Tôi bước đi như một chú lừa (tiếp theo)
Con đường hướng đến Thánh Giá.
Cuộc Thương Khó của Chúa Chúa Giêsu không chỉ là đoạn đường ngắn ngủi đi từ vườn Cây Dầu lên tới đỉnh Calvariô mà thôi . Con đường Thánh Giá sẽ không thể hiểu nổi …nếu ở bên ngoài con đường HƯỚNG đến Thánh Giá , và con đường này không bao giờ có tận : trọn vẹn cuộc đời của Đức Kytô luôn phải được cảm nhận như một hành trình hướng đến Thánh Giá . Vì thế , khi suy niệm về cuộc Thương Khó … mà chỉ gặp được Đức Giêsu ở cuối đường thôi thì không đủ .
Cái nhìn đầu tiên đưa chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm của chính thân phận Con Thiên Chúa làm người : “Vâng lời cho đến chết trên Thánh Giá .”(Ph 2, 8) .”Khi vào trần gian , Đức Kytô thân thưa : “Lạy Thiên Chúa , này con đây , con đến để thực thi ý Ngài .” (Do Thái 10 , 5 – 7) và Ngài dám khẳng định rằng “lương thực” của Ngài là làm theo ý của Đấng đã sai Ngài đến (Gio 4 , 34) . Một sự thừa nhận không thể hiểu thấu cho ta cái cảm nghiệm về cuộc thương khó trọn vẹn và liên tục của một hữu thể chấp nhận từ bỏ đến như thế và hoàn toàn trống vắng ngay cả cái bản thể của mình !
Ngay từ đầu Đức Giêsu đã quá biết con đường đưa Ngài đến với Thánh Giá và suốt cuộc đời mình , Ngài luôn sống với cái tâm thức về Thánh Giá , thậm chí cả cái “giờ” cao điểm của Thánh Giá nữa .Trọn vẹn phong cách của Ngài đặt nền trên giây phút mà Ngài gọi là “giờ của Ta” – giờ do chính Chúa Cha ấn định . (xx Gio 2 , 4 ; 7, 30 ; 8 , 20 ; 12 , 23 ; 13 , 1 ; 16 , 32 ; 17 , 1 ) . Ngài không đoán trước về Thánh Giá … mà cái bóng của Thánh Giá soi sáng và đo lường hiện hữu của Ngài . Khi Ngài nói đến “giờ” của mình … thì không bao giờ thời gian đã đọng lại ở một gánh nặng nào đó của thảm kịch (Lc 12, 50) . “Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến”!Thầy biết nói gì đây ?Lạy Cha , xin cứu con khỏi giờ này , nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” (Gio 12, 27) .Biết bao nhiêu đấu tranh nội tâm đã xảy ra nơi Ngài trước khi thốt lên những lời kinh khủng của giây phút hấp hối (Mc 14 , 33 và 36) ! Thánh sử Luca cho chúng ta thấy rằng : khiđến giờ lên Giêrusalem lần cuối , Đức Giêsu “trân mặt” … lên đường …(9,51) …vì ý thức được điều gì đang đợi chờ Ngài ở đó .
Tuy nhiên Đức Giêsu không đến với Thánh Giá như một….con người máy , một con người khắc kỷ bị từ khước hay một con vật bị lùa đi . Ngài đi tới không ngại ngần và cũng chẳng hãi sợ …đồng thời –trên con đường đi của mình – Ngài lặng lẽ công bố -lúc này hay lúc khác – cuộc Thương Khó mình sẽ chịu … rồi tiếp tục sống cách rất bình yên giây phút hiện tại của mình . Cho đến cuối đời lúc nào cũng rạng rỡ nới Đức Giêsu niềm an bình tuyệt diệu : không gì dễ chịu cho bằng sự phó thác hoàn toàn của người con trong vòng tay Cha mình .(Lc 24 , 46)
Hoà giải bằng Thánh Giá Chúa Kitô.
Ngày nay người ta không muốn dừng lại trước Thánh Giá chút nào cả …hay , nếu có dừng lại, thì cũng rất ngắn ngủi … rồi người ta vội vội vàng vàng để đi đến với biến cố Phục Sinh … cho rằng điểm cuối cùng mới là quan trọng …Thế nhưng không phải là không có lý do khi cả bốn tác giả Tin Mừng – vốn là những con người bình dị – lại dành quá nhiều thời gian cho những chi tiết trong tường thuật của mình về cuộc Thương Khó như thế . Không phải chỉ vì vô tình mà thánh Phaolô cho chúng ta biết là Đức Kytô đã hoà giải tất cả bằng cách “ mang lại bình an nhờ máu Ngài đổ ra trên Thánh Giá”(Col 1, 20) … đồng thời ông cũng dám công bố là ông đã quyết định để “ không còn muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kytô , mà là Đức Giêsu Kytô chịu đóng đinh vào Thánh Giá” ( 1 Co 2,2) … để rồi ông cho thấy rõ cái “quá ư bất lợi” của lời rao giảng vốn là “ điều ô nhục đối với người Do Thái , sự điên rồ đối với dân ngoại.” ấy (1Co 1, 23) .Chính với Thánh Giá – lưỡi giáo của sứ điệp ông rao giảng – mà Phaolô không ngừng đấu khẩu với tất cả những ai tìm cách để “cất bỏ” nó đi hoặc làm cho nó trở nên dễ chịu hơn .
Thánh Giá là nơi vừa giúp chúng ta ý thức được về chiều sâu của tình trạng sa ngã nơi chúng ta , vừa giúp chúng ta nhìn ra sự cao cả của tình yêu mang đến ơn cứu độ cho chúng ta , vì chính tình yêu đã treo Đức Kytô lên Thánh Giá … chứ không phải là những mũi đinh nhọn đâu . Thánh Giá là cuốn sách vĩ đại trong đó nhân loại đọc thấy toàn bộ lịch sử của mình – lịch sử mà chỉ khi nào con người đọc ở bề trái của nó mới có thể hiểu được . Người ta phải bắt đầu từ thời cuối cùng ngược lên cho đến giai đoạn khởi đầu : bởi vì Đức Kytô – Adam mới – mới thực sự là Adam đầu tiên : Đấng Cứu Thế có trước kẻ tội phạm và sự tha thứ đi trước tội lỗi …Cuối cùng và một cách rất ư nghịch thường … đó là tội lỗi thực ra chỉ là dịp để mang lại cho Thiên Chúa niềm vui vì có được “điều kiện” để tha thứ cho chúng ta , và Thiên Chúa chỉ có thể hé mở cho chúng ta nhìn thấy khuôn mặt Người khi Người bày tỏ lòng thương xót của Người cho chúng ta . Đó cũng là lý do cho chúng ta thấy tại sao – trong kinh Tin Kính – chúng ta được kêu gọi không phải là để tin chuyện tội lỗi nhưng là để tin vào lòng dung thứ , tin vào ơn tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta .
Hãy nhìn vào Tông Đồ Phêrô – con người “sa ngã” tới ba lần ở vào cái giây phút quan trọng nhất – ông cũng là con người mà Đấng Phục Sinh đã khơi gợi để ông tuyên xưng tới ba lần tình yêu của mình với Thầy : ông là hình ảnh tiên báo cho cái dân tộc mới này bao gồm những con người vốn rất ư nhu nhược … nhưng lại trở thành – theo kiểu nói của Phaolô – những sứ giả của sự hòa giải (2 Co 5 , 18-20) – một sự hoà giải không ngang tầm với chuyện những thứ loại hầu bao và thậm chí cũng không ngang tầm với chuyện thánh lớn thánh nhỏ … mà là ơn tha thứ hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa Hằng Sống .
Cái cảnh quang sầu thảm của trần thế hôm nay hoàn toàn không thể làm cho chúng ta thất vọng …Bởi vì – ẩn mình sau cái bề rộng và bề dày của sự dữ – tôi luôn luôn nhận được ở khắp nơi hàng ngàn ngàn những bông hoa nhỏ xíu của niềm hy vọng thấm đẫm nước mắt của những nạn nhân và máu của các tử đạo.
Ba nụ hôn trong cuộc Thương Khó
Trong thảm kịch của cuộc Thương Khó – nơi mà tất cả được ghi dấu bởi bạo lực và hận thù , nơi mà như Bossuet nói : “tất cả đều biến thành thánh giá” – có ba nụ hôn … để chúng ta suy gẫm …
Nụ hôn thứ nhất là của con người đã hôn Chúa Giêsu trong ngôi nhà người ta mời Chúa đến . Không quan trọng gì chuyện người phụ nữ của lần xức dầu thơm mang dấu ấn của giờ an táng ấy có phải là Maria Magdala hay là Maria của Bêtania hay không (Mt 26 , 6 – 13) , cũng chẳng có gì là quan trọng việc chị ta có phải là “người phụ nữ tội lỗi” của lần xức dầu đầu tiên như dấu chỉ của sự thống hối hay không (Lc 7,36-50) . Điều quan trọng là nhìn thấy Chúa Giêsu đón tiếp một phụ nữ khiêm tốn và nhẹ nhàng biết bao khi chị ta “ lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người , lấy tóc mình mà lau ,rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên”
Nụ hôn thứ hai là một nụ hôn xúc phạm . Đó là nụ hôn của kẻ phản bội , của Yuđa – kẻ đã chọn cái hành vi thanh lịch nhất của tình bạn hữu để làm dấu chỉ tồi tệ nhất cho sự phản trắc : “Tôi hôn ai thì chính là người đó . Các anh bắt lấy !” (Mt 26, 48-50) .Đứng trước cái cử chỉ của người môn đệ trơ trẽn và dày mặt … tiến đến ôm hôn mình …Chúa Giêsu đã đáp lại bằng một thái độ cảm thán nặng sầu tủi và hoàn toàn phó thác cho ý muốn của Chúa Cha : “Bạn Ta , con hãy làm như mình muốn !”
Nụ hôn thứ ba chính là nụ hôn của Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá . Tin Mừng không nói gì đến nụ hôn này … nhưng chắc chắn là có nụ hôn này … Chúng ta dễ dàng để có thể tưởng tượng ra rằng : khi đón nhận cái xác bất động của con mình trên gối mình , Đức Maria đã trùm phủ những nụ hôn trên mặt con . Tất cả các bà mẹ – trong hoàn cảnh đớn đau ấy – đều không làm gì khác hơn … Và nụ hôn cuối cùng của Đức Maria trở thành dấu chỉ xúc động của sự gắn kết trọn vẹn của Ngài vào hiến tế của Đức Kytô Cứu Thế .
Một người kytô hữu mà không hiểu được nụ hôn của “Mađalêna” , không cảm thấy bất xứng cái nụ hôn của Yuđa , và không động lòng với nụ hôn của Đức Mẹ … thì – nơi con người đó – chẳng còn gì là con người nữa … và anh ta cũng chẳng còn gì để mà đợi trông nơi cuộc Thương Khó của Đức Giêsu nữa ! Con người đó trở thành thành phần của đàn chiên mà – theo ngôn ngữ của Claudel – nó “ ngủ và rống … trong giấc ngủ sâu như loài thú .”
“Xuống ngục tổ tông”
Chúng ta hầu như không quan tâm gì đến tín điều này trong Kinh Tin Kính hiện vẫn rộn rã vang lên một cách lạ hoắc trong cái không gian văn hoá vốn là của chúng ta lúc này đây . Thế nhưng … nếu tín điều này là thành phần của nội dung cốt yếu của đức tin chúng ta … thì chúng ta phải tự hỏi chính mình xem : việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông có ý nghĩa gì đối với chúng ta ?
Vào giây phút sinh thì , Chúa Giêsu đã “xuống ngục tổ tông ”. Không quan trọng gì những tư tưởng mang tính vũ trụ học loay hoay trong cái hình ảnh này … nhưng chúng ta phải biết rằng cái kiểu nói Kinh Thánh về “ngục tổ tông” nhằm trình bày nơi chốn mà mọi người qua đời an nghỉ … dù họ là những con người công chính hay là những kẻ vô đạo … Khi đến với họ , Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng Ngài gắn bó biết bao với thân phận của con người : một sự gắn bó vượt trên cả hành vị của sự chết để được chia sẻ một tình trạng với tất cả những gì làm nên sự nhập định nhiệm mầu . Với “ thời gian an nghỉ giữa kẻ chết “ này , Chúa Giêsu cũng cho thấy được tất cả những hậu quả của tội lỗi . Chúng ta đạt tới đỉnh điểm của lý luận về mầu nhiệm Nhập Thể … bởi vì tất cả là hoa trái thuần tuý của một tình yêu nhưng không .
Đồng thời cũng phải nhận ra rằng việc Đức Kytô đi xuống này cũng đã là một sự tôn vinh chiến thắng của Ngài trên sự chết . Điều đã làm các kytô hữu tiên khởi mê say đó là cuộc phiêu lưu kỳ thú của Chúa Giêsu xuống “ngục tổ tông” , nơi con người gần như bị giam cầm và cuộc giải phóng Ngài thực hiện . Thời gian “ở giữa những kẻ chết” này của Ngài – vì thế – cũng là một cách linh động hoá chiến thắng của Chúa Giêsu trên Satan , kẻ vốn muốn cầm giữ những người chết . Từ đấy – nhờ Đức Kytô – “ngục tổ tông” hoàn toàn khác với hỏa ngục … bởi vì chỉ thực sự có cái chết – “cái chết thứ hai” mà Khải Huyền nói tới – đối với những ai chối từ ơn cứu chuộc .
Phụng Vụ Syrie tung hô : “Như một vận động viên phóng xuống nước , Ngài nhào vào “ngục tổ tông” để tìm lại hình ảnh của Ngài chìm ngập trong đó” ; và – hỡi Adam mới – này đây là công cuộc trở lại địa đàng mà con người đã bị đuổi ra khỏi trước đây . Người ta không thể tách rời hai mặt của một thực tại duy nhất : xuống và lên (Rm 10 , 3-8 ; Ep 4,7-10) , hạ mình và vinh thăng (Ph 2, 6-11) . Phải đi đến chỗ khẳng định rằng việc Vinh Thăng của Đức Kytô trùng hợp với sự kiện Ngài sống lại : ngay từ khi phục sinh , Chúa Giêsu đã được Chúa Cha vinh thăng và Ngài đã “ở bên hữu Chúa Cha “ rồi . Nhìn từ phía Thiên Chúa thì sáng Phục Sinh cũng đã là sự kiện Lên Trời rồi .
Lịch sử hôm nay của chúng ta đang ở trong hành trình đi xuống của Đức Kytô vào âm phủ . Chúng ta thường ở trong âm phủ với thời gian dài hơn “một mùa” … nhưng chúng ta biết rằng chúng ta đụng chạm hành trình đi xuống này khởi sự từ chính cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu trong niềm chắc chắn về một hành trình đi lên nhằm giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi .
“Và Ngài lên trời”.
Tất cả đều nằm trong mầu nhiệm Phục Sinh - từ biến cố Sống lại cho đến sự kiện Lên Trời - dù vẫn dàn trải theo trình tự của thời gian … Tất cả y như những hình ảnh chất chồng lên nhau để rồi sáng tỏ dần dần … đến độ thánh sử Luca cô đọng thời gian bốn mươi ngày ấy trong chỉ một ngày : ngày Lễ Phục Sinh (24,50-51). Quả thực là ngay từ khi ra khỏi mộ , Đức Kytô đã được vinh thăng “bên hữu Chúa Cha” rồi : Sống Lại và Vinh Thăng là hai sự kiện không thể tách biệt nhau . Hơn nữa – với thánh Gioan – thì ân sủng của Thánh Thần vốn dồi dào trong cuộc vinh thăng đưa vào vinh quang đã có hiệu lực ngay chiều Phục Sinh ( 20 , 17 – 22 ) . Thật là tội nghiệp cho cái cách tính thời gian nghèo nàn trong các thứ niên lịch này nọ của con người ! Với Thiên Chúa : không có vấn đề thời gian .
Nhưng không gian “trời” mà Đức Giêsu vinh thăng …ấy là như thế nào ? Chắc chắn không là không gian “trời” của các nhà thiên văn hay các phi hành gia và dĩ nhiên cũng không là cái không gian “trời” của môn khí tượng học vốn chiếm khá nhiều chỗ trong các phương tiện truyền thông hôm nay . Việc tạo dựng thì không giống như một cái thùng khổng lồ và mong manh chứa đựng những thứ hạng “ở trên” hay “ ở dưới” . Thật là tội nghiệp cái môn vũ trụ luận của con người ! Với Thiên Chúa , không gian không hiện hữu .
Xin các bạn đừng loay hoay với những bức tranh về không gian “ trời” ấy làm gì … dù chúng rất hữu ích cho việc giúp chúng ta có thể suy nghĩ đôi chút về điều không thể suy tưởng được … Bởi vì “trời” : đó chính là Thiên Chúa . Đức Kytô chính là tình yêu trông thấy của Thiên Chúa vô hình (Gio 14 , 8 – 9 ) . Một dấu chỉ thì có thể định chỗ định vị được … nhưng tình yêu thì không . Những con người có tinh thần mạnh mẽ sẽ mỉm cười đứng trước cái quang cảnh Lên Trời hơi có vẻ kịch bản ấy … nhưng hình ảnh nhìn thấy đó không khuyến khích chúng ta tiếp tục tưởng tượng nữa : “Hỡi những người Galilê , sao còn đứng mãi đó mà nhìn trời làm gì ?” (Tđcv 1 , 11).
“Lạy Cha chúng con ở trên trời … xin hãy ở trên đó luôn đi !” : Prévert đã mai mỉa như thế đó . Ong ta không hiểu rằng khi tự đặt vấn đề về “trời” … thì không phải là buông mình vào trong một giấc mơ ngây ngô nhưng là đào sâu trái đất này để biết cho tường cho tận sự hiện diện ẩn tiềm : đó là Thiên Chúa ở trong chúng ta . Đó là tìm cho ra “trời” ngay trên mặt đất này , “dưới đất cũng như trên trời” . Con người đã ở trên trời rồi … ngay từ khi nối kết với Thiên Chúa . Khi lên trời , Đức Kytô không rời xa chúng ta … ngược lại Ngài còn hiện diện rõ ràng hơn nơi chúng ta nhờ Thánh Thần mà Ngài gửi đến cho chúng ta . Qua đó , Ngài thực hiện chương trình đầy yêu thương của Thiên Chúa : đó là “qui tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kytô” (Ep 1 , 10 )
Vậy thì “trời” là gì ? Là tất cả mọi người… cùng với chúng ta : toàn thể tạo dựng – cuối cùng – được giao hoà …“Trời” là gì ? Là trọn vẹn Thiên Chúa … nơi tất cả chúng ta .
“Đụng sờ để Tin ?
Chúng ta ở trong thế giới của những con người “ muốn luôn luôn được đụng và sờ” : để có thể đảm bảo về một thực tế , nhất định là phải đụng tới được , phải sờ vào được hay ít ra thì cũng có thể có được một dấu chứng loằng ngoằng nào đó từ một cái “máy sự thật” !!! Trong bối cảnh một nền văn hoá như thế … thì TIN vào cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Kytô – đối với ngững người vô tín – là như một thứ ảo tưởng ! Dù thế thì Giáo Hội không ngừng thân thưa với Chúa của mình : “Rabbouni” – “lạy Thầy” – như Maria Magđala trong buổi sớm Chúa Sống Lại (Gio 20 , 16). Mỗi người trong chúng ta sống niềm tin phục sinh ấy , sống mầu nhiệm trông thấy của Vị Thiên Chúa hằng sống .
Chúng ta cũng thường hành động như Tông Đồ Thomas – con người thực dụng vốn chỉ hài lòng với chủ thuyết thực tế của mình . Ở buổi mai của biến cố Phục Sinh , sự chắc chắn duy nhất nơi Thomas - một sự chắc chắn đau đớn : đó là Thánh Giá ! Còn lại chẳng qua là những chuyện dông dài của đám “phụ nữ thánh thiện” thế thôi ! Đức Kytô đã có thể bỏ mặc cho cái con người lỗi hẹn với anh em mình ấy chai cứng trong “tình trạng vô tín” của mình vì anh ta đã vắng mặt trong lần hiện ra đầu tiên của Ngài với các Tông Đồ …Thế nhưng Ngài đã không làm như vậy … ngược lại tám ngày sau , rất rạch ròi với Thomas , Ngài lập lại cùng một cảnh tượng như trước … và đáp ứng ngay với những đời hỏi của người môn đệ mình , Ngài đưa ra cho ông những bàn tay còn in dấu lỗ đinh và chỉ cho ông cạnh sườn bị đâm thâu : “Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”(Gio 20 , 27) . Và Thomas , nhảy từ đỉnh này qua đỉnh khác , đã làm một cuộc tuyên xưng đức tin kích phát nhất mà Tin Mừng ghi lại :”Lạy Chúa , lạy Thiên Chúa của con”. Không một ai khác có thể nhận diện rõ ràng được như thế về Đấng Bị Treo vốn là Thiên Chúa .
Tóm lại , cái nền văn hoá độc tôn khoa học – mặc dù có những kiêu hãnh hay “bị cận thị” đấy – nhưng có thể cũng có lý : phải đụng tới được thì mới tin ! Thế nhưng với Chúa Giêsu … thì những chứng nhân của Ngài không cần phải như vậy . Phải “đụng” tới được những con người nam cũng như nữ trong hôm nay luôn sống là môn đệ của Đấng Sống Lại . Đáp lại lời của Đức Kytô : “ Phúc cho những ai không thấy mà tin” là câu trả lời của thánh Gioan : “Điều mà chúng tôi đã thấy tận mắt , điều tay chúng tôi đã chạm tới được : đó là Lời sự sống” (1 Gio 1 , 1-4) . Giáo Hội được cấu tạo bởi một dây chuyền khổng lồ những con người làm chứng luôn gửi đi – từ thế hệ này đến thế hệ khác – một kinh nghiệm cá nhân thật hơn một khảo nghiệm khóa học nhiều .
Nếu bản thân chúng ta tin … thì chính là vì chúng ta đã thấy và đã đụng tới được những con người tin – những kytô hữu – và chúng ta vẫn còn gặp họ mỗi ngày để nâng đỡ đức tin mong manh của chúng ta . Thế còn những người khác thì sao ? Họ có nhìn thấy nơi chúng ta những chứng nhân chân thực như thế không ? Rất rất nhiều người – để có thể tin – vẫn đợi chờ để nhìn thấy chúng ta , để đụng tới chúng ta như nhìn thấy và đụng tới Đấng Sống Lại .
Sự mới mẻ của Phục Sinh
Lại Phục Sinh . Về phía Chúa Giêsu Kytô … thì luôn luôn là như thế :Đức Kytô đã sống lại , Ngài không chết nữa . Thế nhưng về phía chúng ta … thì không phải lúc nào cũng như thế … vì nhân loại sống trong một khu nghĩa trang vĩ đại … và có vẻ như người ta lết lê hết ngôi mộ này đến ngôi mộ khác giữa những ánh chớp rực sáng của biến cố sống lại . Thường nằm nhiều hơn là đứng … nhưng không bao giờ thất vọng , chúng ta luôn sẵn sàng để cùng sống lại với Đức Kytô .
Phục Sinh : đó là một buổi sáng mới . Bắt đầu từ bình minh hôm ấy , giòng lịch sử - vốn đã trải dài từ lâu – bỗng đổi chiều mãi mãi : nó đã có một chiều hướng dứt khoát cho mình . Như thời của buổi đầu Sáng Thế , đấy là một khởi sự thanh tân . Một tạo dựng mới hình thành cùng với Đấng Bị Treo hằng sống . “ Đây là ngày Thiên Chúa tạo thành” : Phụng Vụ Phục Sinh vang ca như thế . Kytô hữu là người lữ hành dưới Anh Mặt Trời bừng sáng ; họ là người thợ của một Ngày không tận .
Phục Sinh : đó là những con người mới .Cử hành biến cố Phục Sinh ( hay đúng hơn là cử hành những lần “sống lại” của chính mình) : đó là cùng với Đức Kytô vượt qua cái chết để vào sự sống . “Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới” (1 Co 5,7) . Điều mà thánh Phaolô nói với những người kytô hữu tiên khởi thì cũng là lời nhắn nhủ dành cho mỗi người trong chúng ta .
Phục Sinh : đó là một thế giới mới . “Sao lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ?” (Lc 24 , 5) . Dĩ nhiên là cái chết vẫn không cất đi cái mặt nạ thê thảm của nó … thế nhưng giữa lòng thế giới đã có một lỗ hổng được mở và những năng lực của sự Sống Lại bung tỏa : một tương lai dành cho chúng ta nếu chúng ta đón nhận . Không còn gì là u tối , không còn gì là định mệnh , sự bất khả trở thành điều có thể …
Ngôi mộ của Đức Kytô – vốn đã trở thành chiếc nôi cho Giáo Hội – ngôi mộ ấy không cần phải bảo vệ và cũng chẳng cần phải chiếm lại làm gì : nó đã trống ! Đức Kytô hằng sống đến Galilê trước chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống . Sự mới mẻ của Phục Sinh phải bừng sáng mọi nơi . Chúng ta có sẵn sàng để trở thành những chứng nhân cho đến “ tận cùng trái đất” , nghĩa là xa , rất xa … cho mãi đến tận sâu thẳm của mỗi chúng ta không ?
Con đường hướng đến Thánh Giá.
Cuộc Thương Khó của Chúa Chúa Giêsu không chỉ là đoạn đường ngắn ngủi đi từ vườn Cây Dầu lên tới đỉnh Calvariô mà thôi . Con đường Thánh Giá sẽ không thể hiểu nổi …nếu ở bên ngoài con đường HƯỚNG đến Thánh Giá , và con đường này không bao giờ có tận : trọn vẹn cuộc đời của Đức Kytô luôn phải được cảm nhận như một hành trình hướng đến Thánh Giá . Vì thế , khi suy niệm về cuộc Thương Khó … mà chỉ gặp được Đức Giêsu ở cuối đường thôi thì không đủ .
Cái nhìn đầu tiên đưa chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm của chính thân phận Con Thiên Chúa làm người : “Vâng lời cho đến chết trên Thánh Giá .”(Ph 2, 8) .”Khi vào trần gian , Đức Kytô thân thưa : “Lạy Thiên Chúa , này con đây , con đến để thực thi ý Ngài .” (Do Thái 10 , 5 – 7) và Ngài dám khẳng định rằng “lương thực” của Ngài là làm theo ý của Đấng đã sai Ngài đến (Gio 4 , 34) . Một sự thừa nhận không thể hiểu thấu cho ta cái cảm nghiệm về cuộc thương khó trọn vẹn và liên tục của một hữu thể chấp nhận từ bỏ đến như thế và hoàn toàn trống vắng ngay cả cái bản thể của mình !
Ngay từ đầu Đức Giêsu đã quá biết con đường đưa Ngài đến với Thánh Giá và suốt cuộc đời mình , Ngài luôn sống với cái tâm thức về Thánh Giá , thậm chí cả cái “giờ” cao điểm của Thánh Giá nữa .Trọn vẹn phong cách của Ngài đặt nền trên giây phút mà Ngài gọi là “giờ của Ta” – giờ do chính Chúa Cha ấn định . (xx Gio 2 , 4 ; 7, 30 ; 8 , 20 ; 12 , 23 ; 13 , 1 ; 16 , 32 ; 17 , 1 ) . Ngài không đoán trước về Thánh Giá … mà cái bóng của Thánh Giá soi sáng và đo lường hiện hữu của Ngài . Khi Ngài nói đến “giờ” của mình … thì không bao giờ thời gian đã đọng lại ở một gánh nặng nào đó của thảm kịch (Lc 12, 50) . “Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến”!Thầy biết nói gì đây ?Lạy Cha , xin cứu con khỏi giờ này , nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” (Gio 12, 27) .Biết bao nhiêu đấu tranh nội tâm đã xảy ra nơi Ngài trước khi thốt lên những lời kinh khủng của giây phút hấp hối (Mc 14 , 33 và 36) ! Thánh sử Luca cho chúng ta thấy rằng : khiđến giờ lên Giêrusalem lần cuối , Đức Giêsu “trân mặt” … lên đường …(9,51) …vì ý thức được điều gì đang đợi chờ Ngài ở đó .
Tuy nhiên Đức Giêsu không đến với Thánh Giá như một….con người máy , một con người khắc kỷ bị từ khước hay một con vật bị lùa đi . Ngài đi tới không ngại ngần và cũng chẳng hãi sợ …đồng thời –trên con đường đi của mình – Ngài lặng lẽ công bố -lúc này hay lúc khác – cuộc Thương Khó mình sẽ chịu … rồi tiếp tục sống cách rất bình yên giây phút hiện tại của mình . Cho đến cuối đời lúc nào cũng rạng rỡ nới Đức Giêsu niềm an bình tuyệt diệu : không gì dễ chịu cho bằng sự phó thác hoàn toàn của người con trong vòng tay Cha mình .(Lc 24 , 46)
Hoà giải bằng Thánh Giá Chúa Kitô.
Ngày nay người ta không muốn dừng lại trước Thánh Giá chút nào cả …hay , nếu có dừng lại, thì cũng rất ngắn ngủi … rồi người ta vội vội vàng vàng để đi đến với biến cố Phục Sinh … cho rằng điểm cuối cùng mới là quan trọng …Thế nhưng không phải là không có lý do khi cả bốn tác giả Tin Mừng – vốn là những con người bình dị – lại dành quá nhiều thời gian cho những chi tiết trong tường thuật của mình về cuộc Thương Khó như thế . Không phải chỉ vì vô tình mà thánh Phaolô cho chúng ta biết là Đức Kytô đã hoà giải tất cả bằng cách “ mang lại bình an nhờ máu Ngài đổ ra trên Thánh Giá”(Col 1, 20) … đồng thời ông cũng dám công bố là ông đã quyết định để “ không còn muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kytô , mà là Đức Giêsu Kytô chịu đóng đinh vào Thánh Giá” ( 1 Co 2,2) … để rồi ông cho thấy rõ cái “quá ư bất lợi” của lời rao giảng vốn là “ điều ô nhục đối với người Do Thái , sự điên rồ đối với dân ngoại.” ấy (1Co 1, 23) .Chính với Thánh Giá – lưỡi giáo của sứ điệp ông rao giảng – mà Phaolô không ngừng đấu khẩu với tất cả những ai tìm cách để “cất bỏ” nó đi hoặc làm cho nó trở nên dễ chịu hơn .
Thánh Giá là nơi vừa giúp chúng ta ý thức được về chiều sâu của tình trạng sa ngã nơi chúng ta , vừa giúp chúng ta nhìn ra sự cao cả của tình yêu mang đến ơn cứu độ cho chúng ta , vì chính tình yêu đã treo Đức Kytô lên Thánh Giá … chứ không phải là những mũi đinh nhọn đâu . Thánh Giá là cuốn sách vĩ đại trong đó nhân loại đọc thấy toàn bộ lịch sử của mình – lịch sử mà chỉ khi nào con người đọc ở bề trái của nó mới có thể hiểu được . Người ta phải bắt đầu từ thời cuối cùng ngược lên cho đến giai đoạn khởi đầu : bởi vì Đức Kytô – Adam mới – mới thực sự là Adam đầu tiên : Đấng Cứu Thế có trước kẻ tội phạm và sự tha thứ đi trước tội lỗi …Cuối cùng và một cách rất ư nghịch thường … đó là tội lỗi thực ra chỉ là dịp để mang lại cho Thiên Chúa niềm vui vì có được “điều kiện” để tha thứ cho chúng ta , và Thiên Chúa chỉ có thể hé mở cho chúng ta nhìn thấy khuôn mặt Người khi Người bày tỏ lòng thương xót của Người cho chúng ta . Đó cũng là lý do cho chúng ta thấy tại sao – trong kinh Tin Kính – chúng ta được kêu gọi không phải là để tin chuyện tội lỗi nhưng là để tin vào lòng dung thứ , tin vào ơn tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta .
Hãy nhìn vào Tông Đồ Phêrô – con người “sa ngã” tới ba lần ở vào cái giây phút quan trọng nhất – ông cũng là con người mà Đấng Phục Sinh đã khơi gợi để ông tuyên xưng tới ba lần tình yêu của mình với Thầy : ông là hình ảnh tiên báo cho cái dân tộc mới này bao gồm những con người vốn rất ư nhu nhược … nhưng lại trở thành – theo kiểu nói của Phaolô – những sứ giả của sự hòa giải (2 Co 5 , 18-20) – một sự hoà giải không ngang tầm với chuyện những thứ loại hầu bao và thậm chí cũng không ngang tầm với chuyện thánh lớn thánh nhỏ … mà là ơn tha thứ hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa Hằng Sống .
Cái cảnh quang sầu thảm của trần thế hôm nay hoàn toàn không thể làm cho chúng ta thất vọng …Bởi vì – ẩn mình sau cái bề rộng và bề dày của sự dữ – tôi luôn luôn nhận được ở khắp nơi hàng ngàn ngàn những bông hoa nhỏ xíu của niềm hy vọng thấm đẫm nước mắt của những nạn nhân và máu của các tử đạo.
Ba nụ hôn trong cuộc Thương Khó
Trong thảm kịch của cuộc Thương Khó – nơi mà tất cả được ghi dấu bởi bạo lực và hận thù , nơi mà như Bossuet nói : “tất cả đều biến thành thánh giá” – có ba nụ hôn … để chúng ta suy gẫm …
Nụ hôn thứ nhất là của con người đã hôn Chúa Giêsu trong ngôi nhà người ta mời Chúa đến . Không quan trọng gì chuyện người phụ nữ của lần xức dầu thơm mang dấu ấn của giờ an táng ấy có phải là Maria Magdala hay là Maria của Bêtania hay không (Mt 26 , 6 – 13) , cũng chẳng có gì là quan trọng việc chị ta có phải là “người phụ nữ tội lỗi” của lần xức dầu đầu tiên như dấu chỉ của sự thống hối hay không (Lc 7,36-50) . Điều quan trọng là nhìn thấy Chúa Giêsu đón tiếp một phụ nữ khiêm tốn và nhẹ nhàng biết bao khi chị ta “ lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người , lấy tóc mình mà lau ,rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên”
Nụ hôn thứ hai là một nụ hôn xúc phạm . Đó là nụ hôn của kẻ phản bội , của Yuđa – kẻ đã chọn cái hành vi thanh lịch nhất của tình bạn hữu để làm dấu chỉ tồi tệ nhất cho sự phản trắc : “Tôi hôn ai thì chính là người đó . Các anh bắt lấy !” (Mt 26, 48-50) .Đứng trước cái cử chỉ của người môn đệ trơ trẽn và dày mặt … tiến đến ôm hôn mình …Chúa Giêsu đã đáp lại bằng một thái độ cảm thán nặng sầu tủi và hoàn toàn phó thác cho ý muốn của Chúa Cha : “Bạn Ta , con hãy làm như mình muốn !”
Nụ hôn thứ ba chính là nụ hôn của Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá . Tin Mừng không nói gì đến nụ hôn này … nhưng chắc chắn là có nụ hôn này … Chúng ta dễ dàng để có thể tưởng tượng ra rằng : khi đón nhận cái xác bất động của con mình trên gối mình , Đức Maria đã trùm phủ những nụ hôn trên mặt con . Tất cả các bà mẹ – trong hoàn cảnh đớn đau ấy – đều không làm gì khác hơn … Và nụ hôn cuối cùng của Đức Maria trở thành dấu chỉ xúc động của sự gắn kết trọn vẹn của Ngài vào hiến tế của Đức Kytô Cứu Thế .
Một người kytô hữu mà không hiểu được nụ hôn của “Mađalêna” , không cảm thấy bất xứng cái nụ hôn của Yuđa , và không động lòng với nụ hôn của Đức Mẹ … thì – nơi con người đó – chẳng còn gì là con người nữa … và anh ta cũng chẳng còn gì để mà đợi trông nơi cuộc Thương Khó của Đức Giêsu nữa ! Con người đó trở thành thành phần của đàn chiên mà – theo ngôn ngữ của Claudel – nó “ ngủ và rống … trong giấc ngủ sâu như loài thú .”
“Xuống ngục tổ tông”
Chúng ta hầu như không quan tâm gì đến tín điều này trong Kinh Tin Kính hiện vẫn rộn rã vang lên một cách lạ hoắc trong cái không gian văn hoá vốn là của chúng ta lúc này đây . Thế nhưng … nếu tín điều này là thành phần của nội dung cốt yếu của đức tin chúng ta … thì chúng ta phải tự hỏi chính mình xem : việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông có ý nghĩa gì đối với chúng ta ?
Vào giây phút sinh thì , Chúa Giêsu đã “xuống ngục tổ tông ”. Không quan trọng gì những tư tưởng mang tính vũ trụ học loay hoay trong cái hình ảnh này … nhưng chúng ta phải biết rằng cái kiểu nói Kinh Thánh về “ngục tổ tông” nhằm trình bày nơi chốn mà mọi người qua đời an nghỉ … dù họ là những con người công chính hay là những kẻ vô đạo … Khi đến với họ , Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng Ngài gắn bó biết bao với thân phận của con người : một sự gắn bó vượt trên cả hành vị của sự chết để được chia sẻ một tình trạng với tất cả những gì làm nên sự nhập định nhiệm mầu . Với “ thời gian an nghỉ giữa kẻ chết “ này , Chúa Giêsu cũng cho thấy được tất cả những hậu quả của tội lỗi . Chúng ta đạt tới đỉnh điểm của lý luận về mầu nhiệm Nhập Thể … bởi vì tất cả là hoa trái thuần tuý của một tình yêu nhưng không .
Đồng thời cũng phải nhận ra rằng việc Đức Kytô đi xuống này cũng đã là một sự tôn vinh chiến thắng của Ngài trên sự chết . Điều đã làm các kytô hữu tiên khởi mê say đó là cuộc phiêu lưu kỳ thú của Chúa Giêsu xuống “ngục tổ tông” , nơi con người gần như bị giam cầm và cuộc giải phóng Ngài thực hiện . Thời gian “ở giữa những kẻ chết” này của Ngài – vì thế – cũng là một cách linh động hoá chiến thắng của Chúa Giêsu trên Satan , kẻ vốn muốn cầm giữ những người chết . Từ đấy – nhờ Đức Kytô – “ngục tổ tông” hoàn toàn khác với hỏa ngục … bởi vì chỉ thực sự có cái chết – “cái chết thứ hai” mà Khải Huyền nói tới – đối với những ai chối từ ơn cứu chuộc .
Phụng Vụ Syrie tung hô : “Như một vận động viên phóng xuống nước , Ngài nhào vào “ngục tổ tông” để tìm lại hình ảnh của Ngài chìm ngập trong đó” ; và – hỡi Adam mới – này đây là công cuộc trở lại địa đàng mà con người đã bị đuổi ra khỏi trước đây . Người ta không thể tách rời hai mặt của một thực tại duy nhất : xuống và lên (Rm 10 , 3-8 ; Ep 4,7-10) , hạ mình và vinh thăng (Ph 2, 6-11) . Phải đi đến chỗ khẳng định rằng việc Vinh Thăng của Đức Kytô trùng hợp với sự kiện Ngài sống lại : ngay từ khi phục sinh , Chúa Giêsu đã được Chúa Cha vinh thăng và Ngài đã “ở bên hữu Chúa Cha “ rồi . Nhìn từ phía Thiên Chúa thì sáng Phục Sinh cũng đã là sự kiện Lên Trời rồi .
Lịch sử hôm nay của chúng ta đang ở trong hành trình đi xuống của Đức Kytô vào âm phủ . Chúng ta thường ở trong âm phủ với thời gian dài hơn “một mùa” … nhưng chúng ta biết rằng chúng ta đụng chạm hành trình đi xuống này khởi sự từ chính cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu trong niềm chắc chắn về một hành trình đi lên nhằm giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi .
“Và Ngài lên trời”.
Tất cả đều nằm trong mầu nhiệm Phục Sinh - từ biến cố Sống lại cho đến sự kiện Lên Trời - dù vẫn dàn trải theo trình tự của thời gian … Tất cả y như những hình ảnh chất chồng lên nhau để rồi sáng tỏ dần dần … đến độ thánh sử Luca cô đọng thời gian bốn mươi ngày ấy trong chỉ một ngày : ngày Lễ Phục Sinh (24,50-51). Quả thực là ngay từ khi ra khỏi mộ , Đức Kytô đã được vinh thăng “bên hữu Chúa Cha” rồi : Sống Lại và Vinh Thăng là hai sự kiện không thể tách biệt nhau . Hơn nữa – với thánh Gioan – thì ân sủng của Thánh Thần vốn dồi dào trong cuộc vinh thăng đưa vào vinh quang đã có hiệu lực ngay chiều Phục Sinh ( 20 , 17 – 22 ) . Thật là tội nghiệp cho cái cách tính thời gian nghèo nàn trong các thứ niên lịch này nọ của con người ! Với Thiên Chúa : không có vấn đề thời gian .
Nhưng không gian “trời” mà Đức Giêsu vinh thăng …ấy là như thế nào ? Chắc chắn không là không gian “trời” của các nhà thiên văn hay các phi hành gia và dĩ nhiên cũng không là cái không gian “trời” của môn khí tượng học vốn chiếm khá nhiều chỗ trong các phương tiện truyền thông hôm nay . Việc tạo dựng thì không giống như một cái thùng khổng lồ và mong manh chứa đựng những thứ hạng “ở trên” hay “ ở dưới” . Thật là tội nghiệp cái môn vũ trụ luận của con người ! Với Thiên Chúa , không gian không hiện hữu .
Xin các bạn đừng loay hoay với những bức tranh về không gian “ trời” ấy làm gì … dù chúng rất hữu ích cho việc giúp chúng ta có thể suy nghĩ đôi chút về điều không thể suy tưởng được … Bởi vì “trời” : đó chính là Thiên Chúa . Đức Kytô chính là tình yêu trông thấy của Thiên Chúa vô hình (Gio 14 , 8 – 9 ) . Một dấu chỉ thì có thể định chỗ định vị được … nhưng tình yêu thì không . Những con người có tinh thần mạnh mẽ sẽ mỉm cười đứng trước cái quang cảnh Lên Trời hơi có vẻ kịch bản ấy … nhưng hình ảnh nhìn thấy đó không khuyến khích chúng ta tiếp tục tưởng tượng nữa : “Hỡi những người Galilê , sao còn đứng mãi đó mà nhìn trời làm gì ?” (Tđcv 1 , 11).
“Lạy Cha chúng con ở trên trời … xin hãy ở trên đó luôn đi !” : Prévert đã mai mỉa như thế đó . Ong ta không hiểu rằng khi tự đặt vấn đề về “trời” … thì không phải là buông mình vào trong một giấc mơ ngây ngô nhưng là đào sâu trái đất này để biết cho tường cho tận sự hiện diện ẩn tiềm : đó là Thiên Chúa ở trong chúng ta . Đó là tìm cho ra “trời” ngay trên mặt đất này , “dưới đất cũng như trên trời” . Con người đã ở trên trời rồi … ngay từ khi nối kết với Thiên Chúa . Khi lên trời , Đức Kytô không rời xa chúng ta … ngược lại Ngài còn hiện diện rõ ràng hơn nơi chúng ta nhờ Thánh Thần mà Ngài gửi đến cho chúng ta . Qua đó , Ngài thực hiện chương trình đầy yêu thương của Thiên Chúa : đó là “qui tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kytô” (Ep 1 , 10 )
Vậy thì “trời” là gì ? Là tất cả mọi người… cùng với chúng ta : toàn thể tạo dựng – cuối cùng – được giao hoà …“Trời” là gì ? Là trọn vẹn Thiên Chúa … nơi tất cả chúng ta .
“Đụng sờ để Tin ?
Chúng ta ở trong thế giới của những con người “ muốn luôn luôn được đụng và sờ” : để có thể đảm bảo về một thực tế , nhất định là phải đụng tới được , phải sờ vào được hay ít ra thì cũng có thể có được một dấu chứng loằng ngoằng nào đó từ một cái “máy sự thật” !!! Trong bối cảnh một nền văn hoá như thế … thì TIN vào cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Kytô – đối với ngững người vô tín – là như một thứ ảo tưởng ! Dù thế thì Giáo Hội không ngừng thân thưa với Chúa của mình : “Rabbouni” – “lạy Thầy” – như Maria Magđala trong buổi sớm Chúa Sống Lại (Gio 20 , 16). Mỗi người trong chúng ta sống niềm tin phục sinh ấy , sống mầu nhiệm trông thấy của Vị Thiên Chúa hằng sống .
Chúng ta cũng thường hành động như Tông Đồ Thomas – con người thực dụng vốn chỉ hài lòng với chủ thuyết thực tế của mình . Ở buổi mai của biến cố Phục Sinh , sự chắc chắn duy nhất nơi Thomas - một sự chắc chắn đau đớn : đó là Thánh Giá ! Còn lại chẳng qua là những chuyện dông dài của đám “phụ nữ thánh thiện” thế thôi ! Đức Kytô đã có thể bỏ mặc cho cái con người lỗi hẹn với anh em mình ấy chai cứng trong “tình trạng vô tín” của mình vì anh ta đã vắng mặt trong lần hiện ra đầu tiên của Ngài với các Tông Đồ …Thế nhưng Ngài đã không làm như vậy … ngược lại tám ngày sau , rất rạch ròi với Thomas , Ngài lập lại cùng một cảnh tượng như trước … và đáp ứng ngay với những đời hỏi của người môn đệ mình , Ngài đưa ra cho ông những bàn tay còn in dấu lỗ đinh và chỉ cho ông cạnh sườn bị đâm thâu : “Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”(Gio 20 , 27) . Và Thomas , nhảy từ đỉnh này qua đỉnh khác , đã làm một cuộc tuyên xưng đức tin kích phát nhất mà Tin Mừng ghi lại :”Lạy Chúa , lạy Thiên Chúa của con”. Không một ai khác có thể nhận diện rõ ràng được như thế về Đấng Bị Treo vốn là Thiên Chúa .
Tóm lại , cái nền văn hoá độc tôn khoa học – mặc dù có những kiêu hãnh hay “bị cận thị” đấy – nhưng có thể cũng có lý : phải đụng tới được thì mới tin ! Thế nhưng với Chúa Giêsu … thì những chứng nhân của Ngài không cần phải như vậy . Phải “đụng” tới được những con người nam cũng như nữ trong hôm nay luôn sống là môn đệ của Đấng Sống Lại . Đáp lại lời của Đức Kytô : “ Phúc cho những ai không thấy mà tin” là câu trả lời của thánh Gioan : “Điều mà chúng tôi đã thấy tận mắt , điều tay chúng tôi đã chạm tới được : đó là Lời sự sống” (1 Gio 1 , 1-4) . Giáo Hội được cấu tạo bởi một dây chuyền khổng lồ những con người làm chứng luôn gửi đi – từ thế hệ này đến thế hệ khác – một kinh nghiệm cá nhân thật hơn một khảo nghiệm khóa học nhiều .
Nếu bản thân chúng ta tin … thì chính là vì chúng ta đã thấy và đã đụng tới được những con người tin – những kytô hữu – và chúng ta vẫn còn gặp họ mỗi ngày để nâng đỡ đức tin mong manh của chúng ta . Thế còn những người khác thì sao ? Họ có nhìn thấy nơi chúng ta những chứng nhân chân thực như thế không ? Rất rất nhiều người – để có thể tin – vẫn đợi chờ để nhìn thấy chúng ta , để đụng tới chúng ta như nhìn thấy và đụng tới Đấng Sống Lại .
Sự mới mẻ của Phục Sinh
Lại Phục Sinh . Về phía Chúa Giêsu Kytô … thì luôn luôn là như thế :Đức Kytô đã sống lại , Ngài không chết nữa . Thế nhưng về phía chúng ta … thì không phải lúc nào cũng như thế … vì nhân loại sống trong một khu nghĩa trang vĩ đại … và có vẻ như người ta lết lê hết ngôi mộ này đến ngôi mộ khác giữa những ánh chớp rực sáng của biến cố sống lại . Thường nằm nhiều hơn là đứng … nhưng không bao giờ thất vọng , chúng ta luôn sẵn sàng để cùng sống lại với Đức Kytô .
Phục Sinh : đó là một buổi sáng mới . Bắt đầu từ bình minh hôm ấy , giòng lịch sử - vốn đã trải dài từ lâu – bỗng đổi chiều mãi mãi : nó đã có một chiều hướng dứt khoát cho mình . Như thời của buổi đầu Sáng Thế , đấy là một khởi sự thanh tân . Một tạo dựng mới hình thành cùng với Đấng Bị Treo hằng sống . “ Đây là ngày Thiên Chúa tạo thành” : Phụng Vụ Phục Sinh vang ca như thế . Kytô hữu là người lữ hành dưới Anh Mặt Trời bừng sáng ; họ là người thợ của một Ngày không tận .
Phục Sinh : đó là những con người mới .Cử hành biến cố Phục Sinh ( hay đúng hơn là cử hành những lần “sống lại” của chính mình) : đó là cùng với Đức Kytô vượt qua cái chết để vào sự sống . “Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới” (1 Co 5,7) . Điều mà thánh Phaolô nói với những người kytô hữu tiên khởi thì cũng là lời nhắn nhủ dành cho mỗi người trong chúng ta .
Phục Sinh : đó là một thế giới mới . “Sao lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ?” (Lc 24 , 5) . Dĩ nhiên là cái chết vẫn không cất đi cái mặt nạ thê thảm của nó … thế nhưng giữa lòng thế giới đã có một lỗ hổng được mở và những năng lực của sự Sống Lại bung tỏa : một tương lai dành cho chúng ta nếu chúng ta đón nhận . Không còn gì là u tối , không còn gì là định mệnh , sự bất khả trở thành điều có thể …
Ngôi mộ của Đức Kytô – vốn đã trở thành chiếc nôi cho Giáo Hội – ngôi mộ ấy không cần phải bảo vệ và cũng chẳng cần phải chiếm lại làm gì : nó đã trống ! Đức Kytô hằng sống đến Galilê trước chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống . Sự mới mẻ của Phục Sinh phải bừng sáng mọi nơi . Chúng ta có sẵn sàng để trở thành những chứng nhân cho đến “ tận cùng trái đất” , nghĩa là xa , rất xa … cho mãi đến tận sâu thẳm của mỗi chúng ta không ?