trần” mà Chúa Giêsu muốn khi trao cho chị ta chiếc chìa khoá để có thể phân biệt được “nước hằng sống” với thứ nước trong cái gàu chị múc lên …Ngài hoàn toàn không có ý “diễn kịch” với cái vẻ làm như mình khát …và – trên Thánh Giá – khi Ngài diễn tả cái khát khủng khiếp, cái khát của kẻ sắp chết (Gio 19, 28), thì lại càng không là chuyện “kịch cỡm” ở đây ! Tuy nhiên đàng sau những lời khô ráp ấy vẫn có cái ý nghĩa ẩn chứa của nó chứ: cái ý nghĩa nhằm tìm cho ra sự thật … chứ không chỉ là thứ nước dưới đáy một cái giếng … Thánh Augustinô nói với chúng ta rằng: “ Đấng xin nước uống … thì – tiên vàn và nhất là – Ngài khát Đức Tin của người thiếu phụ ấy. Ngài xin được uống đồng thời Ngài cũng cho uống. Ngài chấp nhận thân phận của kẻ có nhu cầu nhưng đồng thời Ngài cũng thỏa mãn mọi nhu cầu như Đấng ở trong sự dồi dào, phong phú. ”
Thế nhưng cái con người mà – từ sâu thẳm cơn khát rất ư tự nhiên ấy - đã đưa ra cho chúng ta thứ nước hằng sống có sức thỏa mãn mọi cơn khát: Ngài là ai ?
Phải, Ngài là ai ? nếu Ngài không là một con người gây chế nhạo như một tên hề trật trật trạo trạo, con người méo mó mặt mũi vì Cuộc Thương Khó, thì chắc chắn Ngài phải la con người vô cùng đẹp, bởi vì chính trong giây phút khổ đau mà Thiên Chúa tự mặc khải nét đẹp của Người. Một hoạ sĩ lớn chuyên vẽ những tên hề – Georges Rouault – cũng là tay họa sĩ tài ba đã vẽ nên những “kytô” của nỗi khổ đau. Vinh quang của Đấng Phục Sinh: đó chính là những vết thương của Thánh Giá - từ đó – tuôn trào giòng máu trộn nước của tình yêu Ngài dành cho con người.
“Này Bạn … nếu Bạn biết được ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Bạn là con người vẫn ngại sợ những câu hỏi của Ngài,
Bởi vì Bạn ngại sợ phải đưa ra những câu trả lời !!!
Bạn … ngần ngại đi đường …
Bởi vì Bạn biết quá rõ đích tới !!!
Bạn ngại sợ đích tới,
Bởi vì Bạn không biết rõ đường đi !!!
“Nếu Bạn biết ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với trái tim người mẹ nơi Ngài – một trái tim luôn luôn tốt cách mù quáng –
Với cái nhìn của Ngài … luôn luôn thấy Bạn lúc nào cũng mới …
Với bàn tay … Ngài trao cho Bạn … trang vở lúc nào cũng trắng bung …
“Nếu Bạn biết được ân sủng của Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với sự tồi tệ ở nơi Bạn … và Ngài làm cho Bạn nên một vị thánh,
Qua cái kẽ nẻ bí ẩn nơi Bạn … Ngài len lỏi vào sâu tận đáy lòng Bạn …
Ngài nhận điều Bạn dâng cho Ngài … nhưng Ngài lại muốn tất cả những gì Bạn có …
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ còn khát nữa !”
Con không tha thiết lắm với một Đức Kytô cầu kỳ,
Đức Kytô kín cổng cao tường …
Không ! Con muốn Đức Kytô của thánh Giuse và Đức Maria,
Đức Kytô của các Tông Đồ, của Da-kêu,
Của Nicôđêmô, của Lazarô và của Maria Mađalêna.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nứơc ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không chỉ mơ ước một cuốn sách – dù đó là cuốn sách rất đạo đức đi chăng nữa …
Nhưng cũng có thể làm cho … nhạt nhẽo đi sứ điệp của Ngài !
Con muốn khám phá ra khuôn mặt của Ngài, ở trong nhà Ngài,
Theo Ngài trên tất cả mọi nẻo đường của Tin Mừng.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không muốn tự coi mình như …
Đã hoàn tất chuyện in ấn hay sao chép lại …
Nhưng con luôn ước muốn tự mình viết ra … Tin Mừng của riêng con …:
Tin Mừng thứ năm: thứ Tin Mừng làm cho Chúa trở thành người bạn đồng hành với con.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ khát nữa !”
Và – nơi chính bản thân con – ngay cả trong những ngõ nghách nhỏ bé nhất,
Vẫn luôn vang lên lời tán tụng: Thiên Chúa hằng sống ! Thiên Chúa hằng sống !
Đức Kitô ở trên thuyền.
Người ta bảo rằng: sự sợ hãi là một cố vấn tồi … vậy mà – ngày nay – sự sợ hãi lại len lỏi khắp nơi, khắp chốn … và còn đe dọa hơn cả chuyện nước tràn vào một con thuyền. Trong một bầu không khí bất ổn, người ta trượt rất mau từ sợ hãi đến nhát đảm… để rồi mạnh ai nấy chạy ! Nỗi hãi sợ làm hao mòn sức đề kháng của con người đến độ làm cho tất cả sức lực của họ tiêu tán và họ bị rơi vào sự đơn độc khủng khiếp. Bạn đã nhìn thấy một con người bị nỗi hãi sợ khuynh loát chưa ? Anh ta không còn là một con người nữa !
Bạn đã nhìn thấy một người kytô hữu … bị nỗi hãi sợ xâm chiếm chưa ? Anh ta không còn là một người con của Giáo Hội nữa ! Bạn hãy đọc lại cái trình thuật về cơn bão được dẹp yên này đi (Mt 8, 23 – 27). Lắng nghe đi Bạn: như từ dưới cuối cái vỏ sò nhỏ bé ấy, một giọng nói trầm đục ẩn chứa niềm hy vọng của Đấng như có vẻ đang ngủ – hay đúng hơn – là tự thả mình trong một giấc ngủ say: “Sao các con lại hãi sợ như thế – hỡi những người yếu lòng tin ?”. Đức Kytô đang ở trên thuyền … và chỉ cần như thế là đủ …Ngài thức hay Ngài ngủ: vấn đề không quan trọng !
Có vẻ như có một số người thích chuyện rêu rao những tin đồn xấu nhằm làm lay chuyển Giáo Hội bằng cách cường điệu những tin đồn ấy lên hoặc bịa đặt những thứ loại tin đồn này nọ …Người ta còn đi đến chỗ bảo rằng: các tin đồn càng có vẻ không thể tin được … thì lại trở thành dễ được chấp nhận trong một ngày bão tố nào đó ! Khi đang có chuyện râm ran khá khờ khạo cho rằng tôi có ý muốn nâng cái căn hầm Nhà Thờ Notre – Dame – de – la – Garde (Nhà Thờ Đức Bà Hằng Cứu Giúp) thành một “khung vòm … kiểu Đền Thờ Hồi Giáo”, một Cha Xứ muốn khôi hài chút chút ( việc phải làm sau cùng trong lần gặp gỡ đó!) trước một quý bà đang sừng sộ: “Thì bà đừng có nghĩ ngợi gì đến chuyện Đức Tổng làm nữa …bởi vì chuyện ấy có nhằm nhò gì đâu … so với cái chuyện Ngài vừa bán bức tượng vàng ở tháp chuông cho người Mỹ và thay vào đó là bức tượng Nữ Thần Tự Do !”…Và thưa các Bạn … thế là tôi đã nhận được cả mươi mười lăm lá thư phản đối dữ dội …
Đức Kitô ở trên thuyền … Các bạn hãy nhìn đi …Đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta – tiên tri Isaia đã từng nói như thế. Và rồi xin cũng đừng bao giờ quên điều này là: khi Đức Kytô ở trên thuyền, Ngài luôn luôn phát hiện … chuyện bão tố nổi dậy. Đó cũng là dấu chỉ Ngài hiện diện ở đấy – Ngài –Đắng vốn có mặt như dấu chỉ của nghịch lý. Thánh Phêrô cảnh báo chúng ta: “Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em”( 1 P 4, 12).
“Đừng sợ !”: đấy là câu nói chìa khóa mà Chúa luôn nói đến với Mẹ Ngài, với các Tông Đồ, vơi mỗi người chúng ta …từ biến cố Truyền Tin cho đến biến cố Phục Sinh. Này nỗi hãi sợ, hãy lui xa ra, Đức Kytô đang ở trên thuyền.
“Hãy xem chim trời …”
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy xem chim trời … chứ không phải là những chú chim bị nhốt trong lồng. “ Chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho … thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ?” ( Mt 6, 26). Sau đó là kết luận như một thứ điệp ca: “Anh em đừng quá lo lắng như thế !”
Chúa Giêsu đã phải khó khăn lắm để làm cho những người đồng bào của mình nghe mình – những người mà Ngài cảm thấy như bị gặm nhấm bởi cơn đói khát tiền bạc đến cào ruột cào gan. Những nền văn minh ở trong sự giàu sang hay những xã hội sống hưởng thụ không có độc quyền trong chuyện thèm muốn quyền lực: chỉ cần một cái đinh thôi là tinh thần chiếm hữu đã bám ngay vào đó rồi. Phải chăng là để “thức tỉnh” thính giả của mình mà Chúa Giêsu đưa ra một loạt những hình ảnh khá là thi vị trong đó chen lẫn cả những lương thực thường dùng và y phục thường mang với những cánh chim trời hay những đóa huệ ngoài đồng.
Nhưng con tim chúng ta, vì quá vướng bận, nên đã cãi bướng cãi bỉnh cho rằng Chúa đưa ra một bài học mơ hồ về sự tiên liệu hay như Renan đã mỉa mai: “ thật là một giấc mơ êm đềm ở Galilée !”. Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu sống cái mệnh lệnh chung ấy từng chữ từng nghĩa để rồi tung tăng như chim trời ? Còn sự khuyến khích nào hơn cho một cuộc sống an nhàn ! Còn sự khích lệ nào hơn cho chuyện chủ trương “ở ẩn” và vô trách nhiệm … rất ít tương hợp với tinh thần liên đới giữa con người với con người ! Và thế là – thêm một lần nữa – chúng ta lại phải tìm cách để làm cho lời Tin Mừng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Vậy thì đâu là ý nghĩa thật đàng sau cái bối cảnh thơ mộng ấy ? Chúng ta hãy đến với một quang cảnh có thật và cũng mang cùng một nội dung huấn giáo: trong ngôi nhà thân thương ở Bêtania, Chúa Giêsu đã trả lời cho chị chủ nhà siêng sắn rằng: “Matta ! Matta ! Con lo lắng và bối rối nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi…” (Lc 10, 41 – 42 ). Ngài không dạy cái môn kinh tế chính trị … nhưng chỉ mời gọi từng con người biết làm cho những tài năng của mình ngày càng thêm phong phú (Mt 25, 14 -30), Ngài chỉ đơn giản khuyên bảo người ta đừng phí cả cuộc sống, đừng tiêu hao mọi lẽ đời … vào những chuyện ăn, mặc … như thế … ngược lại: “ trước hết hãy lo kiếm tìm Nước Trời và đức công chính của Thiên Chúa … Còn tất cả những thứ kia … thì rồi Người sẽ thêm cho …” (Mt 6, 33 ).
Những lo âu của chúng ta trong cuộc sống đời thường rất có thể là dấu chỉ của một tình trạng phóng đãng: không đủ đức tin nơi Thiên Chúa và quá tin tưởng vào Mammon (hình ảnh của tiền bạc được nhân cách hoá). Hơn nữa, những lo âu ấy còn là dấu chỉ của một sự quên lãng chuyện kiếm tìm điều cần thiết duy nhất: quên lãng việc kiếm tìm Nước Trời vốn sẽ mang lại cách dồi dào tất cả những gì cần thiết còn lại cho chúng ta… kể cả sức mạnh giúp chúng ta lên tiếng trước những quan tòa (Mt 13,11) và sự can đảm để bước đi trên mặt nước (Mt 14, 29 – 31).
Tôi nghĩ đến một cách đảo ngược lời dạy của Tin Mừng mà Mauriac đã khá thô thiển khi đưa ra: “ Đừng kiếm tìm Nước Thiên Chúa … và tất cả mọi sự … sẽ được cất đi … sạch trơn !”
Bạn nghe thấy đấy chứ ?
“Thầy là cây nho thật” (Gio 15,1-8)
Cây nho: chúng ta biết đấy: chúng dẫy đầy trên những triền dốc miền Provence và ở nhiều nơi khác nữa khắp đất Pháp ! Và – vì thế – Đức Kytô buộc chúng ta – những người Pháp – chúng ta phải trách nhiệm hơn về Tin Mừng nói đến cây nho – đặc biệt là các Giám Mục …Ngày xưa – khi nghĩ đến chuyện được tuyển chọn làm Giám Mục – người ta sẽ được thừa kế một cây nho đẹp nhất Giáo Phận ! Rồi hết cây nho này đến cây nho khác … và đây – giờ phút này – chính là lúc trở thành cây nho xinh xắn nhất !
Khi dân Israel chuẩn bị rời sa mạc để vào Đất Hứa, những nhánh nho huyền hoặc, kẽo kẹt trên vai những người khiêng, là biểu tượng sự phong phú của vùng đất đai ấy. Sau này thì lại chính là Israel được các tiên tri trình bày như một cây nho do Thiên Chúa – Đấng đă đặt để tất cả tình yêu, tất cả hy vọng của Người vào đó – để đích thân Người trồng. Thế nhưng bài tình ca êm ả ấy đôi khi lại biến thành những âm điệu rên rỉ nặng u buồn: tình yêu … có chút thất vọng … khiến đành phải ra tay với cây nho được tuyển nhưng chỉ mang lại thứ nước chua chát ! Đừng quên rằng Thiên Chúa – để diễn tả nỗi niềm đam mê trong tình yêu của Người dành cho chúng ta - đã dùng cái hình ảnh choáng váng, ngất ngây của cây nho.
Thiên Chúa không chỉ là người chủ vườn nho … mà chính Người là cây nho, “ cây nho thật”, và chúng ta là cành của cây ấy: Chúa Giêsu đã công bố như thế trên con đường đưa đến Gethsémani với dẫy đầy những cây nho bọc quanh – nơi mà Ngài tự nguyện đi vào cùng với các môn đệ của Ngài – những con người vai chen vai như cùng với Ngài làm thành một nhánh nho duy nhất. Và cành nho ấy càng được cắt tỉa thì càng trĩu nặng hoa trái … bởi vì nó đã chịu phó thác trong tay người cắt tỉa nó.
Chỉ người nào gắn kết với thân mới mang lại hoa trái …Sự tương cận song phương ấy được thể hiện nơi bí tích Thánh Thể. “Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”(Mc 14, 25), thứ rượu được chuẩn bị cho tiệc cưới ở Cana, thứ rượu mang lại niềm hoan lạc tâm hồn người kytô hữu, thứ rượu tô hồng khuôn mặt của Giáo Hội. Giáo Hội ủ rượu Thánh Thể của mình trong men của niềm vui: Giáo Hội đếm từng ngày hiện hữu của mình qua bầu khí lễ hội của việc cử hành Thánh Thể ở mỗi một ngày mới.
Tin Mừng về cây nho đưa chúng ta đến với vinh quang của Thiên Chúa. Không có một sự đào thoát nào về phía những vườn nho đỏ thắm. Không một giọng hát vang vọng của những người hái nho. Thiên Chúa - chỉ một mình Thiên Chúa trong vinh quang của Người – Người nâng niu từng chùm trong yêu thương và hái hoa trái của Giao Ước giữa Người vơi con người. Và – khi đó – trong thinh lặng của mặt đất, vang lên bài ca hoan lạc của Đấng Yêu Thương dành cho cây nho – cây nho xinh đẹp của Người mà mỗi chúng ta là cành.
“Phúc thay những người xây dựng hoà bình !”
Khúc khởi đầu của cái mà người ta gọi là Bài Giảng trên núi mang máng giai điệu của một thứ điệp ca ngâm nga hay nói đúng hơn là một giòng nhạc “boléro” được lặp đi lặp lại: tám lần tất cả: Phúc thay ! Phúc thay ! Sau mỗi mối Phúc, giọng ngâm nga quay lại với dấu nhạc đầu, nó nhẹ nhàng ca tụng cùng một nỗi niềm hạnh phúc ấy … để rồi – mơn man trong niềm hoan lạc nếm nghiệm và chuẩn bị dồn dập cho một mối phúc khác … chan hòa niềm vui …Mỗi một giai điệu củahạnh phúc ngang qua chen lẫn những suy tư đón nhận được, lật đổ những ngẫu nhiên cỗi già, lay chuyển núi non và giúp khám phá những chân trời mới.
Tám Mối Phúc kêu gọi chúng ta thực hiện điều đối nghịch với những gì chúng ta vẫn làm: Đức Kytô dạy cho chúng ta phải nhìn thế giới ở bề mặt bên kia … và nhận ra ý nghĩa thật của nó. Điều nghịch chướng ấy – chủ nghĩa sống không giống với đa số ấy – có thể nhận ra ngay qua chuyện đề cập đến sự nghèo khó, tình trạng bất bạo động, những giọt nước mắt, việc bị bách hại … nhưng nghịch chướng lại có vẻ … ít gây tranh cãi hơn trong mối Phúc đề cập đến hòa bình …Bởi vì – ngay ở thoáng đầu tiếp cận - việc công bố “phúc cho những ai xây dựng hòa bình” có vẻ như chẳng có gì mới lạ: người ta không cảm nhận cú chích nhẹ nhàng của một điều gì đó đòi buộc một hành động trái chiều.
Thế nhưng – xin hãy nghiệm cho kỹ: Mối Phúc về hòa bình là một Mối Phúc cũng gây choáng váng y những Mối Phúc khác –một Mối Phúc cũng làm chúng ta nhảy dựng y như những Mối Phúc khác …Hòa bình mà Đức Kytô để lại cho chúng ta như gia sản … thì không là thứ hòa bình theo kiểu của con người: còn hơn thế nữa: đó là thứ hòa bình mang sự sắc nhọn của “cung kiếm” như Đức Kytô dạy (Mt 10,34), thứ hòa bình buộc chúng ta phải ở trong tình trạng chiến tranh với tất cả những thứ hòa bình giả tạo … cả bên trong lẫn về phương diện chính trị. Hoà bình thực sự rất đắt giá đối với kytô hữu … và chúng ta không bao giờ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến ấy mà toàn thân nhưng dẫy đầy những vết tích của Đức Kytô chịu đóng đinh …y như thánh Phanxicô thành Assisi – vị thánh vĩ đại của nền hòa bình nhân loại.
“Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”(Gio 14,27). Shalom là từ lịch lãm nhất của Kinh Thánh – từ duy nhất có thể thỏa mãn con người – bởi vì nó đụng đến con người trọn vẹn cả xác lẫn hồn, nó làm cho con người nên hoàn toàn, bất khả xúc phạm, công minh, hài hòa với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên, với chính mình. Trong ý nghĩa đó, mối Phúc xây dựng hòa bình là mối phúc tràn ngập niềm hoan lạc thần thiêng nhất. Từ đấy mà chúng ta hiểu được tại sao cái con người lo xây dựng hòa bình … thì được gọi là “con Thiên Chúa”: Cha nào con nấy mà !
Lễ Lá: Con Người ấy: Ngài là Ai ?
Phải, cái con người trên lưng một con lừa con đang ngất ngưởng trên triền đồi Cây Dầu hướng về Giêrusalem ấy – Ngài là Ai ? Ngài chẳng công bố gì, Ngài chẳng yêu cầu gì … giữa những “Hosanna” và tiếng la hét vinh thắng. Một cách đơn giản, Ngài nhận lấy cương vị của Ngài – cương vị trung tâm – cương vị chúa tể.
Vẫn mãi tồn tại một cuộc chiền dài lâu chống lại cơn cám dỗ của Thiên Chúa và sự dữ nơi con người, chống lại sự vô tín của những người này và não trạng thuần nghi thức nơi những người khác. Rồi sẽ xảy ra cái khô khốc, cái kinh khủng, cái huyền nhiệm của cuộc chiến trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn. Thế nhưng – hôm nay – trong ngày Lễ Lá – với quyền lực của mình – Ngài sắp xếp tất cả: Ngài đặt để ai vào chỗ nấy … bằng cách chính Ngài thể hiện cái cương vị phải có của Ngài. Vâng, điều vô cùng quan trọng là mỗi người phải biết đâu là chỗ của mình trong cuộc sống cũng như trong một nhóm đoàn tuỳ tùng. Hôm nay, Chúa Giêsu – dù im lặng – Ngài vẫn dạy cho chúng ta biết rằng: chỗ của chúng ta chỉ có thể có được trong tương quan với Ngài mà thôi.
Dĩ nhiên là Ngài biết rất rõ cái vinh quang hò hét ấy …mong manh biết bao và sự tôn vinh dành cho Ngài lúc ấy cũng quá ư mơ hồ…thế mà Ngài – Đấng từ rất lâu vẫn ẩn dấu danh hiệu đích thực của mình – thì bây giờ lại công khai đón nhận những tung hô … và cả ngộ nhận nữa !
“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”.Với chúng ta – khi chúng ta đến với người khác – thì hoặc là nhân danh nhu cầu nào đó mà chúng ta cần đến họ hay nhu cầu của họ mà họ cần đến chúng ta. Nhưng Ngài, Ngài đến nhân danh Chúa với một tình yêu trong sáng và nhưng không nhất. Và còn lớn hơn cả cái chuyện ở trong tình trạng vô danh tiểu tốt nữa … Ngài đón nhận cái nguy cơ trở thành kẻ bị hiểu lầm … thậm chí là kẻ giả danh ! Thế nhưng … đấy lại là Chương Trình của Thiên Chúa: đó là ẩn ẩn hiện hiện – rất rõ ràng nhưng cũng vô cùng nhiệm mầu.
Niềm vui của ngày Lễ Lá hoàn toàn không là một miếng mồi nhử … nhưng là một niềm đợi trông. Vương Triều của Chúa Giêsu không là một ảo ảnh nhưng là một lời hứa.
Sự hoan hỉ của dân chúng cởi bỏ áo sống của mình quăng xuống lót đường Chúa Giêsu đi từ Betania vào Giêrusalem thoáng cho chúng ta thấy cái hành vi lột bỏ tất cả mà con người thật của ngày Lễ Lá đã trở thành Ecce Homo của ngày Thứ Sáu Thánh.
Hằng năm, Giáo Hội khai mạc Mùa Chay bằng tường thuật về cơn cám dỗ Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa…Biến cố nhiệm mầu này, các tông đồ chỉ có thể biết được qua tâm sự của chính Chúa Giêsu …bởi vì nó đã xảy ra âm thầm và không có mặt của bất cứ một chứng nhân nào. Và nếu Chúa Giêsu đã có ý nói đến … là vì Ngài muốn cho chúng ta hiểu rằng nó như một thứ chìa khóa của toàn bộ sứ vụ của Ngài.
Với ba lần tấn công mà Ngài phải chịu đựng cũng như việc Ngài đã chọn lựa những lời trích từ Kinh Thánh để chống trả Satan, Đức Kytô đã muốn tự mình đi lại hành trình của Dân Thiên Chúa trong sa mạc. Và chúng ta biết rằng Satan đã trở lại … khi có thời cơ (Lc 4,13). “Bốn Mươi Ngày Chay Tịnh” – với Đức Kytô – chỉ là giai đoạn đầu của một cuộc chiến mà đỉnh điểm chính là giây phút, trên Golgotha, Ngài thảng thốt kêu lên lời van xin đau đớn và con người nhất: “Lạy Thiên Chúa !Lạy Thiên Chúa của con ! Sao Người bỏ con ?”(Mt 27,46). Cho nên cám dỗ vốn là điều kiện bình thường trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu từ đầu cho đến cuối …Và dĩ nhiên …không phải là chuyện để mà cười …vì Chúa Giêsu hoàn toàn không vấp đụng những cơn cám dỗ ảo … mà là rất thật ! Chỉ có thể là người khi mặc lấy cho mình thân phận tội nhân, Chúa Giêsu đã đi đến giới hạn cùng đáy của cơn cám dỗ kinh khủng nhất …
Những cơn cám dỗ của Chúa Giêsu soi sáng những cơn cám dỗ của chính chúng ta. Theo Chúa Giêsu nghĩa là chấp nhận cũng một cuộc chiến như Ngài chống lại với Thần Ma Mãnh. Cám dỗ hoàn toàn không mang mùi vị ghê tởm … nhưng là một mời gọi được gửi đến cho chúng ta để chúng ta chứng tỏ tình yêu của mình với Thiên Chúa. Cho nên vấn đề là phải hiểu cho rõ lời cầu xin trong kinh Lạy Cha về cám dỗ. Một nhà chú giải đã đếm được chín mươi ba cách giải thích…và cái cách giải thích đúng từ đúng ngữ nhất lại là lời chú giải rõ ràng hơn cả: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” …Hãy gắn kết lời cầu xin ấy vào lời yêu cầu ở Gethsémani: “Hãy thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Mt 26,41). Chúa Giêsu không muốn chúng ta cầu nguyện để không bị cám dỗ … nhưng là để chúng ta không thỏa hiệp với cám dỗ.
Thánh Phaolô quả quyết: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức, nhưng - khi để anh em bị thử thách – Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp … để anh em có sức chịu đựng”(1 Co 10,13). Và – để có được kết quả ấy – thì chỉ có một con đường do chính Chúa Giêsu đã vạch ra: đó là cầu nguyện và chay tịnh: cái thái độ của con người trong hoang địa – vứt bỏ mọi thứ ảo tưởng – và chỉ còn cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi.
Chay tịnh …
Từ ngữ này cổ lỗ lắm rồi … Nó đến với chúng ta từ sâu thẳm của mọi thời và mọi tôn giáo xa xưa nhất, và – vì thế – một cách rất bình nhiên - Giáo Hội luôn luôn nhắc cho chúng ta sự cần thiết phải có nó …Chay tịnh là thành phần không thể thiếu của một tam thức bên cạnh cầu nguyện và bố thí ( hay chia sẻ). Một vị Giám Mục ở Ravenne vào thế kỷ V – Thánh Phêrô Chrysologue – đã từng nói rằng: chay tịnh, cầu nguyện và bố thí quấn quyện lấy nhau …Nếu người ta chỉ sống một việc trong ba … thì cũng có nghĩa là người ta chả sống gì hết”.
Chay tịnh … Nếu việc thực hành này ngày nay làm chúng ta sợ hay gây buồn cười … thì có nghĩa là chúng ta không còn ở trong làn gió của Thần Khí đã đưa đẩy Đức Kytô vào hoang địa để kinh qua một cuộc chay tịnh kéo dài bốn mươi ngày đêm nữa (Mt 4, 1- 11). Thời đại của chúng ta có cái nỗi khổ là thiếu vắng thứ chủ nghĩa hiện thực chân chính, thiếu vắng cái chủ nghĩa chân thực dám tạo nên cái khớp nối giữa hồn với xác và làm cho thế giới siêu nhiên quấn quyện đậm đà với thế giới của khả giác. Tại sao phải chay tịnh ? Sự chay tịnh không là một thứ khổ luyện nhằm tách hồn ra khỏi “ngục tù” của xác thân … nhưng hoàn toàn ngược lại, chay tịnh là một kinh nguyện mà người ta làm cho bật thốt lên từ chính thân xác như để khẳng định với chính mình là người ta không cần phải dài lời dài tiếng khi cầu nguyện. “ Nỗi đói và khát sự công chính” (Mt 5,6) – cốt lõi của hiện hữu kytô giáo – bắt rễ từ chính cái đói và cái khát … thế thôi: với sự nỗ lực mình có khi chay tịnh, con người tông đồ kiểm soát và tạo sức mạnh cho chính sự chân thật của khát vọng mình, tạo sức mạnh cho chính sự tinh tế của ước muốn mình.
Ý nghĩa sâu xa của chay tịnh không phải là để làm áp lực đối với Thiên Chúa để nài khẩn sự tha thứ hay một ân sủng của Người …Phải loại trừ ngay mọi thứ tư tưởng đạo đức mang tính thương mại hay xiểm nịnh, nhất là thứ ý tưởng nặng tính thành tích bên ngoài. Nếu người tín hữu được mời gọi để chay tịnh thì chính là vì – qua chay tịnh – họ công khai bày tỏ sự mở lòng với Thiên Chúa – Đấng duy nhất mà họ đợi chờ tất cả nơi Người. Họ quay về với Chúa cả hồn lẫn xác trong một thái độ lệ thuộc và phó thác hoàn toàn trong tay Người.
Tin Mừng nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu lui vào hoang mạc để “bị cám dỗ”, nghĩa là Ngài tự đặt mình trước những chọn lựa quyết liệt. Chay tịnh – với Ngài – là phương thế để có được một chọn lựa tự do nhất, đồng thời cũng là một chọn lựa đòi hỏi nhất, một chọn lựa hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Chúa Cha. Chúng ta không ý thức được về những cám dỗ tấn công chúng ta hay cả những cám dỗ mà chúng ta thoải mái rơi vào bởi vì chúng được hóa trang với một hấp lực của một thế giới mà tất cả đều mang tính quảng cáo. Chay tịnh: đó là làm tiêu tán cái ảo ảnh của những nhu cầu giả tạo và bẻ gãy tình trạng nô lệ những cũ mòn nơi chúng ta. Chay tịnh: đó là để cho mình biết đói … và cũng có nghĩa là biểu lộ sức lực của tự do con người và con Thiên Chúa.
“Ngài biến hình trước mặt các ông”
Xin đừng đợi chờ để mong nhìn thấy một cảnh tượng có cả tiếng nói lẫn ánh sáng ở đây – trong biến cố này … Tất cả đều xảy ra trong thâm tình … trước mắt của chỉ ba chứng nhân – những con người rồi sẽ cận kề bên Đức Kytô mãi cho đến cuộc thương khó của Ngài (Mt 26,37). Phêrô, Giacôbê và Gioan – ba cái con người linh hoạt: lành mạnh cả xác lẫn hồn này – đã không bịa chuyện: họ chỉ tường thuật lại biến cố lạ lùng nhất trong cuộc đời Đức Kytô … hoàn toàn không có ý khoa trương và cũng chẳng vay mượn chút màu mè nào. Và đây: Đức Giêsu thoáng thấy với một khuôn mặt rực rỡ như mặt trời và Ngài tỏa sáng: không phải là ánh sáng của thứ vinh quang xiên lệch trên Ngài nhưng là thứ vinh quang vốn là của chính Ngài … Và như để đáp ứng đề nghị ngây ngô của Phêrô là được dựng những căn lều … thì “một đám mấy rạng rỡ “(dấu chỉ Kinh Thánh dùng để cho biết sự hiện diện của Thiên Chúa) đã trùm phủ cả ba như một dạng mái trú, trong đó họ nghe được tiếng của Thiên Chúa: “Đây là Con Ta rất yêu dấu … Hãy nghe lời Ngài” (Mt 17, 5).
Tin Mừng của biến cố Biến Hình xảy ra giữa những loan báo về cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Ngài đan xen với nhau là để nhắc lại rằng Đức Kytô được vinh hiển không phải sau cái chết của Ngài nhưng là ngay lúc ở trên Thánh Giá.
Ngày xưa, mọi thầy dòng ưa thích môn tiếu tượng học đã khai mào “nghệ thuật thánh” của mình bằng cách hoạ vẽ biểu tượng của biến cố Biến Hình. Với chúng ta cũng như với các tông đồ: thật là khó để mà hiểu được cái nghịch lý của “Vinh Quang và Thánh Giá”. Tôi nhớ lại bức hoạ tượng trưng ấy tại hành lang trưng bày ở Tretiakov, Moscou: trên cùng là Đức Kytô trên Thabor gần như bất động trong vinh quang của Ngài và tạo nên một vòng cung tròn trịa của thượng giới trong khi – ở ba góc – là ba chứng nhân hãi sợ vì cuộc xuất thần đột ngột – đang tìm cách để trốn chạy …
Trong hành trình leo dốc gian khổ của chúng ta về Jérusalem, chính trên khuôn mặt của Chúa mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa của lịch sử mình, chúng ta khám phá ra được ý nghĩa của Thánh Giá mình mà đi theo Ngài. Với chúng ta – những con người sống trong đêm tối nhưng không thuộc đêm tối (x.1Thess 5,5-8) – sự Biến Hình của Đức Kytô luôn là chốt sáng của chúng ta.
Thánh Phaolô bảo rằng: “ Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương: như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cùng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như bởi tác động của Chúa là Thần Khí”(2 Co 3, 18) Hãy tập để mà đăng trình lên “núi thánh”.
“Ngày ấy, hãy nhảy mừng !”
Khi nào vậy nhỉ ? “Khi nào thì nhảy mừng ? “Khi vì Con Người mà người ta ghét, người ta loại trừ anh em. ” Và khi ấy thì ai dám nói đến niềm vui ? Dĩ nhiên là Đức Kytô rồi …(Lc 6,22 -23).
Nói đến niềm vui thì cũng khó y như khi nói đến khổ đau vậy ! Chẳng có gì là ngạc nhiên về điều đó cả: trong Tin Mừng, niềm vui rạng nở ngay dưới chân Thánh Giá. Nếu thực tại này không làm nổi bật thực tế kia lên được … thì chúng ta chỉ là những tay thợ đúc Lời Chúa giả tạo mà thôi…Đức Kytô mời gọi chúng ta nhảy mừng lên. Ngài kêu gọi chúng ta đi vào vòng luân vũ không ngừng của “niềm vui trọn hảo”.
Niềm vui này đã được gieo mầm khi Adam mới bừng mắt vào cuộc sống trong địa đàng huyền nhiệm của Đức Nữ Trinh Maria. Và cũng có một chú nhóc, ngay khi còn trong lòng mẹ mình, đã nhảy lên vui sướng trong biến cố Thăm Viếng (Lc 1, 44), và bản thân Đức Maria – qua bài ca Mangnificat – đã tặng ban dấu chỉ của niềm vui sướng cho toàn thể tạo dựng mà cho đến lúc đó vẫn còn mù mờ về ân sủng Thiên Chúa dành cho con người. Và rồi từ từ, cái vòng tròn hoan lạc được mở rộng đến cho mọi người: cho các mục đồng quanh vùng (Lc 2, 10), cho các Đạo Sĩ Đông Phương (Mt 2, 10), cho Gioan Tẩy Giả – “người bạn của Tân Lang” (Gio 3, 29), cho bảy mươi hai môn đệ trở về sau những chuyến đi rao giảng (Lc 10, 17), cho cái dân tộc can trường ngất ngưởng chiêm ngưỡng những gì Chúa đã làm (Lc 13, 17). Và con người – khi nhập vào luân vũ ấy – cũng thấy nỗi buồn của mình biến thành niềm vui (Gio 16,20).
Tại sao lại có những người hờ hững với lời mời gọi … nhảy vào niềm vui … như những đứa trẻ mà người ta thổi sáo … nhưng chúng lại không muốn múa nhảy gì hết vậy (Lc 7, 32) ? Thưa chính là do bởi vì người ta không thể thực sự “đi vào niềm vui của Chúa” mà không ra khỏi mình (Mt 25, 21 ) … Chúng ta phải vào trong niềm vui của Ngài … bởi vì chúng ta không thể đưa cái niềm vui ấy vào trong chúng ta: niềm vui ấy quá to so với những chiều kích con tim chúng ta ! Cho nên chúng ta phải vào trong niềm vui của Thiên Chúa và lăn đùng ra ở đấy. Niềm vui ấy sẽ bao trùm chúng ta như một ngọn lửa của vĩnh cửu … Và Đức Kytô nói với chúng ta rằng: niềm vui ấy, không ai có thể cướp nó đi khỏi chúng ta. (Gio 16, 22 ) … Sâu xa trong tâm hồn người kytô hữu luôn luôn có sự hoan lạc ngay cả giữa những nghịch cảnh: thánh Phaolô bảo rằng ngài dư dật niềm hoan lạc !(2 Co 7, 4).
Xin hãy lắng nghe - trong Claudel - lời của Người Cha khiêm tốn ( Đức Giáo Hoàng) ngỏ cùng người cháu của mình: “Con hãy làm cho họ hiểu rằng họ không có một bổn phận nào khác đối với thế giới này ngoài niềm vui !...Hãy làm cho họ hiểu rằng đấy không là một ngôn từ mơ hồ, một nơi chốn lạt lẽo như cái căn phòng mặc áo đàng sau cung thánh … nhưng là một thực tại siêu vượt, tuyệt đối, rạng rỡ và cũng vô cùng thống khổ ! Một điều gì đó khiêm tốn như tấm bánh mà người ta khao khát, như chén rượu mà người ta cảm thấy là tuyệt !...”
“Và ngày ấy, anh em hãy nhảy mừng !”
“Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con !”
Gọi ai đấy bằng chính tên của họ – bên ngoài cái vòng thân tộc hay bằng hữu – thì là một quá trình của tin tưởng và của tình thân. Hơn nữa … đó còn là một cử chỉ sáng tạo gợi nhớ hành động của Thiên Chúa – Đấng mang lại cho muôn vật hiện hữu bằng chỉ một việc rất đơn giản: đặt tên cho chúng.
Nơi mọi dân tộc, cái tên của một con người luôn có một tầm quan trọng lớn. Nó quan trọng hơn cái nhãn nhằm để phân biệt người này với người kia nhiều, nó có một tương quan sâu đậm với người mang nó, nó là đặc thù của chính con người mang nó …Bóc vỏ cái tên “họ” của một ai đó tức là khám phá ra gốc gác của họ. Từ Abram thành Abraham, từ Simon thành Phêrô: thay đổi tên tuổi cũng có nghĩa là thay đổi cách sống, thay đổi nhiệm vụ. Cái tên được chọn cho mỗi con người được thanh tẩy diễn tả cuộc sống mới vừa được tái sinh của họ (Kh 3,12).
Sứ điệp của Thiên Chúa cốt tại việc mạc khải Tên của Người – một Danh Xưng phải được ca tụng, thánh hiến, yêu thương. Cái Tên này như một nguồn bất tận đến độ lòng đạo đức của người Hồi Giáo đã gom lại thành chín mươi chín “ những Danh Xưng đẹp nhất của Thiên Chúa”; Danh Xưng thứ một trăm là một Danh Xưng không thể diễn tả nổi bằng lời – một Danh Xưng mà chỉ những ai được Thiên Chúa cận kề mới có thể biết được mà thôi … Toàn bộ rao giảng của Tin Mừng đều nhằm mặc khải Danh Xưng bất ngờ của Thiên Chúa: Thiên Chúa là “Cha”. Hơn nữa – trong Đức Giêsu mà Danh Xưng có nghĩa là “Cứu Thế” – Thiên Chúa đã muốn đồng hóa với Danh Xưng ấy mỗi khi chúng ta nhận biết Người như là “Chúa”. Đó là “Danh Hiệu trổi vượt trên mọi danh hiệu”(Ph 2, 9). Những người kytô hữu là “những người nài khẩn Danh của Chúa”(1 Co 1, 3), những người sống, chấp nhận khổ đau và chết “vì Danh Ngài” ( Tđcv 5, 41; 9,16; 21, 13; Kh 2,3).
Một kiểu cách mới trong những tương giao đang được định hình. Cái kiểu cách này chối từ tình trạng vô danh của một xã hội được đặt nền trên những nhãn hiệu, những con số. Nó kiếm tìm một phong cách giao tiếp của “con người được định hình rõ ràng hơn” … và ngay cả với những con người có một sứ vụ nào đó thì cũng thế: trong rất nhiều công sở, tất cả mọi công nhân khi làm việc với người khác luôn phải mang một tấm thẻ với tên thật của mình được ghi rất rõ … Đàng khác, việc sử dụng tên riêng ngày càng phổ biến … trong khi đó – ngày xưa – tên “họ” xem ra chỉ phù hợp để nói đến phẩm chất hay một biệt danh thôi.
Giáo Hội luôn coi trọng sự đặc thù của tất cả mọi con người. Khi cộng đồng những người tin cầu nguyện cho một trong những con cái của mình, Giáo Hội nhắc đến tên thánh rửa tội của họ … để nói lên cái tương quan duy nhất giữa Thiên Chúa và mỗi người trong chúng ta.
Chính vì thế, Chúa nói: “ Đừng sợ, Ta đã gọi con bằng chính tên của con … Con thuộc về Ta” (Is 43,1). Người còn nhấn mạnh hơn nữa: “ Này Ta đã khắc tên ngươi trong lòng bàn tay Ta”(Is 49, 16).
“Hãy cho Ta uống”
“Hãy cho Ta uống” (Gio 1, 20): Đó là lời nài khẩn con người nhất, lời nài khẩn đụng đến cái phần xác phàm nhất trong con người … Thân xác của tôi – các ông thầy thuốc cho biết – vốn là một bị nước: nước chiếm tỷ lệ hai phần ba của tất cả trọng lượng tôi có ! Trọn vẹn đời sống con người xoay quanh chuyện nước. Người ta dập lửa bằng nước … và người ta gần như bó tay trước nước …Một người có thể tuyệt thực … nhưng người ta không thể nhịn uống được …
“Hãy cho Ta uống.” Ngài gần gũi tôi biết bao … cái con người xứ Galilê mỏi mệt ấy – vào một buổi trưa gắt nắng – đã xin một miếng nước nơi người đàn bà xứ Samaria, một người phụ nữ hoàn toàn lạ xa, một người phị nữ ngây ngô ! Ngài quá ư gần gũi với tôi … cái Ong Giêsu ấy – vốn là Con Thiên Chúa – đã ngồi lại trên miệng một cái giếng – ngồi và chờ ngay ở một trong những điểm mà người ta hay gặp gỡ và nhiều chuyện để ngồi lê đôi mách …
“Hãy cho Ta uống”: cuộc đối thoại khá thoải mái giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Samari diễn ra trên bình diện hai chiều, với đầy những ngộ nhận, và người đàn bà kín nước ấy cũng không dễ dàng gì để có thể đụng “trần” mà Chúa Giêsu muốn khi trao cho chị ta chiếc chìa khoá để có thể phân biệt được “nước hằng sống” với thứ nước trong cái gàu chị múc lên …Ngài hoàn toàn không có ý “diễn kịch” với cái vẻ làm như mình khát …và – trên Thánh Giá – khi Ngài diễn tả cái khát khủng khiếp, cái khát của kẻ sắp chết (Gio 19, 28), thì lại càng không là chuyện “kịch cỡm” ở đây ! Tuy nhiên đàng sau những lời khô ráp ấy vẫn có cái ý nghĩa ẩn chứa của nó chứ: cái ý nghĩa nhằm tìm cho ra sự thật … chứ không chỉ là thứ nước dưới đáy một cái giếng … Thánh Augustinô nói với chúng ta rằng: “ Đấng xin nước uống … thì – tiên vàn và nhất là – Ngài khát Đức Tin của người thiếu phụ ấy. Ngài xin được uống đồng thời Ngài cũng cho uống. Ngài chấp nhận thân phận của kẻ có nhu cầu nhưng đồng thời Ngài cũng thỏa mãn mọi nhu cầu như Đấng ở trong sự dồi dào, phong phú. ”
Thế nhưng cái con người mà – từ sâu thẳm cơn khát rất ư tự nhiên ấy - đã đưa ra cho chúng ta thứ nước hằng sống có sức thỏa mãn mọi cơn khát: Ngài là ai ?
Phải, Ngài là ai ? nếu Ngài không là một con người gây chế nhạo như một tên hề trật trật trạo trạo, con người méo mó mặt mũi vì Cuộc Thương Khó, thì chắc chắn Ngài phải la con người vô cùng đẹp, bởi vì chính trong giây phút khổ đau mà Thiên Chúa tự mặc khải nét đẹp của Người. Một hoạ sĩ lớn chuyên vẽ những tên hề – Georges Rouault – cũng là tay họa sĩ tài ba đã vẽ nên những “kytô” của nỗi khổ đau. Vinh quang của Đấng Phục Sinh: đó chính là những vết thương của Thánh Giá - từ đó – tuôn trào giòng máu trộn nước của tình yêu Ngài dành cho con người.
“Này Bạn … nếu Bạn biết được ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Bạn là con người vẫn ngại sợ những câu hỏi của Ngài,
Bởi vì Bạn ngại sợ phải đưa ra những câu trả lời !!!
Bạn … ngần ngại đi đường …
Bởi vì Bạn biết quá rõ đích tới !!!
Bạn ngại sợ đích tới,
Bởi vì Bạn không biết rõ đường đi !!!
“Nếu Bạn biết ân sủng Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với trái tim người mẹ nơi Ngài – một trái tim luôn luôn tốt cách mù quáng –
Với cái nhìn của Ngài … luôn luôn thấy Bạn lúc nào cũng mới …
Với bàn tay … Ngài trao cho Bạn … trang vở lúc nào cũng trắng bung …
“Nếu Bạn biết được ân sủng của Thiên Chúa dành cho Bạn …”
Với sự tồi tệ ở nơi Bạn … và Ngài làm cho Bạn nên một vị thánh,
Qua cái kẽ nẻ bí ẩn nơi Bạn … Ngài len lỏi vào sâu tận đáy lòng Bạn …
Ngài nhận điều Bạn dâng cho Ngài … nhưng Ngài lại muốn tất cả những gì Bạn có …
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ còn khát nữa !”
Con không tha thiết lắm với một Đức Kytô cầu kỳ,
Đức Kytô kín cổng cao tường …
Không ! Con muốn Đức Kytô của thánh Giuse và Đức Maria,
Đức Kytô của các Tông Đồ, của Da-kêu,
Của Nicôđêmô, của Lazarô và của Maria Mađalêna.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nứơc ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không chỉ mơ ước một cuốn sách – dù đó là cuốn sách rất đạo đức đi chăng nữa …
Nhưng cũng có thể làm cho … nhạt nhẽo đi sứ điệp của Ngài !
Con muốn khám phá ra khuôn mặt của Ngài, ở trong nhà Ngài,
Theo Ngài trên tất cả mọi nẻo đường của Tin Mừng.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không còn khát nữa !”
Con không muốn tự coi mình như …
Đã hoàn tất chuyện in ấn hay sao chép lại …
Nhưng con luôn ước muốn tự mình viết ra … Tin Mừng của riêng con …:
Tin Mừng thứ năm: thứ Tin Mừng làm cho Chúa trở thành người bạn đồng hành với con.
“Lạy Chúa, xin cho con thứ nước ấy,
Để con không bao giờ khát nữa !”
Và – nơi chính bản thân con – ngay cả trong những ngõ nghách nhỏ bé nhất,
Vẫn luôn vang lên lời tán tụng: Thiên Chúa hằng sống ! Thiên Chúa hằng sống !
Đức Kitô ở trên thuyền.
Người ta bảo rằng: sự sợ hãi là một cố vấn tồi … vậy mà – ngày nay – sự sợ hãi lại len lỏi khắp nơi, khắp chốn … và còn đe dọa hơn cả chuyện nước tràn vào một con thuyền. Trong một bầu không khí bất ổn, người ta trượt rất mau từ sợ hãi đến nhát đảm… để rồi mạnh ai nấy chạy ! Nỗi hãi sợ làm hao mòn sức đề kháng của con người đến độ làm cho tất cả sức lực của họ tiêu tán và họ bị rơi vào sự đơn độc khủng khiếp. Bạn đã nhìn thấy một con người bị nỗi hãi sợ khuynh loát chưa ? Anh ta không còn là một con người nữa !
Bạn đã nhìn thấy một người kytô hữu … bị nỗi hãi sợ xâm chiếm chưa ? Anh ta không còn là một người con của Giáo Hội nữa ! Bạn hãy đọc lại cái trình thuật về cơn bão được dẹp yên này đi (Mt 8, 23 – 27). Lắng nghe đi Bạn: như từ dưới cuối cái vỏ sò nhỏ bé ấy, một giọng nói trầm đục ẩn chứa niềm hy vọng của Đấng như có vẻ đang ngủ – hay đúng hơn – là tự thả mình trong một giấc ngủ say: “Sao các con lại hãi sợ như thế – hỡi những người yếu lòng tin ?”. Đức Kytô đang ở trên thuyền … và chỉ cần như thế là đủ …Ngài thức hay Ngài ngủ: vấn đề không quan trọng !
Có vẻ như có một số người thích chuyện rêu rao những tin đồn xấu nhằm làm lay chuyển Giáo Hội bằng cách cường điệu những tin đồn ấy lên hoặc bịa đặt những thứ loại tin đồn này nọ …Người ta còn đi đến chỗ bảo rằng: các tin đồn càng có vẻ không thể tin được … thì lại trở thành dễ được chấp nhận trong một ngày bão tố nào đó ! Khi đang có chuyện râm ran khá khờ khạo cho rằng tôi có ý muốn nâng cái căn hầm Nhà Thờ Notre – Dame – de – la – Garde (Nhà Thờ Đức Bà Hằng Cứu Giúp) thành một “khung vòm … kiểu Đền Thờ Hồi Giáo”, một Cha Xứ muốn khôi hài chút chút ( việc phải làm sau cùng trong lần gặp gỡ đó!) trước một quý bà đang sừng sộ: “Thì bà đừng có nghĩ ngợi gì đến chuyện Đức Tổng làm nữa …bởi vì chuyện ấy có nhằm nhò gì đâu … so với cái chuyện Ngài vừa bán bức tượng vàng ở tháp chuông cho người Mỹ và thay vào đó là bức tượng Nữ Thần Tự Do !”…Và thưa các Bạn … thế là tôi đã nhận được cả mươi mười lăm lá thư phản đối dữ dội …
Đức Kitô ở trên thuyền … Các bạn hãy nhìn đi …Đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta – tiên tri Isaia đã từng nói như thế. Và rồi xin cũng đừng bao giờ quên điều này là: khi Đức Kytô ở trên thuyền, Ngài luôn luôn phát hiện … chuyện bão tố nổi dậy. Đó cũng là dấu chỉ Ngài hiện diện ở đấy – Ngài –Đắng vốn có mặt như dấu chỉ của nghịch lý. Thánh Phêrô cảnh báo chúng ta: “Anh em thân mến, anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em”( 1 P 4, 12).
“Đừng sợ !”: đấy là câu nói chìa khóa mà Chúa luôn nói đến với Mẹ Ngài, với các Tông Đồ, vơi mỗi người chúng ta …từ biến cố Truyền Tin cho đến biến cố Phục Sinh. Này nỗi hãi sợ, hãy lui xa ra, Đức Kytô đang ở trên thuyền.
“Hãy xem chim trời …”
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy xem chim trời … chứ không phải là những chú chim bị nhốt trong lồng. “ Chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho … thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ?” ( Mt 6, 26). Sau đó là kết luận như một thứ điệp ca: “Anh em đừng quá lo lắng như thế !”
Chúa Giêsu đã phải khó khăn lắm để làm cho những người đồng bào của mình nghe mình – những người mà Ngài cảm thấy như bị gặm nhấm bởi cơn đói khát tiền bạc đến cào ruột cào gan. Những nền văn minh ở trong sự giàu sang hay những xã hội sống hưởng thụ không có độc quyền trong chuyện thèm muốn quyền lực: chỉ cần một cái đinh thôi là tinh thần chiếm hữu đã bám ngay vào đó rồi. Phải chăng là để “thức tỉnh” thính giả của mình mà Chúa Giêsu đưa ra một loạt những hình ảnh khá là thi vị trong đó chen lẫn cả những lương thực thường dùng và y phục thường mang với những cánh chim trời hay những đóa huệ ngoài đồng.
Nhưng con tim chúng ta, vì quá vướng bận, nên đã cãi bướng cãi bỉnh cho rằng Chúa đưa ra một bài học mơ hồ về sự tiên liệu hay như Renan đã mỉa mai: “ thật là một giấc mơ êm đềm ở Galilée !”. Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu sống cái mệnh lệnh chung ấy từng chữ từng nghĩa để rồi tung tăng như chim trời ? Còn sự khuyến khích nào hơn cho một cuộc sống an nhàn ! Còn sự khích lệ nào hơn cho chuyện chủ trương “ở ẩn” và vô trách nhiệm … rất ít tương hợp với tinh thần liên đới giữa con người với con người ! Và thế là – thêm một lần nữa – chúng ta lại phải tìm cách để làm cho lời Tin Mừng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Vậy thì đâu là ý nghĩa thật đàng sau cái bối cảnh thơ mộng ấy ? Chúng ta hãy đến với một quang cảnh có thật và cũng mang cùng một nội dung huấn giáo: trong ngôi nhà thân thương ở Bêtania, Chúa Giêsu đã trả lời cho chị chủ nhà siêng sắn rằng: “Matta ! Matta ! Con lo lắng và bối rối nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi…” (Lc 10, 41 – 42 ). Ngài không dạy cái môn kinh tế chính trị … nhưng chỉ mời gọi từng con người biết làm cho những tài năng của mình ngày càng thêm phong phú (Mt 25, 14 -30), Ngài chỉ đơn giản khuyên bảo người ta đừng phí cả cuộc sống, đừng tiêu hao mọi lẽ đời … vào những chuyện ăn, mặc … như thế … ngược lại: “ trước hết hãy lo kiếm tìm Nước Trời và đức công chính của Thiên Chúa … Còn tất cả những thứ kia … thì rồi Người sẽ thêm cho …” (Mt 6, 33 ).
Những lo âu của chúng ta trong cuộc sống đời thường rất có thể là dấu chỉ của một tình trạng phóng đãng: không đủ đức tin nơi Thiên Chúa và quá tin tưởng vào Mammon (hình ảnh của tiền bạc được nhân cách hoá). Hơn nữa, những lo âu ấy còn là dấu chỉ của một sự quên lãng chuyện kiếm tìm điều cần thiết duy nhất: quên lãng việc kiếm tìm Nước Trời vốn sẽ mang lại cách dồi dào tất cả những gì cần thiết còn lại cho chúng ta… kể cả sức mạnh giúp chúng ta lên tiếng trước những quan tòa (Mt 13,11) và sự can đảm để bước đi trên mặt nước (Mt 14, 29 – 31).
Tôi nghĩ đến một cách đảo ngược lời dạy của Tin Mừng mà Mauriac đã khá thô thiển khi đưa ra: “ Đừng kiếm tìm Nước Thiên Chúa … và tất cả mọi sự … sẽ được cất đi … sạch trơn !”
Bạn nghe thấy đấy chứ ?
“Thầy là cây nho thật” (Gio 15,1-8)
Cây nho: chúng ta biết đấy: chúng dẫy đầy trên những triền dốc miền Provence và ở nhiều nơi khác nữa khắp đất Pháp ! Và – vì thế – Đức Kytô buộc chúng ta – những người Pháp – chúng ta phải trách nhiệm hơn về Tin Mừng nói đến cây nho – đặc biệt là các Giám Mục …Ngày xưa – khi nghĩ đến chuyện được tuyển chọn làm Giám Mục – người ta sẽ được thừa kế một cây nho đẹp nhất Giáo Phận ! Rồi hết cây nho này đến cây nho khác … và đây – giờ phút này – chính là lúc trở thành cây nho xinh xắn nhất !
Khi dân Israel chuẩn bị rời sa mạc để vào Đất Hứa, những nhánh nho huyền hoặc, kẽo kẹt trên vai những người khiêng, là biểu tượng sự phong phú của vùng đất đai ấy. Sau này thì lại chính là Israel được các tiên tri trình bày như một cây nho do Thiên Chúa – Đấng đă đặt để tất cả tình yêu, tất cả hy vọng của Người vào đó – để đích thân Người trồng. Thế nhưng bài tình ca êm ả ấy đôi khi lại biến thành những âm điệu rên rỉ nặng u buồn: tình yêu … có chút thất vọng … khiến đành phải ra tay với cây nho được tuyển nhưng chỉ mang lại thứ nước chua chát ! Đừng quên rằng Thiên Chúa – để diễn tả nỗi niềm đam mê trong tình yêu của Người dành cho chúng ta - đã dùng cái hình ảnh choáng váng, ngất ngây của cây nho.
Thiên Chúa không chỉ là người chủ vườn nho … mà chính Người là cây nho, “ cây nho thật”, và chúng ta là cành của cây ấy: Chúa Giêsu đã công bố như thế trên con đường đưa đến Gethsémani với dẫy đầy những cây nho bọc quanh – nơi mà Ngài tự nguyện đi vào cùng với các môn đệ của Ngài – những con người vai chen vai như cùng với Ngài làm thành một nhánh nho duy nhất. Và cành nho ấy càng được cắt tỉa thì càng trĩu nặng hoa trái … bởi vì nó đã chịu phó thác trong tay người cắt tỉa nó.
Chỉ người nào gắn kết với thân mới mang lại hoa trái …Sự tương cận song phương ấy được thể hiện nơi bí tích Thánh Thể. “Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”(Mc 14, 25), thứ rượu được chuẩn bị cho tiệc cưới ở Cana, thứ rượu mang lại niềm hoan lạc tâm hồn người kytô hữu, thứ rượu tô hồng khuôn mặt của Giáo Hội. Giáo Hội ủ rượu Thánh Thể của mình trong men của niềm vui: Giáo Hội đếm từng ngày hiện hữu của mình qua bầu khí lễ hội của việc cử hành Thánh Thể ở mỗi một ngày mới.
Tin Mừng về cây nho đưa chúng ta đến với vinh quang của Thiên Chúa. Không có một sự đào thoát nào về phía những vườn nho đỏ thắm. Không một giọng hát vang vọng của những người hái nho. Thiên Chúa - chỉ một mình Thiên Chúa trong vinh quang của Người – Người nâng niu từng chùm trong yêu thương và hái hoa trái của Giao Ước giữa Người vơi con người. Và – khi đó – trong thinh lặng của mặt đất, vang lên bài ca hoan lạc của Đấng Yêu Thương dành cho cây nho – cây nho xinh đẹp của Người mà mỗi chúng ta là cành.
“Phúc thay những người xây dựng hoà bình !”
Khúc khởi đầu của cái mà người ta gọi là Bài Giảng trên núi mang máng giai điệu của một thứ điệp ca ngâm nga hay nói đúng hơn là một giòng nhạc “boléro” được lặp đi lặp lại: tám lần tất cả: Phúc thay ! Phúc thay ! Sau mỗi mối Phúc, giọng ngâm nga quay lại với dấu nhạc đầu, nó nhẹ nhàng ca tụng cùng một nỗi niềm hạnh phúc ấy … để rồi – mơn man trong niềm hoan lạc nếm nghiệm và chuẩn bị dồn dập cho một mối phúc khác … chan hòa niềm vui …Mỗi một giai điệu củahạnh phúc ngang qua chen lẫn những suy tư đón nhận được, lật đổ những ngẫu nhiên cỗi già, lay chuyển núi non và giúp khám phá những chân trời mới.
Tám Mối Phúc kêu gọi chúng ta thực hiện điều đối nghịch với những gì chúng ta vẫn làm: Đức Kytô dạy cho chúng ta phải nhìn thế giới ở bề mặt bên kia … và nhận ra ý nghĩa thật của nó. Điều nghịch chướng ấy – chủ nghĩa sống không giống với đa số ấy – có thể nhận ra ngay qua chuyện đề cập đến sự nghèo khó, tình trạng bất bạo động, những giọt nước mắt, việc bị bách hại … nhưng nghịch chướng lại có vẻ … ít gây tranh cãi hơn trong mối Phúc đề cập đến hòa bình …Bởi vì – ngay ở thoáng đầu tiếp cận - việc công bố “phúc cho những ai xây dựng hòa bình” có vẻ như chẳng có gì mới lạ: người ta không cảm nhận cú chích nhẹ nhàng của một điều gì đó đòi buộc một hành động trái chiều.
Thế nhưng – xin hãy nghiệm cho kỹ: Mối Phúc về hòa bình là một Mối Phúc cũng gây choáng váng y những Mối Phúc khác –một Mối Phúc cũng làm chúng ta nhảy dựng y như những Mối Phúc khác …Hòa bình mà Đức Kytô để lại cho chúng ta như gia sản … thì không là thứ hòa bình theo kiểu của con người: còn hơn thế nữa: đó là thứ hòa bình mang sự sắc nhọn của “cung kiếm” như Đức Kytô dạy (Mt 10,34), thứ hòa bình buộc chúng ta phải ở trong tình trạng chiến tranh với tất cả những thứ hòa bình giả tạo … cả bên trong lẫn về phương diện chính trị. Hoà bình thực sự rất đắt giá đối với kytô hữu … và chúng ta không bao giờ có thể thoát ra khỏi cuộc chiến ấy mà toàn thân nhưng dẫy đầy những vết tích của Đức Kytô chịu đóng đinh …y như thánh Phanxicô thành Assisi – vị thánh vĩ đại của nền hòa bình nhân loại.
“Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”(Gio 14,27). Shalom là từ lịch lãm nhất của Kinh Thánh – từ duy nhất có thể thỏa mãn con người – bởi vì nó đụng đến con người trọn vẹn cả xác lẫn hồn, nó làm cho con người nên hoàn toàn, bất khả xúc phạm, công minh, hài hòa với Thiên Chúa, với tha nhân, với thiên nhiên, với chính mình. Trong ý nghĩa đó, mối Phúc xây dựng hòa bình là mối phúc tràn ngập niềm hoan lạc thần thiêng nhất. Từ đấy mà chúng ta hiểu được tại sao cái con người lo xây dựng hòa bình … thì được gọi là “con Thiên Chúa”: Cha nào con nấy mà !
Lễ Lá: Con Người ấy: Ngài là Ai ?
Phải, cái con người trên lưng một con lừa con đang ngất ngưởng trên triền đồi Cây Dầu hướng về Giêrusalem ấy – Ngài là Ai ? Ngài chẳng công bố gì, Ngài chẳng yêu cầu gì … giữa những “Hosanna” và tiếng la hét vinh thắng. Một cách đơn giản, Ngài nhận lấy cương vị của Ngài – cương vị trung tâm – cương vị chúa tể.
Vẫn mãi tồn tại một cuộc chiền dài lâu chống lại cơn cám dỗ của Thiên Chúa và sự dữ nơi con người, chống lại sự vô tín của những người này và não trạng thuần nghi thức nơi những người khác. Rồi sẽ xảy ra cái khô khốc, cái kinh khủng, cái huyền nhiệm của cuộc chiến trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn. Thế nhưng – hôm nay – trong ngày Lễ Lá – với quyền lực của mình – Ngài sắp xếp tất cả: Ngài đặt để ai vào chỗ nấy … bằng cách chính Ngài thể hiện cái cương vị phải có của Ngài. Vâng, điều vô cùng quan trọng là mỗi người phải biết đâu là chỗ của mình trong cuộc sống cũng như trong một nhóm đoàn tuỳ tùng. Hôm nay, Chúa Giêsu – dù im lặng – Ngài vẫn dạy cho chúng ta biết rằng: chỗ của chúng ta chỉ có thể có được trong tương quan với Ngài mà thôi.
Dĩ nhiên là Ngài biết rất rõ cái vinh quang hò hét ấy …mong manh biết bao và sự tôn vinh dành cho Ngài lúc ấy cũng quá ư mơ hồ…thế mà Ngài – Đấng từ rất lâu vẫn ẩn dấu danh hiệu đích thực của mình – thì bây giờ lại công khai đón nhận những tung hô … và cả ngộ nhận nữa !
“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”.Với chúng ta – khi chúng ta đến với người khác – thì hoặc là nhân danh nhu cầu nào đó mà chúng ta cần đến họ hay nhu cầu của họ mà họ cần đến chúng ta. Nhưng Ngài, Ngài đến nhân danh Chúa với một tình yêu trong sáng và nhưng không nhất. Và còn lớn hơn cả cái chuyện ở trong tình trạng vô danh tiểu tốt nữa … Ngài đón nhận cái nguy cơ trở thành kẻ bị hiểu lầm … thậm chí là kẻ giả danh ! Thế nhưng … đấy lại là Chương Trình của Thiên Chúa: đó là ẩn ẩn hiện hiện – rất rõ ràng nhưng cũng vô cùng nhiệm mầu.
Niềm vui của ngày Lễ Lá hoàn toàn không là một miếng mồi nhử … nhưng là một niềm đợi trông. Vương Triều của Chúa Giêsu không là một ảo ảnh nhưng là một lời hứa.
Sự hoan hỉ của dân chúng cởi bỏ áo sống của mình quăng xuống lót đường Chúa Giêsu đi từ Betania vào Giêrusalem thoáng cho chúng ta thấy cái hành vi lột bỏ tất cả mà con người thật của ngày Lễ Lá đã trở thành Ecce Homo của ngày Thứ Sáu Thánh.